SKKN Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh

SKKN Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh

Kho tàng Tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc Hán khá phong phú về mặt số lượng, có giá trị nhiều mặt thường được gọi dưới cái tên chung là từ Hán Việt.

Thực tế cho thấy: Từ Hán Việt đã góp phần rất tích cực làm cho Tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác, uyển chuyển có thể đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống hiện đại đặt ra.

Để có được vốn từ Hán Việt phong phú như ngày nay phải kể đến quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán kéo dài ít nhất hai thiên niên kỉ trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – với sự tài trí thông minh của bao nhiêu thế hệ đi trước đã động viên và phát huy mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Trong hoàn cảnh mới, quá trình này vẫn tiếp diễn. Chúng ta cần biết chủ động định hướng để phát huy tính tích cực của từ Hán Việt. Một trong những cách thức đó chính là việc dạy và học từ Hán Việt trong trường sao cho đúng hướng, có hiệu quả. Chính những học sinh – thế hệ tương lai của đất nước khi đã hiểu giá trị của lớp từ Hán Việt sẽ sử dụng vốn từ này phù hợp với văn cảnh, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Do vậy, trong đề tài này, tôi đề cập đến một số định hướng dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông với mong muốn góp phần cho việc dạy từ Hán Việt đạt hiệu quả cao.

 

doc 16 trang thuychi01 11401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU	
1.1. Lí do chọn đề tài
Kho tàng Tiếng Việt có một lớp từ ngữ gốc Hán khá phong phú về mặt số lượng, có giá trị nhiều mặt thường được gọi dưới cái tên chung là từ Hán Việt.
Thực tế cho thấy: Từ Hán Việt đã góp phần rất tích cực làm cho Tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác, uyển chuyển có thể đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống hiện đại đặt ra.
Để có được vốn từ Hán Việt phong phú như ngày nay phải kể đến quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán kéo dài ít nhất hai thiên niên kỉ trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – với sự tài trí thông minh của bao nhiêu thế hệ đi trước đã động viên và phát huy mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Trong hoàn cảnh mới, quá trình này vẫn tiếp diễn. Chúng ta cần biết chủ động định hướng để phát huy tính tích cực của từ Hán Việt. Một trong những cách thức đó chính là việc dạy và học từ Hán Việt trong trường sao cho đúng hướng, có hiệu quả. Chính những học sinh – thế hệ tương lai của đất nước khi đã hiểu giá trị của lớp từ Hán Việt sẽ sử dụng vốn từ này phù hợp với văn cảnh, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Do vậy, trong đề tài này, tôi đề cập đến một số định hướng dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông với mong muốn góp phần cho việc dạy từ Hán Việt đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, không phải người Việt nào cũng có một vốn hiểu biết đầy đủ về từ Hán Việt và trong chương trình học Ngữ văn cấp THPT, việc học từ Hán Việt còn chưa thực sự hiệu quả. Một phần do người học chưa nhận thấy vai trò quan trọng của từ Hán Việt trong đời sống, phần còn do người dạy chưa tìm thấy cách dạy học vốn từ này sao cho dễ tiếp nhận, có hệ thống và phương pháp.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm dạy và học những bài có liên quan đến từ Hán Việt, nhằm nâng cao chất lượng học thêm từ Hán Việt cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, SGK, tham khảo, chuyên luận bàn về từ Việt gốc Hán trên nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp tri thức, phương pháp, thao tác cần thiết để hiểu và sử dụng đúng vốn từ này, hướng đến việc “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” và phát huy “sức mạnh ngôn từ” của Tiếng Việt, đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại.
Đề tài “Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh” nhằm hướng đến các mục đích trên. Qua đây, tôi mong muốn đem đến cho bạn bè đồng nghiệp một cái nhìn khái quát nhất về từ Hán Việt, hiểu được từ Hán Việt cặn kẽ hơn sẽ có điều kiện hiểu các tác phẩm có sử dụng từ Hán Việt tốt hơn.
. Đối tượng nghiên cứu
Bài “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và một số bài có liên quan đến từ Hán Việt.
