SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo. Tiểu học là bậc học nền tảng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học thì việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ là một yếu tố hết sức quan trọng.

Quản lí chuyên môn ở trường TH trước hết là quản lí con người, cụ thể là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế việc tổ chức, quản lí làm tốt công tác dự giò thăm lớp là việc làm thường xuyên và được các nhà trường quan tâm hàng đầu.

Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục tiêu chiến lược.

 

doc 18 trang thuychi01 7842
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
NỘI DUNG
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
 Lý do chọn đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu
5
1.3
 đối tượng nghiên cứu
5
1.4
 phạm vi nghiên cứu
5
1.5
 Phương pháp nghiên cứu
5
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1
 Cơ sở lý luận 
5
2.2
 Cơ sở thực tiễn
8
2.3
Thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của trường Tiểu học Yên Thọ
8
3.3.1
Vài nét về tình hình địa phuơng và nhà trường:
8
3.3.2
Thực trạng tình hình kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của nhà trường.
11
2.4
các giải pháp thực hiện việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên .
12
2.5
hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
Kết luận và kiến nghị
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo. Tiểu học là bậc học nền tảng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học thì việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ là một yếu tố hết sức quan trọng.
Quản lí chuyên môn ở trường TH trước hết là quản lí con người, cụ thể là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế việc tổ chức, quản lí làm tốt công tác dự giò thăm lớp là việc làm thường xuyên và được các nhà trường quan tâm hàng đầu.
Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục tiêu chiến lược. 
Hội nghị lần thứ 2 Trung ương Đảng khóa VIII đó xác định:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực con người là khâu đột phá để tiến vào thiờn niờn kỷ mới.
 Bởi vậy nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới vô cùng 
quan trọng và rất nặng nề. Trước tỡnh hỡnh đó giáo dục phải xác định rừ vị 
trớ,vai trũ, nhiệm vụ và trỏch nhiệm của mỡnh trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giáo dục phải nhận thức được “Nguồn lực con người là quý bỏu nhất, cú vai trũ đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cũn hạn hẹp”. (Hội nghị lần thứ 2 - TW Đảng Khoá VIII). 
Trong các nhà trường nói chung, trường TH Yên Thọ, Yên Định Thanh Hóa nói riêng. Quá trình dạy học, đóng góp phần quyết định tới chất lượng dạy và học , mà chất lượng dạy và học ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Hiệu quả của giờ lên lớp là do giáo viên trực tiếp giảng dạy quyết định. Nhưng vấn đề đặt ra là: “ Quản lý thế nào để giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả cao nhất”? Đó là việc làm thường xuyên trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của người hiệu trưởng. Đây cũng là một vấn đề  cấp thiết để đánh giá đúng trỡnh độ năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp, đồng thời nó đảm bảo tính công bằng trong đánh giá năng lực giảng dạy của mỗi giỏo viờn.	
Thông qua công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên hiệu trưởng theo dõi, giám sát phát hiện các hoạt động sư phạm chỉ ra mặt đúng, mặt sai nhằm động viên giúp đỡ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
	Với tầm quan trọng và ý nghía trên tôi xác định rằng việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giḠgiờ dạy trên lớp của Hiệu trưởng là một trong những chức năng cơ bản của người quản lí . Nêú người cán bộ quản lí không thực hiện chức năng kiểm tra hoặc ít kiểm tra hoặc kiểm tra thiếu kế hoạch sẽ gây tác hại to lớn đối với chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Do đó việc tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên một cách khoa học sẽ giúp người quản lí nắm bắt được những thông tin từ đội ngũ, biết được thực chất công tác dạy và học của giáo viên, từ đó mà yêu cầu phát huy ưu điểm hoặc bổ sung, điều chỉnh những lệch lạc, tồn tại để thúc đẩy các hoạt động tích cực, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng quản lý trong nhà trường Tiểu học. Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp đúng đắn giúp người người quản lí nắm được những thông tin chính xác về trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. Từ đó để nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ. Kiểm tra đánh giá đúng đắn giờ lên lớp giúp cho đội ngũ giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, làm cho giờ dạy trên lớp nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả, kích thích sự tích cực hoạt động, hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên là một việc làm thường xuyên trong quá trình lãnh đạo của người quản lí . Hiệu quả của việc làm này đã thực sự có nhiều đóng góp trong quá trình đi lên của mỗi nhà trường. Hiện nay, bậc Tiểu học đang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội mới. Muốn thực hiện tốt công cuộc đổi mới trong giáo dục, cái quan trọng, cái cốt lõi nhất là đổi mới phương pháp dạy học của quá trình dạy học.Việc đổi mới được thể hiện rõ nhất trong các giờ lên lớp của giáo viên. Vì thế công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp sẽ giúp giáo viên ngày càng thực hiện tốt khâu đột phá này trong dạy học, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ.
