SKKN Hóa học lớp 10 với thực tiễn đời sống

SKKN Hóa học lớp 10 với thực tiễn đời sống

 Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên, vì vậy đôi khi chúng ta nghĩ đây là bộ môn khô khan, khó tiếp thu đối với học sinh. Có lúc học sinh học lý thuyết trên sách giáo khoa, còn thực tế hiện tượng hoá học xảy ra như thế nào thì không nhìn thấy được. Học sinh chỉ học thuộc lòng phương trình và hiện tượng hoá học theo sách vở, điều này làm cho các em mau quên và dễ chán. Cũng có lúc các em cảm thấy kiến thức Hoá học thật trừu tượng nên không hiểu bài trong lớp. Mà đã khó hiểu thì làm sao các em có thể yêu thích?

 Môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là một đòi hỏi cấp thiết, vì nó là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.

 Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học Hóa học trong những câu ca dao, tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.

 

doc 20 trang thuychi01 20324
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hóa học lớp 10 với thực tiễn đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên, vì vậy đôi khi chúng ta nghĩ đây là bộ môn khô khan, khó tiếp thu đối với học sinh. Có lúc học sinh học lý thuyết trên sách giáo khoa, còn thực tế hiện tượng hoá học xảy ra như thế nào thì không nhìn thấy được. Học sinh chỉ học thuộc lòng phương trình và hiện tượng hoá học theo sách vở, điều này làm cho các em mau quên và dễ chán. Cũng có lúc các em cảm thấy kiến thức Hoá học thật trừu tượng nên không hiểu bài trong lớp. Mà đã khó hiểu thì làm sao các em có thể yêu thích?
 Môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là một đòi hỏi cấp thiết, vì nó là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
 Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học Hóa học trong những câu ca dao, tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
 Trong việc dạy môn hoá học ở trường phổ thông, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.
 Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài:“Hóa học lớp 10 với thực tiễn đời sống” nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh. Có vậy, hoc sinh sẽ thấy môn Hoá học là môn học gần gũi, dễ hiểu; qua đó từng bước hình thành ở các em lòng yêu thích bộ môn và niềm đam mê khoa học.
I.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan. Đồng thời, đề tài cũng sẽ làm rõ ý nghĩa khoa học hoá học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn hoá học lớp 10, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Từ những cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho giáo viên và học sinh những nhận thức về phương pháp học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò tích cực của học sinh và chủ đạo của giáo viên làm cho Hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù phức tạp.
 Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
I.3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.
 Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp.
 Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng :“Hóa học lớp 10 với đời sống thực tiễn”
 Đối tượng áp dụng đề tài là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lợi, cụ thể là: 
stt
Lớp
Sỉ số
Năm học
1
10A5
44
2017 - 2018
2
10A6
44
2017- 2018
3
10A9
44
2017 - 2018
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 I.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là SGK và các loại sách về hóa học trong sản xuất và đời sống.
 I.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 I.4.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng. 
 I.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp.
 I.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
 I.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi cho học sinh kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học Hoá học ở trường THPT.
I.5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân. Về mặt kiến thức kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá học trong sản xuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường. Trong đề tài này tôi tập trung vào môn hóa học lớp 10 nhằm tạo thêm tài liệu để học sinh 10 học tập và nghiên cứu. 
I.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực học tập của học sinh khi học hoá THPT, từ đó góp phần vào việc giáo dục sức khoẻ và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
Về mặt khoa học các em học sinh khi gặp những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày thường có tâm lý phải giải thích nó bằng cách nào? Do đó liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hoá học là cách hay nhất để phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng hóa học của mỗi người, phát triển tư duy logic, sử dụng thành thạo và vận dụng tốt kiến thức đã học vào cuộc sống. 
