SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị Luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11 đạt hiệu quả

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị Luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11 đạt hiệu quả

Ai đó đã ví quá trình dạy học của người Thầy giống như công việc của một người thợ xây dựng nên một ngôi nhà, cần lắm sự cần mẫn, nhiệt tâm và khao khát về một công trình hoàn thiện. Công trình mà mỗi người kĩ sư tâm hồn dày công xây đắp đó chính là trí tuệ, là nhân cách, là năng lực của mỗi học sinh. Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao động, trước đơn đặt hàng ngày càng mới của xã hội, buộc mỗi người Thầy phải luôn trăn trở, luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa năng lực học sinh.

Trong mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng.

 Gần đây, trong cách ra đề Ngữ văn để tạo nhiều hứng thú cho học sinh, kích thích được sự say mê, sáng tạo của các em ở câu nghị luận văn học 5 điểm, đề thường ra kiểu bài so sánh văn học. Dạng đề này khi mới xuất hiện trong đề thi Đại học năm học 2008-2009 đã được báo chí và dư luận đánh giá cao là bởi học sinh không chỉ đơn thuần tái hiện lại kiến thức đã học, mà học sinh phải tư duy sáng tạo dựa trên suy nghĩ cá nhân mới có thể làm tốt được bài. Dạng đề này rất phù hợp với học sinh khá, giỏi và cần thiết khi muốn phân hóa đối tượng người học. Đặc biệt kiểu bài so sánh, liên hệ văn học 12 và 11 là một kiểu bài khá mới mẻ vừa được đưa vào đề minh họa thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo trong năm học 2017 - 2018. Các em phải huy động cả kiến thức 11 và 12 trong việc làm một bài văn nghị luận văn học. Để hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 thì sách giáo khoa chương trình Ngữ văn bậc THPT chưa có phần lí thuyết hướng dẫn riêng, cũng không có nhiều tài liệu để tham khảo. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.

 

