SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Bình Xuyên

SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Bình Xuyên

Các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, có kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cho các Trung tâm hiện có để các trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và có đủ điều kiện thực hiện nội dung giáo dục nghề phổ thông trong chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông mới.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần dành kinh phí của địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia để củng cố và phát triển trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, đặc biệt quan tâm phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp ở những quận, huyện chưa có, nhất là ở vùng đông học sinh, vùng nông thôn. Những huyện miền núi có thể thành lập thành trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp gắn với trường phổ thông dân tộc nội trú của huyện. Đối với những tỉnh chưa có trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập trung tâm để góp phần tích cực thực hiện giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông có chất lượng.

Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cần có những biện pháp đổi mới hình thức và nội dung hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông: kết hợp nội dung hướng nghiệp vào các buổi dạy nghề phổ thông, mở thêm nhiều nghề phổ thông, tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp hoặc tại trường phổ thông.

doc 29 trang Mai Loan 14/02/2025 661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 Tác giả sáng kiến: ĐÀO THỊ THANH HUYỀN
 Mã sáng kiến: 31.66.01
 Bình Xuyên, năm 2019
 1 được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được 
nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ các trường phổ thông, mà trước hết là 
các nhà trường cần xác định được đối với người học đầu ra cần đạt được 
những gì ? Từ đó đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, 
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc 
và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng 
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc. Vì vậy, các trường phổ thông không những chỉ cung cấp cho các em 
những kiến thức về các bộ môn văn hóa ( toán , lý, sử, văn....) mà còn phải 
cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về chọn nghề trong tương lai. 
 Đây là căn cứ quan trọng nhất để xem xét, xác định vị trí vai trò của 
người giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện các quá trình giáo dục trong 
các nhà trường phổ thông. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là nhà quản lý lãnh 
đạo tập thể học sinh (lớp học) nhưng họ cũng là nhà giáo dục, phải có đủ tài 
năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng học sinh hoàn thiện phát triển nhân 
cách, đồng thời là người tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho có 
hiệu quả nhất trong việc tác động đến sự phát triển nhân cách người học cũng 
như giúp các em nhận ra năng lực bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp 
trong tương lai, phù hợp với xu thế thời đại mới. Giáo viên chủ nhiệm phải là 
những nhà giáo dục chứ không phải những “thợ dạy” hay những “thợ dạy 
biết phê học bạ” của một số không nhỏ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ 
nhiệm hiện nay
 Nếu Hiệu trưởng là “cánh chim đầu đàn” của tập thể giáo viên, học sinh 
nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là “hiệu trưởng con”, là “linh 
hồn” của lớp học. Có thể nói GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và 
tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học 
sinh (HS). Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc 
lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng 
vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường, không chỉ là hoạt động 
học tập, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh mà đặc biệt quan tâm 
 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
 PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
 PHẦN 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN 
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 PHẦN 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 4 Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương 
trình giáo dục phổ thông, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao 
hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực 
hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi 
dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với 
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân.
 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nghiệm vụ: giáo dục 
thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen 
với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa 
phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh 
để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp 
nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.
 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng các hình thức: 
tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học 
nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại 
khóa khác.
 2. Quán triệt yêu cầu giáo dục hướng nghiệp trong suốt quá trình xây 
dựng, hoàn thiện chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và 
trong giảng dạy các môn học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh 
ở tất cả các cấp học, bậc học, từ tiểu học đến trung học phổ thông.
 3. Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường 
trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng 
nghiệp theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh, 
đặc biệt là học sinh cuối cấp, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao 
động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề 
nghiệp hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và 
yêu cầu của xã hội. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, các Sở Giáo dục và Đào 
