SKKN Hoàng đế Lê Đại Hành và Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, nhằm giáo dục niềm tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh trường THPT Lê Lợi
Lê Đại Hành Hoàng đế ( 980 – 1005; tên húy là Lê Hoàn), là người đã có công lớn trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng chính quyền nước Đại Cồ Việt vững mạnh ở thế kỷ X.
Là viên tướng trẻ tài ba, Lê Hoàn sớm đã bộc lộ tố chất của một quân vương trí dũng. Đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn, Lê Hoàn đã góp công lớn loạn 12 xứ quân, chấm dứt cát cứ, thống nhất giang sơn. Đất nước thống nhất, Lê Hoàn được phong chức : Thập đạo Tướng quân thống lĩnh tổng chỉ huy quân đội. Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ về khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, cải cách bộ máy hành chính; thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẽo, hoàng đế Lê Hoàn đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia vững mạnh.
Năm 1005, Hoàng đế Lê Đại Hành qua đời, để ghi nhớ những công lao to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập - quê hương ông và hàng năm, từ ngày 7 đến 9 tháng 03 âm lịch đông đảo nhân dân lại về đây dâng hương, tụ hội. Đặc biệt ngày 24 tháng 12 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1820 công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Sáng ngày 12 tháng 4 - tức ngày 8 tháng 3 năm Kỷ Hợi ( 2019 ) tại Khu di tích lịch sử đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân), huyện Thọ Xuân đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và khai trống lễ hội Lê Hoàn 2019. Đây là niềm vinh hạnh của nhân dân xứ Thanh nói chung và nhân dân Thọ Xuân nói riêng.
Là giáo viên dạy môn lịch sử, khi giảng dạy về phần lịch sử địa phương huyện Thọ Xuân, tôi nhận thấy được trách nhiệm của mình là phải giáo dục các em học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương; về các nhân vật lịch sử kiệt xuất của vùng đất Thọ Xuân – những người đã vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc và làm rạng rỡ quê hương.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lê Đại Hành Hoàng đế ( 980 – 1005; tên húy là Lê Hoàn), là người đã có công lớn trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng chính quyền nước Đại Cồ Việt vững mạnh ở thế kỷ X. Là viên tướng trẻ tài ba, Lê Hoàn sớm đã bộc lộ tố chất của một quân vương trí dũng. Đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn, Lê Hoàn đã góp công lớn loạn 12 xứ quân, chấm dứt cát cứ, thống nhất giang sơn. Đất nước thống nhất, Lê Hoàn được phong chức : Thập đạo Tướng quân thống lĩnh tổng chỉ huy quân đội. Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ về khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, cải cách bộ máy hành chính; thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẽo, hoàng đế Lê Hoàn đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia vững mạnh. Năm 1005, Hoàng đế Lê Đại Hành qua đời, để ghi nhớ những công lao to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập - quê hương ông và hàng năm, từ ngày 7 đến 9 tháng 03 âm lịch đông đảo nhân dân lại về đây dâng hương, tụ hội. Đặc biệt ngày 24 tháng 12 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1820 công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Sáng ngày 12 tháng 4 - tức ngày 8 tháng 3 năm Kỷ Hợi ( 2019 ) tại Khu di tích lịch sử đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân), huyện Thọ Xuân đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và khai trống lễ hội Lê Hoàn 2019. Đây là niềm vinh hạnh của nhân dân xứ Thanh nói chung và nhân dân Thọ Xuân nói riêng. Là giáo viên dạy môn lịch sử, khi giảng dạy về phần lịch sử địa phương huyện Thọ Xuân, tôi nhận thấy được