SKKN Giúp học sinh lớp 11 giải nhanh các bài tập ankin trong chương trình Hóa học THPT
Bài tập hoá học là một trong những kiến thức cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học. Hiện nay việc giải bài tập nói chung đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn, một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc không hiểu bản chất của bài tập hoá học. Đặc biệt là hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa phương pháp trắc nghiệm khách quan vào kì THPT Quốc Gia. Thì việc giải các bài tập hoá học lại càng trở nên khó khăn hơn và yêu cầu học sinh ngoài những kiến thức cơ bản cần phải có những kĩ năng giải các bài toán hoá học bằng những phương pháp giải nhanh. Đặc biệt với chuyên đề về ankin là một chuyên đề hay và rất quan trọng trong các bài tập về hoá học hữu cơ. Trong các bài tập hoá học hữu cơ bài tập về ankin chiếm một vị trí quan trọng và còn liên quan đến các chuyên đề khác. Học sinh gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và mất rất nhiều thời gian cho việc giải bái toán về ankin. Hơn nữa, hiện tại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu vào vấn đề này. Đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 11 GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP ANKIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT Người thực hiện: Phạm Thị Hường Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC Trang I.ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................2 2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................................2 3.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................................4 1.Cơ sở lí luận............................................................................................................4 2.Thực trạng...................................................................................................................4 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện...................................................................................5 3.1.Tổng quan.................................................................................................................5 3.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập ankin..........................................................6 3.2.1. Các bước thông thường giải một bài tập..............................................................6 3.2.2. Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải.........................................6 4.Kiểm nghiệm.............................................................................................................19 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................21 1.Kết luận.....................................................................................................................21 2.Đề xuất......................................................................................................................21 Phụ lục..........................................................................................................................23 Bài kiểm tra thực nghiệm.............................................................................................23 Tài liệu tham khảo........................................................................................................26 Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp sở GD & ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên...........................................................................27 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bài tập hoá học là một trong những kiến thức cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học. Hiện nay việc