SKKN Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số
Trường THCS & THPT Quan hóa được đóng trên địa bàn xã Thiên Phủ thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh người dân tộc trong trường chiếm hơn 95%. Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vì vậy việc nhận thức về giáo dục rất kém và việc quan tâm đến chuyện học của con em mình là rất ít, hầu hết đều phó mặc cho các thầy, cô giáo trong trường. Ý thức học tập của học sinh chưa cao và chưa có phương pháp học tập phù hợp. Một nguyên nhân cốt lõi nhất đó là các em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán ở bậc tiểu học và kĩ năng viết ở bậc tiểu học chưa phù hợp với cấp THCS. Chính những điều này dẫn đến chất lượng học tập của các em là rất thấp.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy nhiều năm ở miền núi tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn của các em. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm ra những phương pháp dạy học phù nhất với học sinh để làm sao trong quá trình học các em vừa lĩnh hội bài mới mà vẫn có thể củng cố những kiến thức đã bị hổng. Với mong muốn được nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học trong thực tế và đã có những kết quả khả quan. Vì thế tôi chọn đề tài “ Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số”
MỤC LỤC STT Tên các mục Trang 1 Mở đầu 1 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2- 16 3 Kết luận, kiến nghị 17 4 Tài liệu tham khảo 18 DANH MỤC VIẾT TẮT: - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - GTTĐ: Giá trị tuyệt đối. -THCS & THPT : Trung học cơ sở và trung học phổ thông 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trường THCS & THPT Quan hóa được đóng trên địa bàn xã Thiên Phủ thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh người dân tộc trong trường chiếm hơn 95%. Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vì vậy việc nhận thức về giáo dục rất kém và việc quan tâm đến chuyện học của con em mình là rất ít, hầu hết đều phó mặc cho các thầy, cô giáo trong trường. Ý thức học tập của học sinh chưa cao và chưa có phương pháp học tập phù hợp. Một nguyên nhân cốt lõi nhất đó là các em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán ở bậc tiểu học và kĩ năng viết ở bậc tiểu học chưa phù hợp với cấp THCS. Chính những điều này dẫn đến chất lượng học tập của các em là rất thấp. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy nhiều năm ở miền núi tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn của các em. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm ra những phương pháp dạy học phù nhất với học sinh để làm sao trong quá trình học các em vừa lĩnh hội bài mới mà vẫn có thể củng cố những kiến thức đã bị hổng. Với mong muốn được nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học trong thực tế và đã có những kết quả khả quan. Vì thế tôi chọn đề tài “ Giúp học sinh yếu kém môn toán ở lớp 7 củng cố các phép toán cộng, trừ thông qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số” 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn với sự trao đổi và góp ý của đồng nghiệp tôi đã dạy học thử nghiêm đối với học sinh lớp 7 về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu học tốt môn toán và thực tế đã có những kết quả khả quan hơn so với đầu năm học. Theo tôi nếu áp dụng đại trà thì chất lượng học môn toán và các môn học khác của trường sẽ dần nâng cao hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Kiến thức môn toán bậc THCS như đã trình bày đóng vai trò nền tảng. Vì thế khắc phục tình trạng yếu kém môn toán ở bậc THCS là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân giáo viên dạy toán nào. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thử nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu vừa dạy kiến thức mới đồng thời củng cố các kiến thức đơn giản về các phép toán cộng, trừ trên hệ thống số đã “bị hổng” cho học sinh yếu, kém thuộc lớp 7 của trường . Các kiến thức toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT, sách bổ trợ đảm bảo tính vừa sức đối với các em. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích, phương pháp củng cố, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp thực hành giải toán. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môn toán là một môn học khó, đòi hỏi học sinh phải có nền tảng kiến thức cũ vững chắc, có tính kiên trì, có khả năng tư duy, óc sáng tạo và có tinh thần học hỏi không ngừng. Nhưng những điều này đối với học sinh vùng miền núi là rất khó. Đặc biệt hiện nay nhiều GV chỉ lên lớp chủ yếu là truyền đạt kiến thức mới cho kịp chương trình mà quên việc củng cố lại các kiến thức cũ đã bị hổng của các em HS. Chính vì vậy mà đa số các em học sinh yếu lại càng học yếu và thiếu rất nhiều kĩ năng về học tập môn toán hơn. Với cương vị là giáo viên dạy toán bản thân tôi cũng rất trăn trở với điều này, theo tôi để giúp học sinh học tập được môn toán cần đòi hỏi ở người thầy có kiến thức vững chắc, có phương pháp dạy học phù hợp vừa dạy học kiến thức mới vừa củng cố kiến thức cũ sao cho học sinh có thể nắm được kiến thức mới và được lấp đầy các lỗ hổng về kiến để các em có thể đạt được chất lượng đại trà, khá, giỏi. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng hiện nay của việc học tập các môn học nói chung và đặc biệt việc học toán nói riêng của của học sinh trong trường là rất yếu và thiếu rất nhiều kĩ năng. Điều này thể hiện qua kết quả học tập học kì I điểm toán của 37 học sinh lớp 7 rất thấp cụ thể: Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 2,7 6 16,22 16 43,28 13 35,1 1 2,7 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém. Thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học. Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học sinh yếu kém và những ''lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm trong các nhóm đó sẽ có cả học sinh học tốt và học sinh học yếu.. Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch dạy học cụ thể để khắc phục dần tình trạng yếu toán. 2.3.2 Tìm hiểu các nguyên nhân Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh học yếu đó là: - Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế. - Kiến thức của các em đã bị hổng kiến thức ở cấp học dưới: do học sinh lười học, do để đạt kết quả phổ cập của học sinh ở cấp tiểu học mà không cần quan tâm đến chất lượng học tập. - Do khả năng tiếp thu chậm, khả năng diễn đạt kém. - Do thiếu phương pháp học tập phù hợp. 2.3.3. Lập kế hoạch thực hiện: - Khảo sát chất lượng đầu năm học - Chia nhóm học tập: Trong có cả học sinh yếu kém và HS khá môn toán. - Hướng dẫn phương pháp học tập: Học ở nhà; học ở trên lớp học. - Soạn giảng bài học chi tiết, rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh. - Lập đề kiểm tra, đánh giá ở mức độ vừa sức đối với các em. 2.3.4. Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém. * Đối với nội dung kiến thức của chương IV học sinh cần nắm được: - Về kiến thức: + Hiểu được khái niệm biểu thức đại số và các bước tính giá trị biểu thức đại số + Biết các khái niệm về đơn thức, đa thức; bậc của đơn thức, đa thức; khái niệm nghiệm của đa thức - Về kĩ năng: + Biết tính giá trị của một biểu thức đại số. + Biết xác định bậc của một đơn thức, đa thức ( một biến hoặc nhiều biến); Thu gọn đa thức; biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng, đa thức ( một biến hoặc nhiều biến); biết tìm nghiệm của đa thức một biến. * Để học sinh yếu kém có thể nắm được nội dung kiến trên là rất khó vì về căn bản các kiến thức về cộng, trừ các phép trên số là không thạo. Vậy để giúp các em có thể nắm được các kiến thức của chương tôi thực hiện các biện pháp sau: - Học bài mới: GV vừa dạy kiến thức mới đồng thời lồng ghép các bài tập về các phép toán cộng, trừ về số trong bài học. Điều này giúp các em vừa được tiếp thu kiến thức mới vừa được củng cố khắc sâu các phép tính về cộng, trừ trên số. Trong giờ học GV có thể chia nhóm học tập để các học sinh khá giỏi có thể giúp đỡ các học sinh yếu kém. Từ đó tạo ra được bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi. - Học các bài luyện tập: Luyện tập các bài tập trong SGK, SBT, sách bổ trợ nhằm củng cố khắc sâu các kiến thức mới vừa học đồng thời củng cố về các phép toán cộng, trừ. - Ra bài tập về nhà: GV chỉ cần ra những bài tập vừa sức với các em, đồng thời có thêm một số bài tập có liên quan đến cộng, trừ trên số. - Tăng cường kiểm tra, đánh giá: + Kiểm tra viết: Ngoài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút thì sau mỗi giờ học GV có thể cho HS làm bài kiểm tra để từ đó GV có thể đánh giá được việc tiếp thu kiến thức mới và vận dụng kiến thức mới vào làm bài tập vận dụng ở mức độ nào để từ đó điều chỉnh việc dạy của mình. Sau các bài kiểm tra GV ghi vào sổ theo dõi để theo dõi mức độ tiến bộ của từng em. + Kiểm tra miệng, kiểm tra vở bài tập thường xuyên có nhận xét đánh giá cụ thể về cách diễn đạt, cách trình bày. Từ đó hình thành thói quen “ học đi đôi với hành” của học sinh. 2.3.5. Các ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Dạy học bài mới: Đại số 7: Tiết 59: Cộng, trừ đa thức Trong khi dạy bài cộng, trừ đa thức, để giúp học sinh yếu học tốt bài này thì các em phải nắm được các kiến thức, kĩ năng cũ liên quan đến quy tắc dấu ngoặc, các tính chất của các phép toán trên số. Muốn vậy thì GV phải dẫn dắt rất cụ thể để học sinh tiếp thu được kiến thức mới đồng thời củng cố lại các kiến thức trong tập hợp số như cộng, trừ các số nguyên, số hữu tỉ,... * Trước khi học bài mới tôi giao nhiệm vụ học tập ở nhà bằng hệ thống câu hỏi nhằm củng cố các phép toán về sau: Bài tập 1: 1) Phát biểu các quy tắc cộng, trừ các số nguyên(Cùng dấu, khác dấu) 2) Áp dụng tính: a)129+ 78 b) - 14 +(-33) c) -75 + 49 d) 276+(-231) e) -56+ 56 Bài tập 2: 1) Phát biểu các quy tắc cộng phân số? 2) Áp dụng tính: a) b) 6 + c) d) Bài tập 3: Nêu quy tắc cộng hai đơn thức đồng dạng? Áp dụng: Tính a) 2xy2 + 6xy2 b) -11x + x Bài tập 4: Nêu các bước thu gọn đa thức? Áp dụng: Thu gọn đa thức A= x2y2 + 2x2 - xy + 5 - 2x2 + y2 - 3 * Dạy học bài mới. Đại số 7: Tiết 59: §6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC 1.Mức độ cần đạt: - Kiến thức: Học sinh nắm được các bước cộng, trừ đa thức. Vận dụng làm được các bài tập về cộng, trừ đa thức tại lớp. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán cộng, trừ trên số; cộng, trừ hai hay nhiều đa thức. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. 