SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia

SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì:

Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học.

Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.

Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học.

 Trong dạy học Toán, quán triệt nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội” là thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục toán học ở Tiểu học. Ngày nay, mặc dù trong tính toán con người có thể nhờ máy móc hỗ trợ nhưng việc tự mình biết vẫn hết sức quan trọng và thuận lợi hơn rất nhiều. Chính vì lẽ đó ngay từ khi là học sinh tiểu học cần lắm việc cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Cộng, trừ, nhân có phần đơn giản hơn nhưng chia thì thật không dễ chút nào. Đó là với số đông học sinh còn với những em tiếp thu chưa nhanh thì cần phải có sự đầu tư của cả giáo viên, phụ huynh và bản thân các em. Xuất phát từ suy nghĩ trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia” hi vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đồng nghiệp có thêm chút kinh nghiệm để áp dụng vào dạy học đạt kết quả.

 

doc 16 trang thuychi01 7105
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục 
Nội dung
Trang
I
 MỞ ĐẦU
2
1
LÝ do chän ®Ò tµi
2
2
Môc ®Ých nghiªn cøu
2
3
§èi t­îng nghiªn cøu
2
4
Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
3
1
C¬ së lÝ luËn
3
2
Thùc tÕ viÖc d¹y phÐp chia ë tr­êng
3
3
Mét sè gi¶i ph¸p gióp häc sinh biÕt thùc hiÖn phÐp chia
6
4
KÕt qu¶ ®¹t ®­îc
13
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
1
Bµi häc kinh nghiÖm
14
2
KiÕn nghÞ, ®Ò xuÊt
15
I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì: 
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.
Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. 
 	Trong dạy học Toán, quán triệt nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội” là thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục toán học ở Tiểu học. Ngày nay, mặc dù trong tính toán con người có thể nhờ máy móc hỗ trợ nhưng việc tự mình biết vẫn hết sức quan trọng và thuận lợi hơn rất nhiều. Chính vì lẽ đó ngay từ khi là học sinh tiểu học cần lắm việc cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Cộng, trừ, nhân có phần đơn giản hơn nhưng chia thì thật không dễ chút nào. Đó là với số đông học sinh còn với những em tiếp thu chưa nhanh thì cần phải có sự đầu tư của cả giáo viên, phụ huynh và bản thân các em. Xuất phát từ suy nghĩ trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia” hi vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đồng nghiệp có thêm chút kinh nghiệm để áp dụng vào dạy học đạt kết quả.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia” nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia góp phần vận dụng vào thực tế cuộc sống và mục tiêu gần nhất là học được môn toán.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu và tổng hợp các giải pháp giúp học sinh lớp 4 biết thực hiện phép chia
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
- Phương pháp đối chiếu, tổng kết rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận: 
Trong các môn học ở Tiểu học, môn toán có một vị trí rất quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc Tiểu học. Sở dĩ môn toán quan trọng vì nó là thứ ngôn ngữ dùng chung cho cả thế giới. Một người muốn thành danh thì nhất thiết phải biết tính toán. Ở môn toán con người có một tư duy logic từ cụ thể đến trừu tượng không riêng của một ai, một đất nước nào. Vì vậy phương pháp học toán như thế nào để đạt kết quả cao nhất là một vấn đề không chỉ ở bản thân người học mà cũng có tầm quan trọng đặc biệt của người dạy nữa. Các kiến thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần cho mọi người lao động, rất cần để học sinh học tốt các môn học khác và tiếp tục học môn toán ở các lớp trên.
 Mục tiêu của việc học phép chia là giúp học sinh:
 - Có những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. 
 - Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống.
 - Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập môn toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản; góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.
 - Hình thành nhân cách phát triển năng lực trí tuệ, góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. 
 - Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. 
 - Rèn luyện để nắm chắc các kĩ năng thực hành tính nhẩm tính viết về phép chia .
 - Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng.
 - Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý thức vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin.
* Phần phép chia ở lớp 4 được kế thừa từ lớp 3 và mở rộng vòng số cũng như nâng cao mức độ, cụ thể là chia cho số có nhiều chữ số (chia số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số thương có không quá ba chữ số); phép chia có chữ số 0 ở thành phần và có chữ số 0 ở kết quả.