 Về mặt sư phạm, đối với giáo viên suy nghĩ liên hệ thực tế để nâng cao hiệu quả dạy - học còn là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hóa hoặc đặc biệt hóa môn học, điều này góp phần hỗ trợ, phát triển cái hay và mới cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học. Các liên hệ thực tế trong đề tài còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ ).
 Do vậy sáng kiến kinh nghiệm đề cập khía cạnh:“Hóa học lớp 10 với thực tiễn đời sống” đã góp phần cho học sinh dễ tiếp thu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.
II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
II.1.1. Cơ sở pháp lý: 
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học 10, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm.
II.1.2. Cơ sở lý luận: 
 Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
 Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học.
 Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... 
 Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. 
 Để đạt được mục đích của môn Hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, học sinh còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. 
 Và cũng nhờ đó học sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn hơn.
II.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 II.2.1. Tình hình học sinh học bộ môn hóa của trường THPT Lê Lợi.
Đối với học sinh THPT các em chưa có định hướng sâu sắc về nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng đa số học sinh còn học đối phó, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 
II.2.2. Thực trạng 
 Trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học sinh cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy, phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế.
 Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với hoá học, phương pháp nhận thức khoa học là giáo viên phải tập luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
II.2.3. Đánh giá thực trạng:
 Kết quả khảo sát chất lượng môn hoá học ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân khi chưa thực hiện đề tài trong năm học 2018-2019, về áp dụng:“Hóa học lớp10 với đời sống thực tiễn”như sau: 
Kết quả khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài
Năm học
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2018- 2019
10A5
 44
1
2.6
3
7.9
10
26.4
20
52.6
4
10.5
10A6
 44
2
5.1
2
5.1
11
28.2
19
48.8
5
12.8
10A9
44
1
2.9
2
5.7
8
22.9
20
57.1
4
11.4
Nguồn khảo sát chất lượng trường THPT Lê Lợi
 Qua nguồn khảo sát trên ta dễ dàng nhận thấy số lượng học sinh đạt từ trung bình trở lên là 37.7%.Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
II.3. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
II.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp :
 	Dựa vào thực trạng và nguyên nhân của thực trạng tôi thấy rằng :“Hóa học 10 với đời sống thực tiễn” là nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học tập, lòng yêu khoa học nói chung và yêu thích học môn hoá học nói riêng.
 Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc :“Hóa học lớp 10 với đời sống thực tiễn” giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy để kích thích tư duy, sáng tạo và tính tò mò của học sinh.
II.3.2. Các giải pháp chủ yếu : 
Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, nhưng tạo được sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
 Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh.
 Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua chuyện kể và có thể xen bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá học.
 Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày sau khi kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng và từ đó học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ “vì sao lại xảy ra hiện tượng đó?” tạo tiền đề thuận lợi cho học bài mới ở tiết sau.
II.3.3. Tổ chức triển khai thực hiện nội dung của đề tài:
II.3.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện
 Để tổ chức thực hiện giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ và có
thể dùng máy chiếu.
 Bằng các ví dụ minh hoạ thông qua một số hiện tượng thực tiễn, có thể áp dụng trong từng bài, từng chương cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở trường THPT.
II.3.3.2. Nội dung của đề tài:
Vấn đề số 1: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước.
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.
Phương trình phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO
Áp dụng vào bài: Clo tiết 48, 49.
Vấn đề số 2: Khi ống nhiệt kế trong nhà bị vỡ ta cần phải làm gì?
Giải thích: khi ống nhiệt kế trong nhà bị vỡ ta cần phải rắc bột S vào đó do trong ống nhiệt kế có thủy ngân mà thủy ngân lại rất độc. Hg dễ tạo muối với S ngay ở nhiệt độ thường. Chính vì thế mà người ta rắc bột S khi bị vỡ nhiệt kế.
Phương trình phản ứng: Hg + S → HgS (không độc).