trách nhiệm của mình là phải giáo dục các em học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương; về các nhân vật lịch sử kiệt xuất của vùng đất Thọ Xuân – những người đã vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc và làm rạng rỡ quê hương. Ý thức được điều này, nên trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm đọc, sưu tập tài liệu, các bài viết và tranh ảnh về Hoàng đế Lê Đại Hành; về khu di tích cấp quốc gia đặc biệt ( đến thờ Lê Hoàn ), để giảng dạy các em học sinh, nhằm nâng cao, mở rộng sự hiểu biết của các em các em về Hoàng đế Lê Đại Hành về quốc gia Đại Cồ Việt và về khu di tích đền thờ Lê Hoàn. Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018 – 2019 là : Qua bài giảng “ Hoàng đế Lê Đại Hành và Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, nhằm giáo dục niềm tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh trường THPT Lê Lợi ”. 2. §èi tîng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ diễn ra trong một đơn vị thời gian nhất định( 980 – 1005 ). Tuy nhiên, để giúp học sinh hiểu sâu hơn về Hoàng đế Lê Đại Hành; về khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn được mở rộng ở phạm vị sau đây : - Về thân thế của Lê Hoàn trước khi ông trở thành Hoàng đế của quốc gia Đại Cồ Việt; - Những đóng góp của Hoàng đế Lê Đại Hành trên các lĩnh vực chính tri – quân sự - kinh tế - văn hóa – ngoại giao; - Về lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, bảo vệ khu di tích lịch sử - văn hóa tâm linh đền thờ vua Lê Đại Hành từ khi xây dựng đến nay. - Lễ hội Lê Hoàn với những yếu tố văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc 3. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Về nhiệm vụ : Đề tài Qua bài giảng “ Hoàng đế Lê Đại Hành và Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, nhằm giáo dục niềm tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh trường THPT Lê Lợi ”, giúp học sinh nắm được một cách khái quát về thân thân thế, sự nghiệp, những đóng góp của vua Lê Đại Hành trên cương vị là hoàng đế của quốc gia Đại Cồ Việt; về khu di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn và Lễ hội Lê Hoàn hằng năm. Qua việc nắm được những kiến thức cơ bản trển, các em học rất tự hào về Hoàng đế Lê Đại Hành, về khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, về quê hương Thọ Xuân – vùng đất địa linh nhân kiệt. - Về phương pháp nghiên cứu Để giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết về Hoàng đế Lê Đại Hành và khu di tích lịch sử - văn hóa đến thờ Lê Hoàn, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : + Phương pháp hoạt động nhóm, bằng việc đưa ra các câu hỏi chứa đựng những thông tin mang tính hệ thống để các nhóm thảo luận, trả lời. Việc sử dụng phương pháp hoạt động dạy học này, học sinh có điều kiện cùng nhau thảo luận trao đổi, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Hoàng đế Lê Hoàn, về những chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao của quốc gia Đại Cồ Việt, dưới sự trị vì của nhà vua Lê Hoàn; + Hình thức dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, máy chiếu, tranh ảnh, các tư liệu liên quan để làm sinh động và hiểu sâu thêm về những vấn đề liên quan đến Hoàng đế Lê Đại Hành và khu di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn và lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hằng năm. 4. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Điểm mới và đóng góp của đề tài được thể hiện ở các điểm sau : + Học sinh trường THPT Lê Lợi có điều kiện hiểu sâu và toàn diện về Hoàng đế Lê Đại Hành, về quê hương ông, về thân thế và sự nghiệp trị vì đất nước của ông trên cương vị là Hoàng đế của quốc gia Đại Cồ Việt. Trên cương vị là người đứng đầu đất nước, Hoàng đế Lê Đại Hành đã có những đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh – quốc phòng, đưa đất nước Đại Cồ Việt trở thành quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á. + Học sinh trường THPT Lê Lợi biết được quá trình xây dựng, bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn từ khi xây dựng đến nay. + Học sinh trường THPT Lê Lợi có điều kiện hiểu sâu thêm về Lễ hội Lê Hoàn. Lê hội Lê Hoàn hằng năm chính là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn – người đã có công lớn lãnh đạo nhân dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. + Đề tài này là nguồn tư liệu có giá trị lý luận và tính thực tiễn cao, được sưu tầm công phu và trình bày khoa học, giúp cho các Thầy, Cô giáo dạy môn lịch sử có thể tham khảo khi giảng dạy lịch sử địa phương của vùng đất Thọ Xuân; và các giá trị lịch sử - văn hóa của vùng đất địah linh nhân kiệt này. B. gi¶I quyÕt vÊn ®Ò 1. C¬ së lÝ luËn cña ®Ò tµi Hoàng đế Lê Đại Hành ( Lê Hoàn ), là một trong những vị vu nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Nếu như vua Đinh Tiên Hoàng là người có công chấm dứt nạn cát cứ của các tập đoàn phong kiến, thống nhất đất nước, kiến lập nên quốc gia Đại Cồ Việt; thì Hoàng đế Lê Hoàn lại là người đưa Đại Cồ Việt phát triển đỉnh cao. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển. Các thế lực ngoại xâm bị đánh bại. Hai mươi lăm năm trời làm vua đất nước Đại Cồ Việt phát triển toàn diện và thái bình. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ ông. Ở Thọ Xuân, đền thờ Lê Hoàn được xây dựng ở xã Xuân Lập. Hằng năm nhân dân tổ chức lễ hội ( Lễ hội Lê Hoàn ) để ca người và biết ơn công lao của ông. Sau một quá trình bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt, tháng 4 năm 2019, đền thờ đức vua Lê Đại Hành đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những giá trị lịch sử - văn hóa tốt đẹp đối với nhân dân Thanh Hóa, trong đó có các em học sinh trương THPT Lê Lợi. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Trước khi đề tài được áp dụng, Hoàng đế Lê Đại Hành và vương triều tiền Lê cũng đã được giảng dạy ở lịch sử lớp 10 ( phần Lịch sử Việt Nam cổ trung đại ); ở phần lịch sử địa phương huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên, phần kiến thức về Hoàng đế Lê Đại Hành và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn là rất ít. Đối với khu di tích đền thờ Lê Hoàn mới chỉ dừng lại ở cấp độ giới thiệu; một số chính sách của Hoàng đế Lê Đại Hành về kinh tế; về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược do ông lãnh đạo thì mới chỉ dừng lại ở khái quát mà thôi. Như vậy, trước khi đề tài được áp dụng, thì vẫn chưa có một bài giảng chuyên sâu, hay một tài liệu mang tính chuyên biệt nào về Hoàng đế Lê Đại Hành và khu di tích đặc biệt đền thờ Lê Hoàn. Cho nên, các em học sinh trường THPT Lê lợi huyện Thọ Xuân – quê hương Hoàng đế Lê Đại Hành, hiểu còn rất ít về vị hoành đế khai sáng vương triều Tiền Lê và khu di tích đặc biệt nổi tiếng này. 3. CÁC SÁNG KINH NGHIỆM HOẶC CÁC GIẢI PHÁP Đà SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Viết về Đức Hoàng đế Lê Đại Hành và Di tích đền thờ Lê Hoàn đã có nhiều tác phẩm đề cập và xuất bản. Tiêu biểu là các tác phẩm sau : - Đại cương Lịch sử Việt Nam – NXB GD ( 1999 ); - Đại Việt sử ký toàn thư – NXB Thời đại ( 2013 ); - Thọ Xuân Di tích và danh thắng - NXB Thanh Hóa ( 2015 ); - Danh xưng Thanh Hóa – NXB Thanh Hóa ( 2018 ); - Lịch sử địa phương Thanh Hóa – NXB Thanh Hóa ( 2014 ); - Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập ( Lê Xuân Kỳ - Hoàng Hùng ) – NXB Thanh Hóa - 2013 Các tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở giới thiệu, và dùng cho nghiên cứu. Các em học sinh rất khó tiếp cận dưới góc độ là một