giải bài tập nói chung đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn, một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc không hiểu bản chất của bài tập hoá học. Đặc biệt là hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa phương pháp trắc nghiệm khách quan vào kì THPT Quốc Gia. Thì việc giải các bài tập hoá học lại càng trở nên khó khăn hơn và yêu cầu học sinh ngoài những kiến thức cơ bản cần phải có những kĩ năng giải các bài toán hoá học bằng những phương pháp giải nhanh. Đặc biệt với chuyên đề về ankin là một chuyên đề hay và rất quan trọng trong các bài tập về hoá học hữu cơ. Trong các bài tập hoá học hữu cơ bài tập về ankin chiếm một vị trí quan trọng và còn liên quan đến các chuyên đề khác. Học sinh gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và mất rất nhiều thời gian cho việc giải bái toán về ankin. Hơn nữa, hiện tại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu vào vấn đề này. Đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. 2. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu nhiều năm tôi đã hệ thống hoá các dạng bài tập về ankin và phương pháp giải nhanh cho các dạng bài tập đó. Giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh được lúng túng, sai lầm và làm nhanh không mất nhiều thời gian, nâng cao kết quả trong các kì thi trắc nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài mà tôi nghiên cứu là chuyên đề về ankin, là một phần nhỏ trong chương trình hóa học hữu cơ nhưng lại rất quan trọng trong việc giải các bài tập hóa hữu cơ. Vì khó và quan trọng nên tôi đã nghiên cứu rồi phân loại các dạng bài tập về ankin và tìm ra các phương pháp giải nhanh cho mỗi dạng đó. Kết quả đạt được là bài tập về ankin trở nên dễ dàng hơn và được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu tổng quan về ankin rồi phân loại một số dạng bài tập về ankin thường gặp. Đề xuất phương pháp chung và hướng dẫn giải chi tiết một số dạng bài tập. - Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế: Ứng dụng vào thực tiễn dạy học ở nhà trường THPT Đặng Thai Mai. - Phương pháp thống kê: Khảo sát thực tế dạy của một số lớp ở trường THPT Đặng Thai Mai trước và sau khi áp dụng đề tài và thống kê bằng % điểm. - Phương pháp thu thập thông tin : Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là qua tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy. Tự bồi dưỡng, trau dồi thường xuyên và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 11 giải nhanh các bài tập ankin trong chương trình hóa học THPT” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo như sau: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.” “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.” Theo quan điểm đó tôi nhận thấy rằng: Chuyên đề ankin là một phần nhỏ trong tổng thể chương trình hoá học nhưng lại là phần quan trọng và hay trong những bài tập hoá hữu cơ. Không chỉ riêng bài tập ankin mà các phần khác như anđehit, axit, amin, este hay bài tập tổng hợp hoá hữu cơ đều có liên quan đến ankin. Đây là nội dung đòi hỏi lượng kiến thức lớn và khó đối với học sinh, vì tính chất của ankin rất nhiều mà bài tập lại rất khó và đa dạng. Dẫn đến các em rất ngại khi gặp các bài tập ankin gây ra tâm lí sợ và không muốn làm. Nên chuyên đề ankin là nội dung quan trọng trong các đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục tổ chức trong năm học sau và các năm tiếp theo. Và nếu không phân loại các bài tập ankin và có những phương pháp giải nhanh về các dạng bài tập đó thì học sinh mất rất nhiều thời gian và lúng túng trong việc giải các bài tập về hóa hữu cơ 2. Thực trạng Hiện nay trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, Bộ Giáo dục và đào tạo ra đề thi môn hóa học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó hóa học hữu cơ chiếm 50% đến 60% số câu hỏi. Và khi làm trắc nghiệm yêu cầu thí sinh phải tự lực hoàn toàn khi làm bài. Vì đề thi trắc nghiệm có nhiều câu với đáp án được xáo trộn nên thí sinh không thể trao đổi hay quay cóp. Mặt khác, thí sinh phải học thật kĩ, nắm chắc lí thuyết, phải làm bài với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn. Với chuyên đề về ankin đã khó mà lại đa dạng lại càng làm cho học sinh càng sợ, càng ngại và không muốn làm khi gặp các bài tập có liên quan đến ankin. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế dạy học cho thấy có sự phân hóa rõ rệt với từng học sinh và theo từng giai đoạn. Từ hiểu, biết đến vận dụng để giải các bài tập nâng cao. Nhờ cách phân dạng và phương pháp giải nhanh các bài tập ankin đã tạo hứng thú cho học sinh, làm học sinh không còn cảm giác sợ sệt, lo âu khi gặp bài tập ankin. Từ đó nâng cao kĩ năng giải nhanh bài tập ankin cho học sinh. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 11 giải nhanh các bài tập ankin trong chương trình hóa học THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1. Tổng quan 3.1.1. Định nghĩa Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có chứa một liên kết ba. CTPT tổng quát là CnH2n-2 (n ≥ 2) [2] 3.1.2. Đồng phân - Đồng phân mạch cacbon - Đồng phân vị trí liên kết ba [2] Ví dụ : C4H6 có 2 đồng phân ankin và 2 đồng phân ankađien CH3 – CH2 – C ≡ CH ; CH3 – C ≡ C – CH3 ; CH3 – CH = C = CH2; CH2 = CH – CH = CH2 3.1.3. Danh pháp - Tên thông thường Tên gốc hiđrocacbon + axetilen Ví dụ : CH3C≡CH metyl axetilen; CH2 = CH – C ≡ CH vinyl axetilen - Tên thay thế STT nhánh – tên nhánh tên mạch chính (bỏ đuôi an) – số chỉ vị trí nối ba – in Mạch chính là mạch dài nhất chứa nối ba, đánh STT từ phía gần nối ba [2] Ví dụ : CH3 – CH(CH3) – C ≡ CH 3 – metyl but – 1 – in 3.1.4. Tính chất hoá học a. Phản ứng cộng - Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa) + Phản ứng chung của ankin : CnH2n-2 + H2 CnH2n CnH2n-2 + H2 CnH2n CnH2n+2 - Phản ứng cộng halogen Cl2, Br2 Ankin dễ dàng cộng vào nối ba theo 2 giai đoạn. Giai đoạn sau khó hơn giai đoạn trước CH ≡ CH CHBr = CHBr CHBr2 – CHBr2 (Axetilen) (1,2-đibrom eten) (1,1,2,2-tetrabrom etan) - Phản ứng cộng hiđro halogenua HX Ankin dễ dàng cộng vào nối ba theo 2 giai đoạn. Giai đoạn sau khó hơn giai đoạn trước và tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop CH ≡ CH CH2 = CHBr CH3 – CHBr2 (Axetilen) (1-brom eten) (1,1-đibrom etan) - Phản ứng cộng nước CH ≡ CH + H2O [CH2 = CH – OH] → CH3 – CHO (Axetilen) (không bền) (anđehit) Đồng đẳng của axetilen cộng nước sinh ra xeton [2] CH ≡ C- CH3 + H2O [CH2 = C(OH) – CH3] → CH3 – CO- CH3 (metyl axetilen) (không bền) (xeton) b. Phản ứng trùng hợp (phản ứng oligome hóa) - Phản ứng đime hóa 2CH ≡ CH CH2 = CH – C ≡ CH (Axetilen) (vinyl axetilen) - Phản ứng trime hóa 3CH ≡ CH C6H6 (Axetilen) (benzen) [2] c. Phản ứng thế của ankin – 1 bởi ion kim loại hóa trị I Do sự phân cực của Csp và H nên các ankin – 1 (có nối ba đầu mạch) có H linh động hơn nên có thể tham gia phản ứng thế nguyên tử H bằng kim loại hóa trị I [2] - Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 CH ≡ CH + AgNO3 + NH3 → CAg ≡ CAg↓ + 2NH4NO3 (Axetilen) (màu vàng) d. Phản ứng oxi hoá - Phản ứng cháy CnH2n-2 + 3n-1/2 O2 nCO2 + (n-1) H2O - Phản ứng oxi hoá bởi dung dịch thuốc tím KMnO4 [2] 3.1.5. Phương pháp tổng hợp - Thủy phân canxicacbua CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2↑ [2] - Nhiệt phân metan 2CH4 C2H2 + 3H2 [2] - Tách HX từ dẫn xuất 1,1 – hoặc 1,2 – đihalogenua [4] CH3CH2CHCl2 CH3CH = CHCl CH3C ≡ CH 3.2. Phân loại và phương pháp giải nhanh bài tập ankin 3.2.1. Các bước thông thường giải một bài tập ankin Bước 1: Xác định giả thiết, gọi ẩn x, y,z... và viết các phương trình phản ứng Bước 2: Lập hệ phương trình hoặc phương trình theo các phản ứng Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán 3.2.