SKKN Hướng dẫn giải đáp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hình vẽ thí nghiệm thực hành trong chương trình Hóa học THPT

SKKN Hướng dẫn giải đáp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hình vẽ thí nghiệm thực hành trong chương trình Hóa học THPT

Hóa học là một môn học kết hợp lý thuyết và thực hành, đặc biệt rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm tìm hiểu, phát hiện và chứng minh tính chất của các chất. Nếu muốn học sinh yêu thích và đam mê môn Hóa thì trong mỗi tiết học giáo viên phải tối đa phát huy tác dụng của các thông tin phục vụ bài dạy qua thí nghiệm thực hành, qua tivi, internet. đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập.

Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hữu ích nhất đối với việc dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của học sinh. Bài tập hóa học có tác dụng giúp cho học sinh khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học; giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy logic, tính toán,

Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định chuyển đổi hình thức thi môn Hóa học từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu này, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sách viết về bài tập trắc nghiệm, nhưng chủ yếu vẫn là các bài tập được chuyển đổi từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. Các bài tập đó chủ yếu dùng lời để mô tả, số lượng bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm thực hành để mô tả hiện tượng, cách tiến hành, kết quả, còn hạn chế.

Những dạng bài tập có sử dụng hình vẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích, đánh giá, rất tốt. Khi chúng kết hợp với các bài tập dùng lời sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện các kĩ năng cho học sinh. Vì lí do trên mà chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Hướng dẫn giải đáp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hình vẽ thí nghiệm thực hành trong chương trình Hóa học THPT”.

Các thí nghiệm rất đa dạng và phong phú, trải rộng từ chương trình Hóa học lớp 10 đến lớp 12, song do điều kiện cụ thể nên trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến các thí nghiệm liên quan đến chất khí.

 