Chính vì vậy tôi chỉ mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên” ở trường TH Yên Thọ Yên Định . Với mục đích tìm hiểu phương pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời để áp dụng vào công tác quản lý của mỡnh, với mục đích làm tốt hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, đáp ứng ngày càng cao của xu thế phát triển thời dại
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường năm học 2018-2019
- Điều tra chất lượng đội ngũ giáo viên về:
	+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm
	+ Năng lực và trình độ chuyên môn
	+ Công tác chủ nhiệm lớp
	+ Việc dự giờ thăm lớp
- Đánh giá đối chiếu kết quả điều tra để chỉ đạo công tác dự giờ thăm lớp.
1.3. đối tượng nghiên cứu
- Tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên trường Tiểu học Yên Thọ năm học 2018-2019
- Trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu : Đọc sách, báo, sách tham khảo.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về trình độ chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc soan giảng...
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của các giờ dạy trên lớp để có sự điều chỉnh kịp thời và đề xuất các kiến nghị phù hợp với thực tế của đơn vị
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh để đánh giá kết quả giờ dạy
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận 
+ Chất lượng dạy học ở nhà trường được phản ánh qua chất lượng mỗi giờ lên lớp bởi nó thể hiện rõ năng lực của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
Lý luận và thực tiễn dạy – học đã chỉ ra rằng: Bất kỳ một nhà trường nào, ở đâu, trong mọi hoạt động lịch sử cũng đều có hoạt động trung tâm là quá trình dạy học. Hai hoạt động này xảy ra trong cùng một thời điểm và thống nhất một cách chặt chẽ. Như vậy, kiểm tra đánh giá chất lượng của nhà trường không thể tách rời đánh giá quá trình dạy học mà cốt lõi của nó là kiểm tra đánh giá hiệu quả giờ lên lớp.
Giờ lên lớp phản ánh một cách khách quan, trung thực, chính xác trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên, là điều kiện cần và đủ để mỗi giáo viên thể hiện mình.
+ Giờ lên lớp vừa là một hoạt động khoa học vừa là một hoạt động nghệ thuật.
 Quá trình dạy học là quá trình người thầy tác động đến học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Quá trình này có mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức dạy – học và phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc dạy – học nhất định.
Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phải tuân thủ các quy chế chuyên môn. Bên cạnh đó, người giáo viên phải hiểu sâu sắc đối tượng dạy học của mình, biết linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn, kết hợp các phương pháp, biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách thích hợp, biết xử lý tất cả các tình huống đa dạng của thực tế dạy – học... Đây chính là nghệ thuật, là năng lực sư phạm của mỗi giáo viên. Thực hiện được như vậy mới thực sự nâng cao chất lượng dạy và học. 
 Để đáp ứng những yêu cầu của khoa học dạy - học, những biện pháp tác động của người quản lí đem lại hiệu quả rõ rệt. Đó là cách bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy cao nhất những mặt mạnh trong chuyên môn của mỗi người. Các biện pháp giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề như : kiểm tra đánh giá giờ dạy, bồi dưỡng theo chuyên đề, hội thảo... Trong đó kiểm tra đánh giá giờ lên lớp có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Kiểm tra đánh giá là một chức năng của người quản lý nhà trường:
Trong một năm học, quản lý nhà trường theo một chu trình mà kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản của chu trình đó.
Đánh giá là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho người quản lý xác định được mức độ thực trạng, từ đó mà có kế hoạch điều chỉnh.
- Có kiểm tra đánh giá thì người quản lý mới biết được kế hoạch của nhà trường đã diễn ra như thế nào và thực hiện đến đâu. Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh sao cho mọi hoạt động của nhà trường có hiệu quả hơn, đạt mục tiêu đề ra.
- Ngược lại, nếu không có kiểm tra đánh giá, buông xuôi mọi hoạt động thì không thể biết nắm bắt được thông tin đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trong nhà trường.
Kiểm tra đánh giá không những là chức năng của người quản lý mà còn là khâu quan trọng, quyết định, là nhiệm vụ hàng đầu của người quản lý.
