SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlát trong học tập Địa lý và thi thpt quốc gia

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlát trong học tập Địa lý và thi thpt quốc gia

 Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm tốt THPT Quốc gia môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu quả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng dẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập .

 Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cần biết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biết ghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu.

 Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặc tiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.

 

doc 24 trang thuychi01 6531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlát trong học tập Địa lý và thi thpt quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
--------§§§--------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC, SỬ DỤNG ATLÁT TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÝ VÀ THI THPT QUỐC GIA.
 Người thực hiện:Hoàng Minh Hải.
 Chức vụ: Giáo viên
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực : Môn- Địa lý
 THANH HÓA NĂM 2019 
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC SỬ DỤNG
ATLÁT TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ THI THPT QUỐC GIA.
 1. Lời mở đầu.
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm tốt THPT Quốc gia môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu quả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng dẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập .
 Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cần biết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biết ghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. 
 Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặc tiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.
 1.2. Tình hình nghiên cứu.
 Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đến vấn đề hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat ôn tập và làm để thi tốt nghiệp đạt kết quả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyên đề ôn thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017 đến nay đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáo viên thường chỉ đi vào ví dụ chung chung về khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Tuy nhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng thể về các giải pháp và biện pháp hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat trong quá trình học tập, ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm giúp học sinh dễ ôn tập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp quốc gia và xét cao đẳng ,đại học. 
 1.3. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức địa lí từ Atlat địa lí Việt Nam: 
+ Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi địa lí.
+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.
- Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá trình dạy học địa lí. 
 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 1.4 1. Đốí tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12 trong học tập, ôn tập và làm bài thi môn địa lí. 
- Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập và làm bài
thi trắc nghiệm.
 1.4 2. Phạm vi nghiên cứu: 
- Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPTQuốc gia từ 2017 đến nay.
- Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, từ việc hiểu được vai trò của Atlat, nắm được cấu trúc, các kí hiệu trong Atlat, biết cách khai thác biểu đồ các lược đồ trong Atlat, tìm được các kiến thức từ Atlat để giải quyết các câu hỏi và bài tập địa lí. 
 1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi trắc nghiệm.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào quá trình học tập và làm kiểm tra, bài thi tốt nghiệp Quốc gia và xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng, ngoài ra có thể giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. 
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Những vấn đề chung.
- Trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cần nhận thức được Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu rất hữu ích cho cả thầy và trò:
+ Atlat địa lí Việt Nam cung cấp nguồn tri thức địa lí tổng hợp cả về tự nhiên, kinh tế -xã hội của một địa phương, một khu vực (vùng), họăc cả nước . Do vậy nó rất tiện lợi cho việc học tập, cũng như việc làm bài thi, bài kiểm tra môn địa lí.
+ Sử dụng Atlat học sinh có thể trình bày về sự phân bố sản xuất, nói rõ được ngành đó phân bố ở đâu ? vì sao lại phân bố như vậy. Qua các số liệu ở biểu đồ trong Atlat, học sinh có thể trình bày tình hình phát triển các ngành mà không cần nhớ số liệu sách giáo khoa một cách máy móc.
+ Atlat còn là phương tiện để rèn luyện trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh trong học tập môn địa lí. Như vậy nhờ Atlat các em đỡ mấy thời gian và công sức mà vẫn đạt kết quả học tập cao.
 Tuy nhiên để sử dụng tốt Atlat, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh biết sử dụng và khai thác Atlat, đây là những vấn đề xin được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này. 