Phương pháp nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm các từ Hán việt trong tác phẩm
Hướng dẫn học sinh tìm thêm, mở rộng vốn từ có liên quan.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
Lí luận dạy học chỉ ra rằng: Trong quá trình học tập, người học sinh cần không ngừng lĩnh hội những kiến thức do giáo viên cung cấp, mà quan trọng hơn các em còn phải tự khám phá ra những tri thức mới, kĩ năng mới từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Song, việc kiếm tìm cái mới của học sinh không phải là một hoạt động hoàn toàn độc lập , sáng tạo như các nhà khoa học khi thực hiện nghiên cứu một đề tài nào đó. Hoạt động của các em phải được thực hiện với vai trò cố vấn, tổ chức, điều khiển thường xuyên của giáo viên. Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, vừa tạo hứng thú cho học sinh nói riêng là vấn đề cần thiết đặt ra cho mỗi giáo viên. Hiện nay, có nhiều biện pháp hữu hiệu đem lại hiệu quả cao như: cải cách SGK, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng rất cần thiết đối với môn ngữ văn. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương khóa VIII và được cụ thể hóa ở Luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Với xu thế chung đó, Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh mà tôi lựa chọn cũng là một hình thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Mặt khác với phương pháp này tôi muốn xóa bỏ việc học các văn bản trung đại một cách qua loa, hiểu từ Hán Việt chưa cặn kẽ, dẫn tới việc hiểu sai lệch ý nghĩa văn bản. Các em sẽ có điều kiện được học kĩ hơn về các từ Hán Việt trong văn bản, được mở rộng thêm các từ có lien quan. Từ đó mới hiểu đúng được nội dung của văn bản và còn có thể sử dụng từ Hán Việt một cách thành thạo hơn, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ cho bản thân.
Vậy Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học, mặt khác lại chú trọng đến kĩ năng ứng dụng vốn từ đã được học vào trong giao tiếp hoặc sử dụng và tạo lập văn bảnTừ Hán Việt vốn là một phần rất quan trọng trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc và khi sử dụng đúng, phù hợp nó sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp rất tốt.
2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
- Hiện nay phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh là một phương pháp dạy học mới rất phù hợp với xu thế chung của thời đại, được cộng đồng ủng hộ, được phụ huynh và các em học sinh tán thành. Và từ việc học bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một hình thức thông qua các từ ngữ Hán Việt xuất hiện trong bài mà giúp các em có thể mở rộng từ Hán Việt bằng cách lien hệ đến các từ ngữ Hán Việt có liên quan. Từ đó, nội dung bài học cũng được khắc sâu hơn, các em sẽ biết cách chọn và sử dụng đúng và hay các từ Hán Việt.
- Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư đầy đủ hơn, có máy chiếu đa năng – được sử dụng trong các trường hợp trình chiếu, có hệ thống các từ Hán Việt có liên quan (mở rộng vốn từ cho các em) mà không mất thời gian chép số lượng các từ này lên bảng.
* Về phía học sinh:
- Khi chủ trương “ Góp phần nâng cao chất lượng học từ Hán Việt ở học sinh” tôi nhận thấy có thể giúp các em có điều kiện thể hiện năng lực liên tưởng, vốn hiểu biết của cá nhân về vốn từ Hán Việt vốn đã rất phong phú. Vậy nên các em sẽ hào hứng nhiệt tình hơn trong khi học, khắc phục được lối truyền thụ tri thức thụ động, máy móc, một chiều trước kia.
- Đa số học sinh của trường THPT Triệu Sơn I học khối tự nhiên, tư duy của các em tương đối mạch lạc, cách tiếp thu kiến thức thường rất chủ động. Khi học ngữ văn các em cũng dễ nhận thấy bản thân vẫn có thể tư duy phong phú, liên tưởng thoải mái để kiếm tìm vốn từ Hán Việt có liên quan. Giờ học nhờ đó cũng sôi nổi hơn nhiều, tránh sự sáo mòn theo lối dạy đọc – chép trước kia
2.2. Khó khăn:
* Về phía giáo viên:
Đây là công việc đòi hỏi giáo viên phải tạo lập được các từ Hán Việt có liên quan đến các từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản đã học. Mặt khác, giáo viên còn phải giải nghĩa các từ một cách cơ bản nhất, giúp học sinh có thể hình dung được sự phong phú, đa dạng của từ Hán Việt khi được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải tư duy, tìm tòi mất thời gian.
* Về phía học sinh:
- Đây là một trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội). Bài được viết theo một kết cấu lôgic: Vai trò quan trọng của người hiền tàiàKhuyến khích hiền tài à Việc đã làm à Việc tiếp tục làm (Khắc bia tiến sĩ) à Ý nghĩa,tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. Trên sơ đồ này ta có thể nhận thấy văn bản thiên về việc trình bày, không có nhiều yếu tố văn chương cảm xúc, có phần khô khan nên nhiều học sinh có tâm lí chán, ngại học. Đó là còn chưa kể đến khi vừa tiếp cận với nhan đề bài học, các em đã cảm thấy khó hiểu bởi ngay trong nhan đề đã xuất hiện tới 2 từ Hán Việt: Từ Hiền tài và từ nguyên khí.
