SKKN Hướng dẫn giải bài tập xác định công thức hóa học theo hóa trị cho học sinh lớp 8
Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu của con người ngày càng tăng về vật chất lẫn tinh thần. Hóa học là một trong những nghành có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhờ có Hóa học con người đã tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn, từ đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người.
Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, Hoá học là môn khoa học tự nhiên mà HS được tiếp cận muộn nhất (Lớp 8 mới bắt đầu tiếp cận). Do đây là một môn học mới, cung cấp cho học sinh những kiến thức mở đầu về chất và qui luật biến đổi chất này thành chất khác. Mọi khái niệm, định luật, tính chất các chất đều bắt đầu được xây dựng từ cơ sở thực nghiệm khoa học. Mặt khác ngôn ngữ Hóa học lại khó so với các ngôn ngữ thông thường do đặc thù riêng của bộ môn Hóa học. Trong khi mục tiêu chương trình Hóa học 8 lại yêu cầu:
Về mặt kiến thức: Giúp học sinh tiếp thu được hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản, định luật, tính chât, ứng dụng của một số chất hóa học quan trọng. Những kiến thức này giúp học sinh tiếp tục học lên cấp cao hơn hoặc bước đầu vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống sản xuất.
Về kỹ năng: bước đầu rèn cho học sinh một số kỹ năng cơ bản phổ thông như quan sát; kỹ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự đoán các hiện tượng của phản ứng Hóa học sảy ra; kỹ năng phân loại các dạng bài tập, giúp học sinh nhận dạng bài tập nhanh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC THEO HÓA TRỊ CHO HỌC SINH LỚP 8 Người thực hiện: Đàm Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú SKKN thuộc lĩnh vực : Hoá học THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 3 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 2.1. Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng vấn đề 5 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 6 2.3.1. Giải pháp 6 2.3.2. Tổ chức thực hiện 8 a.Hình thức tổ chức 8 b. Biện pháp tổ chức 8 b.1) Hướng dẫn học sinh lập CTHH của hợp chất theo các bước 8 b.2) Hướng dẫn HS lập CTHH bằng cách nhanh nhất. 10 b.3) Hướng dẫn HS xác định công thức đúng, sai 13 b.4) Hướng dẫn HS xác định tên nguyên tố. 15 c. Kết quả 15 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến 16 3. Kết luận và kiến nghị 16 - Kết luận 16 - Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 18 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu của con người ngày càng tăng về vật chất lẫn tinh thần. Hóa học là một trong những nghành có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhờ có Hóa học con người đã tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn, từ đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người. Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, Hoá học là môn khoa học tự nhiên mà HS được tiếp cận muộn nhất (Lớp 8 mới bắt đầu tiếp cận). Do đây là một môn học mới, cung cấp cho học sinh những kiến thức mở đầu về chất và qui luật biến đổi chất này thành chất khác. Mọi khái niệm, định luật, tính chất các chất đều bắt đầu được xây dựng từ cơ sở thực nghiệm khoa học. Mặt khác ngôn ngữ Hóa học lại khó so với các ngôn ngữ thông thường do đặc thù riêng của bộ môn Hóa học. Trong khi mục tiêu chương trình Hóa học 8 lại yêu cầu: Về mặt kiến thức: Giúp học sinh tiếp thu được hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản, định luật, tính chât, ứng dụng của một số chất hóa học quan trọng. Những kiến thức này giúp học sinh tiếp tục học lên cấp cao hơn hoặc bước đầu vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống sản xuất. Về kỹ năng: bước đầu rèn cho học sinh một số kỹ năng cơ bản phổ thông như quan sát; kỹ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự đoán các hiện tượng của phản ứng Hóa học sảy ra; kỹ năng phân loại các dạng bài tập, giúp học sinh nhận dạng bài tập nhanh. Về thái độ: giúp học sinh có lòng ham thích học tập bộ môn, có sự say mê trong học tập, có niềm tin vào sự tồn tại và biến đổi của vật chất. Giúp học sinh có ý thức tuyên truyền và vận dụng hiểu biết của mình vào đời sống sinh hoạt và sản xuất ở gia đình, ở địa phương. Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh những phẩm chất cần thiết như: cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, chính xác, yêu chân lý khoa học. Từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Làm thế nào để đáp ứng mục tiêu chương trình dạy học môn Hóa học, tạo tiền đề vững chắc giúp các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất? Đó là câu hỏi mà giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học luôn phải trăn trở. Bởi ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hóa học ở trường phổ thông nói chung. Điều đó càng đặc biệt hơn đối với học sinh lớp 8 ở trường DTNT nói riêng – một đối tượng HS là người dân tộc thiểu số với bản tính nhút nhát, rụt rè và năng lực tiếp thu có phần hạn chế hơn các đối tượng học sinh khác. Trong chương trình Hóa học 8, học sinh đã phải lần lượt thực hiện các dạng bài tập như: Lập CTHH của hợp chất; lập PTHH; giải bài tập tính theo CTHH, PTHH; giải bài tập về nồng độ dung dịch ; giải các bài tập tổng hợp; phân biệt các chất đây là những dạng bài tập xuyên suốt quá trình học tập môn Hóa học. Là giáo viên giảng dạy qua nhiều năm tại trường DTNT huyện Như Thanh tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều. Một số học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán hóa học còn non yếu. Ngay cả việc lập CTHH của hợp chất theo hóa trị nhiều em còn lúng túng chưa được thành thạo thì làm sao các em có thể giải được các dạng bài tập khác tốt hơn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học THCS nói chung, giảng dạy Hóa học ở trường THSC – DTNT huyện Như thanh nói riêng, người giáo viên dạy hóa ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn cần nắm vững hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp cho từng công việc: luyện tập, kiểm tra, nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ, nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, khá, TB, Yếu, kém. Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, bản thân tôi luôn có ý thức tìm tòi, thử nghiệm và đã tích lũy được một số ít kinh nghiệm cho mình, giúp học sinh dễ hiểu bài và giải bài tập tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn giải bài tập xác định Công thức Hóa học theo hóa trị cho HS lớp 8 ”. 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của chuyên đề này là giúp các em củng cố, nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan đến dạng bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị trong phạm vi kiến thức hóa học 8. Rèn kỹ năng giải bài tập xác định CTHH nhanh nhất, chính xác nhất để học sinh có kiến thức học tập Hóa học tốt hơn. Bên cạnh đó, giảm bớt được áp lực cho học sinh khi giải toán hóa. Giúp các em có hứng thú, có niềm tin, có lòng ham muốn học tập bộ môn Hóa học, cũng như tự tin hơn trên con đường học tập của mình. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tổng kết về thực trạng tiếp thu lý thuyết và làm bài tập về lập Công thức Hóa học theo hóa trị của học sinh lớp 8 trường DTNT Như Thanh. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học vv... Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài tập xác định CTHH theo nội dung đề tài. Trên cơ sở đó, tôi đã trình bày các dạng bài toán xác định CTHH theo hóa trị đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao trí tuệ của học sinh. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong chương trình Hóa học, các dạng toán Hóa học rất phong phú và đa dạng. Mỗi dạng toán Hóa học đều có nguyên tắc riêng và có phương pháp giải đặc trưng, có những bài toán Hóa học được giải bằng nhiều cách khác nhau. Kỹ năng giải toán Hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững kiến thức về tính chất Hóa học của chất, nắm vững các công thức.., biết vận dụng kiến thức vào giải bài toán. Việc học sinh nắm được các bước giải một bài toán, hình thành thói quen phân tích đề bài và định hướng cách làm là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán Hóa học. Do đó để hình thành kỹ năng giải toán Hóa học cho học sinh lớp 8, ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, giáo viên phải hình thành cho học sinh các cách giải bài toán ứng với từng trường hợp, với từng dạng bài khác nhau. Dạng bài tập xác định CTHH rất quan trọng đối với học sinh trong học tập Hóa học 8. Bởi ngay từ đầu học sinh có lập đúng CTHH của chất, thì tiếp đó mới viết PTHH, lập PTHH và tính theo CTHH, PTHH... một cách chính xác. Muốn vậy, Ngay từ đầu học sinh phải nắm vững các ký hiệu Hóa học, hóa trị của nguyên tố. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình giảng dạy Hoá học ở trường trung học cơ sở Dân Tộc Nội Trú, tôi nhận thấy có những thực trạng sau: a. Về cơ sở vật chất: Trường DTNT được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương nên nhà trường có được cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, những thiết bị, đồ dùng cần thiết cho môn học Hóa học lại chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của bộ môn. Nhiều đồ dùng dạy học, hóa chất chưa đảm bảo chất lượng, hoặc đã quá hạn, hư hỏng. b. Đối với giáo viên: - Hầu hết các giáo viên có tâm huyết với nghề, quan tâm, nhiệt tình, chu đáo với công việc, với học sinh. - Trong công tác giảng dạy thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kinh nghiệm. Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao hiệu quả dạy và học . - Giáo viên Hóa - Thí nghiệm là GV kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên sâu. Điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phụ giúp cho giáo viên bộ môn trong giảng dạy cũng như học tập của học sinh. c. Đối với học sinh: Hầu hết các em là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện đa số các em ngoan ngoãn, chăm chỉ chịu khó. Bố mẹ ngày càng quan tâm hơn đến việc học hành của con cái, sách vở đồ dùng phục vụ học tập tương đối đầy đủ. Tuy nhiên môn Hóa học là một môn học mới bắt đầu từ lớp 8, nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, lúng túng trước những kiến thức mới lạ, chưa có phương pháp học tập tối ưu cho mình, khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, đặc biệt là kĩ năng thực hành, vận dụng giải toán Hóa học của học sinh còn bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều học sinh coi đây là môn học phụ, khó nên sao nhãng, bỏ qua . Mặt khác do đặc thù của trường DTNT, học sinh phải học trên lớp cả ngày nên thời gian dành cho việc tự học, nghiên cứu thêm tài liệu là rất ít dẫn đến chất lượng học tập môn học là chưa cao. Dưới đây là kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I bộ môn Hóa học năm học 2015 - 2016 như sau: * Kết quả: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 8A 29 0 0 4 13.8 20 69 5 17,2 8B 30 1 3,3 6 20 17 56,7 6 20 Khối 8 59 1 1,7 10 16,9 37 62,7 11 18,7 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy chất lượng học tập môn Hóa học của các em học sinh lớp 8 là chưa cao. Số học sinh giỏi còn quá ít, số học sinh yếu còn nhiều trong học kỳ I năm học vừa qua. Điều đó cho thấy khả năng tiếp thu và nắm vững kiến thức của các em còn hạn chế. Học sinh cần được trang bị vốn kiến thức vững chắc ngay từ đầu; phải nắm vững ký hiệu Hóa học, hóa trị của các nguyên tố, biết cách lập đúng CTHH của chất... Vì vậy, tôi đã mạnh dạn vận dụng một vài kinh nghiệm của mình vào việc hướng dẫn giải bài tập xác đinh công thức Hóa học theo hóa trị. Đối tượng được áp dụng là học sinh khối lớp 8 trường DTNT Như Thanh. Với những kinh nghiệm này tôi tin rằng các em không chỉ nắm vững kiến thức để xác định CTHH theo hóa trị mà còn giải được các dạng bài tập khác tốt hơn. 2. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Giải pháp: a) Thiết kế bài soạn theo hướng dạy học tích cực. - Soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực, chuẩn bị bài đầy đủ, xác định rõ mục tiêu trọng tâm bài học. - Xác định phương pháp giảng dạy chủ yếu của bài, phối hợp các phương pháp dạy học trong từng bài cụ thể . - Chuẩn bị phương tiện ,đồ dùng dạy học trước khi lên lớp - Soạn nội dung bài tập, phiếu học tập phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh. Nội dung bài tập phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. - Với dạng bài tập khó, giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý học sinh, định hướng cách giải, giúp học sinh giải. b) Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: - Tổ chức dạy học theo nhóm: + Chia lớp thành các nhóm tương ứng với các đối tượng học sinh, để dạy học phù hợp với khả năng học tập của các em. + Phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính sáng tạo và vai trò trách nhiệm mỗi cá nhân . + Học sinh được giao lưu học hỏi lẫn nhau qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, cùng nhau hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung. + Hình thành nhân cách và phát triển kỹ năng học tập cho học sinh . Để phương pháp hoạt động nhóm đảm bảo về thời lượng, nội dung kiến thức đem lại kết quả cao giáo viên cần: * Giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm. * Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định ( nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay đổi cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm. * Theo dõi hoạt động của các nhóm để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt động nhóm đi đúng hướng. * Nhận xét đánh giá - Tổ chức dạy học kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ. + Trong dạy học GV phải hoạt linh hoạt trong các khâu lên lớp nhằm giúp học sinh nắm kiến thức tích cực, vững chắc. + Phối kết hợp linh hoạt giữa hoạt động cá nhân học sinh và hoạt động nhóm theo từng nội dung kiến thức phù hợp, có sự chuẩn bị chu đáo. + Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và độc lập, hợp tác chủ động tổng hợp kiến thức. + Phát huy tính sáng tạo, thông minh trong mỗi bản thân của từng học sinh. Từ đó các em có hứng thú, có niềm tin, say mê tìm tòi kiến thức cho riêng mình. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là cần thiết và phù hợp với mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay - dạy học theo phương pháp tích cực. Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ mang tính thuyết phục và khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh với nội dung phong phú... Vì vậy sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử,... được dùng một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động giúp giáo viên : * Nêu hướng dẫn, cách tiến hành thí nghiệm hoặc những yêu cầu của giáo viên đối với học sinh. * Sử dụng thí nghiệm ảo cho những thí nghiệm có tính chất độc hại, những thí nghiệm khó thành công. * Sử dụng tranh ảnh minh họa, trực quan cho nội dung bài học. * Nêu hệ thống câu hỏi và bài tập trong tiết học. * Đáp án của giáo viên. * Những nội dung cần chốt lại trong bài học, phần học. - Tổ chức dạy học theo phiếu học tập + Nội dung phiếu phải phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. + Phiếu học tập giúp giảm phần diễn giải của giáo viên đồng thời giúp học sinh hoạt động tích cực ( kể cả học sinh yếu, kém). + Phiếu học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động hợp tác nghiên cứu, thảo luận... để hoàn thành nội dung yêu cầu. Từ đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội. 2.3.2: Tổ chức thực hiện: a) Hình thức: Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh giải bài tập xác định CTHH của hợp chất theo hóa trị. Cụ thể trong Tiết 2 bài Hóa trị và tiết luyện tập 2 Hóa học 8. Yêu cầu : - Học sinh viết đúng KHHH, nắm được hóa trị của nguyên tố. - Nắm được quy tắc hóa trị, tính được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất. - Biết vận dụng qui tắc hóa trị lập CTHH theo các bước - Rèn kỹ năng lập CTHH theo hóa trị một cách nhanh nhất. - Giúp các em có niềm tin, ham muốn học tập bộ môn [1]. Để học sinh có thể hiểu bài và thành thạo trong việc lập CTHH của hợp chất, giáo viên cần truyền tải nội dung kiến thức theo trình tự từ dễ đến khó. b) Biện pháp thực hiện: b.1) Hướng dẫn học sinh lập CTHH của hợp chất theo các bước (SGK). Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo hệ thống câu hỏi : - Viết CTDC của hợp chất ? - Lập đẳng thức theo qui tắc hóa trị ? -Rút tỷ lệ ? - Viết CTHH của hợp chất ? VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Al(III) và O(II) Giải - CTDC của hợp chất là: AlxOy - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. II à = à x=2 ; y=3 - CT hợp chất là Al2O3 VD2: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Mg(II) và Cl(I) Giải - Gọi CTDC của hợp chất là MgxCly - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. II = y. I à = à x=1 ; y=2 - CT hợp chất là MgCl2 *GV lưu ý hs : Nếu chỉ số là 1 không viết. VD3: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi S(IV) và O(II) Giải - Gọi CTDC của hợp chất là SxOy - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. IV = y. II à = à x=1 ; y=2 - CT hợp chất là SO2 *GV lưu ý hs: Nếu chỉ số x,y chưa tối giản thì rút gọn cho tối