docx 24 trang thuychi01 12581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn giải đáp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hình vẽ thí nghiệm thực hành trong chương trình Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Hóa học là một môn học kết hợp lý thuyết và thực hành, đặc biệt rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm tìm hiểu, phát hiện và chứng minh tính chất của các chất. Nếu muốn học sinh yêu thích và đam mê môn Hóa thì trong mỗi tiết học giáo viên phải tối đa phát huy tác dụng của các thông tin phục vụ bài dạy qua thí nghiệm thực hành, qua tivi, internet... đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập.
Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hữu ích nhất đối với việc dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của học sinh. Bài tập hóa học có tác dụng giúp cho học sinh khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học; giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy logic, tính toán,
Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định chuyển đổi hình thức thi môn Hóa học từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu này, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sách viết về bài tập trắc nghiệm, nhưng chủ yếu vẫn là các bài tập được chuyển đổi từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. Các bài tập đó chủ yếu dùng lời để mô tả, số lượng bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm thực hành để mô tả hiện tượng, cách tiến hành, kết quả, còn hạn chế.
Những dạng bài tập có sử dụng hình vẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích, đánh giá, rất tốt. Khi chúng kết hợp với các bài tập dùng lời sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện các kĩ năng cho học sinh. Vì lí do trên mà chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Hướng dẫn giải đáp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hình vẽ thí nghiệm thực hành trong chương trình Hóa học THPT”.
Các thí nghiệm rất đa dạng và phong phú, trải rộng từ chương trình Hóa học lớp 10 đến lớp 12, song do điều kiện cụ thể nên trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến các thí nghiệm liên quan đến chất khí.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu và biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có hình vẽ thí nghiệm thực hành nhằm góp phần làm đa dạng các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy học và kiểm tra kết quả học tập của học sinh, nâng cao chất lượng học tập và hứng thú của học sinh đối với môn hóa học, đồng thời ôn tập và hướng dẫn học sinh trong quá trình ôn thi trung học phổ thông Quốc gia đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập trắc nghiệm khách quan liên quan đến hình vẽ thí nghiệm thực hành về các chất khí trong chương trình hóa học phổ thông ở Việt Nam. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
− Phương pháp điều tra.
− Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
- Phần câu hỏi trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm mới được đưa vào đề thi trong 2- 3 năm gần đây nên cũng đang là vấn đề mới. Trong đề tài này tôi phân loại được các câu hỏi về chất khí theo các dạng: điều chế khí, chứng minh tính chất hóa học, tìm chất phản ứng và tạo thành, tổng hợp kiến thức... để giúp học sinh nắm bắt tốt nội dung ôn tập. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để chọn đúng phương án trả lời trong các câu hỏi trắc nghiệm sử dụng hình vẽ thí nghiệm thì học sinh phải nhớ và nắm chắc nguyên tắc hóa học, cách tiến hành, dụng cụ hóa chất, hiện tượng và phương trình hóa học ở mỗi thí nghiệm được trình bày trong SGK. Các thí nghiệm được mô tả và biểu diễn trong SGK chủ yếu là những thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học và điều chế các chất, chính vì vậy học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của mỗi bài học, nắm vững tính chất hóa học và nguyên tắc, phương pháp điều chế các chất, đặc biệt là các chất khí. 
Trong đề tài này, tôi xin phân loại một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan có sử dụng hình vẽ thí nghiệm thực hành liên quan đến chất khí trong chương trình hóa học THPT. Việc này sẽ giúp học sinh hiểu, khắc sâu kiến thức và giải quyết được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến thí nghiệm về chất khí. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Tăng cường thí nghiệm thực hành và các giờ luyện tập, ôn tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn học, biến kiến thức môn học từ phức tạp thành đơn giản, gần gũi. 
Vài năm gần đây, các câu hỏi thí nghiệm thực hành được tăng cường trong đề thi THPT Quốc gia, tuy nhiên nhiều học sinh chưa giải quyết được câu hỏi, còn chưa biết cách nhận biết và giải quyết vấn đề, tìm ra đáp án đúng. 
