SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - Học Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng (Công nghệ 8)

SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - Học Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng (Công nghệ 8)

 Trong thời đại ngày nay khi khoa học và công nghệ đang trên đà phát triển thì Năng lượng đóng một vai trò rất quan trọng, nó có vai trò sống còn, quyết định sự tồn tại, phát triển, đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày. Ngày nay có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng có tác động rất lớn đến kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “An ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia. Tại Việt Nam, an ninh năng lượng cũng đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả ngày nay là yêu cầu cấp thiết của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Là một giáo viên mang trên mình trách nhiệm vì sự nghiệp “Trăm năm trồng người”, để chuẩn bị cho các em hành trang sống và lao động trong một xã hội văn minh hiện đại, hình thành cho các em một số kĩ năng áp dụng vào cuộc sống thì việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục cho các em có hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống cũng là một vấn đề hết sức quan trọng.

 Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới nhiều về phương pháp dạy - học. Trong các khâu của quá trình dạy học, ở tất cả các bộ môn, khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng để góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, làm cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước trong thế kỉ XXI, với những lớp người có trình độ văn hoá - khoa học kĩ thuật tiên tiến. Do đó, việc đổi mới phương pháp đã và đang có nhiều triển vọng và đạt kết quả cao trong các tiết dạy- học. Đặc biệt là việc vận dụng tích hợp kiến thức trong dạy học ở tất cả các bộ môn nói chung và bộ môn Công nghệ nói riêng. Bởi vì, việc vận dụng này sẽ giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác; linh hoạt vận dụng được các kiến thức đã học giải quyết các tình huống, thách thức, bất ngờ chưa từng gặp; nhằm khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học; giúp học sinh có hứng thú và say mê hơn với môn học. Trong đó, môn Công nghệ ở trường THCS hiện nay cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

 