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giải nhanh Dạng 1: Ankin tác dụng với H2 (phản ứng hidro hóa) Phương pháp giải nhanh Hỗn hợp X gồm ankin và hiđro với một ít bột Ni xúc tác, nung nóng hỗn hợp X một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch nước brom thu được hỗn hợp khí Z. Thì ta có một số công thức giải nhanh như sau : + Áp dụng định luật BTKL có : mX = mY. + mY = mbình brom tăng + mZ + nHiđro phản ứng = nX - nY + Số mol liên kết pi phản ứng = số mol brom phản ứng = số mol H2 phản ứng + Lượng O2 phản ứng, CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hỗn hợp X bằng lượng O2 phản ứng, CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hỗn hợp X Câu 1: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2; 0,03 mol H2 trong một bình kín xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của hỗn hợp Z với H2 là 10,08. Giá trị của m là A. 0,328 gam. B. 0,412 gam. C. 0,385 gam. D. 0,214 gam. (Trích đề thi TSĐH – CĐ - A – 2010) [3] Hướng dẫn : Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mY = mX = 0,02 . 26 + 0,03 . 2 = 0,58 (gam) nZ = 0,0125 mol; MZ = 20,16. Suy ra mZ = 0,0125 . 20,16 = 0,252 (gam) Mà mY = mbình brom tăng + mZ. Nên m = 0,58 – 0,252 = 0,328 (gam) Chọn đáp án A Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinyl axetilen và 0,6 mol hiđro. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối với hiđro bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 8 gam. B. 12 gam. C. 16 gam. D. 32 gam. (Trích đề thi TSĐH – CĐ - A – 2012) [3] Hướng dẫn mY = mX = 0,15 . 52 + 0,6 . 2 = 9 (gam) MY = 20. Suy ra nY = 0,45 mol Số mol H2 phản ứng = nX – nY = (0,15 + 0,6) – 0,45 = 0,3 mol Số mol liên kết pi phản ứng = 0,3 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp X = 0,15 . 3 = 0,45 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp Y = số mol Br2 phản ứng = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol Khối lượng brom phản ứng = 0,15 . 160 = 12 (gam) Chọn đáp án B Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol axetilen; 0,2 mol etilen; 0,3 mol hiđro. Đun nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối với hiđro bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,2. (Trích đề thi TSĐH – CĐ - A – 2014) [3] Hướng dẫn mY = mX = 0,1 . 26 + 0,2 . 28 + 0,3 . 2 = 8,8 (gam) MY = 22. Suy ra nY = 0,4 mol Số mol H2 phản ứng = nX – nY = (0,1 + 0,2 + 0,3) – 0,4 = 0,2 mol Số mol liên kết pi phản ứng = 0,2 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp X = 0,1 . 2 + 0,2 . 1 = 0,4 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp Y = số mol Br2 phản ứng = a = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol Chọn đáp án D Câu 4: Một bình kín chứa các chất sau : axetilen (0,5 mol); vinyl axetilen (0,4 mol); hiđro (0,65 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với hiđro bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 92. B. 91,8. C. 75,9. D. 76,1. (Trích đề thi TSĐH – CĐ - B – 2014) [3] Hướng dẫn mhỗn hợp ban đầu = mX = 0,5 . 26 + 0,4 . 52 + 0,65 . 2 = 35,1 (gam) MX = 39. Suy ra nX = 0,9 mol Số mol H2 phản ứng = nhhbđ – nX = (0,5 + 0,4 + 0,65) – 0,9 = 0,65 mol Số mol liên kết pi phản ứng = 0,65 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp ban đầu = 0,5 . 2 + 0,4 . 3 = 2,2 mol Số mol kiên kết pi trong hỗn hợp X = 2,2 – 0,65 = 1,55 mol Số mol kiên kết pi phản ứng với AgNO3/NH3 = 1,55 = 0,55 = 1 mol Suy ra số mol 3 HCB phản ứng với AgNO3/NH3 = 0,9 – 0,45 = 0,45 mol HCB phản ứng với AgNO3/NH3 gồm : C2H2 dư (x mol); C4H4 dư (y mol); C4H6 (z mol) Ta có : x + y + z = 0,45 (1); số mol AgNO3 pư = 2x + y + z = 0,7 (2) và Số mol liên kết pi pư với AgNO3 = 2x + 3y + 2z = 1 (3) Từ (1), (2), (3) suy ra x = 0,25; y = 0,1; z = 0,1 Vậy khối lượng kết tủa = m = 0,25 . 