 2.2. Nội dung cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.21. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. *Cung cấp cho HS các bước để khai thác atlats :
 a) Đọc bản đồ
- Đọc tên bản đồ để hiểu không gian bao quát trên bản đồ, nội dung địa lí và thời gian biểu hiện đối tượng lên bản đồ
- Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ
+ Đọc lưới chiếu để hiểu quy luật biến dạng chung của nó trên lưới chiếu bản đồ (chỗ thu nhỏ, chỗ phóng to)
+ Đọc TL để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí so với thực tế
+ Đọc bố cục bản đồ để thấy sự sắp xếp, bố trí không gian bản đồ, các yếu tố nội dung, yếu tố hỗ trợ, yếu tố bổ sung và vị trí của từng yếu tố trong việc khai thác kiến thức trên bản đồ.
- Đọc bản chú giải:
+ Cấu trúc của bản chú giải thường theo trình tự: nội dung chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau và các yếu tố khác giải thích sau cùng. Đọc bản chú giải theo trình tự trên.
+ Đọc nội dung bản đồ thiết kế trong bản chú giải tức là giải mã của các kí hiệu bản đồ ở hai khía cạnh: - nó là gì ? Nó nằm trong PPBH nào ?Ý nghĩa của nó ?.Nói một cách khác - chúng ta đọc ngôn ngữ bản đồ.
+ Đọc các chỉ tiêu định tính (các vùng trồng trọt, chăn nuôi, các loại đất, các vùng kinh tế) rồi đối chiếu với sự phân bố của nó trên bản đồ.
+ Đọc các chỉ số số lượng tương ứng với nền màu rồi nghiên cứu sự biến đổi của nó trong không gian, sự biến đổi liên tục hay ngắt quãng
+ Đọc quy mô hiện tượng được biểu hiện thông qua biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ miền) đặt tại vị trí cụ thể hay đặt trong lãnh thổ.
+ Đọc quá trình phát triển hiện tượng thông qua biểu đồ lồng vào nhau, biểu đồ diễn giải hiện tượng biến đổi theo thời gian đặt trên bản đồ
+ Đọc các yếu tố cơ sở địa lí, xác định mối quan hệ giữa nội dung chuyên đề với cớ sở địa lí.
+ Đọc các yếu tố bổ sung như các tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ đặt ngoài bản đồ. Những yếu tố này có nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ.
 b) Hiểu bản đồ
- Hiểu các khu vực biến dạng trên bản đồ: khu vực không có sai số chiếu hình, khu vực sai số về góc, khoảng cách, diện tích ít, nhiều.
- Hiểu mỗi nội dung địa lí được lựa chọn một phương pháp biểu hiện bản đồ cụ thể, nghĩa là hiểu đằng sau các kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viếtnói lên điều gì. 
- Hiểu các mối quan hệ địa lí trình bày trên bản đồ (TN-TN – TN-KT - TN-XH)
- Những kí hiệu điểm, đường, diện. Ví dụ: kí hiệu hình học, kí hiệu biểu đồ, kí hiệu cây, con, kí hiệu biểu hiện bằng nền màu, kẻ vạch,nằm trong phương pháp biểu hiện bản đồ nào, nó biểu hiện quy luật phân bố hiện tượng địa lí nào. Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng có trên bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, môi trường,
 c) Sử dụng bản đồ
Sử dụng bản đồ là sử dụng ngôn ngữ bản đồ giải quyết các nhiệm vụ:
- Mô tả lãnh thổ địa lí, đo tính trên bản đồ tìm cứ liệu khoa học, viết báo cáo
- Tìm nguyên nhân, lí giải sự phân bố, sự phát triển của các hiện tượng
- Xác lập các mối quan hệ địa lí trên một bản đồ, trên xêri bản đồ hoặc át lát để hiểu các quy luật địa lí
- So sánh, phân tích, tổng hợp các hiện tượng, các mối quan hệ địa lí để phát hiện các quy luật địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Chồng xếp bản đồ, xác định các vùng địa lí tổng hợp.
- Dựa vào bản đồ giải quyết mọi vấn đề địa lí nảy sinh trên lãnh thổ
 2.2 2. Kĩ năng khai thác Atlats địa lí Việt Nam:
 Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
 - Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải:
 + Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (trang bìa của Atlat)
 + Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
 + Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
 + Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
 + Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
 + Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
 + Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
 - Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
 + Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các kí hiệu chung. 
 + Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:
 Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc; trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị; giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình,), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế,; đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.
 - Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh cần tái hiện vốn kiến thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Về đại thể, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:
 + Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn vị hành chính)
Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào.
Diện tích và phạm vi lãnh thổ.
Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Địa chất
Sơ lược về lịch sử phát triển địa chất (những nét tổng quát về lịch sử địa chất kiến tạo đã diễn ra trong lãnh thổ, từ cổ nhất đến trẻ nhất).
Đặc điểm và phân bố các loại đá (xét theo nguồn gốc phát sinh: mắc ma, biến chất, trầm tích; tỉ lệ các loại đá: loại chủ yếu, loại thứ yếu; tuổi của đá: Nguyên sinh (Pt), Cổ sinh (Pz), Trung sinh (Mz), Tân sinh (Kz).
Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo (các đới kiến tạo, các tầng cấu tạo theo niên đại).
 + Khoáng sản
Khoáng sản năng lượng (trữ lượng, chất lượng, phân bố)
Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)
Phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)
 + Địa hình
Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địa hình (đông, tây, nam, bắc), các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối), tính chất cơ bản của địa hình.
Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với vận động kiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với kiến trúc địa chất (uốn nếp, đứt gãy), địa hình với khí hậu.
Các khu vực địa hình (khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung, sự phân chia các khu vực nhỏ hơn; khu vực đồi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung các tiểu khu, vùng; khu vực đồng bằng: sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu (nếu có).
Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.
 + Khí hậu
Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng (trong năm ngày dài nhất, ngắn nhất), bức xạ tổng cộng (đơn vị:kcal/cm2/năm), cân bằng bức xạ (đơn vị:kcal/cm2/năm), độ cao Mặt Trời và ngày tháng Mặt Trời qua thiên đỉnh.
Xác định kiểu khí hậu với những đặc trưng cơ bản (kiểu khí hậu như: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều; hoặc khí hậu á xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa kéo dài, mùa khô ngắn nhưng sâu sắc; những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệt độ, biên độ nhiệt, cơ chế hoàn lưu các mùa, số đợt frông lạnh, số lần có hội tụ nhiệt đới, tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưa trung bình năm, phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian, tính chất mưa.
Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa).
Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống (tác động tích cực, tác động tiêu cực).
Các miền hoặc khu vực khí hậu.
 + Thủy văn
Mạng lưới song ngòi.
Đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất song ngòi (hình dạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông), chế độ nước, môđun lưu lượng (lít/s/km2), hàm lượng phù sa.
Các sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy, chiều dài, các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc long sông, nham gốc chảy qua, chế độ nước, hàm lượng phù sa).
Giá trị kinh tế (giao thông, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp). Các vấn đề khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi.
 + Thổ nhưỡng
Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng, phân bố thổ nhưỡng).
Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật,)
Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu. Trong mỗi vùng, nêu các loại đất chính, đặc tính (độ phì, độ pH, thành phần cơ giới, độ chặt), diện tích, sự phân bố, giá trị sử dụng, hướng cải tạo, bồi dưỡng.
Hiện trạng sử dụng đất: cơ cấu diện tích các loại đất phân theo giá trị kinh tế, diện tích đất bình quân đầu người, hiện trạng sử dụng và phương hướng sử dụng hợp lí đất đai.
 + Tài nguyên sinh vật
Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loài cây, về cấu trúc thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây), tỉ lệ che phủ rừng, sự phân bố, đặc điểm các loại hình thực bì.
Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia (khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển), mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.
 + Các miền tự nhiên
Vị trí địa lí
Đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thực và động vật).
Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
 + Dân cư và dân tộc
Biến động dân số: số dân, tốc độ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.
Kết cấu sinh học (theo giới tính và độ tuổi).