doc 21 trang thuychi01 13072
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - Học Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng (Công nghệ 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong thời đại ngày nay khi khoa học và công nghệ đang trên đà phát triển thì Năng lượng đóng một vai trò rất quan trọng, nó có vai trò sống còn, quyết định sự tồn tại, phát triển, đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày. Ngày nay có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng có tác động rất lớn đến kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “An ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia. Tại Việt Nam, an ninh năng lượng cũng đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả ngày nay là yêu cầu cấp thiết của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Là một giáo viên mang trên mình trách nhiệm vì sự nghiệp “Trăm năm trồng người”, để chuẩn bị cho các em hành trang sống và lao động trong một xã hội văn minh hiện đại, hình thành cho các em một số kĩ năng áp dụng vào cuộc sống thì việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục cho các em có hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. 
 Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới nhiều về phương pháp dạy - học. Trong các khâu của quá trình dạy học, ở tất cả các bộ môn, khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng để góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện, làm cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước trong thế kỉ XXI, với những lớp người có trình độ văn hoá - khoa học kĩ thuật tiên tiến. Do đó, việc đổi mới phương pháp đã và đang có nhiều triển vọng và đạt kết quả cao trong các tiết dạy- học. Đặc biệt là việc vận dụng tích hợp kiến thức trong dạy học ở tất cả các bộ môn nói chung và bộ môn Công nghệ nói riêng. Bởi vì, việc vận dụng này sẽ giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác; linh hoạt vận dụng được các kiến thức đã học giải quyết các tình huống, thách thức, bất ngờ chưa từng gặp; nhằm khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học; giúp học sinh có hứng thú và say mê hơn với môn học. Trong đó, môn Công nghệ ở trường THCS hiện nay cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
 Để làm được điều đó, trong các tiết dạy học Công nghệ cần có sự thuyết phục, giúp các em hiểu biết, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức. Để tiết học Công nghệ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp nhiều phương pháp, biết tích hợp được nhiều môn học khác nhau. Trong tiết dạy Công nghệ, nếu người thầy biết phát huy được tính tích cực của học sinh sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, đặc biệt kích thích nhận thức, phát triển tư duy, tăng khả năng hoạt động độc lập của học sinh, tăng sự chú ý, tìm tòi hấp dẫn đối với người học. Nếu người thầy không có phương pháp phù hợp sẽ làm giảm đi hứng thú học tập của học sinh, kéo theo chất lượng học tập của các em bị hạn chế. Bản thân là một giáo viên dạy học Công nghệ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, tìm ra các giải pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy và đã có hiệu quả. Vì vậy, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm, muốn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu của tôi là: 
“Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy - học Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng (Công nghệ 8)”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi muốn sau khi học xong, học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn thân thiện, gần gũi với thầy cô giáo, bạn bè, tự tin phát biểu trước tập thể. Từ đó, các em có thể tìm đến thầy cô, bạn bè đã biết để giải thích những điều còn vướng mắc. Các em có thể cùng nhau tham gia để tăng thêm sự đam mê môn học, giúp các em phối hợp với nhau tốt hơn, sôi nổi hơn và hiểu nhau hơn nữa. 
 Vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy - học giúp học sinh hiểu sâu các vấn đề phân môn Công nghệ và củng cố những kiến thức các môn học khác. Ngoài ra còn giúp học sinh tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh nhằm đem lại hiệu quả giáo dục sâu sắc. Tập dượt cho học sinh biết cách vận dụng những kiến thức tích hợp để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội, nhằm phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm người công dân có trách nhiệm. 
 Đồng thời, bản thân tôi cũng được trang bị cho mình những phương pháp dạy - học có hiệu quả trong giảng dạy môn Công nghệ ở các khối lớp khác do mình phụ trách.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Công nghệ 8: Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng.
- Đối tượng học sinh THCS (khối lớp 8)
- Số lớp kiểm chứng: 4 lớp
- Số lượng học sinh: 136 em
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo trên mạng internet, SGK, SGV.... để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, tích hợp với các môn: Sinh học, Hóa học, Vật lí, Nghề điện dân dụng, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Văn học để khai thác nội dung bài học.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực hiện điều tra, khảo sát, xử lí thông tin thực tế tại đơn vị để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực hiện điều tra, xử lí số liệu thực tế, so sánh và đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện ứng dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Môn Công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. 
 Vận dụng tích hợp các kiến thức trong dạy - học Công nghệ là hình thức liên kết những kiến thức của nhiều môn học với môn Công nghệ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Công nghệ vào thực tiễn cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Công nghệ.