240 + 0,1 . 159 + 0,1 . 161 = 92 (gam) Chọn đáp án A Câu 5: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với oxi là 0,5. Khối lượng bình Br2 tăng là A. 1,52 gam. B. 1,48 gam. C. 1,32 gam. D. 1,96 gam. (Trích đề thi TSĐH – CĐ - A – 2008) [3] Hướng dẫn : Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mY = mX = 0,06 . 26 + 0,04 . 2 = 1,64 (gam) nZ = 0,02 mol; MZ = 16. Suy ra mZ = 0,02 . 16 = 0,32 (gam) Mà mY = mbình brom tăng + mZ. Nên mbình brom tăng = 1,64 – 0,32 = 1,32 (gam) Chọn đáp án C Câu 6: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm C2H2, C2H4, C2H6, H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 8. Thể tích oxi (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít. B. 33,6 lít. C. 44,8 lít. D. 67,2 lít. Hướng dẫn Gọi số mol của C2H2 và H2 là x mol nZ = 0,2 mol; MZ = 16. Suy ra mZ = 0,2 . 16 = 3,2 (gam) Mà mY = mbình brom tăng + mZ = 10,8 + 3,2 = 14 (gam) Lại có mX = mY = 14 gam. Nên 26x + 2x = 14. Suy ra x = 0,5 mol Đốt cháy hỗn hợp Y cũng như đốt cháy hỗn hợp X nên : C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O 0,5 mol 1,25 mol H2 + 1/2O2 → H2O 0,5 mol 0,25 mol Vậy Voxi = (0,25 + 1,25) . 22,4 = 33,6 (lít) Chọn đáp án B Câu 7: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 bằng 15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có thể tích 2,24 lít (đktc). Cho một ít Ni vào bình rồi nung nóng bình một thời gian. Sau đó dẫn hỗn hợp Y thu được qua bình chứa brom thu được 0,56 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 20. Khối lượng bình brom tăng là A. 1,8 gam. B. 1,5 gam. C. 2,2 gam. D. 2,0 gam. Hướng dẫn MX = 30; nX = 0,1 mol. Suy ra mX = 0,1 . 30 = 3 (gam) mY = mX = 3 (gam) nZ = 0,025 mol; MZ = 40. Suy ra mZ = 0,025 . 40 = 1 (gam) Mà mY = mbình brom tăng + mZ. Nên mbình brom tăng = 3 – 1 = 2 (gam) Chọn đáp án D Câu 8: Dẫn 0,3 mol H2 qua bình đựng 4,48 lít C2H2 (đktc) có xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí X. Đốt hết X, dẫn sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là A. 26,6 gam. B. 26,8 gam. C. 28,7 gam. D. 27,6 gam. [12] Hướng dẫn Đốt cháy hỗn hợp Y cũng như đốt cháy hỗn hợp X nên : C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O 0,2 mol 0,4 mol 0,2 mol H2 + 1/2O2 → H2O 0,3 mol 0,3 mol Vậy mbình nước vôi trong tang = m = (0,3 + 0,2) . 18 + 0,4 . 44 = 26,6 (gam) Chọn đáp án A Câu 9: Chất X mạch hở có công thức phân tử C3H4. Người ta trộn 1,6 gam X với 0,12 gam H2 rồi cho đi qua bình đựng Ni nung nóng, phản ứng đạt hiệu suất h% thì thu được hỗn hợp Y. Cho khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Y là 31,273. Giá trị của h là A. 70%. B. 80%. C. 75%. D. 90%. Hướng dẫn mhỗn hợp ban đầu = mY = 1,6 + 0,12 = 1,72 (gam) nX = 0,04 mol; nhidro = 0,06 mol; nY = 0,055 mol Vì nhidro < 2nX nên hiệu suất tính theo H2 nHiđro phản ứng = nhỗn hợp ban đầu - nY = (0,06 + 0,04) – 0,055 = 0,045 mol Vậy h = (0,045 . 100%) / 0,06 = 75% Chọn đáp án C Dạng 2: Ankin cộng với nước brom Phương pháp giải nhanh + Số mol liên kết pi = số liên kết pi . số mol của HCB + Khối lượng bình brom tăng là khối lượng của hiđrocacbon phản ứng + Số mol liên kết pi phản ứng = số liên kết pi = số mol Br2 phản ứng + Số liên kết pi trung bình của các hidrocacbon = số mol Br2 pư / số mol HCB Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol brom giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. CTPT của 2 hidrocacbon là A. C2H2, C4H8. B. C3H4, C4H6. C. C2H2, C3H6. D. C2H2,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_lop_11_giai_nhanh_cac_bai_tap_ankin_trong.doc