 Từ những khó khăn trên tôi nghĩ cần phải nghiên cứu, tổng hợp về câu hỏi trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm trong chương trình Hóa học THPT. Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về các thí nghiệm liên quan đến chất khí. 
2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện
2.3.1. Thí nghiệm về điều chế chất khí: 
Để xây dựng và giải đáp, học sinh cần nắm vững: 
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế các chất khí trong chương trình Hóa học THPT: Cl2, HCl, H2S, SO2, N2, NH3, CH4, C2H4, C2H2... 
- Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm để phản ứng và loại tạp chất để tinh chế chất khí. 
- Phương pháp thu khí : Dựa theo tính chất mỗi khí ta phân loại như sau: 
+ Khí ít tan, không tan, không tác dụng với nước (O2, N2, CH4, C2H4, C2H2... ) thì thu bằng phương pháp đẩy nước.
Lưu ý: Các khí C2H4, C2H2... có tác dụng với H2O nhưng ở điều kiện nhiệt độ cao và có xúc tác, ở điều kiện thường là những chất khí không tan và không tác dụng với nước. Một số học sinh hay nhầm lẫn điều này, vì vậy yêu cầu giáo viên phải làm rõ và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
+ Khí tan trong nước hoặc tác dụng với nước ( SO2, NO2, NH3, Cl2, HCl...) thì thu bằng phương pháp đẩy không khí ( nếu khối lượng riêng của khí khác nhiều so với không khí): Trường hợp khí nhẹ hơn không khí ( M29: SO2, NO2,Cl2, HCl...) thì để thẳng đứng bình thu khí, miệng bình hướng lên trên. 
+ Trường hợp khí không tan trong nước có thể sử dụng 2 phương pháp là phương pháp đẩy không khí và đẩy nước. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ xử lý theo phương pháp hợp lý nhất. 
2.3.1.1. Điều chế các khí tan trong nước, nặng hơn không khí: Thu khí bằng phương pháp đẩy không khí, để thẳng đứng bình thu khí, miệng bình hướng lên trên. 
(Thí dụ: SO2, NO2,Cl2, HCl...)
dd H2SO4 đặc
dd NaCl
Dung dịch HCl đặc
Eclen sạch để thu khí Clo
1
Ví dụ 1: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
Hóa chất không được dùng trong bình cầu (1) là:
A. H2O2	B. KMnO4	C. KClO3	D. MnO2
Hướng dẫn: 
	- HS cần nắm vững phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm là gì? 
( Cho chất oxi hóa mạnh tác dụng với dung dịch HCl đặc: với KMnO4, KClO3 , MnO2 thì cần phải đun nóng ). 
	- Từ đó suy ra đáp án A. 
Ví dụ 2: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
MnO2
dd NaCl 
dd H2SO4 đặc
Dd HCl đặc
Bình tam giác khô 
và sạch để thu khí clo
Phát biểu nào sau đây không đúng:
	A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hoà.
	B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khô.
	C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
	D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH.
Hướng dẫn: - Hs cần nắm vững quy trình xử lý và thu khí clo, các hóa chất được dùng để loại bỏ tạp chất trong quá trình thu khí clo: 
	+ Dung dịch NaCl dùng để hấp thụ khí HCl.
	+ Dung dịch H2SO4 dùng để hấp thụ hơi H2O. 
	+ Do khí clo tan trong nước, clo nặng hơn không khí, nên thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí ( để bình thu khí thẳng đứng). 
	+ Không thể dùng các dung dịch và các chất khác mà có phản ứng hóa học với khí clo. 
Suy ra đáp án cần tìm là D. ( vì dung dịch NaOH, CaO có phản ứng với khí clo và khí clo ẩm).
Ví dụ 3: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm: 
Phát biểu nào sau đây sai?
Trong thí nghiệm trên có thể thay NaCl bằng CaF2 để điều chế HF.
Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ loãng. 
Trong thí nghiệm trên không thể thay NaCl bằng NaBr để điều chế HBr. 
Sau phản ứng giữa NaCl và H2SO4, HCl sinh ra ở thể khí. 
Hướng dẫn: - HS cần nắm vững phương pháp điều chế axit HCl trong phòng thí nghiệm, các hóa chất dụng cụ cần dùng và cách tiến hành TN.
Hóa chất cần dùng : NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc), ( hoặc KCl rắn).
Đun nóng ống nghiệm phản ứng. 
Do khí HCl ta trong nước và nặng hơn không khí nên thu khí HCl bằng phương pháp đẩy không khí, trong bình để xuôi. 
Hòa tan khí HCl vào nước được dung dịch HCl. 
Phương pháp này gọi là phương pháp sunfat dùng H2SO4 (đặc) đẩy axit yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, do H2SO4 (đặc) có tính oxi hóa mạnh nên các axit được điều chế phải có tính khử yếu và rất yếu ( HCl, HF...).
Suy ra đáp án đúng là B. 
2.3.1.2. 	Điều chế các khí tan trong nước, nhẹ hơn không khí: Thu bằng phương pháp đẩy không khí, úp ngược bình thu khí.
Ví dụ 4:
Trong phòng thí nghiệm, khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ. 
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?
Hình 1. 	B. Hình 2. 	C. Hình 3. 	D. Hình 4. 
Hướng dẫn: - Học sinh cần nắm vững khí NH3 được điều chế trong PTN bằng cách cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm, và đun nhẹ cho khí NH3 bay lên. 
Khí NH3 tan nhiều trong nước nên thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí, do NH3 nhẹ hơn không khí ( M = 17 < 29) nên thu khí NH3 bằng cách úp ngược bình.
Suy ra đáp án A. 