Dân tộc: 54 thành phần dân tộc và sự phân bố theo lãnh thổ (theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ).
Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư theo lãnh thổ.
Lao động và sử dụng lao động (hiện trạng phân bố lao động trong các ngành kinh tế)
 + Quần cư
Các loại hình cư trú chính (đô thị, nông thôn).
Trong mỗi loại hình, nêu đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư.
 + Đô thị
Quy mô dân số.
Phân cấp đô thị.
Chức năng đô thị.
Phân bố theo lãnh thổ.
 +Công nghiệp
Vai trò và điều kiện phát triển (hoặc nguồn lực).
Tình hình phát triển.
Cơ cấu ngành công nghiệp (cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo ngành – chú ý tới các ngành công nghiệp trọng điểm; cơ cấu lãnh thổ).
Các phân ngành công nghiệp (tình hình phát triển và phân bố).
Phân bố công nghiệp: các trung tâm công nghiệp (phân theo giá trị sản xuất, cơ cấu của mỗi trung tâm) và các điểm công nghiệp.
 + Nông nghiệp
Vai trò và điều kiện phát triển.
Tình hình phát triển.
Phân bố.
Các vùng nông nghiệp:
 Ngành trồng trọt
Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính. Đối với mỗi loại cây trồng, cần trình bày rõ tỉ trọng của nó trong tổng diện tích canh tác (hay gieo trồng), tốc độ tăng trưởng (hoặc giảm sút), năng suất, sản lượng, địa bàn tập trung sản xuất.
Các vùng chuyên canh: Đối với mỗi vùng, cần làm rõ về vị trí địa lí, quy mô (diện tích, lao động), cây trồng và vật nuôi chính (số lượng, tỉ lệ so với toàn vùng và toàn tỉnh, tốc độ phát triển, địa bàn tiêu thụ).
 Ngành chăn nuôi
Vai trò, điều kiện phát triển.
Phát triển và phân bố chăn nuôi.
Các loại vật nuôi (tình hình phát triển và phân bố).
 Ngành thủy sản
Vai trò, điều kiện phát triển.
Các loại đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (mục đích chính của chăn nuôi, số lượng, phân bố).
 Ngành lâm nghiệp
Vai trò và điều kiện phát triển.
Khai thác lâm sản.
Bảo vệ rừng và trồng rừng.
 + Du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước khoáng, bãi biển, thắng cảnh).
Tài nguyên du lịch nhân văn (di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội truyền thống, lành nghề cổ truyền).
Tình hình phát triển (số lượng khách, cơ cấu khách, doanh thu)
Các trung tâm du lịch quốc gia và vùng.
 + Giao thông vận tải
Vai trò và điều kiện phát triển.
Các loại hình vận tải.
Các tuyến đường giao thông chính đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không).
Các đầu mối giao thông, các cảng (sông, biển), sân bay và chức năng, vai trò của chúng.
 + Thương mại
Nội thương (tình hình phát triển và phân bố).
Ngoại thương (tình hình phát triển, cơ cấu xuất nhập khẩu, thị trường).
 + Các vùng kinh tế
Vị trí địa lí.
Quy mô (lãnh thổ, dân số).
Nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển).
Các nành kinh tế chủ yếu trong vùng.
Hướng chuyên môn hóa và các sản phẩm hang hóa.
- Một số gợi ý nói trên chỉ là cơ sở để ôn luyện kiến thức địa lí với việc sử dụng Atlat để tránh bỏ sót ý. Trong khi làm bài.
 2.2. 3. Nội dung các trang Atlats địa lí Việt Nam:
3.3.1. Bản đồ hành chính Việt Nam (trang 4, 5)
 Bản đồ hành chính, trang 4,5 Atlat Địa lí Việt Nam, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:
 - Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.
 - Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 64 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
 - Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã...và các điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_su_dung_atlat_trong_hoc_ta.doc