SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác kiến thức từ atlat địa lý Việt Nam để làm các bài tập trắc nghiệm môn Địa Lí

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác kiến thức từ atlat địa lý Việt Nam để làm các bài tập trắc nghiệm môn Địa Lí

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông và một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh. Ph¬ương pháp đổi mới phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh hay nói khác đi là dạy học theo hướng cá thể hóa phù hợp với đặc tr¬ưng môn học, đặc điểm, đối t¬ượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi d¬ưỡng cho học sinh ph¬ương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là phương tiện dạy và học rất cần thiết, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa lý, chính kiến thức trong đó giúp các bạn lấy được 50% điểm trong bài thi.

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em còn kém. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp. Chính vì vậy, tôi có sáng kiến kinh nghiệm: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ LÀM CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ”.

 

doc 21 trang thuychi01 11472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác kiến thức từ atlat địa lý Việt Nam để làm các bài tập trắc nghiệm môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TPHT TỐNG DUY TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ LÀM CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2018
VĨNH HÙNG, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
TÊN MỤC LỤC
TRANG
1
Mở đầu
1.1
Lý do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5
Những đặc điểm mới của SKKN
2
2
Nội dung SKKN
2.1
Cơ sở lý luận. 
2
2.1.1
Bố cục của Atlat địa lí Việt Nam
2
2.1.2
Vai trò của Atlat địa lí Việt Nam
3
2.1.3
Thực trạng dạy học Atlat địa lí Việt Nam lớp 12
4
2.2
Thực trạng hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí Việt Nam lớp 12
5
2.2.1
Các bước sử dụng Atlat địa lí Việt Nam 
5
2.2.2
Hướng dẫn sử dụng một số mẫu Atlat địa lí Việt Nam 
6
2.3
Ví dụ mẫu một số bài học địa lí lớp 12
12
2.4
Kết quả đạt được của đề tài
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3
Kết luận, kiến nghị
15
3.1
Kết luận.
15
3.2
Kiến nghị.
16
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do lựa chọn đề tài.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông và một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh. Phương pháp đổi mới phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh hay nói khác đi là dạy học theo hướng cá thể hóa phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là phương tiện dạy và học rất cần thiết, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa lý, chính kiến thức trong đó giúp các bạn lấy được 50% điểm trong bài thi.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em  còn kém. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp. Chính vì vậy, tôi có sáng kiến kinh nghiệm: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM ĐỂ LÀM CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
+ Mục đích chung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lý cho học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời giúp các em có được phương pháp làm việc với Atlat một cách tích cực nhất trong quá trình học tập.
+ Mục đích cụ thể: 
Qua đề tài giúp học sinh:
- Nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat. 
- Nắm được các ký hiệu trong chú giải của bản đồ. 
- Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết, nhanh. 
- Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa hay tài liệu vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Atlat. 
- Biết tìm ra mối liên hệ giữa các trang Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất. 
- Phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu trang Atlat. 
- Rút ra được các nhận xét chung,
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Átlat địa lý Việt Nam
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
1.5. Những đặc điểm mới của SKKN.
- Hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng hiệu quả Atlat
- Vận dụng Atlat để làm bài tập trắc nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Bố cục của Atlat địa lí Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt Nam 
Bản đồ hình thể 
Bản đồ địa chất khoáng sản 
Bản đồ khí hậu 
BĐ Các cùng kinh tế
Bản đồ nhóm và các loại đất chính
Bản đồ thực vật và động vật
Bản đồ các miền tự nhiên
Bản đồ dân số
Bản đồ dân tộc
Bản đồ kinh tế chung
Bản đồ nông nghiệp chung
Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản
Bản đồ công nghiệp chung
Bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm 
BĐ giao thông
BĐ Thương mại 
Bản đồ hệ thống song 
2.1.2. Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam
* Đối với giáo viên
	- Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu và giảng dạy địa lí. Cụ thể là Atlat giúp GV trong các khâu của quá trình dạy học như khâu chuẩn bị bài, giảng bài, kiểm tra, củng cố, hướng dẫn HS làm bài tập, học bài và chuẩn bị bài mới được thuận lợi hơn.
	- Atlat Địa lí Việt Nam có chức năng minh họa và chức năng nguồn tri thức sẽ giúp GV trong việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
+ Đối với chức năng minh họa, Atlat có đầy đủ các kênh hình như bản đồ, biểu đồ, lát cắt, tháp tuổi sẽ minh họa cho bài giảng của GV hoặc giảng giải cho nội dung bài học.
