SKKN Kinh nghiệm vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh trường thpt Tĩnh Gia 3

SKKN Kinh nghiệm vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh trường thpt Tĩnh Gia 3

Việc dạy học lịch sử ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được một số mục tiêu, yêu cầu giáo dục đề ra. Việc học sinh chưa thực sự hiểu biết sâu sắc lịch sử, không hứng thú với môn học này bắt nguồn từ nhận thức thiếu đúng đắn, coi Lịch sử là môn phụ. Bên cạnh đó, nội dung lịch sử trong sách giáo khoa còn nặng tính hàn lâm, thiếu những minh họa mang tính thực tế, khiến học sinh cảm thấy nặng nề khi nhận thức bài học, dẫn đến chất lượng dạy học lịch sử còn hạn chế.

Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, khơi dậy sự say mê, hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh, cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên, đồng bộ, trong đó, việc tăng cường sử dụng những nội dung lịch sử địa phương có vai trò quan trọng, góp phần làm “mềm hóa” những nội dung lí luận hàn lâm trong chương trình.

Cùng với cả nước, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là địa phương đang trong quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc về kinh tế, xã hội của vùng đất này. Nó phản ánh sự chuyển biến mang tính quy luật của nền kinh tế, xã hội đã từng diễn ra trên phạm vi cả nước và ở các quốc gia trên thế giới qua các thời kì lịch sử. Do đó, việc vận dụng kiến thức lịch sử huyện Tĩnh Gia những năm gần đây, đặc biệt là thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện từ khi dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công năm 2013 đến nay (2018) trong dạy học lịch sử có tác dụng cụ thể hóa một số kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, tạo cho học sinh sự gần gủi, hứng thú trong nhận thức nội dung bài học. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.

 

doc 18 trang thuychi01 4410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh trường thpt Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM VẬN DỤNG THỰC TẾ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI Ở HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 ĐỂ DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ PHỔ THÔNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
THANH HÓA, NĂM 2018
Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang
1. Mở đầu..	1
1.1. Lí do chọn đề tài.	1	
1.2. Mục đích nghiên cứu..	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.	1
1.4. Phương pháp nghiên cứu	1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...	2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	2
2.3. Kinh nghiệm vận dụng thực tế biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông..	3
2.3.1. Vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong phần lịch sử thế giới thuộc chương trình lịch sử 10 và 12 THPT..	3
2.3.2. Vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong phần lịch sử Việt Nam thuộc chương trình lịch sử 12 THPT	9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	11
3. Kết luân, kiến nghị .	12
- Kết luận...	12
- Kiến nghị.....................................................................................................	13
Tài liệu tham khảo.......................................................................................	14
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên................................................................	14
Phụ lục..........................................................................................................	15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc dạy học lịch sử ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được một số mục tiêu, yêu cầu giáo dục đề ra. Việc học sinh chưa thực sự hiểu biết sâu sắc lịch sử, không hứng thú với môn học này bắt nguồn từ nhận thức thiếu đúng đắn, coi Lịch sử là môn phụ. Bên cạnh đó, nội dung lịch sử trong sách giáo khoa còn nặng tính hàn lâm, thiếu những minh họa mang tính thực tế, khiến học sinh cảm thấy nặng nề khi nhận thức bài học, dẫn đến chất lượng dạy học lịch sử còn hạn chế.
Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, khơi dậy sự say mê, hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh, cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên, đồng bộ, trong đó, việc tăng cường sử dụng những nội dung lịch sử địa phương có vai trò quan trọng, góp phần làm “mềm hóa” những nội dung lí luận hàn lâm trong chương trình.
Cùng với cả nước, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là địa phương đang trong quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc về kinh tế, xã hội của vùng đất này. Nó phản ánh sự chuyển biến mang tính quy luật của nền kinh tế, xã hội đã từng diễn ra trên phạm vi cả nước và ở các quốc gia trên thế giới qua các thời kì lịch sử. Do đó, việc vận dụng kiến thức lịch sử huyện Tĩnh Gia những năm gần đây, đặc biệt là thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện từ khi dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công năm 2013 đến nay (2018) trong dạy học lịch sử có tác dụng cụ thể hóa một số kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, tạo cho học sinh sự gần gủi, hứng thú trong nhận thức nội dung bài học. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Xuất phát từ những lí do trên, qua hơn mười năm công tác với vai trò là giáo viên Lịch sử tại huyện Tĩnh Gia, tôi muốn đóng góp “Kinh nghiệm vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2013 – 2018 để cụ thể hóa một số kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, qua đó, nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả nhận thức lịch sử cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tổng kết vấn đề vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông tại trường THPT Tĩnh Gia 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Đề tài kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho đề tài như: Phương pháp dạy học bộ môn, chương trình sách giáo khoa.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Đối với học sinh: Điều tra tình hình học tập (hứng thú học tập, khả năng nhận thức lịch sử) thông qua việc kiểm tra viết, phỏng vấn.