 Do đối tượng là học sinh lớp 8, về tâm sinh lí các em đang phát triển nên còn chưa ổn định, chưa xác định chuẩn mục đích, mục tiêu học tập nên giáo viên phải làm thế nào để học sinh ham và thích học. Vì vậy, yêu cầu giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em có niềm đam mê, hứng thú để tiếp thu, nắm vững và khắc sâu kiến thức.
 Tuy nhiên, để nắm được những kiến thức đó, học sinh không những phải có kĩ năng nhận biết và ghi nhớ mà còn phải tích hợp được kiến thức của nhiều môn học khác như Sinh học, Hóa học, Vật lí, Nghề điện dân dụng, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Văn học mới có thể hiểu sâu sắc được bài học. 
 Muốn vậy, người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động dạy học tích cực để các em có thể tiếp thu được kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng, tư tưởng một cách hiệu quả nhất mà tiết học không khô khan, gò bó...
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Vai trò của môn Công nghệ trong trường THCS chưa được học sinh coi trọng và các em coi đó là “môn phụ”, dẫn đến học sinh chưa chú trọng đến môn học này.
 Kiến thức môn Công nghệ 8 lại liên quan đến kiến thức môn Vật lí mà các em sẽ được học ở chương trình lớp 9. Như vậy môn Công nghệ 8 lại học trước nên học sinh tiếp thu khó khăn. Vì vậy học sinh có lực học trung bình và yếu thấy môn học này rất vất vả, khó hiểu dẫn đến các em lười học. Đại đa số các em đầu tư thời gian, công sức cho các môn Văn - Toán - Tiếng Anh mục đích để thi vào THPT.
 Nhiều bài thực hành môn Công nghệ 8, cả GV và HS không thực hiện được, có khi thực hiện hạn chế vì không có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học hoặc thiết bị chưa chính xác (TBDH đã được trang bị từ lâu - hư hỏng nhiều), hay do vốn sống, kinh nghiệm ít. 
Thực tiễn dạy học, khảo sát cho thấy:
Về phía giáo viên:
* Thuận lợi:
- Giáo viên được đào tạo cơ bản về lý thuyết, đáp ứng được yêu cầu.
- Được qua tập huấn.
* Khó khăn:
- Các tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy - học ít chú trọng vào phương pháp dạy - học luyện tập.
- Các mô hình dạy - học thường là do giáo viên tự trải nghiệm.
- Giáo viên đang lúng túng trong việc chọn lựa phương pháp dạy - học sao cho học sinh có thể học tập tích cực và hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo được quy định về thời lượng - Phân phối chương trình.
 Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Sử dụng hợp lí điện năng” là bài dạy tương đối phức hợp, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát huy kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của tiết học có hạn, nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản kiến thức môn học chính, mà ít quan tâm đến các kiến thức có liên quan; hoặc chỉ mang tính chất nhắc lại, nhắc đến một cách hình thức, không tiến hành các phương pháp hỗ trợ để các em hiểu 
Về phía học sinh:
- Do đối tượng học sinh đơn vị tôi công tác đa số là con em đồng bào theo đạo Thiên Chúa, việc học lễ nghi giáo lí chiếm nhiều thời gian nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập. 
- Mặt bằng chung về kiến thức của học sinh còn hạn chế, mỗi lớp chỉ một vài học sinh là khá - giỏi.
- Kiến thức, vốn sống, kĩ năng ở vùng nông thôn khó khăn khi tiếp xúc.
- Tính tự giác học tập của học sinh chưa cao.
	- Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập môn Công nghệ, thể hiện qua mức độ yêu thích tiết học, tinh thần chuẩn bị cho tiết học.
 Tuy nhiên qua phương pháp chuẩn bị, cách học tập trong tiết học cho thấy học sinh chưa thực sự phát huy tính tích cực trong học tập dẫn đến hiệu quả tiết học tập chưa đạt như mong muốn.
 Thiết bị đồ dùng:
 Thiết bị đồ dùng dạy học hạn chế hoặc nhiều TBDH được trang bị độ chính xác chưa cao nên khi làm thí nghiệm, thực hành khó thành công chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp
 Xuất phát từ thực trạng và nhận thức trên. Để nâng cao hiệu quả dạy - học, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tự giác, tính tích cực chủ động của học sinh thông qua tiết học. Sáng kiến này đã được thực hiện đối chứng và đánh giá kết quả đối chứng trong nhiều giờ dạy ở đơn vị tôi công tác.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Khảo sát đánh giá tình hình
- Khảo sát đối tượng học sinh (tìm hiểu về đặc điểm, tâm sinh lý và năng lực của học sinh) để có giải pháp cho một tiết dạy - học hiệu quả.
- Đánh giá kết quả khảo sát để lập kế hoạch bài học.
2.3.1.2. Lập kế hoạch bài học: - Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối chứng ở các lớp 8A, 8B (Phương pháp dạy học truyền thống), 8C, 8D (Phương pháp dạy học bằng việc vận dụng kiến thức liên môn).
- Nghiên cứu kĩ bài dạy: Xác định rõ mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy.
- Xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy.
- Dạy thực nghiệm và đối chứng.
- Phân tích cách tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả dạy học trong kế hoạch.
2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
2.3.2.1. Khảo sát đánh giá tình hình
 Qua khảo sát học sinh tôi nhận thấy phần lớn học sinh không quan tâm đến môn học Công nghệ nhiều vì các em cho rằng đây là môn học phụ, không thuộc trong các môn thi vượt cấp, hay thi tốt nghiệp cũng như thi Đại học, nên các em không học hoặc rất ít học cũng như ôn tập bài ở nhà, chính vì vậy mà kiến thức các em nắm được chủ yếu là tiết học trên lớp. Các em chưa có phương pháp học tập khoa học, giúp các em hệ nắm được kiến thức một cách tối ưu nhất. 
 Một số các em nhớ được một ít kiến thức môn học, cũng mang tính rời rạc, không hệ thống. 
2.3.2.2. Lập kế hoạch bài học