2. Phương pháp, phương tiện cần đạt: - Phương tiện: - Giáo án, SGK, SGV, thước thẳng. - Tài liệu tham khảo: SBT. - Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở, phương pháp củng cố từng phần, hoạt động nhóm, thực hành giải toán. 3. Tiến trình dạy học: - Ổn định tổ chức: - Bài cũ: Viết đa thức sau thành tổng và hiệu của hai đa thức: A = 2x + y - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Hãy phát biểu và sử dụng quy tắc dấu ngoặc đưa các hạng tử ra ngoài dấu ngoặc HS: - Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ( - ) đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong dấu ngoặc. - Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ( +) đằng trước, thì dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc vẫn giữ nguyên. HS: -3x +y + 5x - y GV: Sau khi bỏ dấu ngoặc đa thức thu được đã được rút gọn chưa? HS: Đa thức thu được chưa rút gọn GV: Muốn thu gọn đa thức ta làm như thế nào? HS: Muốn thu gọn đa thức ta phải nhóm các đơn thức đồng dạng và cộng, trừ các đơn thức đồng dạng đó. GV: Hãy nhóm các đơn thức đồng dạng? HS: ( -3x + 5x) + ( y - y) GV: Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? HS: Muốn cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta giữ nguyên phần biến và cộng, trừ phần hệ số GV: Muốn thực hiện các phép cộng, trừ ở phần hệ số đó ta làm như thế nào? HS: Đối với cộng, trừ phần hệ số của biến x ta vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ; đối với cộng, trừ phần hệ số của biến y ta vận dụng quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu. GV: Em hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu? HS: - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta tìm hiệu hai GTTĐ (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có GTTĐ lớn hơn - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu ta lấy tử cộng tử và giữ nguyên mẫu ( phân số thu được là một phân số tối giản) GV: Gọi HS lên bảng thực hiện cộng các đơn thức đòng dạng. HS: = ( -3x + 5x) + ( y - y) =(-3 + 5)x +( - )y = ( )x + ()y = (5- 3) + y = 2x + y = 2x + y Hỏi: Qua ví dụ trên em hãy nêu các bước cộng, trừ hai đa thức? HS: Muốn cộng, trừ hai đa thức ta cần: + Sử dụng quy tắc dấu ngoặc để đưa các hạng tử ra ngoài dấu ngoặc + Nhóm các đơn thức đồng dạng + Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Củng cố: Em hãy phát biểu quy tắc cộng hai đa thức ? Muốn cộng được hai đa thức thì em cần sử dụng những kiến thức nào? HS: - phát biểu lại quy tắc - Muốn cộng được hai đa thức thì em cần sử dụng các kiến thức về cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ các phép toán trên số, quy tắc dấu ngoặc. GV : Yêu cầu HS làm ?1(SGK/T39) GV: Để tính M + N trước hết ta cần làm như thế nào? HS: Viết phép toán cộng hai đa thức GV: Em hãy viết phép toán cộng hai đa thức M và N HS: M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) GV: Để thực hiện tính (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) ta thực hiện bước nào? HS: Ta cần bỏ dấu ngoặc. GV: Vậy em hãy bỏ dấu ngoặc HS: 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 + 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y GV: Bỏ dấu ngoặc xong ta làm gì? HS: Ta nhóm các đơn thức đồng dạng GV: Em hãy nhóm các đơn thức đồng dạng HS: (3xyz + xyz) + (-3x2 + 5x2) + (5xy – 5xy) – y + (3 – 1) GV: Nhóm các đơn thức đồng dạng ta cần làm gì? HS: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng GV: Phép cộng, trừ phần hệ số của các đơn thức đồng dạng thuộc phép cộng, trừ trên số nào? HS: Phép cộng, trừ phần hệ số thuộc phép cộng, trừ trên số nguyên. GV: Vậy em vận dụng phép cộng trừ trên số nguyên để thực hiện phếp cộng, trừ các đơn thức động dạng đó? HS:( 3+1)xyz +(-3+ 5)x2+(5-5)xy - y + 2 = 4xyz + 2x2 – y + 2 GV: Để thực hiện được ?1 em cần vận dụng những kiến thức nào? HS: Để thực hiện ?1 em cần vận dụng các kiến thức cộng hai đa thức(kiến thức mới), cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ trên hệ thống số( kiến thức cũ) GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu VD (SGK/T39) cách trừ hai đa thức. Để trừ hai đa thức đầu tiên ta thực hiện bước nào? Em hãy thực hiện luôn bước đó? HS: Đầu tiên ta viết phép trừ hai đa thức: P - Q = (5x2y - 4xy2 + 5x - 3) -( xyz - 4x2y + xy2 + 5x - ) GV: Tiếp theo ta làm gì? Cần lưu ý gì? HS: Tiếp theo ta dùng quy tắc đấu ngoặc và bỏ dấu ngoặc, khi bỏ dấu ngặc thì lưu ý nếu trước dấu ngoặc có dấu trừ thì các hạng tử đưa ra ngoài phải đổi dấu. 5x2y - 4xy2 + 5x - 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + GV: Tiếp theo ta làm gì? cần sử dụng kiến thức nào? cần lưu ý gì? HS: Tiếp theo ta nhóm các hạng tử bằng sử dung tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trừ, lưu ý khi nhóm các hạng thì không được đổi dấu các hạng tử đó khi trước dấu ngoặc có dấu + (5x2y + 4x2y) +(- 4xy2 - xy2 ) +( 5x - 5x) - xyz + ( -3 + ) GV: Để cộng trừ phần hệ số của các biến em cần vận dụng phép cộng trừ trên hệ thống số nào? HS: Cộng trừ số nguyên, cộng phân số ( cộng môt số nguyên với một phân số) GV: Em hãy phát biểu quy tắc công trừ hai số nguyên, cộng số nguyên với một phân số? HS: Phát biểu. 5x - 5x) - xyz + ( -3 + ) GV: Em hãy thực hiện cộng trừ các đơn thức đồng dạng ? Khi thực hiện cần lưu ý gì? HS: Khi cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta chỉ cộng trừ phần hệ số và giữ nguyên phần biến. =(5+4) x2y +(-4 - 1)xy2 + (5-5)x - xyz + = 9x2y +(-5)xy2 + 0x - xyz + = 9x2y - 5xy2 - xyz - GV: Để thực hiện phép trừ hai đa thức ta làm như thế nào? Cần sử dụng những kiến thức nào? HS: - Để thực hiện phép trừ hai đa thức thì ta làm như sau: + Viết phép trừ hai đa thức + Bỏ dấu ngoặc + Nhóm các đơn thức đồng dạng + Cộng trừ các đơn thức đồng dạng. - Các kiến thức cần sử dụng là: quy tắc dấu ngoặc, cộng trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ trên hệ thống số. GV: Yêu cầu HS thảo luận làm ?2 (SGK/T39) HS : Thảo luận ?2 cử đại diện lên bảng làm bài. GV: Lưu ý bài toán yêu cầu tính hiệu của hai đa thức nên ta có thể tính M - N hoặc N - M. HS: Thực hiện. GV: cho Hs đổi chéo bài, nhận xét chéo và cho điểm (dựa vào kết quả của GV đưa ra) HS: Nhận xét, cho điểm bài của bạn. 1. Cộng hai đa thức Ví dụ: Tính: (-3x +y) + (5x - y) Giải: ( -3x+y) + (5x - y) = -3x + y + 5x - y = ( -3x + 5x) + ( y - y) =(-3 + 5)x +( - )y = ( )x + ()y = (5- 3) + y = 2x + y = 2x + y - Để thực hiện phép cộng hai đa thức thì ta làm như sau: + Viết phép cộng hai đa thức + Bỏ dấu ngoặc + Nhóm các đơn thức đồng dạng + Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Lưu ý: đa thức 2x + y là tổng của hai đa thức -3x +y và 5x - y ?1.(SGK/T39) Cho hai đa thức M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y Hãy tính M + N = ? Giải: Ta có: M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 + 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y = (3xyz + xyz) + (-3x2 + 5x2) + (5xy – 5xy) – y + (3 – 1) = ( 3+1)xyz + ( -3+ 5)x2+(5-5)xy - y + 2 = 4xyz + 2x2 + 0xy – y + 2 = 4xyz + 2x2 – y + 2 2. Trừ hai đa thức Ví dụ(SGK/T39): Để trừ hai đa thức: P = 5x2y - 4xy2 + 5x - 3 và Q = xyz - 4x2y + xy2 + 5x - ta làm như sau: P - Q = (5x2y - 4xy2 + 5x - 3) -( xyz - 4x2y + xy2 + 5x - ) = 5x2y - 4xy2 + 5x - 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + = (5x2y + 4x2y) +(- 4xy2 - xy2 ) +( 5x - 5x) - xyz + ( -3 + ) =(5+4) x2y +(-4 - 1)xy2 + (5-5)x - xyz + = 9x2y +(-5)xy2 + 0x - xyz + = 9x2y - 5xy2 - xyz + = 9x2y - 5xy2 - xyz - - Để thực hiện phép trừ hai đa thức thì ta làm như sau: + Viết phép trừ hai đa thức + Bỏ dấu ngoặc + Nhóm các đơn thức đồng dạng + Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. ?2. Viết hai đa thức rồi tính hiệu của chúng. Giải: Ví dụ hai đa