- Do đặc trưng của học sinh khối A là hầu như ít quan tâm đến bộ môn ngữ văn cho nên hứng thú trước việc đi kiếm tìm các từ Hán Việt có liên quan là chưa nhiều.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình học các văn bản có sử dụng từ Hán Việt, học sinh chưa thực sự cảm thấy hiểu được các từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản đó. Và khi đề cập đến việc mở rộng vốn từ Hán Việt cho các em dựa trên việc đưa ra các từ Hán Việt có liên quan sẽ lại càng xa lạ với các em hơn. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và qua quá trình thực tế giảng dạy tôi đã có sử dụng thí điểm qua dạy bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” , mở rộng vốn từ cho các em. Hơn nữa, chính khi các em hiểu cặn kẽ các từ Hán Việt trong văn bản, các em sẽ hiểu văn bản sâu sắc hơn. Và khi có được vốn từ Hán Việt đã được mở rộng, các em sẽ sử dụng từ Hán Việt đúng, hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
Trước khi vào bài, tôi tạo sự hứng thú cho các em bằng cách cho các em chọn sử dụng từ đúng với ý nghĩa sau đây (chọn một trong hai từ: bàng quan và bàng quang): Tự coi mình là người ngoài cuộc, coi là không dính líu đến mình. HS có thể trả lời đúng hoặc sai. Nếu đúng, yêu cầu học sinh nói rõ hơn về các trường hợp từ này được sử dụng. Nếu sai, giáo viên định hướng cho học sinh cách hiểu đúng. à Đặt vấn đề: Hiểu đúng từ Hán Việt rất quan trọng, tránh sử dụng từ sai lệch, gây sự hiểu nhầm và buồn cười
Bài học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vừa giúp các em hiểu vai trò quan trọng của người hiền tài đối với đất nước, thấy được ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ đối với đời sau, nắm được cách thức lập luận, lại vừa tạo điều kiện cho các em mở rộng vốn từ Hán Việt, làm giàu vốn ngôn ngữ cho các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với hoạt động giáo dục: đây là điều cần thiết để hoạt động giáo dục được tiến hành một cách khoa học hơn.
Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: trau dồi thêm vốn từ Hán Việt, biết cách mở rộng vốn từ trên cơ sở các từ liên quan. Nhà trường sẽ có các học sinh có vốn từ phong phú, biết sử dụng từ đúng, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Tôi tiến hành mở rộng vốn từ Hán Việt cho học sinh bằng cách: bản thân tôi tìm hiểu một số phương hướng dạy học từ Hán Việt, sau đó đưa ra từng ý chính trong bài, tìm các từ Hán Việt, giải nghĩa. Sau đó tìm các từ có liên quan, khắc sâu thêm kiến thức cho các em. Giải pháp này được tôi tiến hành cụ thể như sau: 
2.4.1. Dạy theo hướng cung cấp vốn từ và yếu tố Hán - Việt
a. Phương pháp “học ít, biết nhiều”: Dạy các yếu tố Hán – Việt
Trong Tiếng Việt có khoảng hơn ba ngàn yếu tố Hán Việt không hoạt động tự do nhưng mỗi yếu tố có thể kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau nên đã tạo ra một số lượng rất lớn các từ ngữ Hán – Việt. Do vậy, về mặt lí thuyết, chỉ cần nắm được một số lượng một số lượng yếu tố nhất định và quan hệ cấu tạo giữa các yếu tố đó là có thể nắm được một số lượng từ ngữ Hán – Việt gấp bội. Chính vì vậy có người gọi đây là phương pháp tiết kiệm, “học ít, biết nhiều”. Ví dụ, từ yếu tố hải có nghĩa là “biển”, ít nhất chúng ta cũng tìm thấy có hai mươi từ ngữ được cấu tạo có yếu tố hải đứng trước: hải âu, hải cảng, hải chiến, hải dương, hải đảo, hải đăng, hải đồ, hải hà, hải lí, hải lục không quân, hải lưu, hải ngoại, hải phận, hải quân, hải sản, hải tần, hải triều, hải yến và các từ cấu tạo có yếu tố hải đứng sau, như lãnh hải, hàng hải, duyên hải v.v
Với phương pháp này, ta có thể dẫn ra các từ Hán Việt cùng chứa yếu tố đó để học sinh có thể nắm chắc nghĩa yếu tố một cách hệ thống và có điều kiện biết thêm từ. Mặt khác cũng cần chú ý thêm, do hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán Việt là rất nhiều, cho nên, khi dạy yếu tố này cần kết hợp phân biệt với các yếu tố đồng âm khác để học sinh đỡ nhầm lẫn.