+ Đối với chức năng nguồn tri thức, Atlat chứa đựng tri thức địa lí nên để có thể sử dụng hiệu quả thì bắt buộc GV phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Cụ thể, GV phải sử dụng các phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm để có thể kích thích được hứng thú học tập cũng như giúp các em tự lĩnh hội tri thức địa lí thông qua việc sử dụng Atlat. Phương pháp thông dụng là GV soạn thảo những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ gắn với Atlat để hướng dẫn HS khai thác có thể theo cá nhân, nhóm hoặc lớp. Như vậy GV sử dụng Atlat như một cơ sở để HS tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV.
	Khi sử dụng Atlat GV viên nên sử dụng cả hai chức năng trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
* Đối với học sinh.
	- Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với các em trong việc học tập môn Địa lí.
	- Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tiếp thu, nắm kiến thức một cách cụ thể giúp cho việc thực hành, làm bài tập dễ dàng và thuận lợi.
	 - Atlat Địa lí Việt Nam tạo cho HS tính tháo vát, tinh thần trách nhiệm cao, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, còn giáo dục cho HS ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường .
	- Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tự học ở nhà và làm bài tập. Việc hoàn thành bài tập ở nhà đòi hỏi sự nổ lực lớn của HS trong học tập, đồng thời những kĩ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao sẽ có tác dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của HS.
	- Atlat giúp HS ôn tập thường xuyên, liên hệ kiến thức và từ mối liên hệ này khái quát một cách có hệ thống các tài liệu học tập, hoàn thiện được kiến thức của mình. 
	- Đối với HS lớp 12 Atlat là tài liệu duy nhất được sử dụng trong thi tốt nghiệp THPT nên nếu biết cách sử dụng thì bài thi sẽ được điểm cao.
2.1.3 Thực trạng dạy học Atatlat lớp 12.
 	Qua quá trình tìm hiểu có thể rút ra một số kết luận về việc sử dụng phương pháp bản đồ trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 như sau :
Thực trạng về phương pháp dạy học Atlat của giáo viên
	So với các bài học khác, thì bài học thuộc chương trình địa phương ở  sách giáo khoa cũng như sách giáo viên, khâu biên soạn có phần sơ sài, đơn giản hơn, chủ yếu  đặt ra những tiêu điểm, vấn đề, câu hỏi cần trả lời, điền thế mà thôi. 
	- Qua thực tế thực hiện nhiều năm nay, chương trình địa phương ở bậc học THCS gặp không ít khó khăn, thách thức, hiệu quả  đem lại còn rất hạn chế. 
- Kiến thức về văn học,lịch sử, địa lí của từng địa phương, tỉnh, thành nằm rất tản mạn, ở mỗi tài liệu, mỗi bài báo... trên báo, tạp chí địa phương, trung ương, chỉ đụng tới một vài khía cạnh nhỏ, muốn đầy đủ phải có thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc để sưu tầm, tổng hợp, lựa chọn... 
	- Đa số GV đều nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp bản đồ trong dạy học địa lí địa phương lớp. Song, mức độ sử dụng phương pháp đang còn thấp. Vì vậy dẫn đến việc sử dụng phương pháp bản đồ và cách thức tổ chức dạy học chưa phát huy tính tích cực học tập của HS, chưa khai thác hết khả năng của phương pháp bản đồ.
	- GV vận dụng khá tốt phương pháp dạy học địa lí. Đã ý thức được sử cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi lối truyền thụ kiến thức dưới dạng chuẩn bị sẵn. Cách dạy vẫn mạng kiểu truyền thống, đặc biệt là ở các trường nông thôn, làm cho HS chưa phát huy được vai trò chủ động của mình trong giờ học.
Thực trạng học tập của học sinh
- Học sinh chưa chú tâm vào học tập về đị phương mình, các em cho rầng đã hiểu hết những đặc điểm cũng như thực trạng địa phương minh rồi nên không cần tìm hiểu nữa.
- Một số học sinh xem môn địa lí là môn phụ nên không đầu tư thời gian để học tập, nghiên cứu.
Nguyên nhân chủ yếu :
	- Do cơ sở vật chất của nhà trường : phòng học và các phương tiện dạy học hỗ trợ kênh hình chưa đây đủ.
	- Nhiều HS còn chưa có ý thức và ham muốn học tập bộ môn, đặc biệt là ở các trường nông thôn. Thực trạng này cho thấy cần phải chấn chỉnh lại hoạt động dạy học sử dụng kênh hình nói chung và mô hình nói riêng trong dạy học địa lí.
	- Thời gian đầu tư cho việc thành lập bản đồ và chuẩn bi bài trước khi lên lớp còn hạn chế, rất ít GV chú ý đến việc lựa trọn phương pháp bản đồ để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình.
