SKKN Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa liên tục tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";
Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
Trong tất cả các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng việc vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với liền với thực tiễn đời sống.
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I.Phần mở đầu 1 2 1.Lí do chọn đề tài 1 3 2.Mục đích nghiên cứu 2 4 3.Đối tượng nghiên cứu 2 5 4.Pương pháp nghiên cứu 2 6 5.Những điểm mới của sáng kiến 2 7 II.Nội dung 2 8 1.Cơ sở lí luận 2 9 2.Cơ sở thực tiễn 3 10 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 11 3.1 Tên tình huống 4 12 3.2 Mục tiêu giải quyết tình huống 4 13 3.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 4 14 3.4 Giải pháp giải quyết tình huống 4 15 3.5 Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 5 16 3.6 Ý nghĩa của tình huống 15 17 4.Hiệu quả của sáng kiến 15 18 III.Phần kết luận và kiến nghị 16 19 1.Kết luận 16 20 2.Kiến nghị 16 I.PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa liên tục tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. Trong tất cả các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng việc vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với liền với thực tiễn đời sống. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn và đã hướng dẫn học sinh làm bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn” một cách hiệu quả. Bản thân tôi xét thấy đây là một cuộc thi thực sự bổ ích, có ý nghĩa thiết thực, vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” 2.Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi sáng kiến tôi chỉ đi sâu hướng dẫn học sinh làm tốt bài dự thi “Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” với mục đích: -Học sinh biết cách làm bài một cách hiệu quả. -Hiểu được sự vận dụng kiến thức liên môn như: Địa lí, lịch sử có một vai trò hết sức quan trọng giúp các em hiểu sâu sắc và toàn diện hơn hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 12 trường THPT Đinh Chương Dương 4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận, thực tiễn. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. - Phương pháp phân tích, bình giảng 5. Những điểm mới của sáng kiến - Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ đề xuất kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài dự thi “Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” + Giúp học sinh xác định được các đơn vị kiến thức về lịch sử, địa lí có thể vận dụng trong bài làm. + Học sinh có thể viết một bài văn cụ thể, chi tiết. II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải quyết một vấn đề trong thực tiễn của môn học, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến môn ngữ văn, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học như địa lí, lịch sử, Giáo dục công dân, Quốc phòng... có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn ở tất cả các môn học nói chung và ở môn ngữ văn nói riêng là giáo dục rèn kỹ năng cho học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội về kiến thức liên môn yêu thích hứng thú với môn học. Qua cuộc thi này tôi đã tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập các môn học để áp dụng vào giải quyết các tình huống thự tiễn trong môn ngữ văn một cách hiệu quả. Học sinh sẽ tự xác định được các tình huống mà bản thân có thể vận dụng kiến thức thuộc các môn học khác để giải quyết một cách hiệu quả Trên thực tế môn ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12 tình huống thực tiễn nào cũng có thể áp dụng kiến thực liên môn để giải quyết. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài tôi chỉ đi sâu hướng dẫn học sinh giải quyết tốt tình huống thực tiễn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 2. Cơ sở thực tiễn. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại trường THPT, tôi đã nhiều lần hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” một cách hiệu quả. Cụ thể trong 4 năm học có được những kết quả như sau: Năm học 2014-2015 Tôi gửi 2 sản phẩm của hai em học sinh, kết quả: em Lê thị Phương Thảo đạt giải Khuyến khích với đề tài “Tư tưởng nhân nghĩa trong bài Đại Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi”; em Trần Thị Thu Hằng đạt giải Ba với đề tài “Chủ nghĩa yêu nước trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi”. Năm học 2015-2016 Tôi gửi 2 sản phẩm của hai em học sinh, kết quả: Em Vũ Thị Minh đạt giải Ba với đề tài “Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” và em Vũ Thị Lan đại giải Nhì với đề tài “Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” Năm học 2016-2017 Tôi gửi 2 sản phẩm của hai em học sinh, kết quả: Em Lê Thị Phương Thảo đạt giải Nhì với đề tài “Nghệ thuật lập luận trong bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh” và Vũ Thị Lan giải khuyến khích với đề tài “Việt Bắc”– khúc ân tình của những người kháng chiến. Năm học 2017-2018 Có sản phẩm của em Bùi NGọc Nam đạt giải khuyến khích với đề tài “Hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão” Trải qua thực tế mấy năm hướng dẫn học sinh tham gia làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” một cách tương đối hiệu quả, tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” đề xuất một vài kinh nghiệm bản thân mà tôi nhận thấy đã thu được kết quả khá cao, muốn tiếp thu bày tỏ và chia sẻ với đồng nghiệp tham khảo và tiếp tục góp ý góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc thi cho những năm học sau. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài thi, đã mang lại cho các em nhiều kinh nghiệm áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó vai trò của giáo viên trong việc định hướng và hướng dẫn học sinh làm bài cũng vô cùng cần thiết. Để hướng dẫn học sinh làm bài thi “Giúp học sinh làm tốt bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” thật tốt và có hiệu quả, cá nhân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đã và đang tiến hành tại trường. Đặc biệt là đối với đối tượng học sinh khối 10,11 và 12 tôi nhận thấy là tượng đối phù hợp cụ thể là: - Giúp học sinh lựa chọn tình huống thực tiễn trong môn văn một cách phù hợp: Tình huống đặt ra là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài thi phải định hướng cho các em theo những nội dung của cuộc thi, học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. - Định hướng làm bài thi cho học sinh phải phù hợp với đặc thù, đặc trưng kiến thức của từng bài, đặc biệt trong bài thơ Ttây Tiến mà đòi hỏi ta phải biết lựa chọn, cân nhắc để thiết kế sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được tính quy phạm, tính khoa học và phát huy, kích thích được hứng thú học tập, hứng thú làm bài thi của các em. - Kết hợp với các thầy cô giáo bộ môn đang trực tiếp giảng dạy các em, để các thầy cô giúp đỡ, tư vấn những vấn đề khi làm bài thi khi các em còn gặp khó khăn Tôi đưa ra cấu trúc bài viết dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”như sau: 3.1.Tên tình huống: Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, lịch sử và địa lí để tìm hiểu về hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 3.2.Mục tiêu giải quyết tình huống +Kiến thức: -Giúp các học sinh nắm giữ được bài học trên lớp cũng như việc vận dụng từ bài học vào thực tế cuộc sống. - Hiểu biết hình ảnh người lính kiên cường anh dũng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và những địa danh, địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. + Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức lịch sử địa lý cùng với các thao tác lập luận, phân tích, bình luận trong văn học để làm sáng tỏ tình huống 3.3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Dẫn chứng từ thực tế, sách báo, văn bản Tây Tiến trong sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1 3.4.Giải pháp giải quyết tình huống - Trước khi đến lớp cần đọc và tìm hiểu kĩ về tác phẩm - Sưu tầm tài liệu có liên quan trong các bài học cần sử dụng - Lấy dẫn chứng hình ảnh cụ thể - Sau các giờ học, cần tóm tắt ngắn gọn nội dug bài học 3.5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Thơ ca viết viết về hình ảnh người lính chiếm 1 phần quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Một loạt những bài thơ hay có giá trị vượt thời gian và không gian đã ra đời vào giai đoạn này, nhất là năm 1948 như “đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan,.. Mỗi bài thơ mang một sắc thái riêng, khắc sâu hình ảnh người lính và làm phong phú vườn hoa văn học nước nhà. Giữa rất nhiều bài thơ, “Tây Tiến” của Quang Dũng được đánh giá là “đứa con đầu lòng hào hoa, tráng kiện không chỉ riêng ông mà là của cả nền thơ ca kháng chiến ở vị trí mở đầu, ít có bài thơ nào thay thế được và cũng không ai ghen tị với nó” “Tây Tiến” ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đó là những năm tháng không thể nào quên của dân tộc ta. Những năm tháng đau thương mất mát, hy sinh nhưng cũng đầy kiêu hùng, anh dũng. Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 và Tạm ước ngày 14-9-1946 về phía ta, ta đã chấp hành nghiêm chỉnh những điều khoản hai bên đã thoả thuận kiên trì đấu tranh hoà bình, tích cực chuẩn bị lực lượng đương đầu với Pháp. Nhưng về phía Pháp với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, Pháp trắng trợn xoá bỏ hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, bội ước với những điều đã kí kết. Chúng cho quân tăng cường khiêu khích, xung đột ta. Trước tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “toàn dân kháng chiên”. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19 tháng 12 năm 1946, Hội nghị bất thường ban thường vụ trung ương đảng cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến. Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của tổng bí thư Trường Trinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Mở đầu là cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16 quân ta đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, phá vỡ âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân pháp. Sau khi rút khỏi các đô thị an toàn, đảng ta nhận định Bắc Bộ sẽ là chiến trường chính, Pháp sẽ mở đợt tấn công mới có thể là đồng bằng Bắc Bộ hoặc lên Việt Bắc. Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Boolae làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương thay Đác Giang-li ơ, thực hiện kế hoạch tiến công cwn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến trang. Nghiên cứu thế lực giữa ta và địch, quân ta đã tiến hành tiêu diệt đich trên ba mặt trận. Đó là ở Bắc Cạn, mặt trận hướng đông và mặt trận hướng tây. Sau hơn 2 tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp vào ngày 19-12-1947. Tây Tiến là binh đoàn chủ lực của quân đội ta được thành lập vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm mở rộng cuộc hành quân lên miền Tây Bắc phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc bắc bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây Thanh Hoá và Sầm Nưa của Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên và Quang Dũng là đại đội trưởng. Họ chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống trong lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Xuyên suốt toàn bộ bài thơ, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lĩnh Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, mỹ lệ miền Tây. Mở đầu bài thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ dữ dội và những bước hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến, Đó là nỗi nhớ đầy xúc động bao trùm lên cả không gian và thời gian. Nỗi nhớ dường như đang nén chặt bỗng dâng trào khiến cho tất cả kỉ niệm xôn xao trở về ngược cả tâm hồn. Hai câu thơ mở đầu là tiếng gọi gửi vào trong gió, trong không gian đến những chân trời xa vời, những người mà mình yêu thương, với miền đất, con sông mà mình gắn bó biết bao kỉ niệm vơi đầy. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. Có những dòng sông đi vào thơ ca và với Quang Dũng đó là dòng sông Mã. Sông Mã là một con sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km. Trong đó lãn thổ Việt Nam là 410 km. Sông Mã có hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là từ phía nam tỉnh Điện Biên chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua huyện sông Mã của tỉnh Sơn La. Nguồn thứ hai bắt nguồn từ Bumbasao. Hai nguồn này đều đổ vào Thanh hoá đi qua địa phận tỉnh Sầm Nưa của Lào. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Mã bắt nguồn từ Lai Châu cuồn cuộn chảy vào Sơn La và Thanh Hoá rồi xuôi về biển cả. Sông Mã uốn khúc qua những bản làng, thôn xóm Việt-Lào. Dòng sông phản chiếu lên miền đất núi rừng nơi bước chân người lính từng đi qua, là nơi khởi nguồn nỗi nhớ. Con sông đã chứng kiến biết bao vui buồn của cuộc đời chiến binh. Thế mà “sông Mã xa rồi” núi non sông nước trùng điệp ngày nào giờ đã xa rồi chỉ còn trong kí ức mãnh liệt của tấm lòng người lính. “Tây Tiến ơi” ba từ đơn giản nhưng thiết tha làm chao đảo lòng người. Vì trong tiếng gọi thân thiết ấy như ẩn chứa nỗi bâng khuâng tiếc nuối. Sau tiếng gọi thân thương ấy là một nỗi nhớ chồng chất được nhân lên với lối sử dụng từ “nhớ”, “nhớ chơi vơi”, “nhớ về” nỗi nhớ có độ lùi về thời gian vì bấy giờ tất cả đã xa chỉ còn lại những kỉ niệm trong kí ức. “nhớ chơi vơi” đó là cách dùng từ độc đáo của Quang Dũng. Trong văn học đã có rất nhiều câu ca dao thể hiện nỗi nhớ như: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai Hay trong thơ Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu “nhớ chơi vơi” diễn tả nỗi nhớ khó định hình, nỗi nhớ lên cao bồng bềnh, có sức lan toả vang ngân. Cũng ở câu thơ này, nhà thơ đã tỏ ra rất tài hoa khi lặp lại ba lần âm “ơi” đó là âm mở, lại là thanh bằng tạo nên âm hưởng vang vọng ngân nga. Dường như tiếng vọng ấy đang vọng ra từ nỗi nhớ, từ lớp sương mù của kí ức tạo thành nỗi nhớ chơi vơi- một nỗi nhớ không định hình, không có trọng lượng, nghe nhẹ xênh mà có sức ám ảnh lòng thi sĩ. Trong ca dao ta cũng bắt gặp một nỗi nhớ đặc biệt như vậy. Ra về nhớ bạn chơi vơi Nếu như hai câu thơ đầu của nhà thơ thể hiện nỗi nhớ chơi vơi khi nhắc đến sông Mã thì đến những câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ mãnh liệt có khả năng tái hiện quá khứ ngày càng rõ nét với một vung không gian xa xôi, sự nhớ nhung được chuyển đến những địa điểm cụ thể, những địa danh với những kỉ niệm khó phai nhoà. “ Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” “Sài Khao” là tên một bản thuộc vùng núi Tây Bắc ở độ cao 1500 m. Bản Sài Khao gần như cô lập với thế giới bên ngoài bởi không có điện lưới, không có đường xe đi chỉ có những con đường nhỏ xíu nằm cắt ngang lưng chừng đèo, một bên là vách núi dựng đứng, môt bên là vực thẳm. Cũng như Sài Khao, Mường Lát là một địa danh thuộc địa bàn hoạt động của đoàn quân. Là một huyện thuộc biên giới phía Tây Thanh Hoá, nơi đây địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên được mệnh danh là vùng “ma thiêng nước độc”. Nhắc đến Sài Khao, Mường Lát, hai cái địa danh ấy gợi cho người đọc hướng về một miền đất xa xôi, hoang dã, mới nghe mà đã thấy chồn chân, mỏi gối. Đồng thời cũng qua những địa danh ấy người đọc cũng thấy những con đường hành quân, địa bàn hoạt động của đoàn quân đầy gian lao, khắc khổ. Chính vì những tên đất, tên địa danh ấy gắn với những kỉ niệm thời trai trẻ. Giờ đây, mỗi địa danh đã trở thành kì vọng của quá khứ, không khác nào một nốt nhạc trong bản hợp xướng tâm hồn, ngân vang nỗi nhớ, thức gợi bao kỉ niệm. Nhớ đến Sài Khao là nhớ đến vực sương dày “sài khao sương lấp”. Đó là nét hiện thực nói về vùng núi Tây Bắc hoang sơ, hiểm trở. Khí hậu khắc nghiệt với những ngày sương đêm hơi, sương khói dày đặc. “Đoàn quân mỏi” cũng là một nét bi quan bởi dường như thiên nhiên đang lấn át con người. Nhưng hình ảnh trong câu thơ sau kết cấu hoàn toàn thanh bằng “hoa về trong đêm hơi” tạo cảm giác thăng bằng trong tâm trí người đọc và tái hiện vẻ đẹp hư ảo mộng mơ của những đêm Mường Lát. Thể hiện một cái nhìn toàn diện về núi rừng Tây Bắc hoang dại hùng vĩ nhưng thơ mộng lãng mạn. Hình ảnh “hoa” rất độc đáo, không phải là “hoa nở” mà là “hoa về”, không phải là “đêm sương” mà là “đêm khơi”. Tố Hữu cũng có câu: Nhớ từng bản khói cùng sương Hay Chế Lan Viên” Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Thiên nhiên gắn bó với người lính và nó đã trở thành từng kí ức khó phai. Đó là một đêm sương với hương rừng lan toả. Cho dù người lính phải trải qua bao gian lao vất vả, nhưng cảnh vẫn hiện lên trước mắt người chiến sĩ hết sức đẹp đẽ và đầy chất thơ. Nhớ về Tây Tiến không chỉ nhớ về đêm mộng đêm mơ mà còn nhớ đến một mảnh đất anh hùng dữ dội. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Câu thơ của Quang Dũng như gợi ta nhớ đến câu thơ của của đại thi hào Nguyễn Du cách đây mấy trăm năm về trước. Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh Nếu như Nguyễn Du dùng âm điệu trục trắc trong câu thơi ngam dự báo số ph
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_thi_van_dung_kien_thuc_lien_m.doc