Ví dụ: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm trong bảng: chí phải, ý chí, chí lí,, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất).
Vd: Chí phải
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
Vd: Ý chí
Hai yếu tố chí trong bài tập trên đồng âm với nhau, ta có thể dẫn thêm các từ mà chí có nghĩa “rất, hết sức” như: chí công vô tư, chí cốt, chí hiếu, chí thiết, chí tôn, chí tử; các từ mà chí có nghĩa “ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp” như chí hướng, chí nguyện, chí thú, chí sĩ. Ngoài ra cũng có thể đưa thêm từ có yếu tố chí đồng âm khác, có nghĩa là “ghi”, như báo chí, mộ chí, tạp chí v.v
Dạy yếu tố Hán - Việt theo cách đặt yếu tố trong quan hệ đồng âm, như trường hợp chí ở trên sẽ giúp học sinh vừa biê được nhiều yếu tố vừa biết được nhiều yếu tố vừa nắm chính xác nghiã các yếu tố đó. Ngoài cách dạy như thế, ta có thể dạy yếu tố Hán – Việt theo hai cách sau:
Trước hết, nêu nghĩa yếu tố, sau đó đưa ra một số từ ngữ có chứa yếu tố được dùng với nghĩa như vậy. Cách làm tương tự như với yếu tố
Đưa ra một loạt từ ngữ có chứa yếu tố cần dạy, sau đó gợi ý cho học sinh, từ nghĩa các từ ngữ đó, căn cứ vào điểm chung mà luận ra nghĩa yếu tố đó. Ví dụ, dạy yếu tố gia, từ các từ gia bảo, gia cảnh, gia cầm, gia chánh, gia đình, giáo, gia phong, gia sản, gia tài, gia súc v.v...học sinh có thể tự rút ra được nghĩa của từ gia là “nhà”. Kiến thức nhờ đó được học sinh tiếp thu một cách chủ động, hứng thú hơn.
b. Phương án “học ít, hiểu kĩ’”: dạy nghĩa từng từ và cách sử dụng
Cơ sở của phương pháp dạy từ ngữ Hán Việt là dạy nghĩa từng từ và cách sử dụng là ở chỗ, khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như khi lĩnh hội nghĩa của câu nói, mọi người đều lấy từ làm đơn vị cơ sở. Mặt khác, về cấu tạo, tuy từ có thể được cấu tạo từ các yếu tố liên kết với nhau nhưng nghĩa của từ lại không phải là một phép cộng đơn giản nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên nó. Do vậy, không phải với bất kì từ nào, học sinh nắm được nghĩa yếu tố là có thể hiểu được từ. Ví dụ: hiểu được du là chơi, kích là đánh, nhưng lại không thể suy ra du kích là đánh chơi; biết mẫu là mẹ, tử là con mà vẫn không hiểu được mẫu số, tử số là gì, nếu các em chưa học toán phân số. Xuất phát từ các lí do đó nên nhiều người chủ trương dạy từ Hán Việt, bên cạnh dạy yếu tố thì phải xem dạy từ là chính. Dạy cho học sinh nắm nghĩa từng từ và biết cách sử dụng chính xác từ đó. Muốn học sinh nắm chắc được nghĩa của từ và biết cách sử dụng chính xác từ đó. Muốn học sinh nắm chắc được nghĩa của từ thì cần phải so sánh với từ đồng âm, từ gần âm, gần nghĩa và các từ đồng nghĩa với nó.
2.4.2. Dạy yếu tố và từ Hán Việt theo chủ đề - cùng trường nghĩa
Đây là phương pháp dạy từ Hán Việt giúp cho học sinh có thể liên tưởng tới các từ có điểm đồng nhất nào đó về nghĩa, làm cho học sinh nắm được từ có tính hệ thống, biết lựa chọn từ ngữ, biết huy động vốn từ để tạo lập văn bản có tính liên kết về nội dung, cùng thể hiện chủ đề. Có hai hình thức dạy học từ Hán Việt theo trường:
Đưa ra một tập hợp các từ có một điểm chung về nghĩa để dạy từ (các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, hoặc các từ gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất có liên quan với nhau, thuộc về một trường nghĩa).