 Xuất phát từ nhận thức trên và qua kết quả khảo sát, nghiên cứu nội dung kiến thức, kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, tôi đã xâydựng kế hoạch dạy - học bằng việc sử dụng tích hợp kiến thức các môn khi dạy Công nghệ 8 (Tiết 42: Bài 48 - Sử dụng hợp lí điện năng) như sau: 
2.3.3. Vận dụng
TIẾT 42: BÀI 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là gì? Đặc điểm của giờ cao điểm.
- Biết được tình hình sử dụng điện năng hiện nay từ đó có biện pháp sử dụng điện năng một cách hợp lí.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức Sinh học - Hóa học - Vật lí để hiểu được khi sản xuất điện năng ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái.
- Vận dụng kiến thức Vật lí - Nghề điện dân dụng để chế tạo ra các thiết bị, đồ dùng điện có hiệu suất cao.
- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm năng lượng (Đặc biệt là năng lượng điện).
- Vận dụng kiến thức Mĩ thuật để truyền đi thông điệp tiết kiệm năng lượng điện thông qua hình ảnh. 
- Vận dụng kiến thức Văn học để sưu tầm, sáng tác thơ, vè về tiết kiệm điện.
- Có kĩ năng tiết kiệm điện năng trong lớp học, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức tốt, cẩn thận khi sử dụng điện.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm điện, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong quá trình học, sử dụng thiết bị điện hợp lí.
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, các tài liệu có liên quan đến bài học (Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
- Máy chiếu
- Hình ảnh về thực trạng sử dụng điện năng hiện nay.
- Hình ảnh về giờ trái đất
- Hệ thống các câu hỏi, phiếu học tập...
2. Học sinh:
- Đọc và tham khảo các tài liệu các môn học có liên quan.
- Sách giáo khoa môn Công nghệ 8, bút dạ
III. Phương pháp dạy học:
- Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp phân môn Công nghệ với các môn học khác: Vật lí, Sinh học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật...để khai thác nội dung bài học.
- Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp gợi mở kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV: Chiếu các hình ảnh về sử dụng điện năng yêu cầu học sinh quan sát liên hệ với kiến thức thực tiễn nêu câu hỏi.
H: Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?
GV: Giới thiệu sơ qua về tình hình sử dụng điện năng ở nước ta. 
 Trong những năm gần đây, nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy điện. Song nhu cầu sử dụng điện năng cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, thương mại, dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như đời sống của nhân dân ngày càng cao nên lượng điện năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà vẫn phải nhập khẩu hàng tỷ KW điện từ Trung Quốc. Theo thống kê năm 2013, nước ta còn nhập khẩu 3,2 tỷ kWh, năm 2014 nhập 2,29 tỷ kWh. Năm 2015 lượng điện nhập từ Trung Quốc là 1,8 tỷ kWh. Theo dự kiến đến năm 2020, lượng điện nhập khẩu chiếm khoảng 10% đến 11,5% (Theo thống kê và báo cáo của Điện lực Việt Nam (EVN) 
Thông tin EVN họp báo công bố tình hình thiếu điện:
 Chiều 16/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) họp báo về tình hình cấp nước và cấp điện phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, việc chống hạn cục bộ cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, việc thiếu điện và kêu gọi tiết kiệm điện mùa hè.
 Theo số liệu của EVN cung cấp, mực nước nhiều hồ thủy điện lớn vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tổng lượng nước các hồ thủy điện thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường khoảng gần 5,3 tỷ m3; trong đó miền Bắc hụt khoảng 1,9 tỷ m3, miền Trung hụt khoảng hơn 2,62 tỷ m3.
GV: Qua các thông tin trên vấn đề sử dụng tiết kiệm điện theo em hiện nay có cần thiết không?
HS: Vấn đề sử dụng tiết kiệm điện hiện nay là thật sự cần thiết.
GV: Điện năng rất có ích trong cuộc sống hàng ngày, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh và hiện đại hơn. Mặt khác nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian. Vậy làm thế nào để sử dụng điện năng một cách hợp lí và tiết kiệm? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 phút)
GV: Nêu mục tiêu và yêu cầu cần đạt được của bài.
HS: Theo dõi
Nắm được mục tiêu của tiết học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng. (14 phút)
H: Thời điểm nào trong ngày ta dùng nhiều điện? Thời điểm nào trong ngày ta dùng ít điện? 
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét
Thời gian trong ngày dùng nhiều điện gọi là giờ cao điểm.
H: Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là gì?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Chia nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
GV: Nhận xét 
H: Khi điện áp của mạng điện giảm xuống, sự phát sáng của đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi nước của bếp điện sẽ như thế nào?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận (Bóng đèn tối, quạt điện quay chậm, đèn ống huỳnh quang bị nhấp nháy không sáng được hoặc sáng mờ, thời gian đun nấu sẽ lâu hơn)
Lưu ý: Dùng quạt điện khi hiệu điện thế thấp, quạt sẽ nóng vì điện năng lúc này sẽ chuyển thành cơ năng rất ít và chuyển thành nhiệt năng nhiều - gây hiện tượng lãng phí (trong trường hợp này cơ năng là năng lượng có ích còn nhiệt năng là năng lượng hao phí)
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng
Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều. Những giờ đó gọi là giờ “cao điểm”.
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ.
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc, tuổi thọ... của đồ dùng điện.
* Kiến thức môn Vật lí:
GV: Chiếu bảng sử dụng điện của gia đình cho HS quan sát và giới thiệu. 
TT
Tên thiết bị
SL
Công suất thiết bị (W)
Thời gian sd TB/ngày (h)
Công suất
tiêu thụ (Wh)
1
Đèn huỳnh quang
8
40
4
1280
2
Tủ lạnh 150
lít
1
200 (x 0,5)
24
2400
3
Ti vi
1
9