thức: M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y Tính hiệu: +)M - N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) - (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) = 3xyz - 3x2 + 5xy – 1 – 5x2 – xyz + 5xy – 3 + y = (3xyz – xyz) + ( - 3x2 - 5x2) + (5xy + 5xy) + y + (-3 – 1) = (3-1)xyz + (-3 -5) x2 + (5+5) xy + y +(– 4) = 2xyz - 8x2 + 10xy + y – 4 +) N – M = (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) - (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y - 3xyz + 3x2 - 5xy + 1 = ( 5x2+3x2 ) + (xyz - 3xyz) + ( -5xy- 5xy) - y + ( 3+ 1) = (5+3)x2 + ( 1-3) xyz + ( -5 -5) xy - y + 4 = 8x2 - 2xyz - 10 xy - y +4 4. Củng cố, dặn dò: GV: - Em hãy nêu quy tắc cộng, trừ hai đa thức? - Qua bài học cộng, trừ hai đa thức hôm nay giúp em củng cố lại những kiến thức nào? - Việc thực hiện cộng trừ hai đa thức em thấy khó khăn ở chỗ nào nhất? HS: - Phát biểu quy tắc cộng trừ hai đa thức. - Các kiến thức em được củng cố: cộng, trừ các đơn thức đồng dạng; Cộng, trừ các phép toán trên tập hợp số. * Bài tập 32 (SGK/T40) Tìm đa thức P và đa thức Q, biết: a) P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1 b) Q – (5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz+ 5 Giải: a) P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1 P = (x2– y2 + 3y2 – 1)- (x2 – 2y2) = x2– y2+3y2 – 1- x2 +2y2 = (x2 - x2)+ (2y2 – y2 + 3y2) – 1 = 4y2 – 1 Vậy đa thức P cần tìm là : 4y2 – 1 b) Q – (5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz+ 5 Q =(xy + 2x2 – 3xyz+ 5) +(5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz+ 5+ 5x2 – xyz = (2x2+ 5x2 ) + ( -3xyz - xyz) + xy +5 Q = 7x2 – 4xyz + xy + 5 Vậy đa thức Q cần tìm là : 7x2 – 4xyz + xy + 5 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà ôn lại cách cộng, trừ đa thức. - Giải các bài tập 33 -> 36 (SGK/T40, 41), bài tập 29 -> 31 (SBT/T13,14), bài tập 1b, c; 2b,2; 1,2,3(trang 40 -> 44/ sách bổ trợ) - Hướng dẫn làm bài tập 36.Để tính giá trị của một đa thức, ta nên thu gọn đa thức đó ( nếu chưa thu gọn) sau đó mới thay vào rồi tính. - Chuẩn bị trước bài mới. Ví dụ 2: Dạy học bài luyện tập Đại số 7: Tiết 63: LUYỆN TẬP 1. Mức độ cần đạt: - Kiến thức: Học sinh được củng cố các kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến. Vận dụng làm được bài tập tại lớp. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán cộng, trừ hai hay nhiều đa thức một biến; cộng, trừ các phép toán trên tập hợp số. - Thái độ: Nhiêm túc, cẩn thận, kiên trì , hợp tác, sôi nổi học tập. 2. Phương tiện, phương pháp thực hiện: - Phương tiện: + Giáo án, SGK, SGV, thước thẳng. + Tài liệu tham khảo: SBT, sách bổ trợ toán 7. - Phương pháp: + Vấn đáp gợi mở, thực hành giải toán, thảo luận nhóm, củng cố từng phần. 3. Tiến trình dạy học: - Ổn định tổ chức: - Bài cũ: Nêu các phương pháp cộng, trừ hai đa thức đa thức một biến ? - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Lý thuyết GV: Nêu phương pháp cộng, trừ hai đa thức một biến? HS:Để cộng, trừ hai đa thức một biến ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: Cách 1: Cộng, trừ theo “hàng ngang” Cách 2: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức theo lũy thừa giảm ( hoặc tăng) dần của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số ( chú ý các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột) Hoạt động 2: Bài tập. GV: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 50 HS: Độc đề bài GV: Muốn thu gọn đa thức ta làm như thế nào? cần vận dụng kiến thức nào? HS: Muốn thu gọn đa thức
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_yeu_kem_mon_toan_o_lop_7_cung_co_cac_phep.doc