Mỗi một giải pháp trên có những ưu điểm riêng của nó. Song, điều rất quan trọng để quá trình học đạt hiệu quả cao là cần phát huy được tính tích cực chủ động của bản thân người học. Học sinh cần chủ động tìm tòi, chịu khó suy nghĩ. 
2.4.3 Ứng dụng thực hành bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” 
a. Trích dẫn văn bản
Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quí trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ.
Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.
Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?
Họ đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệch mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này.”
( Theo bản dịch của Viện sử học, có tham khảo bản dịch của NGUYỄN VĂN TỐ, văn bia Hà Nội, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978).
b. Thuyết minh về từ Hán Việt
Giải thích từ ngữ
Có thể nhận thấy văn bản này xuất hiện khá nhiều các từ Hán Việt. Tôi cho HS đọc, tìm hiểu bố cục, nội dung từng phần của văn bản. Trong quá trình đó tôi sẽ đan xen việc giải thích, mở rộng vốn từ Hán Việt cho các em. Đây là tiết dạy học chính khóa nhưng nội dung bài học không quá dài. Tôi nhận thấy hoàn toàn có thể đan xen nội dung trên một cách phù hợp, mở rộng vốn hiểu biết về từ ngữ cho các em. 
- Về nhan đề : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Đây là một trong số rất ít trường hợp ngay trong nhan đề tác phẩm có sự xuất hiện của hai từ Hán Việt. Để HS có thể định hình được ý nghĩa của tác phẩm thì ngay từ ban đầu việc giải thích nhan đề từ Hán Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Hiền tài: SGK giải thích là: “người tài cao học rộng, có đạo đức”.
Hiền có 2 nghĩa: Thứ nhất là: không dữ, gây nguy hại cho người khác
 Thứ hai: tốt, ăn ở phải đạo
Nguyên khí: Nhân tố chủ chốt làm nên sức mạnh thể chất cũng như tinh thần của ai (hoặc cái gì) theo quan niệm cũ. (Theo Từ điển Tiếng Việt – NXB Hồng Đức).
à Vậy sau khi hiểu rõ ý nghĩa của hai từ trong nhan đề thì HS có thể rút ra
ngay được ý nghĩa của nhan đề bài học là: người có tài, có hiểu biết, có đạo đức đóng vai trò chủ chốt làm nên sức mạnh thể chất cũng như tinh thần của quốc gia, dân tộc.
- Về các từ Hán Việt xuất hiện trong tác phẩm
Thánh đế minh vương: vua tài năng, chúa sáng suốt
Nhân tài: người có tài nổi bật
Khoa danh: danh tiếng có được nhờ đỗ đạt
Tước trật: chức tước và cấp bậc
Tháp nhạn: tên một ngọn tháp ở Trung hoa, từ đầu thế kỉ XIII, nhà Đường dùng để khắc tên những người đỗ tiến sĩ.
Long hổ: những người đỗ tiến sĩ được ghi tên ở bảng Long hổ. Ban cho danh hiệu.
Long hổ: Ban cho đỗ tiến sĩ.
Tiệc văn hỉ: tiệc mừng người mới đỗ tiến sĩ
Cửa Hiền Quan: ở đây chỉ trường Quốc Tử Giám
Danh tiết: danh dự và tiết tháo
Trường ốc: nơi học hành, thi cử
Quốc gia: nước, nước nhà theo chủ nghĩa quốc gia
Sĩ phu: người tri thức có danh tiếng trong xã hội phong kiến
Mệnh mạch: tính mệnh và huyết mạch, hai thứ trọng yếu nhất của con người. Ở đây mệnh mạch được dùng để chỉ vận mệnh đất nước. 
Thánh thần: chỉ Lê Thánh Tông
Vô dụng: không dùng vào được việc gì, không giúp ích được gì
 Mở rộng vốn từ
Hiền nhân: người có đức
Hiền sĩ: người tri thức Nho giáo có đức lớn
Hiền minh: người có tài đức và sáng suốt
Từ đồng âm với hiền
Hiền 1: không dữ, không gây nguy hại cho người khác
Hiền 2: tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_gop_phan_nang_cao_chat_luong_hoc_tu_han_viet_o_hoc_sinh.doc