tạo cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên được phân công hướng dẫn hoạt 
động giáo dục hướng nghiệp (sinh hoạt hướng nghiệp). Các trường trung học 
 6 hướng nghiệp ở những quận, huyện chưa có, nhất là ở vùng đông học sinh, 
vùng nông thôn. Những huyện miền núi có thể thành lập thành trung tâm kỹ 
thuật tổng hợp – hướng nghiệp gắn với trường phổ thông dân tộc nội trú của 
huyện. Đối với những tỉnh chưa có trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng 
nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành 
lập trung tâm để góp phần tích cực thực hiện giáo dục hướng nghiệp và dạy 
nghề phổ thông có chất lượng.
 Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cần có những biện 
pháp đổi mới hình thức và nội dung hoạt động để nâng cao hơn nữa chất 
lượng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông: kết hợp nội dung hướng nghiệp vào 
các buổi dạy nghề phổ thông, mở thêm nhiều nghề phổ thông, tổ chức hoạt 
động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – 
hướng nghiệp hoặc tại trường phổ thông.
 6. Các cấp quản lý giáo dục cần quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo 
dục của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp. 
Các trường học và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp báo cáo và đề 
xuất với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương kế hoạch khuyến khích các 
tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân có điều kiện hỗ trợ hoặc tham 
gia trực tiếp vào giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
 Để đôn đốc, theo dõi và chỉ đạo kịp thời các công việc trên đây, các cơ 
quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có các hướng dẫn cụ thể, các Sở 
Giáo dục và Đào tạo kiểm điểm, đánh giá tình hình giáo dục hướng nghiệp 
của địa phương trong các dịp sơ kết học kỳ và tổng kết năm học, tổng hợp báo 
cáo về Bộ. Trong khi triển khai có gì vướng mắc, đề nghị các cơ sở báo cáo 
để Bộ có hướng dẫn kịp thời./.
 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Nguyễn Minh Hiển
 8 - Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo, 
các cấp ủy đảng chính quyền địa phương về các hoạt động giáo dục nói chung và 
công tác Hướng nghiệp nói riêng
 - Công tác tư vấn hướng nghiệp của nhà trường những năm học trước đã có 
những hiệu quả tốt
 - Đa số cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đều rất quan tâm 
đến các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành nghề cho học sinh sau khi tốt 
nghiệp THPT
 b- Khó khăn:
 - Trang thiết bị, phương tiện thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy 
tuyên truyền còn hạn chế.
 - Kỹ năng giáo dục tư vấn, hướng nghiệp ở một số đồng chí giáo viên còn 
hạn chế
 - Nhận thức về công tác hướng nghiệp của một số ít PHHS và học sinh chưa cao
 II. Kế hoach hoạt động:
 1- Thành lập ban hoạt động giáo dục hướng nghiệp ( có Quyết định kèm theo)
 2- Định hướng chung
 a- Thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD& ĐT 
 Vĩnh Phúc.
 - Về thời lượng : 1tiết / tháng ( 9 tiết/lớp trong 1 năm học )
 - Về hình thức tổ chức hoạt động: chia nhóm lớp theo khối 10, 11, 12
 - Về nội dung tích hợp:
 + Cả 3 khối lớp đều được tích hợp giữa giáo dục hướng nghiệp và giáo dục 
ngoài giờ lên lớp với các chủ đề: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc (Tháng 12 ) ; Thanh niên với vấn đề lập nghiệp ( Tháng 3 )
 + Riêng khối lớp 10 còn được tích hợp trong môn Công nghệ với bài "Tạo 
lập doanh nghiệp".
 - Ban HĐGDHN tổ chức Giáo dục hướng nghiệp 3 chủ đề trong năm học, 
theo nhóm lớp. Giáo viên phụ trách do Trưởng ban phân công. 
 10 2. Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. 
 3. Ban chỉ đạo tham mưu với nhà trường để vận động nguồn kinh phí của tổ 
chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho 
HĐGDHN.
 4. Cuối học kỳ I, cuối năm học tổ chức đánh giá xếp loại HS và tập thể lớp. 
Kết quả xếp loại HĐGDHN là 1 tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân 
trong năm học.
 Trên đây là kế hoạch HĐGDHN của trường THPT Bình Xuyên năm học 2018- 
2019. Đề nghị toàn thể giáo viên, các tổ chức, đoàn thể và học sinh có trách nhiệm 
thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Sở GD- ĐT (b/c)
- BGH
- Các thành viên
- Lưu VP
 Nguyễn Thị Chúc Hà
 12 chưa đào tạo trong hệ thống sư phạm. Mặc dù hiện nay hoạt động giáo dục 
hướng nghiệp cho học sinh đã được đưa vào chương trình phổ thông, nhưng 
thực tế nhiều nơi chỉ dạy qua loa, có nơi mới bắt tay vào làm còn nhiều lúng 
túng. Do đó, cuối cấp học, nhiều học sinh luôn đứng trước giữa các ngã rẽ, 
không biết mình nên chọn trường đại học nào, ngành gì, thậm chí có rất nhiều 
học sinh không hề ý thức được mình sẽ làm gì trong tương lai. Mặc dù ngày 
càng có nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh nhưng nhiều học sinh lớp 12 
vẫn không thể định được hướng cho mình.
 Được sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT cũng như của trường THPT Bình 
Xuyên, trong nhiều năm qua BGH nhà trường và GVCN nhà trường đã nỗ lực 
làm tốt công tác hướng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tỉ lệ 
học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đúng nguyện vọng và năng lực. 
Các GVCN luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở, BGH nhà trường để 
làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, GVCN được tham gia các lớp tập huấn, 
bồi dưỡng về công tác tư vấn hướng nghiệp nên cũng được trang bị kiến thức, 
kĩ năng cần thiết trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Bản thân tôi là 
GVCN nhiều năm, đặc biệt là chủ nhiệm khối học sinh lớp 12, tôi có được 
cho mình những kinh nghiệm cần thiết trong hoạt động hỗ trợ học sinh chọn 
trường, chọn ngành phù hợp để các em có thể yên tâm, tự tin chinh phục mọi 
kì thi phía trước 
 14

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_vien_chu_nhiem_va_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_ta.doc
  • docGIAO AN.doc
  • docxPHU LUC A.docx
  • docxPHU LUC B.docx
  • docxPHU LUC B1.docx
  • docxPHU LUC C.docx
  • docxPHU LUC D.docx