giản. VD4: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Al(III) và (SO4)(II) Giải: - Gọi CTDC của hợp chất là Alx(SO4)y - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. II à = à x=2 ; y=3 - CT hợp chất là Al2(SO4)3 *GV lưu ý hs: Nếu là nhóm nguyên tử, coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố, rồi tiến hành lập công thức tương tự hợp chất hai nguyên tố. Từ những VD trên, GV đặt câu hỏi học sinh tìm ra các bước thực hiện bài toán: Các bước lập CTHH của hợp chất theo hóa trị Bước 1: Viết công thức dạng chung của hợp chất dưới dạng AxBy . Trong đó: - x,y là số nguyên, dương, tối giản hay x,y( thuộc N*) - A, B là một nguyên tố hóa học hay một nhóm nguyên tử - a, b lần lượt là hoá trị của Avà B Bước 2: Viết biểu thức quy tắc hóa trị : a.x = b.y Bước 3: Chuyển thành tỷ lệ = = ( vì x,y là số tối giản ) à x = b( hoặc b ,) ; y = a( hoặc a ,) Bước 4: Viết CTHH của hợp chất [2]. *Bài tập vận dụng : Ví dụ 1: Lập CTHH của những hợp chất hai nguyên tố sau: 1) P (III) và H 2) C (IV) và S(II) 3) Fe (III) và O Giải: 1 ) Gọi CTDC của hợp chất là PxHy - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. I à = à x =1 ; y =3 . - CT hợp chất là PH3 2 ) Gọi CTDC của hợp chất là CxSy - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. IV = y. II à = à x =1 ; y = 2 - CT hợp chất là CS2 3 ) Gọi CTDC của hợp chất là FexOy - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. II à = à x =2 ; y =3 - CT hợp chất là Fe2O3 [2]. Ví dụ 2: Lập CTHH của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: 1. Ba(II) và nhóm OH (I) 2. Al (III)và nhóm NO3(I) 3. Cu(II) và nhóm CO3 4. Na (I)và nhóm PO4(III) [3] . Giải: 1 ) Gọi CTDC của hợp chất là Bax (OH)y - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. II = y. I à = à x =1 ; y =2 - CT hợp chất là Ba(OH)2 2 ) Gọi CTDC của hợp chất là Alx(NO3)y - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. III = y. I à = à x =1 ; y = 3 - CT hợp chất là Al(NO3)3 3 ) Gọi CTDC của hợp chất là Cux(CO3 )y - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. II= y. II à = à x =1 ; y =1 - CT hợp chất là CuCO3 4 ) Gọi CTDC của hợp chất là Nax(PO4 )y - Theo quy tắc hóa trị ta có: x. I= y. III à = à x =3 ; y =1 - CT hợp chất là Na3PO4 . b.2) Hướng dẫn HS lập CTHH bằng cách nhanh nhất. Sau khi học sinh đã thành thạo việc lập CTHH theo các bước, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh lập công thức hoá học bằng cách nhanh nhất. a b Từ công thức dạng chung của hợp chất Ax By Ta có: * Trường hợp 1: Nếu a=b thì x=y=1 à CTHH hợp chất là AB VD1: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi : Ca(II) và O K(I) và (NO3)(I) Al(III) và (PO4) (III) Giải: 1) Ta có Ca(II), O(II) à CTHH hợp chất là CaO 2) Ta có K(I), (NO3)(I) à CTHH hợp chất là KNO3 3) Ta có Al(III), (PO4)(III) à CTHH hợp chất là AlPO4 * Ngược lại , trong CTHH nếu x=y=1 thì a=b . VD2: Xác định hóa trị của Cu, Fe trong hợp chất sau : CuO ; FePO4 Giải : Trong CTHH CuO chỉ số của Cu bằng chỉ số của O, mà O(II) nên Cu(II). Trong CTHH FePO4 chỉ số của Fe bằng chỉ số của nhóm (PO4), mà (PO4)(III) nên Fe(III). a b * Trường hợp 2 : Nếu a ¹ b và tối giản thì Ax By (x= b, y=a) à CTHH hợp chất là AbBa VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Ca(II) và (PO4)(III) II III Giải: Ta có Cax(PO4)y . Do tối giản II III Nên Cax(PO4)y à CTHH của hợp chất là Ca3(PO4)2 GV lưu ý HS : Nếu a,b là những số tối giản thì có thể xác định hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại để lập công thức nhanh nhất. * Ngược lại HS có thể tìm nhanh được hóa trị của A,B khi biết CTHH. VD2: Xác định hóa trị của N trong hợp chất sau : N2O5. Giải : Trong CTHH N2O5 : O(II), hóa trị của O bằng chỉ số của N mà chỉ số của O bằng hóa trị của N. Vậy N(V). * Trường hợp 3: Nếu a ¹ b và chưa tối giản thì tối giản = = rồi thực hiện quy tắc chéo như trên (x = b, y= a,) a b a, b, Ax By à Ax By à CTHH của hợp chất là AB VD: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi : S(VI) và O Giải: VI II Ta có CTHH: SxOy . Do = VI II 3 1 Nên SxOy à SxOy à CTHH của hợp chất là SO3 * Bài tập vận dụng : Giáo viên sử dụng (phiếu học tập) GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm - Chia HS theo n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_giai_bai_tap_xac_dinh_cong_thuc_hoa_hoc_theo.doc