Đối với giáo viên: Tìm hiểu tình hình giảng dạy lịch sử, quan điểm của giáo viên về việc vận dụng kiến thức lịch sử địa phương trong dạy học chương trình lịch sử phổ thông.
 - Phương pháp thống kê, sử lí số liệu: 
Tiến hành thống kê, sử lí số liệu về mức độ hứng thú, kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 qua các năm để so sánh, đối chiếu hiệu quả của việc vận dụng kiến thức lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử, tạo cơ sở đưa ra những kết luận khoa học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. “Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại. Do đó, việc dạy học lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau” [4]. 
Xuất phát từ nhận thức đó, có thể khẳng định việc sử dụng kiến thức lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn. Tài liệu lịch sử địa phương cụ thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc, làm cho các em lĩnh hội dễ dàng các khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học. Đồng thời, “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” [4]. 
Việc sử dụng kiến thức lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Mỗi vấn đề lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, việc sử dụng kiến thức về lịch sử địa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù, qua đó, góp phần phát triển tư duy cho các em. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Nhận thức được vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với học lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, giáo viên lịch sử tại trường THPT Tĩnh Gia 3 đều cố gắng vận dụng kiến thức lịch sử huyện Tĩnh Gia trong dạy học. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên đều tập trung khai thác, vận dụng những thành tựu văn hóa vật chất như các công trình kiến trúc, điêu khắc, thành tựu văn hóa tinh thần như lễ hội, tôn giáo, những nhân vật lịch sử địa phương phục vụ cho việc nhận thức nội dung bài học. Chưa có giáo viên nào ở trường THPT Tĩnh Gia 3 cũng như trên địa bàn của huyện vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
Trong khi đó, từ năm 2013 đến năm 2018, huyện Tĩnh Gia ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế đất nước và thế giới. Nhiều dự án kinh tế lớn có vốn đầu tư hàng tỷ đôla được triển khai xây dựng trên địa bàn huyện như khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, công ty TNHH giầy Annora Việt Nam.v.v. Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế công nghiệp dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong đời sống xã hội của địa phương này. Đó là thực tế lịch sử sinh động để giáo viên có thể vận dụng làm sáng tỏ một số nội dung lịch sử về kinh tế, xã hội trong chương trình lịch sử phổ thông.
 	Học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 được lớn lên trong khoảng thời gian huyện Tĩnh Gia có sự chuyển mình mạnh mẽ về đời sống kinh tế, xã hội. Các em được chứng kiến, cảm nhận những biến đổi nhanh chóng của quê hương. Đây là thuận lợi cơ bản để giáo viên có thể định hướng, gợi mở giúp học sinh tự vận dụng những kiến thức lịch sử địa phương trong hoạt động nhận thức một số nội dung lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới có liên quan.
2.3. Kinh nghiệm vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong chương trình lịch sử phổ thông
Trong chương trình lịch sử THPT, những vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội ở các quốc gia, các khu vực trên thế giới và ở Việt Nam chiếm một phần quan trọng, trong đó, nhiều nội dung được trình bày cô đọng, khái quát. Nếu chỉ tiếp cận những thông tin trong sách giáo khoa, học sinh khó nhận thức triệt để vấn đề. Do đó, trong quá trình dạy học tại trường THPT Tĩnh Gia 3, tôi đã vận dụng thực tiễn chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tĩnh Gia từ khi khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn – dự án lọc hóa dầu lớn nhất cả nước được khởi công xây dựng năm 2013 đến năm 2018 để dạy học những nội dung về lịch sử kinh tế, xã hội trong chương trình lịch sử phổ thông, nhằm cụ thể hóa, làm sinh động kiến thức bài học, giúp học sinh nhận thức toàn diện, triệt để vấn đề.