+ Kiểm tra đánh giá là trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý :
- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà trường, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá, là người đưa ra kết luận cuối cùng và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
- Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là một nội dung chính trong công tác kiểm tra đánh giá của người quản lý :
 Qua kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, người quản lí có được những thông tin ngược chiều từ các đối tượng quản lý của mình. Qua đó, nắm bắt được các hoạt động dạy – học diễn ra như thế nào, chất lượng của nó ra sao, những chỗ nào phù hợp, chỗ nào còn sơ hở, lệch lạc ... để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung.
- Kiểm tra giờ lên lớp là một hoạt động phức tạp, đối tượng chủ yếu là con người. Vì vậy, người quản lí không thể kiểm tra một cách tùy tiện mà phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc theo 3 khâu sau:
	+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
	+ Dự giờ trên lớp.
	+ Kiểm tra hiệu quả của giờ lên lớp.
Sau khi kiểm tra cần tiến hành đánh giá giờ lên lớp. Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình kiểm tra . 
2.2. Cơ sở thực tiễn
	Trong những năm trước đây công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp đã có sự chú ý, 100% cán bộ giáo viên đều được kiểm tra. Song phương pháp , tổ chức kiểm tra còn lúng túng, chưa xây dựng quy trình và kế hoạch kiểm tra một cách cụ thể nên hiệu quả công tác kiểm tra đạt kết quả chưa cao. Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chưa mạnh. Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra nội bộ trường học trong đó việc kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên đối với người quản lí có những thuận lợi nhất định. Đó là đã có hệ thống các tài liệu hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá, có các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra trường học của Bộ, Sở, Phòng giáo dục với các bậc học theo từng năm học. Nội dung các văn bản đã nêu rõ quan điểm, yêu cầu chỉ đạo nhằm định hướng cho các trường tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học và công tác kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường.
Hiện nay bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa . Việc đổi mới đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học. Thực tế, trong các giờ lên lớp, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, việc thực hiện yêu cầu này phải có quá trình và sự nỗ lực tự học tập, rèn luyện của giáo viên. Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là việc làm thiết thực nhất của người quản lí giúp giáo viên điều chỉnh kĩ năng sư phạm trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới giáo dục phổ thông. Rút kinh nghiệm từ những năm về trước đồng thời trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và thực trạng của trường Tiểu học Yên Thọ tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quá trình quản lí chỉ đạo, trong công tác kiểm tra nhằm động viên đội ngũ thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2018– 2019. 
2.3. Thực trạng về kiểm tra đánh giá giờ lên lớp ở trường TH Yên THọ
2.3.1. Vài nét về tình hình địa phuơng và nhà trường:
+ Vài nét về tình hình địa phương:
Xã Yên Thọ nằm ở phía Tây Bắc của huyện Yên Định, là khu vực miền đồng chiêm trũng, kinh tế dân  chủ yếu dựa vào trồng lúa, một số cây hoa màu khác và chăn nuôi. Diện tích của xã là 729,3ha, có 1523 hộ, dân số khoảng 6842 ngời. 
Về công tác giáo dục, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mấy năm gần đây đã được sự quan tâm của đảng uỷ, ủy ban nhân dân xã và ban đại diện cha mẹ học sinh. Đặc biệt là dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nghị quyết lần thứ XVIII của Đảng bộ xã Yên Thọ cho nên phong trào học tập, chất lượng giáo dục và kinh tế - xã hội đã từng bước đi lên rõ rệt. Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thọ đã và đang tích cực phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, thử thách cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội .
+ Vài nét về tình hình trường Tiểu học Yên Thọ - Yên Định
a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Yên Thọ nằm ngay ở trung tâm xã Yên Thọ. Đường sá đi lại thuận tiện. Trước đây trường Tiểu học Yên Thọ là một trường bình thường thiếu thốn về cơ ở vật chất, trong những năm qua trường đã vươn lên về mọi mặt, khắc phục mọi khó khăn và đã đạt Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền. Cơ sở vật chất đã tạm ổn định so với yêu cầu hiện tại. Cảnh quan khuôn viên nhà trường đẹp, có nhiều cây xanh bóng mát, xen kẽ lối đi, sân bê tông có bố trí các chậu cây cảnh và bồn hoa, nhìn chung cảnh quan khuôn viên nhà trường mang đậm tính sư phạm. Tháng 5 năm 2018 nhà trường được Sở GD & ĐT kiểm tra công nhận lại và cấp bằng công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm. Chi bộ Đảng luôn đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên đạt vững mạnh xuất sắc. Nhà trường liên tục đạt trường danh hệu Tập thể Lao động Xuất sắc. 