2.3.1.3. Điều chế các khí không tan, ít tan trong nước: Có thể dùng phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí ( nếu M khác nhiều so với M không khí). 
Ví dụ 5: 
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi:
nặng hơn không khí. 
nhẹ hơn không khí. 
rất ít tan trong nước
nhẹ hơn nước.
Hướng dẫn: - HS cần nắm vững phương pháp điều chế oxi trong PTN là nhiệt phân các chất giàu oxi.
Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước do oxi rất ít tan trong nước. 
Suy ra đáp án đúng là C. 
Ví dụ 6: 
Cho hình sau:
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây: 
CH4. 	B. C2H2. 	C. NH3. 	D. C2H4.
Hướng dẫn: HS phân tích đề bài và yêu cầu rút ra kết luận:
 - Theo hình vẽ trên, thu khí Y bằng phương pháp đẩy H2O nên khí Y không tan trong nước , loại C. 
- Phương pháp điều chế các khí còn lại trong PTN: 
CH4: đun hỗn hợp rắn gồm CH3COONa + NaOH/CaO 
C2H2: cho CaC2 ( rắn) + H2O , không cần đun nóng. 
C2H4: đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở khoảng 1700C. 
So với TN trên, suy ra đáp án D.
Ví dụ 7: 
Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí nitơ ?
	A. Cách 2 hoặc Cách 3.	B. Cách 3.
	C. Cách 1.	D. Cách 2.
Hướng dẫn: - Khí N2 có M = 28 gần với M (không khí) = 29 nên không thể dùng phương pháp dời chỗ không khí để thu khí N2 được.
Khí N2 rất ít tan trong nước nên dùng phương pháp đẩy nước để thu khí N2. 
Suy ra đáp án B. 
Thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học: 
Ví dụ 8: Có 4 bình khí mất nhãn là: axetilen, propin, but-1-in, but-2-in. Người ta làm thí nghiệm với lần lượt các khí, hiện tượng xảy ra như hình vẽ sau:
(3)
kết tủa vàng
(4)
dung dịch AgNO3/NH3
(1)
kết tủa
vàng
(2)
dung dịch
AgNO3/NH3
Vậy khí sục vào ống nghiệm 2 là:
A. but-2-in	B. propin	C. but-1-in	D. axetilen
Hướng dẫn: 
HS phải nắm vững kiến thức về phản ứng thế kim loại: những chất có phản ứng thế Ag với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt là những ankin hoặc hợp chất hữu cơ có lien kết ba đầu mạch.
Suy ra khí sục vào ống nghiệm 2 là but-2-in. Đáp án A.
Khí Cl2
H2O
Quỳ tím
 Ví dụ 9: Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ
Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm là:
A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ rồi mất màu.
B. Quỳ tím mất màu rồi chuyển sang màu đỏ.
C. Quỳ tím chuyển sang màu xanh rồi mất màu.
D. Quỳ tím mất màu rồi chuyển sang màu xanh.
Hướng dẫn: 
HS nắm vững tính chất của khí clo ẩm hoặc nước clo là tính oxi hóa mạnh do phản ứng: 	Cl2 + H2O 	HCl + HClO
HCl chuyển quỳ tím sang màu đỏ nhưng HClO có tính oxi hóa mạnh nên tẩy màu làm mất màu quỳ.
Suy ra đáp án A.
Ví dụ 10:	Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
	A. NH3	B. SO2	
	C. HCl	D. H2S
Hướng dẫn: 
Dung dịch trong bình có màu đỏ, môi trường axit, loại A.
Do nước tự phun lên trên bình khí chứng tỏ khí A là khí tan nhiều trong nước.
Suy ra đáp án C.
Ví dụ 11: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:
	Dung dịch X là dung dịch nào trong các dụng dịch sau?
	A. H2S. 	 B. KMnO4.	C. NH3.	D. HCl.	
- Phân tích đề tương tự như ví dụ 10, suy ra đáp án C. 
2.3.3. Thí nghiệm tìm chất tham gia phản ứng, sản phẩm tạo thành sau phản ứng: 
Ví dụ 12: 
Cho hình vẽ bên minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là
A. NH4NO3	 
B. NH4Cl và NaNO2	
C. H2SO4 và Fe(NO3)2 
D. NH3 
Hướng dẫn: - HS nắm vững phương pháp điều chế khí N2 là đun nóng dung dịch NH4NO2 hoặc dùng hỗn hợp NH4Cl + NaNO2. 
Nếu đun NH4NO3 thu được khí N2O. 
Nếu đun hỗn hợp H2SO4 và Fe(NO3)2 thu được NO.
Suy ra đáp án đúng là B. 
C2H5OH + H2SO4 đặc
 Ví dụ 13: 
Làm thí nghiệm như hình vẽ:
Nếu đun ở nhiệt độ 1400C thì sản phẩm sinh ra là gì:
A. (C2H5)2O
B. C2H4
C. C2H5OH
D. C2H6
Hướng dẫn: HS cần nắm vững tính chất hóa học của ancol etylic, về phản ứng tách H2O của C2H5OH ở các nhiệt độ khác nhau. Từ đó suy ra đáp án cho ví dụ 13, 14.
C2H5OH + H2SO4 đặc
 Ví dụ 14: 
 Làm thí nghiệm như hình vẽ:
Nếu đun ở nhiệt độ 1700C thì sản phẩm sinh ra là gì:
A. C2H4
B. (C2H5)2O
C. C2H5OH
D. C2H6
Ví dụ 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: 
	Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ?
	A. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O.	
	B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HCl.
	C. C2H5OH C2H4 + H2O.	
	D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) Na2CO3 + CH4.
Hướng dẫn: - Từ TN suy ra khí Y không tan, rất ít tan trong nước. Loại A,B. 
Y được điều chế từ dung dịch X . Suy ra đáp án C.
Ví dụ 16: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
Dung dịch X
Chất Y
Lưới amiăng
Bông tẩm 
dd Z
SO2
¦
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
	A. HCl, CaSO3, NH3.	B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
	C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.	D. Na2SO3, NaOH, HCl
Hướng dẫn: - Bông tẩm dung dịch NaOH hoặc KOH để hấp thụ khí SO2 không bị thoát ra ngoài môi trường. Loại A, D. 