bài học, một tiết học. Đề tài ““ Hoàng đế Lê Đại Hành và Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, nhằm giáo dục niềm tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh trường THPT Lê Lợi ”, sẽ giúp các em học sinh trường THPT Lê Lợi có điều kiện tiếp thu một cách có hệ thống, hiểu sâu hơn về Đức hoàng đế Lê Đại Hành và di tích lịch sử quốc qua đặc biệt đền thờ Lê Hoàn. Từ đó, các em càng tự hào hơn, yêu quê hương Thọ Xuân hơn – vùng đất địa linh nhân kiệt – nơi phát tích hai triều đại phong kiến nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến là triều tiền Lê và hậu Lê 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Phần kiến thức cơ bản cần cung cấp cho Học sinh * Hoạt động 1. Giáo viên và học sinh - GV giới thiệu cho học sinh biết quê hương nơi Hoàng đế Lê Đại Hành sinh ra : + Làng Trung lập, xã Xuân Lập là mãnh đất địa linh nhân kiệt nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Đại Hành Hoàng đế và nhiều bậc hiền tài khác. Làng Trung Lập là một làng Việt cổ, lúc đầu có tên là Kẻ Xốp, sau là Sách Khả Lập, thời Đinh Tiên Hoàng có tên là Trung Lập. Bài vè “ Trung Lập thắng trí ca ” đã vẽ lên bức tranh làng Trung Lập – quê hương –Hoàng đế Lê Đại Hành : “ Độ chừng mười mẫu thông khu, Họ Lê, họ Đỗ, họ Chu ba nhà Sách là Khả Lập đặt ra, Nhân dân còn ít độ vài mươi đinh Rung rinh nước chảy qua đèo Sông Trùy uốn khúc triền xuôi một dòng Khúc kênh khéo uốn sau làng, Lại thêm khúc dõng nằm ngang giữa đồng. + Hoàng đế Lê Đại Hành húy là “ Hoàn ”, sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu ( 941 ), tại trang Kẻ Xốp ( nay là làng Trung Lập ), xã Xuân Lập, huyên Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. + Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. + Năm lên 6 tuổi làm con nuôi nhà ông Lê Đột, và được đặt tên là Lê Hoàn. + Lê Hoàn rất thông minh, hiếu nghĩa, chăm học, siêng làm, kính trọng bố mẹ nuôi như cha mẹ đẻ. - HS suy nghi trả lời, GV chốt ý : Sau khi Ngô Quyền mất, đất loạn 12 xứ quân. Ngô Quyền theo cha con Đinh Bộ Lĩnh, lập nhiều công trạng. - GV thuyết trình để HS hiểu rõ thêm về con đường binh nghiệp cuả Lê Hoàn : - Mùa đông năm Kỷ Mùi ( 959 Lê Hoàn từ đất Ái Châu, ra Kinh sư Cổ Loa, làm tướng cho Đinh Liễn – con trai Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư. - Lúc đầu, ông chỉ là một người lính, nhưng đã nhanh chóng tỏ rõ là một người dũng lược, lần lượt giúp cha con Đinh Bộ Lĩnh, dẹp loạn 12 xứ quân. Năm 968, công cuộc bình định đất nước kết thúc. Lê Hoàn được phong chức : Thập đạo tướng quân – đứng đầu quân đội, coi giữ 10 đạo quân trong cả nước. => Như vậy, từ một người lính, Lê Hoàn đã trở thành vị tướng đứng đầu hàng quan võ của nhà nước Đại Cồ Việt. * Hoạt động 2. Tập thể và cá nhân - GV nêu câu hỏi : cuối năm 979, nước Đại Cồ Việt có sự kiện gì xảy ra ? Sự kiện này đã tác động như thế nào đến nền độc lập của dân tộc ? - HS tìm hiểu, suy nghĩ trả lời, GV bổ sung và chốt ý : Mùa đông tháng 10 năm Kỷ Mão ( 979 ), vua vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị giết hại. Nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren, vua tôi còn nhỏ các quốc gia ngoại bang – nước Tống và Chiêm Thành kéo quân xâm lược nước ta. - GV phát vấn : trong bối cảnh lịch sử đó, Hoàng hậu Dương Vân Nga các đại thần nhà Đinh đã có hành động gì ? - HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý : Mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ độc lập. SƠ ĐỒ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG THỜI TIỀN LÊ * Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận : + Nhóm 1 : Tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, quân đội thời tiền Lê ? + Nhóm 2 : Tình hình kinh tế thời tiền Lê ? +Nhóm 3 : Tình hình văn hóa thời tiền Lê ? + Nhóm 4 : Ngoại giao thời tiền Lê ? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi cho sẵn. Đại diện các nhóm đứng lên trình bày. Cuối cùng GV bổ sung, nhận xét và chốt ý : + Nhóm 1 : Giữ nguyên bộ máy nhà nước thời nhà Đinh. Năm 984, cho sửa đổi quan chế, triều phục các quan văn, võ và tăng đạo theo nhà Tống. Năm 1002, đổi 10 đạo thành lộ, phủ, châu, giáp, xã. năm 1002, vua Lê Đại Hành “ định luật lệ ”, để ổn định xã hội, xét xử công minh, chính xác. Hoàng đế Thái sư, Đại sư Ban võ Tăng ban Ban văn Lộ Phủ Châu Sơ đồ bộ máy Nhà nước thời tiền Lê + Nhóm 2 : Hoàng đế Lê Đại Hành rất quan tâm coi trọng phát triển nông nghiệp. Hoàng đế Lê Đại Hành, đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp tích cực phát triển nông nghiệp như : tổ chức đào sông, nạo vét kênh mương thuận lợi cho tưới tiêu và giao thông đi lại. Tổ chức lễ cày ruộng tịch điền để khuyến khích phát triển sản xuất; Về công thương nghiệp, nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, chạm khắc, sơn thếp... đều được phát triển; việc giao thương, buôn bán, trao đổi được mở rộng. Vua Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên Phúc trấn bảo để lưu thông rộng rãi. TÁI HIỆN LỄ CÀY RUỘNG TỊCH ĐIỀN THỜI LÊ ĐẠI HÀNH Sông Yên, đoạn chảy qua huyện Nông Cống Được đào thời vua Lê Hoàn Tiền Thiên Phúc Trấn Bảo (Măt trước) Thiên Phúc Trấn Bảo (mặt sau ghi chữ Lê) TIỀN THIÊN PHÚC TRẤN BẢO THỜI TIỀN LÊ + Nhóm 3 : Thời tiền Lê, đạo Phật giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội đất nước. Hoàng đế Lê Đại Hành luôn mời các vị chân tăng tài giỏi, đức độ tham gia triều chính giúp vua, trị đất. Bên cạnh đội ngũ quan văn, võ còn có hệ thống tăng quan, cao nhất là quan Thái sư. Các trò chơi dân gian phát triển mạnh, trong đó tiêu biểu là đua thuyền, tuồng. Đây là loại hình nghệ thuật ra đời thời tiền Lê. Lễ hội đua thuyền trên sông Mã đầu xuân – Lễ hội ra đời thời Hoàng đế Lê Hoàn + Nhóm 4 : Ngay sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại thái bình, cao Thái tổ Hoàng đế Lê Đại Hành đã thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẽo : cống nạp, thuần phục nhà Tống. Nhưng luôn thể hiện tính tự cường dân tộc. Đối với đất nước Chiêm Thành, hoàng đế Lê Đại Hành cũng dùng sách lược mềm dẽo, cương quyết để bảo vệ vững chắc bờ cõi dân tộc. => Kết quả : với đường lối ngoại giao tiến bộ : cứng rắn về chiến lược, mềm dẽo về sách lược, nên nền độc lập của quốc gia Đại Cồ Việt được bảo vệ vững chắc, an ninh trật xã hội ổn định, nền thái bình được củng cố. * Hoạt động 4 : Tập thể và cá nhân - GV thuyết trình : mở rộng thêm hiểu biết cho học sinh. Mùa xuân năm Ất Tỵ ( 1005 ) vua mất tại kinh đô Hoa Lư ( nay thuộc Ninh Bình ), chôn cất ở Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi, miếu hiệu Lê Đại Hành Hoàng đế. Lăng mộ Vua Lê Đại Hành nằm dưới chân núi Yên Viên, nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư. Thứ tự Vua trị vì Thời gian Đế hiệu 1 Lê Hoàn 980 - 1005 Lê Đại Hành 2 Lê Long Việt 1005 ( Lên ngôi được 3 ngày, thì bị người em cùng mẹ là Lê Long đỉnh giết, cướp ngôi ) 3 Lê Long Đỉnh 1005 - 1009 BẢNG NIÊN BIỂU VƯƠNG TRIỀU TIỀN LÊ ( 980 – 1009 ) - Sau khi vua Lê Đại Hành mất, để ghi nhở công ơn của ngài, dân làng Trung Lập dựng một ngôi miếu nhỏ bằng tre lá trên mãnh đất xưa kia gia đình đã ở để thờ phụng. Miếu tọa hướng Đông, phía trước miếu dân làng đào một ao lớn để làm minh đường, lại lấy cồn đất làm án. - Thời Lê sơ ( vua Lê Thánh Tông ) được xây dựng quy mô như ngày nay. Đền thờ Lê Đại Hành gồm 3 tòa liên kết hình chữ công, gồm : nhà tiền đường, trung đường và hậu cung. Nhà tiền đường gồm 3 gian, 2 chái; nhà trung đường được ngăn cách với hậu điện bằng chuồng cửa cấm. Mái lợp ngói mũi hai to, bờ nóc nhà tiền đường có gắn 