 	- Mặt khác môn địa lí ở các trường phổ thông nói chung bị xem là môn phụ, thời gian cho tiết học mỗi tuần lại rất ít. Chính vì vậy mà HS không chú ý đầu tư cho môn học.
	- Khi xây dựng chương trình, cấp quản lí giáo dục của ngành, nhất là cấp sở giáo dục  chưa có sự chuẩn bị  tốt về điều kiện,cơ sở vật chất, kinh phí cho nó. 
2.2. Thực trạng hướng dẫn sử dụng atlat địa lí Việt Nam để làm bài tập trắc nghiệm.
2.2.1. Các bước sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.
Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, người học nên theo trình tự sau:
- Tìm hiểu cấu trúc  Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
- Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt.
- Tùy theo yêu cầu của từng bài học thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
Các câu hỏi sử dụng Atlat thường có các dạng “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học”. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. MCM, giải thích vì sao có sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp giữa hai trung tâm đó.
Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam hiệu quả:
a. Xác định nội dung yêu cầu trong atlat.
Nắm rõ các mục lục trong atlat, để tìm đúng và nhanh nội dung kiến thức cần tìm hiểu xem ở trang nào trong atlat, tránh tình trạng tốn thời gian trong việc tìm kiếm kiến thức và thậm chí khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với yêu cầu.
*/ Ví dụ: “Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu” ( Đề TN THPT năm 2011 – Câu III – 1 –a)
Với yêu cầu trên dựa vào mục lục thì ta có thể dựa vào atlat ở mục Công nghiệp chung (trang 21 – atlat) hoặc Vùng Đông Nam Bộ (trang 29 – atlat NXB GDVN)  để khai thác.
b. Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic.
Cũng với yêu cầu trên nhưng để nắm rõ các ngành của mỗi trung tâm thì ta cần đọc chú giải (trang 3 – Kí Hiệu Chung) để biết  được các kí hiệu ở mỗi trung tâm thể hiện cái gì và rút ra được kiến thức theo yêu cầu. Trong atlat cũng thể hiện một lượng kiến thức tổng quát khá lớn giúp giảm tải rất nhiều kiến thức trong SGK cần ghi nhớ. Vì vậy, cần nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu: Phần kinh tế chung (atlat trang 17-  thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007). Phần trên tương ứng với mục 1 – Bài 20 “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ”, trang 82 SGK. nên không cần học thuộc số liệu trong SGK...
Lưu ý: Các kỳ tuyển sinh bao giờ cũng có câu “dựa vào atlat và kiến thức đã học hãy....” nên việc nắm vững phương pháp khai thác atlat là hết sức quan trọng.
c. Atlat thể hiện các dạng biểu đồ.
Các dạng biểu đồ đều được thể hiện trong atlat. Vì vậy, đây là một kênh thông tin không thể thiếu được đối với thí sinh. Bởi lẽ, bài tập kĩ năng vẽ biểu đồ là một câu bắt buộc trong các kỳ tuyển sinh và chiếm 2 điểm, nhưng nhiều thí sinh còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, thập chí vẽ sai so với yêu cầu. Vì vậy, cần dựa vào các dạng biểu đồ trong atlat so với yêu cầu đề bài để vẽ chính xác.
Lưu ý: Dạng biểu đồ cần vẽ ở câu kĩ năng đề cho sẵn: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ (hình tròn, vẽ biểu đồ miền... ) thể hiện.... Với vai trò to lớn của mình nên việc trang bị kĩ năng khai thác và sử dụng atlat trong học tập địa lí là một điều tất yếu của môn học giúp đạt điểm cao.
2.2.2. Hướng dẫn sử dụng 1 số mẫu Atlat địa lí Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 2 – Atlát địa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
 - Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 64 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời
 - Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia
 - Diện tích biển: > 1 triệu km2
 - Diện tích đất liền
 - Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông.
+ Nội dung phụ:
 - Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam á
 - Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố
+ Phương pháp sử dụng:
 - Đọc tên bản đồ
 - Xác định ranh giới:
                           ?Địa giới
                           ?Màu sắc
                           ?Tên tỉnh
                           ?Tỉnh lỵ (trung tâm)
                           ?Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó
 - Tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách: bảng diện tích, dân số các tỉnh
 - Trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế giới? Toạ độ địa lý?
+ Nhận xét màu sắc của bản đồ
+ Các tỉnh giáp biển
+ Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại
Bản đồ hình thể Việt Nam.