Trường thực hiện giảng dạy 9 môn bắt buộc. Chất lượng học sinh năng khiếu cũng như đại trà được duy trì và năm sau cao hơn năm trước. Trường tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục như văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia câu lạc bộ nét chữ nết người,câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt .. do các cấp phát động.
Nhà trường đang hoàn thành công tác chuẩn bị về chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý và cơ sở vật chất để phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia ở gia mức độ 2 vào năm 2020.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tâm huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Số lượng giáo viên khá, giỏi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có 10 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
- Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã đi vào chiều sâu, chiều rộng, đa số giáo viên đã mạnh dạn thực hiện các PP dạy hoc mới kết hợp với các phương pháp truyền thống và đưa các hình thức dạy học mới ( Học theo nhóm, học cá nhân, tổ chức trò chơi học tập, học ở hiện trường...) đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc tạo ra chất lượng thực chất, mang lại một sức sống mới trong trường học.
- Cán bộ quản lý nhà trường có uy tín về năng lực lãnh đạo và năng lực chuyên môn.
b. Những khó khăn:
- Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ không đồng đều. Vẫn còn một số giáo viên trình độ kiến thức và năng lực còn hạn chế, còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa định rõ về những biện pháp kĩ thuật trong việc thể hiện vai trò của người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt động học tập của học sinh nên hiệu quả giờ dạy chưa được nâng cao. Những hạn chế của người dạy thường được biểu hiện với những mặt sau đây. 
+ Kế hoạch bài học thiếu rõ ràng, chưa hoạch định được hoạt động của thầy và trò ở trên lớp và trong những phần của tiết học.
+ Giáo viên giao việc cho học sinh thiếu cụ thể, chưa rõ người, rõ việc, mục đích không rõ ràng,, dẫn đến tình trạng giáo viên dùngmột số học sinh làm thay cho công việc cả lớp. Thiếu sự chú ý đến học sinh cá biệt trong lớp.
+ Giao việc thiếu hướng dẫn, thiếu tiếp sức nên thường xuất hiệntình trạng thả nổi, giao khoán cho cả lớp. Học sinh tỏ ra bất cập trước công việc được giao.
+ Chưa quản lí, kiểm soát được quá trình thực hiện của từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh một cách chặt chẽ, thiếu binhững biện pháp khắc sâu kiến thức và đảm bảo tiến độ hoạt động học tập của học sinh.Chưa có hình thức phù hợp để đánh giá kết quả học học tập của học sinh theo hướng đổi mới .Tất cả yếu tố đó đã làm hạn chế đến hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên nói riêng và của nhà trường nói chung. 
- Cơ sở vật chất đã có sự đầu tư nhưng các thiết bị phục vụ dạy và học chưa thật đầy đủ, chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của các khối lớp.
Thực tế tình hình đó của nhà trường đòi hỏi người quản lí phải suy nghĩ tìm tòi rất nhiều trong chỉ đạo chuyên môn, phải tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đúng đắn các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là hoạt động kiểm tra đánh giá giờ lên lớp. Có như vậy chất lượng dạy - học mới được nâng cao.
2.3.2. Thực trạng tình hình kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của nhà trường.
- Trong năm học 2018 - 2019 này, công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên được nhà trường thực hiện đúng mức. Trong mỗi năm học, toàn bộ số giáo viên của trường đều được kiểm tra, đặc biệt nhiều lần được kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, kiểm tra tất cả các giờ dạy của tất cả các môn học. Sau kiểm tra đánh giá, lãnh đạo nhà trường đã kịp thời chỉ rõ cho mỗi giáo viên những mặt mạnh, mặt yếu trong mỗi giờ dạy của từng bộ môn, hướng phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu đó. Các giáo viên năng lực còn hạn chế được kiểm tra đánh giá trước và nhiều hơn. Chính vì vậy mà chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong năm học đã có những chuyển biến và được nâng cao rõ rệt, cụ thể:
*Kết quả kiểm tra giờ dạy
Năm học
TS giáo viên
TS giờ kiểm tra
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
16
48
30
62,5
12
25
4
8,3
2
4,2
*Xếp loại năng lực sư phạm 
Năm học
TS giáo viên
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
16
10
62,5
4
25
2
12,5
0
0
	Từ thực tế chỉ đạo như trên, chúng tôi đã rút ra được một số giải pháp đã và đang vận dụng có hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên Tiểu học.
2.4. Các giải pháp thực hiện việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên 
a. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_chi_dao_cong_tac_kiem_tra_danh_gia_gio_len.doc