doc 21 trang thuychi01 7150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị Luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Ai đó đã ví quá trình dạy học của người Thầy giống như công việc của một người thợ xây dựng nên một ngôi nhà, cần lắm sự cần mẫn, nhiệt tâm và khao khát về một công trình hoàn thiện. Công trình mà mỗi người kĩ sư tâm hồn dày công xây đắp đó chính là trí tuệ, là nhân cách, là năng lực của mỗi học sinh. Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao động, trước đơn đặt hàng ngày càng mới của xã hội, buộc mỗi người Thầy phải luôn trăn trở, luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa năng lực học sinh.
Trong mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. 
	Gần đây, trong cách ra đề Ngữ văn để tạo nhiều hứng thú cho học sinh, kích thích được sự say mê, sáng tạo của các em ở câu nghị luận văn học 5 điểm, đề thường ra kiểu bài so sánh văn học. Dạng đề này khi mới xuất hiện trong đề thi Đại học năm học 2008-2009 đã được báo chí và dư luận đánh giá cao là bởi học sinh không chỉ đơn thuần tái hiện lại kiến thức đã học, mà học sinh phải tư duy sáng tạo dựa trên suy nghĩ cá nhân mới có thể làm tốt được bài. Dạng đề này rất phù hợp với học sinh khá, giỏi và cần thiết khi muốn phân hóa đối tượng người học. Đặc biệt kiểu bài so sánh, liên hệ văn học 12 và 11 là một kiểu bài khá mới mẻ vừa được đưa vào đề minh họa thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo trong năm học 2017 - 2018. Các em phải huy động cả kiến thức 11 và 12 trong việc làm một bài văn nghị luận văn học. Để hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 thì sách giáo khoa chương trình Ngữ văn bậc THPT chưa có phần lí thuyết hướng dẫn riêng, cũng không có nhiều tài liệu để tham khảo. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. 
	 Qua khảo sát hoạt động làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 của học sinh lớp 12 trường THPT Hàm Rồng - Thành phố Thanh Hóa, tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế cần khắc phục, bản thân các em học sinh cũng còn nhiều lúng túng khi làm kiểu bài này. Việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 cho học sinh lớp 12 là điều rất cần thiết đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy để các em làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề dạy văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, với những gì bản thân đã làm trong năm học vừa qua, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 đạt hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em cách làm bài, chúng tôi muốn nâng cao chất lượng làm bài dạng so sánh liên hệ Văn 12 và 11 trong các kì thi của học sinh lớp 12 nói chung, học sinh trường THPT Hàm Rồng - Thành phố Thanh Hóa nói riêng, nhất là các em học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia năm học 2017- 2018 để các em tự tin hơn khi làm bài. Theo chúng tôi thiên chức của người giáo viên dạy văn không chỉ giúp các em “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” mà còn dạy cho các em phương pháp, kĩ năng làm bài vì thế mục đích chính của đề tài này là:
- Giúp học sinh nắm được phương pháp, cách thức làm dạng đề này đạt kết quả cao.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi hướng tới kiểu bài Nghị luận văn học có nội dung so sánh kiến thức văn học lớp 12 và lớp 11. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12 ở trường THPT Hàm Rồng - TP Thanh Hóa, mục đích bước đầu trang bị cho các em lí luận về kiểu bài, giúp các em làm tốt kiểu bài so sánh liên hệ. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau : 
- Phương pháp rút kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp, cách thức tối ưu.
- Phương pháp điều tra:Tìm hiểu thực tế trong việc chấm chữa bài làm văn của học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Tham khảo tài liệu, sách báo và các phương tiện thông tin mạng.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Đây là một môn học cơ bản. Vì thế môn Ngữ văn cũng là môn thi bắt buộc trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. 
Trong kết cấu đề thi môn Ngữ văn ở kì thi THPTQG năm 2017, bên cạnh phần đề Đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí quan trọng với tỉ lệ 3/10 điểm, phần đề nghị luận xã hội 2/10 điểm, phần đề nghị luận văn học chiếm tới 5/10 điểm. Theo định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ có định dạng tương tự đề thi THPTQG năm 2017. Vì vậy phần nghị luận văn học là phần rất quan trọng trong kì thi THPT Quốc gia này. Đề nghị luận văn học với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá việc ghi nhớ kiến thức từ lớp 11 đến lớp 12 buộc học sinh phải học hành bài bản, toàn diện, nhất là phải biết cách nhận xét đánh giá sắc sảo khi so sánh liên hệ giữa các tác phẩm thuộc hai khối lớp 12 và 11. Vì thế mà giáo viên cần hướng dẫn cẩn thận cho học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức 12 và 11 để các em làm bài đạt kết quả cao nhất.
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Từ lâu học sinh lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12 trường THPT Hàm Rồng - TP Thanh Hóa nói riêng đã quen với những bài thi chủ yếu là các dạng câu hỏi nghị luận văn học như: Cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ, cảm nhận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học trong các chương trình Ngữ văn lớp 12... Khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết định đổi mới cách ra đề đưa vào đề thi kiến thức của cả khối 11 và 12 đòi hỏi một dạng đề bài mới là có sự liên hệ so sánh kiến thức của hai khối khiến các em còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng khi làm bài.
 Mặt khác kiến thức trong phần nghị luận văn học tương đối rộng, đặc biệt là những tác phẩm học từ lớp 11 các em không thể nhớ hết mà phải ôn lại. Nếu giáo viên không hướng dẫn, giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của cả hai khối ở mức không quá sơ sài thì các em sẽ khó có thể huy động cùng một lúc tất cả các kiến thức cần thiết để làm kiểu bài này. Qua kì thi thử THPT Quốc gia mà trường tổ chức tháng 12 năm 2017, phần nghị luận văn học dạng đề liên hệ kiến thức 12 và 11 học sinh rất ít em đạt điểm tối đa, thậm chí nhiều em điểm rất thấp vì kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. 
 	Từ thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Dưới đây là kết quả khảo sát đối với các đơn vị lớp: 12C1, 12C2, 12C9, 12C12, trường THPT Hàm Rồng (người viết SKKN trực tiếp giảng dạy) làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 vào tháng 12 năm 2017.
Lớp
Chưa áp dụng các biện pháp (theo số liệu khảo sát đầu tháng 12 năm 2017)