2. Thực tế việc dạy phép chia ở trường:
	 *Đối với giáo viên:
	Trong những năm qua được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, , đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo bằng các văn bản pháp quy, sự động viên, định hướng đúng đắn của Ban giám hiệu nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học nên kết quả học tập của học sinh trong trường tiến bộ dần qua từng thời điểm. Bên cạnh đó, việc trang bi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng được đầu tư khiến việc giảng dạy cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Nhà trường đã tổ chức cho các khối lớp giảng dạy theo đúng qui định. Hàng tuần, hằng tháng tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, kiểm tra đánh giá chặt chẽ. Theo hướng chỉ đạo của nhà trường, đội ngũ giáo viên cũng đã xác định được vai trò quan trọng của người thầy giáo trong việc giảng dạy môn toán. Các đồng chí giáo viên được phân công giảng dạy ở tất cả các lớp đều bắt tay vào nhận nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Giáo viên đã tích cực trong việc sử dụng đồ dùng, đổi mới phương pháp dạy học. Đã biết cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng mang lại kết quả. Tuy nhiên, vì thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của tất cả học sinh, đôi khi còn dạy một chiều. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán chia trong môn Toán cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm phần này khiến ghi nhớ của học sinh chưa bền vững, biết đấy rồi lại quên ngay đấy.
 *Đối với học sinh:
 Trường học đã được xây dựng kiên cố, từng phòng học có đầy đủ tiện nghi rất thuận tiện cho việc học tập của các em. Học sinh cũng đã có ý thức mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cá nhân của mình. Học sinh có phương tiện đi lại nên thời gian đã đảm bảo cho việc học tâp, đa số các em ngoan chịu khó, chăm chỉ học tập, rất yêu môn toán. Phần phép chia ở lớp 2,3 các em nắm tương đối vững nhưng có một số em tiếp thu chưa nhanh thì thực sự lúng túng nên khi làm bài tập thường tính sai kết quả. Từ đó tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh.
Đề bài khảo sát như sau: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 46 827 + 21 957 92 684 – 45 326 20 718 x 4 26 856 : 4
 Bài 2: Tìm x: 
x : 8 = 3721 b. 24 860 : x = 5
 Bài 3: Mua 6 cái bút máy hết 96 000 đồng. Hỏi mua 4 cái bút như vậy hết bao nhiêu tiền?
Bài 4: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán được 136m vải. Ngày thứ hai bán được số vải bằng nửa ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Cách tính điểm: Bài 1: 2,5 điểm 1a,1b mỗi bài 0,5điểm; 1c, 1d mỗi bài 0,75 điểm
 Bài 2: 2 điểm 2a, 2b mỗi bài 1điểm
 Bài 3: 2,5 điểm
 Bài 4: 3 điểm 
*Kết quả thu được như sau:
Số HS được KS
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
132 em
25
32
63
12
Sau khi có kết quả tôi cùng các giáo viên lớp 4 tiến hành giúp các em chưa hoàn thành môn Toán bổ sung kiến thức kịp thời.
 Để nắm được cụ thể việc thực hiện phép chia của 12 em này, tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra. 
 Đề bài kiểm tra như sau
 * Đặt tính rồi tính kết quả:
 a. 130 : 5
 b. 816 : 4
 c. 28 472 : 6
 d. 740 : 2
 * Kết quả thu được như sau:
Tổng số em tham gia khảo sát
Số em đặt tính đúng
Số em làm đúng hết
Số em làm sai một bài
Số em làm sai hai bài
Số em làm sai ba bài
Số em làm sai cả bốn bài
12
12
0
2
3
3
4
 Từ bảng khảo sát trên, ta có thể biết được tỉ lệ học sinh chưa biết chia còn cao, nhiều em kĩ năng thao tác còn chưa chắc chắn. Tôi bàn với giáo viên khối 4 dành ra mỗi tuần một buổi kèm cặp thêm cho các em này nhưng trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân việc các em chia sai. Học sinh làm bài sai do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu giáo viên thường cho rằng việc chia sai là do các em chưa tập trung làm bài, chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, phương tiện học còn thiếu hay ước lượng thương cũng kém nhưng thực ra nguyên nhân chính là các em không nhớ các bước tính ngay từ khi học phép chia đơn giản nên đến khi làm với số lớn và phép chia phức tạp thì càng lúng túng dẫn đến kết quả sai. Vì vậy tôi tiến hành nhắc lại cách thực hiện phép chia. 
 * Hướng dẫn cách thực hiện.
 - Cách đặt tính: Học sinh cần nắm được một cách chính xác .
 (Số bị chia ) (Số chia) 
	(Thương)	
 	-Cách tính:Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ.(từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất)
*Lưu ý: Lần chia đầu tiên, nếu lấy một chữ số đầu tiên của số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số .
 Lần chia thứ hai (trừ lần cuối) nếu số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 vào thương.