2.3.1. Vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong phần lịch sử thế giới thuộc chương trình lịch sử 10 và 12 THPT
Thứ nhất, vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia trong dạy học phần lịch sử thế giới thuộc chương trình lịch sử 10 THPT
Trong Bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – Ma” thuộc chương trình Lịch sử 10, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân hình thành các thị quốc ở Hi Lạp và Rô – ma trong mục 2. “Thị quốc Địa Trung Hải”. Trước hết, giáo viên phát vấn: Thị quốc là gì? Dựa vào sách giáo khoa, học sinh nhận thức được thị quốc là một nước nhỏ có diện tích chủ yếu là thành thị và một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Như vậy, đặc điểm nổi bật của thị quốc Địa Trung Hải là phần lớn diện tích của đất nước là thành thị với phố xá, lâu đài, nhà hát, sân vận động.v.v.
Sau khi học sinh tìm hiểu khái niệm thị quốc, giáo viên tiếp tục phát vấn: Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành thị quốc Địa Trung Hải? Để học sinh nhận thức vấn đề, giáo viên gợi ý: Đặc điểm nổi bật của thị quốc là phần lớn diện tích của đất nước là thành thị. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân hình thành các thị quốc cũng chính là tìm hiểu nguyên nhân vì sao ở các quốc gia cổ đai ven biển Địa Trung Hải, diện tích chủ yếu của đất nước là thành thị, không phải là vùng nông nghiệp, nông thôn.
Thông qua việc tìm hiểu sách giáo khoa, học sinh khẳng định hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành thị trở thành diện tích chủ yếu của các quốc gia cổ đại ở Hi Lạp và Rô – ma, đó là: Thứ nhất, nước có diện tích nhỏ; thứ hai, nghề thủ công và buôn bán phát triển, là hoạt động kinh tế chủ đạo. Do đó, các thành thị sớm hình thành và nhanh chóng được mở rộng, trở thành diện tích chủ yếu của quốc gia. 
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh nhận thức nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là ở khu vực này, thủ công nghiệp và buôn bán là hoạt động kinh tế chủ đạo. Do điều kiện tự nhiên, nền kinh tế nông nghiệp không phát triển ở Hi Lạp và Rô – Ma, thay vào đó, hoạt động thủ công và buôn bán rất phát triển . Các trung tâm sản xuất thủ công và buôn bán ra đời ở nhiều nơi, tạo tiền đề cho sự ra đời của thành thị. Tại những nơi này, với mức thu nhập cao nhờ vào các hoạt động kinh tế trên, cư dân đã xây dựng lâu dài, đường xá, nhà hát, sân vận động.v.v. để phục vụ cuộc sống của mình. Từ đó, thành thị được hình thành và mở rộng cùng với sự mở rộng các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trên cả nước. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh thành thị ở các quốc gia cổ đại phương Tây (Hình 01)
Hình 01. Thị quốc ở Địa Trung Hải [1]
Để học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nguyên nhân hình thành và phát triển của thị quốc Địa Trung Hải, giáo viên có thể liên hệ với các quốc quốc gia cổ đại phương Đông. Ở Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại, nông nghiệp trồng trọt tưới nước là hoạt động kinh tế chủ đạo, thủ công nghiệp và buôn bán chưa phát triển, chưa hình thành những trung tâm thủ công và buôn bán lớn; bên cạnh đó, mức thu nhập của cư dân từ sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia cổ đại phương Đông là thấp hơn so với mức thu nhập của cư dân hoạt động trong lĩnh vực thủ công và buôn bán ở các quốc gia cổ đại phương Tây, do vậy, họ không có điều kiện xây dựng và mở rộng diện tích thành thị. Đó là những nguyên nhân góp phần làm cho thành thị ở các quốc gia cổ đại phương Đông chậm phát triển.
Qua các hoat động trên, học sinh thấy được vai trò quan trọng của lĩnh sự phát kinh tế thủ công và buôn bán đối với sự hình thành và phát triển của thành thị. Để học sinh có nhận thức thực tế về vấn đề này, giáo viên định hướng để các em liên hệ thực trạng đô thị ở huyện Tĩnh Gia dưới tác động của sự phát kinh tế công, thương nghiêp. Trước hết, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về Tĩnh Gia khi địa phương này vẫn còn là một huyện thuần nông trước khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến (Hình 02)
Hình 02. Huyện thuần nông Tĩnh Gia [5]
Từ hình ảnh trên, giáo viên khẳng định, khi Tĩnh Gia vẫn là một huyện thuần nông nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì diện tích đô thị ở đây chưa phát triển, ngoài thị trấn Còng, khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn là hình ảnh đặc trưng của Tĩnh Gia.
Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, lĩnh vực kinh tế công, thương nghiệp ở huyện Tĩnh Gia có chuyển biến sâu sắc, nhiều dự án kinh tế lớn đã được khởi công và đi vào hoạt động. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Hình 03) và hình ảnh về Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 (Hình 04).