+ Tên bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam trang 4 – Atlát địa lý Việt Nam
                       Bản đồ hình thể Việt Nam trang 4,5 Atlát tỷ lệ 1:6.000.000
+ Nội dung chính
 - Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam
 - Phạm vi cả nước, biển, đảo
+ Nội dung phụ
 - Thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta
+ Phương pháp sử dụng:
Cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý:
 - Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết
 - Thể hiện địa hình đồng bằng; vùng đồi núi bằng các màu sắc
 - Vùng đồng bằng: - Các đồng bằng lớn
 - Nhận xét các đồng bằng
 - Vùng núi: - Các dãy núi lớn
- Hướng các dãy núi
- Các sơn nguyên, cao nguyên
- Đặc điểm hình thái biển Đông ? ý nghĩa kinh tế
- Nhận xét 4 cảnh quan tiêu biểu ở nước ta
- Vùng núi cao: Phanxipăng
- Cao nguyên: Mộc Châu
- Đồng bằng: Nam Bộ
- Biển: Vịnh Hạ Long
- Cho xây dựng lát cắt địa hình ở một số khu vực
Bản đồ khí hậu.
+ Tên bản đồ : Bản đồ khí hậu trang 7 Atlát địa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
- Thể hiện khí hậu chung Việt Nam
+ Nội dung phụ:
- Các bản đồ phụ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các tháng trong năm
+ Phương pháp sử dụng: 
- Đọc các miền khí hậu nước ta về:
            + Nhiệt độ
            + Lượng mưa
            + Hướng gió
            + Mối quan hệ giữa chúng
- Phân tích từng yếu tố khí tượng:
            + Có sự phân hoá: Theo mùa, Theo vĩ độ, Theo độ cao
Bản đồ dân số Việt Nam.
- Tên bản đồ : Bản đồ dân số Việt Nam
*Nội dung chính:
- Thể hiện đặc điểm dân số Việt Nam
*Nội dung phụ:
- Số dân Việt nam qua các thời kì
- Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
- Các điểm dân cư đô thị năm 2003
- Cơ cấu dân số hoạt động theo các nghành kinh tế năm 2000
*Phương pháp sử dụng :
- Đọc tên bản đồ và bản chú giải
- Quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhận xét màu sắc mật độ giữa các khu vực trong cả nước?
- Nhận xét mật độ dân số giữa các vùng
- So sánh mật độ dân số giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi, vùng ven biển
- Từ đó rút ra qui luật phân bố dân cư nước ta
+ Nhận xét số dân nước ta qua các thời kì dựa theo biểu đồ thể hiện số dân Việt Nam từ năm 1921 đến năm 2003?
+ So sánh 2 tháp dân số năm 1989 và năm 1999 với các nội dung:
- Hình dạng tháp tuổi nói lên điều gì
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính
- Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi
- Xu hướng phát triển dân số trong tương lai
- Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn, biện pháp giải quyết
+ Phân tích biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành năm 2000-Từ đó rút ra xu hướng chuyển dịch dân số theo ngành
- Tổng kết đặc điểm dân số Việt Nam
Bản đồ nông nghiệp chung
+ Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp chung trang 13 Atlát địa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
- Thể hiện vùng nông nghiệp chung nước ta
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam
+ Nội dung phụ:
- Hệ thống sông, điểm dân cư
- Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Một số hình ảnh minh ohạ các cây trồng nông nghiệp quan trọng
- Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa
+ Phương pháp sử dụng:
- Nhận xét sự phân bố, diện tích các loại đất nông nghiệp chính ở Việt Nam
- Sự phân bố các loại cây, con chủ yếu ở nước ta.
Bản đồ công nghiệp chung.
+ Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp chung trang 16 Atlát địa lý
+ Nội dung chính:
- Thể hiện các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiẹpp phân theo giá trị sản xuất công nghiệp
- Các ngành công nghiệp cơ bản của các trung tâm công nghiệp
+ Nội dung phụ
- Thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
- Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
- Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp
- Hình ảnh khai thác than ở Quảng Ninh và bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa. Sự phân bố các ngành công nghiệp chủ chốt ở nước ta
+ Phương pháp thể hiện
- Phương pháp thể hiện thể hiện các trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp, ngành công nghiệp đặt đúng vị trí, đúng đối tượng
+ Phương pháp sử dụng
Giáo viên cho học sinh đọc bản đồ và gợi ý:
- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp nước ta
- Các ngành công nghiệp cơ bản các trung tâm công nghiệp này
- Nhận xét các bản đồ
Bản đồ công nghiệp.
+ Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp năng lượng, Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học, Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
+ Nội dung chính:
- Bản đồ công nghiệp năng lượng: Thể hiện sự phân bố các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, cụm diezen, các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng và các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác, hệ thống đường dây tải điện 500kv, trạm biến áp
- Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học thể hiện quy mô giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp (tỷ đồng), các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học hoá chất
- Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm: Thể hiện sự phân bố và quy mô giá trị ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (tỷ đồng)
+ Nội dung phụ:
* Bản đồ công nghi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_khai_thac_kien_thuc_tu_atlat.doc