 Từ cách hướng dẫn thực hiện như trên.Tôi chia ra thành các giai đoạn và giải pháp sau: 
 3. Một số giải pháp giúp học sinh biết thực hiện phép chia:
 GIAI ĐOẠN 1
 ÔN TẬP LẠI NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 17 TIẾT CHIA NGOÀI BẢNG Ở LỚP 3:
 Giải pháp 1. Kiểm tra việc học thuộc bảng nhân, bảng chia của học sinh:
 Bất kì một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để thực hiện được chia ngoài bảng, việc đầu tiên là yêu cầu học sinh phải thuộc nhân chia trong bảng. Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học thuộc nhóm chia trong bảng, thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng các bảng nhân, chia của học sinh (kiểm tra 15 phút đầu giờ, học sinh tự kiểm tra theo nhóm, tổ,cá nhân) cho đến khi các em thật thuộc, thật nhớ , với 12 em này tôi chuẩn bị 12 quyển vở nhỏ cho học sinh học thuộc xong ghi lại từng bảng hai lần, lần thứ nhất ghi lần lượt, lần thứ hai đổi vở ghi không theo thứ tự để học sinh tự nhớ từng phép chia mà không phải nhẩm lại từ đầu bảng. 
 Giải pháp 2. Ôn lại một số tính chất của phép nhân, phép chia:
 * Tính chất giao hoán của phép nhân.
 *Tính chất kết hợp của phép nhân.
 + Nhân với 1, nhân với 0.
 + 0 chia cho một số bất kì,
 *Chia một tổng cho một số.
 *Chia một hiệu cho một số.... 
 Việc ôn lại một số tính chất cơ bản này giúp học sinh có thao tác, kĩ năng tính đúng, tính nhanh.
 Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia.
 	Khi học sinh đã nắm được một số yêu cầu cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập đơn giản nhưng cơ bản làm cơ sở ban đầu cho phép chia ngoài bảng.
 	Bài 1: ( dạng 1).
3 : 3 = 9 : 4 =
 4 : 3 = 8 : 4 =
 5 : 3 = 7 : 4 =
 6 : 3 = 4 : 4 =
 	 Học sinh dễ dàng làm các phép tính trên.
 	 Cũng với bài tập trên, yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
Giáo viên hướng dẫn: Trong mỗi phép chia, khi thực hiện, giáo viên nhấn mạnh có 3 bước tính:
 Bước 1: Chia
 Bước 2: Nhân
 Bước 3: Trừ
Ví dụ:
 6 3 Bước 1: 6 chia 3 được 2, viết 2.
 6 2 Bước 2: 2 nhân 3 bằng 6.
 0 Bước 3: 6 trừ 6 bằng 0.
 9 4 Bước 1: 9 chia 4 được 2, viết 2.
 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8.
 1 Bước 3: 9 trừ 8 bằng 1.
 Vậy thương là 2,số dư là 1
 8 4 Bước 1: 8 chia 4 được 2, viết 2.
 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8.
 0 Bước 3: 8 trừ 8 bằng 0.
 Học sinh tự làm các phép tính còn lại:
Ví dụ: 
3 7 4 
 1(dư 1) 4 1(dư 3)
 3
Bài 2: ( Dạng 2):
 15 : 5 = 20 : 5 = 35 : 7 =
 16 : 5 = 42 : 7 = 39 : 7 =
 19 : 5 = 40 : 7 = 36 : 7 =
Học sinh vận dụng chia tìm được kết quả các phép tính:
15 : 5 = 3 42 : 7 = 6 
20 : 5 = 4 35 : 7 = 5 
 Giáo viên lưu ý với các trường hợp còn lại:
* 15 chia 5 bằng 3. Vậy các số từ 16 đến 19 chia 5 cũng được 3 nhưng sẽ có dư (số dư bằng các số đó trừ đi tích của 3 và 5) 20 chia cho 5 mới được 4.
 16 : 5 = 3 ( dư 1)
 17 : 5 = 3 ( dư 2)
 18 : 5 = 3 ( dư 3)
 19: 5 = 3 ( dư 4)
* 42 chia 7 bằng 6; 35 chia 7 bằng 5. Vậy các số từ 36 đến 41 chia cho 7 đều bằng 5 và có dư.
 40 : 7 = 5 ( dư 5)
 39 : 7 = 5 ( dư 4)
 36 : 7 = 5 ( dư 1)
Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính:
Giáo viên hướng dẫn một số phép tính:
 15 5 Bước 1: 15 chia 5 được 3, viết 3 
 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15.
 0 Bước 3: 15 trừ 15 bằng 0.
 16 5 Bước 1: 16 chia 5 được 3, viết 3 
 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15.