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C1 (41HS) 
1
2,4
13
31,7
23
56,0
4
9,9
12C2 (46HS)
0
0
14
30,4
20
43,4
12
26,2
12C9 (46HS)
4
8,6
15
32,6
24
52,1
3
6,7
12C12 (42HS)
2
4,7
7
16,6
26
61,9
7
16,8
	Từ kết quả khảo sát thể hiện qua bảng tổng hợp trên, với mong muốn ngày càng nâng cao kĩ năng làm bài cho học sinh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Để giúp các em nắm vững được cách làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức 12 và 11, người giáo viên cần hiểu về kiểu bài so sánh liên hệ kiến thức 12 và 11 ra sao, cần huy động những kiến thức cơ bản nào để làm bài, phương pháp làm bài như thế nào và hướng dẫn các em luyện tập kĩ năng nghị luận văn học dạng đề liên hệ kiến thức 12 và 11 thông qua một số đề bài cụ thể để các em dần hình thành kĩ năng, phương pháp làm kiểu bài thi này. 
2.3.1. Những kiến thức cơ bản mà học sinh cần ghi nhớ để làm tốt kiểu bài nghị luận văn học có so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11 
a. Khái niệm về kiểu bài so sánh văn học.
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau: 
- Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”
- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận
- Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
- Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến việc trình bày cách thức làm bài cho kiểu bài này là hết sức cần thiêt 
b. Những bình diện của kiểu bài so sánh văn học
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: 
- So sánh các tác phẩm 
- So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi) 
- So sánh các nhân vật văn học. 
- So sánh các tình huống truyện. 
- So sánh các cốt truyện. 
- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. 
- So sánh các chi tiết nghệ thuật. 
- So sánh nghệ thuật trần thuật 
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học 
c. Mục đích của kiểu bài so sánh văn học
- Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn
- Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
- Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử rất hiệu quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật ngôn từ.
d. Cách làm bài dạng đề so sánh 
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau: 
Mở bài: 
– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) 
– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh 
Thân bài: 
-Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). 
-Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
III. Kết bài 
Đánh giá chung
2.3.2. Các phương pháp cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11 
Dạng đề này là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là so sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác biệt là được. Cấu trúc sau đây là cấu trúc đơn giản, mọi học sinh đều có thể áp dụng trong việc làm bài một cách an toàn: 
I.Mở bài: Nêu vấn đề
II. Thân bài
1. Khái quát:
Tác giả tác phẩm A và B (hoặc chỉ khái quát tác giả, tác phẩm chính A, còn B thì có thể đến phần liên hệ thì đưa vào)
2. Nội dung
2.1. Làm rõ đối tượng A (chính – nên sẽ dành 60% kiến thức)
Nội dung
Nghệ thuật
2.2. Liên hệ (40%)
Điểm tương đồng (chủ yếu viết về nội dung; nếu có tương đồng nghệ thuật thì viết vào không thì chỉ viết nội dung)
Điểm riêng (chủ yếu viết về tác phẩm B)
3. Đánh giá chung. 
III. Kết bài
2.3.3. Luyện tập một số đề nghị luận văn học kiểu đề so sánh liên hệ kiến thức 12 và 11 
Sau đây người viết vận dụng một số đề cụ thể để hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm kiểu bài so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11.
Đề số 1: 
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn.
Đáp án đề nghị:
I. Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu.
=> Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.
II. Thân bài: 
1. Hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài: 
- Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần:
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân:
+ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. 
+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. 
+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi
- Khái quát nghệ thuật:
+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.
+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. 
2. Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
- Sau khi gặp thị Nở và được thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng:
+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ: 
. Tỉnh rượu: lần đầu tiên - từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra.
. Tỉnh ngộ: nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện
=> Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác.
3. Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn:
- Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.
+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.
+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện.
=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân. 
III. Kết bài: 
Đánh giá chung về vấn đề nghị luận:
- Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. 
- Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động, dù bị vùi dập đến tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó. 
=> Mị và Chí Phèo đã vượt qua mọi sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.
Đề số 2: 
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.	
Đáp án đề nghị:
I. Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật Tràng.
II. Thân Bài
*Cảm nhận khát vọng hạnh phúc của Tràng
- Tràng là người lao động đói khổ, nghèo hèn, trong tình cảnh đói khát, trên bờ vực cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn kiên cường nỗ lực vươn lên với niềm hi vọng sống mãnh liệt. 
- Khát khao hạnh phúc của Tràng:
+ Dù nghèo khổ, bị coi thường, ế muộn nhưng trong Tràng vẫn âm thầm khao khát về tổ ấm gia đình. Lời nói bông đùa nhưng bộc lộ một mong muốn thực.
+ Tuy có vợ một cách dễ dàng nhưng Tràng không rẻ rúng, coi thường mà rất trân trọng hạnh phúc của mình (mời vợ bữa ăn no trong cảnh đang sắp chết vì đói, mua dầu thắp sáng giữa cảnh đời tăm tối)
+ Niềm hạnh phúc rạng ngời không thể giấu (sáng lên trong ánh mắt, trong dáng điệu phởn phơ, trong nụ cười tủm tỉm, toe toét, hềnh hệch, trong vẻ tự đắc kiêu hãnh, trong cảm giác mới lạ mơn man khắp da thịt) khiến Tràng như quên đi thực tại cay đắng trước mắt.
+ Niềm hạnh phúc dâng trào thành cảm giác lửng lơ, êm ái như trong giấc mơ, thành sự phấn chấn đột ngột, thành niềm sung sướng và ý thức về trách nhiệm, bổn phận 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_cach_lam_kieu_bai_nghi_luan_v.doc