Áp dụng vào bài: Lưu huỳnh tiết 67.
Vấn đề số 3: Tại sao sau cơn mưa, không khí trong lành hơn?
Giải thích: Do sấm sét giúp phản ứng từ oxy tạo ra ozon; hơn nữa nước từ trên cao cuốn theo bụi trong không khí làm sạch môi trường.
Phương trình phản ứng: 3O2  → 2O3.
Áp dụng vào bài: Ozon và hidro peoxit tiết 64.
Vấn đề số 4: Làm thế nào người ta khắc chữ và hình vẽ lên các vật làm bằng thủy tinh?
Giải thích: Người ta khắc chữ, hình lên thủy tinh bằng cách dùng axit HF : do SiO2 tan được trong HF tạo ra SiF4.
Phương trình phản ứng: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Áp dụng vào bài: Flo tiết 55 sách giáo khoa nâng cao.
Vấn đề số 5: Tại sao khi quẹt diêm, diêm bốc cháy? 
Giải thích: Do đầu que diêm chứa các chất oxy hóa : K2Cr2O7, KClO3, MnO2 và các chất khử như S Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3, ngoài ra còn trộn thêm thủy tinh để tăng sự ma sát 2 thứ thuốc trên. Khi quẹt, P đỏ tác dụng với chất oxy hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở que diêm.
Áp dụng vào bài: Phản ứng oxi hóa khử tiết 40, 41, 42. Lưu huỳnh tiết 67.
Vấn đề số 6: Làm thế nào để khử khí Clo độc trong phòng thí nghiệm?
Giải thích: Người ta xịt khí NH3 do khí này gặp Clo tạo NH4Cl, hơn nữa NH3 nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay đi.
	Phương trình phản ứng: 8NH3+ 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
Áp dụng vào bài: Bài Clo tiết 48, 49.
Vấn đề số 7: Ozone có vai trò như thế trong đời sống?
Giải thích: Ozon có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người tránh các tia tử ngoại nhờ tầng Ozone dày đặc . Tuy nhiên Ozone ở tầng đối lưu lại là chất gây ô nhiễm, gián tiếp góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng vào bài: Ozon và hidro peoxit tiết 64.
Vấn đề số 8: Tại sao nước javel để lâu ngoài không khí sẽ giảm tác dung tẩy màu?
Giải thích: Do NaClO bị phân hủy thành NaCl và NaClO3 
Phương trình phản ứng: 3NaClO → 2NaCl + NaClO3
Áp dụng vào bài: Hợp chất có oxi của Clo tiết 51.
Vấn đề số 9: Làm thế nào để bức tranh sơn cổ (đen) trở lại bình thường?
Giải thích: Người ta dùng H2O2 bôi lên vùng bức tranh bị đen sau đó lau sạch để làm trắng lại bức tranh đã bị đẹn.
Phương trình phản ứng: PbS + H2O2  → PbSO4  + H2O
Áp dụng vào bài: Hidro sunfua tiết 69.
Vấn đề số 10: Làm thế nào để đồ dùng bằng bạc bị đen lại sáng bóng như mới?
Giải thích: Do oxi trong không khí oxi hóa bạc làm cho bạc bị đen đi. Để làm trắng sáng lại hiện tượng bạc đen trên ta cho đồ dùng này vào H2O2 . Ngoài ra có thể dùng NH3 khi bị oxi hoá bởi lưu huỳnh.
Phương trình phản ứng: H2O2 + Ag2O → Ag + H2O + O2
Áp dụng vào bài: Phản ứng oxi hóa khử tiết 40,41,42.
Vấn đề số 11: Tại sao khi đốt, pháo sẽ nổ đùng, đoàng?
Giải thích: Pháo chứa lượng lớn thuốc nổ. Thành phần chính của thuốc nổ chủ yếu là lưu huỳnh, than gỗ, diêm tiêu. Khi cháy, than gỗ, lưu huỳnh, diêm tiêu tác dụng với nhau sinh ra năng lượng lớn cùng nhiều chất khí như SO2, N2, CO2 Thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần làm cho lớp vỏ quả pháo bị căng phồng và nỗ tung tạo ra âm thanh đùng, đoàng.
Phương trình phản ứng: 2KClO3 → 2KCl + 3O2
	 S + O2→ SO2
	 C + O2 → CO2
Áp dụng vào bài: Oxi hóa khư hoặc bài lưu huỳnh .
Vấn đề số 12: Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozôn tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Nguyên nhân chủ yếu của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vị trí thứ hai.
 Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng vào bài: Hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh tiết 70,71.
Vấn đề số 13: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
Phương trình phản ứng: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Áp dụng vào bài: Hidro clorua và axit clohidric tiết 50.
Vấn đề số 14: Muối ở biển có từ đâu ? 
Giải thích: Biển cả là quê hương của muối, trong đó NaCl chiếm 85%. Trong quá trình lâu dài hình thành đại dương ban đầu đã hòa tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham thạch trong quá trình phong hóa (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.
 Áp dụng vào bài: Hidro clorua và axit clohidric tiết 50.
Vấn đề số 15: Tại sao người ta phải bỏ muối vào các thùng nước đá đựng kem que hoặc trong các bể nước đông đặc nước đá ở các nhà máy sản xuất nước đá ?
Giải thích: Nhiệt độ của nước đá là 0°C, nếu cho muối vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0°C. Lợi dụng tính chất này để làm cho kem que hoặc nước nhanh đông thành chất rắn.
 Áp dụng vào bài: Hidro clorua và axit clohidric tiết 50.
Vấn đề số 16: Vì sao nước mắt lại mặn ?
Giải thích: Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.
Áp dụng vào bài: Hidro clorua và axit clohidric tiết 50.
Vấn đề số 17: Tại sao phải ăn muối iot ? 
Giải thích: T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hoa_hoc_lop_10_voi_thuc_tien_doi_song.doc