Hình 03. Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia [6]
Hình 04. Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, huyện Tĩnh Gia [6]
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công, thương nghiệp đã tạo ra những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội ở Tĩnh Gia. Khu kinh tế Nghi Sơn ở huyện Tĩnh Gia trở thành động lực cho sự phát triển của khu vực nam Thanh – bắc Nghệ; là nơi hội tụ của một đội ngũ đông đảo nguồn nhân lực chất lượng cao trên cả nước dội về. Thu nhập của người dân địa phương do tác động của quá trình công nghiệp hóa cũng tăng rõ rệt. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017 của Ủy ban Nhân dân huyện Tĩnh Gia, thu nhập bình quân đầu người của huyện Tĩnh Gia tăng từ 1012 đôla năm 2013 lên 1656 đôla năm 2017. Những chuyển biến kinh tế, xã hội đó đã tạo cơ sở để đô thị ở huyện Tĩnh Gia phát triển. Bên cạnh thị trấn Còng được mở rộng, trở thành đô thị loại năm, những khu đô thi mới ra đời như khu đô thị tái định cư xã Hải Yến (Hình 05), khu nhà ở cao tầng dành cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Hình 05. Khu tái định cư xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia [6]
Như vậy, việc liên hệ thực tế chuyển biến đô thị ở huyện Tĩnh Gia dưới tác động của sự phát triển kinh tế công, thương nghiệp đã giúp học sinh nhận thức một cách cụ thể và sinh động về những nguyên nhân hình thành và phát triển của thị quốc Địa Trung Hải, trong đó, yếu tố kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán phát triển đóng vai trò quyết định.
Thứ hai, vận dụng kiến thức thực tế về chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia trong dạy học phần lịch sử thế giới thuộc chương trình lịch sử 12 THPT
Khi dạy học Bài 10. “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nữa sau thế kỉ XX” trong chương trình lịch sử 12, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh nhận thức được những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là tình trạng ô nhiểm môi trường trên hành tinh. Sự phát triển của lĩnh vực công, thương nghiệp ở huyện Tĩnh Gia từ năm 2013 đến nay với những nhà máy quy mô lớn ra đời cũng là biểu hiện sinh động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đưa tới những thay đổi tích cực về kinh tế, xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những tác động tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực môi trường. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh xả thải khí đốt trong quá trình hoạt động của nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (Hình 06). 
Hình 06. Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn xã thải khí đốt [6]
Theo số liệu trong bản Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các địa bàn đang có các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong huyện lên đến ngưỡng 151 – 200, ngưỡng có hại cho sức khỏe [5]. Điều đó phản ánh mặt trái của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là sự hình thành và phát triển của xu thế toàn cầu hóa. “Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Về tác động tiêu cực, toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước”[3]. 
Để học sinh nhận thức vấn đề trên, giáo viên liên hệ với thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia. Sự ra đời của Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 với sự hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc.v.v. trên địa bàn huyện cũng là biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế. Việc hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa đã mang lại những chuyển biến tích cực không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó là không toàn diện. Một bộ phận xã hội với những nền tảng thuận lợi hơn đã tận dụng tốt thời cơ của quá trình hội nhập và hợp tác để giàu lên nhanh chóng, bộ phận cư dân còn lại vẫn không có sự chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế. Hố ngăn cách giàu – nghèo trong cộng đồng cư dân trên địa bàn huyện Tĩnh Gia bắt đầu hình thành ngày ngày càng được đào sâu. Bên cạnh những khu nhà cao tầng hiện đại, tiện nghi (Hình 07) là nơi sinh sống của cán bộ các nhà máy lớn với mức thu nhập 40 – 50 triệu đồng một tháng, là những ngôi nhà cấp bốn truyền thống (Hình 08) của những người dân có mức thu nhập thấp hơn nhiều lần.
Hình 8. Nhà ở của gia đình nông dân ở huyện Tĩnh Gia [6]
Hình 7. Nhà ở của cán bộ công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn [6]
Như vây, việc vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội tại huyện Tĩnh Gia trong dạy học những nội dung nêu trên giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát; đồng thời, giúp các em thấy được những chuyển biến của quê hương trong dòng chảy lịch sử, từ đó, hình thành ở các em lòng yêu quý và trách nhiệm đối với quê hương mình.
2.3.2. Vận dụng thực tế chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2018 để dạy học một số nội dung trong phần lịch sử Việt Nam thuộc chương trình lịch sử 12 THPT
Th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_van_dung_thuc_te_chuyen_bien_kinh_te_xa_hoi.doc