Chất phản ứng là muối sunfit + dung dịch H2SO4. Chọn đáp án C.
2.3.4. Một số câu hỏi tổng hợp: 
Ví dụ 17: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
	A. 2	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Hướng dẫn: - Khí C nặng hơn không khí ( M> 29), được điều chế từ phản ứng của chất rắn A + dung dịch B. 
Vậy Y là các khí sau: Cl2, SO2, CO2. 
( Lưu ý: khí NO có M= 30 nặng xấp xỉ không khí M = 29,33 nên không thể thu NO bằng phương pháp đẩy không khí được.)
Ví dụ 18: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
	A. Cl2, NH3, CO2, O2.	B. Cl2, SO2, NO, O2.
	C. Cl2, SO2, NH3, C2H4.	D. Cl2, SO2, CO2, O2.
- Phân tích đề tương tự ví dụ 17, tìm ra đáp án D. 
Ví dụ 19: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng thí nghiệm dùng để điều chế chất tương ứng trong phòng thí nghiệm?
	A. 
	B.	 
	C.	
D.	
Hướng dẫn: - Dễ dàng tìm ra đáp án đúng là B. 
- Khí NH3 tan nhiều trong nước, không thu được bằng phương pháp đẩy nước. A sai.
- SO2 được điều chế trong PTN bằng phản ứng của dd Na2SO3 + dd H2SO4 loãng. C sai
- HNO3 được điều chế từ NaNO3 ( rắn) + dd H2SO4 đặc. D sai
Ví dụ 20: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở phòng thí nghiệm. Cho biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau: O2, N2,Cl2, HCl, NH3, SO2?
	A. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2, Cl2; (3) thu NH3, HCl.
	B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2Cl2.
	C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2, Cl2; (3) thu O2, N2.
	D. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2; (3) thu O2, HCl.
Hướng dẫn: - (1) không thu được khí O2, HCl, Cl2 . A, B, D sai.
Đáp án đúng là C. (1) thu khí nhẹ hơn không khí 
(2) thu khí nặng hơn không khí. (3) thu khí không tan trong nước.
 2.3.5. MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG TỰ GIẢI
Câu 1: 
	Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: 
	Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
	A. NH3, CO2, SO2, Cl2	
	B. CO2 , O2, N2, H2	
	C. H2, N2, O2, HCl	
	D. O2, N2, HBr, CO2
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Dung dịch X
Khí Z
Dung dịch X
Chất rắn Y
Khí Z
 H2O
	Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
	A. CuO (rắn) + CO (khí) Cu + CO2­
	B. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3­ + NaCl + H2O
	C. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2­
	D. K2SO3 (rắn) + H2SO4K2SO4 + SO2­ + H2O
Câu 3: Quan sát sơ đồ thí nghiệm
	Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO3?
	A. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt.
	B. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion.
	C. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
	D. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 4: Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm. 
 	 Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo thành là Cl2.
	B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
	C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
	D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Câu 5: 
	Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên:
	Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy:
	A. không có hiện tượng gì xảy ra.
	B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.
	C. có xuất hiện kết tủa màu đen.	
	D. có xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 6: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
	Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên?
	A. 
	B. 
	C. 
	D. 
Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X: 
	Hình vẽ trên minh họa điều chế khí Y nào sau đây:
	A. HCl	B. Cl2	C. O2	D. NH3	
Câu 8: Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, dung dịch X và Y lần lượt là:
 A. NaCl và NaOH	B. NaCl và Na2CO3
	C. NaOH và Na2CO3.	D. NaOH và NaCl
Câu 9: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
	Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?
	A. Cách 2 hoặc Cách 3.	B. Cách 3.
	C. Cách 1.	D. Cách 2.
Câu 10: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:
Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là
A. HBr và HI.	B. HCl và HBr.	
C. HF và HCl.	D. HF và HI.
Câu 11: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. T là oxi.	B. Z là hiđro clorua.
C. Y là cacbon đioxit.	C. X là clo.
Câu 12: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:
Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.	B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.	D. propan-2-ol và butan-2-ol.
Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:
Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O.	B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.	D. Al2O3 và BaO.
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí.
2
KClO3 + MnO2
1
KClO3 + MnO2
3
KClO3 + MnO2
4
KClO3+ MnO2
	Trong các hình vẽ cho ở

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_giai_dap_mot_so_cau_hoi_trac_nghiem_khach_qua.docx