2 con rồng chầu mặt trăng ( lưỡng long chầu nguyệt ). Nền tòa miếu được xây bằng các phiến dá xanh. Trước miếu là sân điện ( sân rồng ), được lát bằng gạch vồ hoa chanh. - GV nêu câu hỏi : qua tìm hiểu các tài liệu và từ thực tiễn quan sát đền, em hãy cho biết đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành thờ các nhân vật nào ? - HS suy nghĩ, trao đổi và trả lời, GV nhận xét và chốt ý : - Việc thờ phụng cũng được quy định cụ thể từ thế kỷ XV. Hậu điện : gian giữa thờ vua Lê Đại Hành, gian phái Đông thờ vua Lê Long Đĩnh ( Ngọa triều ), gian phía Tây thờ Thái hậu Dương Vân Nga ( vợ vua ). Nhà trung đường và tiền đường thờ các thân vương, hoàng tộc, hoàng hậu; thờ Thái úy Phạm Cự Lạng và Thái úy Hồng Hiến và các quan đại thần có công giúp vua Lê Đại Hành trong xây dựng và bảo vệ nền độc lập của quốc gia Đại Cồ Việt. Đền thờ Lê Hoàn trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt là niềm tự hào của quê hương Thanh Hóa. - GV tiếp tục thuyết trình để mở rộng sự hiểu biết cho các em học sinh về đền thờ vua Lê Đại Hành : + Đền thờ vua Lê còn 8 câu đối, đáng chú ý có câu đối sau đây : “ Liên Hoa kết thực Vương đồ triệu Long cổn vị quang đế vị tôn ” Tạm dịch : “ Mộng kết hoa sen, điềm dựng nước Áo bào sáng tỏ xứng ngôi vua ” + Ngoài ra trong đền thờ Lê Đại Hànhcòn có hai bức đại tự : một bức gồm có hai chữ “ Thánh minh ”, một bức có 4 chữ “ Đại lược đế vương ”. + Đặc biệt trong đền có một chiếc đĩa đá trắng, tương truyền gọi là “ đĩa ngọc ”, có đường kính 0,475m, lòng đĩa có hai chữ ngợi ca vẻ đẹp giá trị của chiếc đĩa * Hoạt động 5. Nhóm - GV tiếp tục chia lớp thành hai nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau : + Nhóm 1 : Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức vào thời gian nào ? các nghi lễ bắt buộc trong lễ hội ? + Nhóm 2 : Phần hội ơr Lễ hội đền Lê Hoàn gồm các loại hình nghệ thuật dân gian chủ yếu nào ? Ý nghĩa của Lễ hội Lê Hoàn ? - Các nhóm thảo luận, trả lời, GV bổ sung và góp ý : Về thời gian, lễ hội tổ chức từ ngày 6 đến 8 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội là dịp để nhân dân xã Xuân Lập, nhân dân huyện Thọ Xuân và cả nước nhớ công lao, ơn đức của Hoàng đế Lê Đại Hành đối với quê hương Thọ Xuân và Tổ quốc - GV phát vấn : hãy kể các phong tục gắn liền với lễ hội Lê Hoàn và triều đại tiền Lê ? - HS trả lời, GV bổ sung và nếu ra các phong tục gắn liền với vương triều tiền Lê và lễ hội đền Lê Hoàn - GV chốt ý, ý nghĩa các phong tục làng Trung Lập với lễ hội Lê Hoàn : Với những phong tục, tập quán tốt đẹp, những di sản lịch sử văn hóa vô cùng quý giá đã được người dân làng Trung Lập kế truyền lưu giữ hàng ngàn đời nay, đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam và lại minh chứng thêm làng Trung Lập là nơi phát tích của nhà Tiền Lê * Hoạt động 6 : cá nhân - GV nêu câu hỏi : vào thờ gian nào đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử - văn hóa ? - HS tìm hiểu, trả lời và GV chốt ý : Ngày 24/12/2018, di tích đền Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) thuộc xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Tại ngôi đền này còn gìn giữ được tương đối nguyên vẹn nét kiến trúc của thế kỷ XVII. - Ngày 12- 4 – 2019 (tức ngày 8/3 âm lịch), tại xã Xuân Lập, tổ chức lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn và khai hội Lễ hội Lê Hoàn 2019. - GV tiếp tục phát vấn : Hãy suy nghĩ và trả lời về ý nghĩa khi Di tích đền Lê Hoàn trở thành đi tích quốc gia đặc biệt ? - GV bổ sung và chốt ý : Di tích đền thờ Lê Hoàn sẽ cùng với các di sản khác trên quê Thọ Xuân tạo thành quẩn thể di sản lớn góp phần phát triển về du lịch, văn hóa, tâm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_hoang_de_le_dai_hanh_va_di_tich_quoc_gia_dac_biet_den_t.doc