6
1080
4
Đầu đĩa
1
50

1
 50
5

Quạt
3
70
5
1050
6
Nồi cơm điện
1
650
2
1300
7
Máy giặt
1
450
1
 450
8
Máy vi tính
1
200
3
 600
9
Bàn ủi
1
1000
0,5
 500

10
Máy lạnh
1
750 (x 0,5)
3
1125
11
Máy nước nóng
1
1600
1
 1600
12
Lò nướng vi ba
1
1000
0,5
 500

Tổng:
 11935 Wh
 
GV thông báo: Mỗi gia đình của Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào
giờ cao điểm (từ 8h - 22h) sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ sung nguồn điện, lưới điện
* Kiến thức môn Hóa học: (Bài 42: Nhiên liệu - Hóa học 9)
GV: Chiếu hình ảnh:
Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tuy 2 - Bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường. Ảnh Báo Bình Thuận online
- Đối với nhà máy nhiệt điện, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường khoảng 0,56kg CO2 gây ô nhiễm không khí làm biến đổi khí hậu.
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện tài nguyên hóa thạch bị cạn kiệt
Nước biển sẽ dâng 60m nếu mọi 
nhiên liệu hoá thạch bị đốt cạn
* Kiến thức môn Sinh học - Hệ sinh thái: (Sinh học 9)
* Tích hợp BVMT và ứng phó BĐKH
 Hình ảnh Đập thủy điện
 Hình ảnh vỡ đập thủy điện - Gây lũ lụt, xói mòn
- Việc xây dựng nhiều các nhà máy điện phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật, gây biến đổi khí hậu...
- Nếu xây dựng nhà máy thủy điện không đảm bảo kĩ thuật có thể gây nên hiện tượng vỡ đập, lũ lụt...
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng. 
(11 phút)
H: Theo em thế nào là sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
(Sử dụng đúng lúc, đúng mức không phí phạm, phát huy đúng công suất của đồ dùng điện)
H: Có những biện pháp nào để sử dụng hợp lí điện năng?
HS: Thảo luận trả lời
HS: Nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận
H: Thực hiện giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm bằng cách nào?
H: Ngoài các biện pháp em còn biết thêm biện pháp nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Chiếu hình ảnh lựa chọn bóng đèn 
cho học sinh quan sát
HS

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_thiet_thuc_tu_viec_van_dung_phuong_phap_tich_h.doc