 1 Bước 3: 16 trừ 15 bằng 1
 Vậy thương là 3,số dư là 1.
 Giáo viên cho học sinh thực hiện ở bảng con với các phép tính còn lại
 Giáo viên sửa sai và uốn nắn học sinh kịp thời: Em nào thực hiện sai yêu cầu thực hiện lại.
 20 5 42 7 40 7 36 7 35 7 
 20 4 42 6 35 5(dư 5) 35 5(dư 1) 35 5
 5 1 0
 Khi học sinh đó làm thành thạo các bài tập dạng trên, nắm vững các thao tác thực hiện phép chia. Giáo viên cho học sinh vận dụng với các bài tập có số bị chia lớn hơn.
 Ví dụ 48 4
 Gợi ý: Phép tính này có mấy lượt chia? ( 2 lượt).
 Mỗi lượt chia thực hiện mấy bước tính?( 3 bước: Chia- nhân- trừ).
 Bắt đầu từ số nào chia?
Hướng dẫn học sinh thực hiện:
 48 4 Lượt 1: 4 chia 4 được 1, viết 1
 4 12 1 nhân 4 được 4.
 08 4 trừ 4 bằng 0.
 8 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2.
 0 2 nhân 4 được 8. 
 8 trừ 8 bằng 0.
 Vậy thương là 12.
Cho học sinh vận dụng các bài cùng dạng:
 55 : 5 = 
 46 : 2 = 
 488 : 4 = 
 55 5 46 2 488 4 
 05 11 06 23 08 122 
 0 0 08
 0
Ví dụ 2: 98 : 3	
 Đặt tính:
 Tính:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện:
 98 3 Lượt 1: 9 chia 3 được 3, viết 3
 9 32 3 nhân 3 được 9.
 08 9 trừ 9 bằng 0.
 6 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2.
 2 2 nhân 3 được 6. 
 8 trừ 6 bằng 2.
 	Vậy thương là 32,số dư là 2.
Học sinh làm các bài cùng dạng:
 57 : 5 968 : 2 8845 : 4
 57 5 968 2 8845 4 
 07 11(dư 2) 16 434 08 2211(dư 1) 
 2 08 04
 0 05
 1
Ví dụ 3: 72 : 9 79 : 9 647 : 3 
 72 9 79 9 647 3 
 0 8 7 8 (dư 7) 04 215(dư 2) 
 17
 2
Với dạng bài tập thương có chữ 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số.
 Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
 0 nhân số nào cũng bằng 0.
Ví dụ: 
 0 : 9 = 0
 1 : 9 = 0 ( dư 1).
 4 : 9 = 0 ( dư 4).
 7 : 9 = 0 ( dư 7).
 8 : 9 = 0 ( dư 8).
 5 : 7 = 0 ( dư 5).
 6 : 8 = 0 ( dư 6).
Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập:
 62 : 3 = 816 : 4 = 9182 : 9 = 
 62 3 816 4 9182 9 
 02 20(dư 2) 016 208 018 1020 (dư 2) 
 0 0 02
 2 0
 2
Sau này khi học sinh đã thành thạo ta có thể hướng dẫn các em bỏ qua bước ghi sau cho gọn hơn
 GIAI ĐOẠN 2
 DẠY 18 TIẾT PHÉP CHIA LỚP 4.
* Giải pháp 1: Dạy chia cho số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số dựa trên: 
 	+ Kế thừa: Học sinh biết cách đặt phép tính, cách thực hiện phép tính.
 	+ Cách dạy: Cho học sinh thực hành, luyện tập là cơ bản.
	Cụ thể: Giáo viên đưa bài tính: Ví dụ: 128472 : 6 = ?
	Đây là phép chia số có mấy chữ số cho số có mấy chữ số ?
 	* Số bị chia có số 6 chữ số.
 	* Số chia là số có 1 chữ số.
 	Để tìm thương ta làm như thế nào?
 	* Đặt tính.
 	* Chia theo thứ tự tính để tìm thương.
	Yêu cầu học sinh thực hiện.
 128472 6 Học sinh nêu kết quả, cách thực hiện.
 08 21412 Lượt 1: 12 chia 6 được 2, viết 2
 24 2 nhân 6 được 12.
 07 12 trừ 12 bằng 0.
 12 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 6 được 1, viết .
 0 1 nhân 6 được 6. 
 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
 Lượt 3: Hạ 4, dược 24 chia 6 được 4, viết 4 .
 4 nhân 6 được 24. 
 24 trừ 24 bằng 0.
 Lượt 4: Hạ 7, 7 chia 6 được 1, viết 1.
 1 nhân 6 được 6. 
 7 trừ 6 bằng 1, viết 1.
 Lượt 5: Hạ 2, được 12 chia 6 được 2, viết 2.
 2 nhân 6 được 12. 
 12 trừ 12 bằng 0.
 Vậy thương là 21412.
Học sinh thực hiện tương tự:
Ví dụ: 475908 : 5
Đặt tính
Chia theo thứ tự trái sang phải.
 475908 5
95181(dư 3)
 09
 40
 08
 3
 Gợi ý học sinh phân tích: Ở lượt lấy là 9 không lấy 8 nếu chọn thương là 8 thì số dư lớn hơn số chia; nếu lấy thương lớn hơn 9 thì số chia lớn hơn số bị chia vả lại không có số nào có một chữ số lớn hơn 9. Học sinh tiếp tục chia đến hết.
 => Chia hết là trường hợp chia có số dư là mấy? ( bằng 0).
 Số dư lớn nhất có thể có được trong phép chia khi số dư bằng mấy? ( Bằng số chia trừ đi 1).
 Ở phép chia trên ta đọc như thế nào khi giáo viên viết:
 475908 = 95181 x 5 + 3
Đa số học sinh đọc như sau:
 475908 chia cho 5 95181 được 5 dư 3.
Giáo viên cho học sinh nhận diện lại tên gọi từ phép chia và đọc:
 475908 chia 5 được 95181 dư 3.
Ví dụ:
 23576 56 Thử chọn thương:
 117 421 Lượt 1: Lấy 235 chia 56 được 4, viết 4.
 56 56 nhân 4 được 224.
	 0 235 trừ 224 bằng 11.
 Lượt 2: Hạ 7, được 117 chia 56 được 2 dư 5.
 Hạ 6, được 56 chia 56 được 1.
 1 nhân 56 bằng 56; 56 trừ 56 bằng 0, viết 0.
Ví dụ 3: 9060 : 453
 Nhận dạng? Số bị chia là số có 4 chữ số.
 Số chia là số có 3 chữ số.
 Cách thực hiện?
+ Đặt tính
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Cách tìm thương? Làm phép thử chọn.
Cách nhẩm: 9 chia 4 được 2Thử thương là 2 ; 2 nhân 453 bằng 906; 906 trừ 906 bằng 0, viết 0; hạ 0, 0 chia 453 bằng 0, viết 0.
 9060 453 
 00 20 
 0 	 
 	Giáo viên cho học sinh thực hiện chia nhiều bài, luyện kĩ cách tìm thương và số chia càng lớn việc thử chọn tìm thương càng khó hơn.
 	Giải pháp 2.Vận dụng vào thực tiễn.
 	Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập với từng dạng đó. Khi đã nắm vững kĩ năng thao tác từng bước tính thì hướng dẫn học sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng ngắn gọn hơn.
 Sau mỗi bài , khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư (nếu có), nếu cho kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đúng
 Ngoài ra việc tổ chức “ Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng.
Ví dụ: 
 Bài 1: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất của mỗi lượt chia sau và giải thích.
 8469 : 241= ?
 Lượt 1: A. 846 : 241 = 3 dư 113 
 B. 846 : 241 = 3 dư 123
 C. 846 : 241 = 3 dư 122
Lượt 2: Hạ 9; 1239 : 241
 A. 1239 : 241 = 5 dư 34
 B. 1239 : 241 = 4 dư 275
 C. 1239 : 241 = 5 dư 43
 Bài 2: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất và giải thích. 
 83120 : 92 =? 
 A. 83120 : 92 = 93 (dư 44).
 B. 83120 : 92 = 903 (dư 40).
 C. 83120 : 92 = 903 (dư 44)
	Qua các Trò chơi cho thấy học sinh rất hứng thú mỗi khi giáo viên tổ chức xen kẽ trong các tiết học nhất là trò chơi mang tính toán học như trên. 
	* Với những giai đoan thực hiện và từng giải pháp thực hiện cụ thể 12 em đã dần tiến bộ. Với cách làm này, nhiều em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn.
4. Kết quả đạt được:
 Sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước như trên tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra để biết kết quả:
 Đề bài kiểm tra: * Đặt tính rồi tính kết quả:
 301849 : 7
 579 : 36
 4674 : 82
 81350 : 187
 Cách tính điểm: Mỗi bài tính đúng được 2,5 điểm
 Kết quả thu được như sau:
Số HS được KS
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
12 em
4
6
2
0
 Từ thực tế áp dụng phương pháp tích cực trong hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia, tôi thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ điều này thể hiện rõ ở việc các e

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_mon_toan_o_lop_4_biet_thu.doc