SKKN Giáo dục ý thức phòng chống ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người cho học sinh trường THPT Bắc Sơn

SKKN Giáo dục ý thức phòng chống ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người cho học sinh trường THPT Bắc Sơn

 - Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng. Do vậy, phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Việc sử dụng thuốc BVTV theo đúng qui trình, đúng kĩ thuật sẽ giúp trừ Sâu hại, trừ dich bệnh, diệt cỏ dại để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng của nông sản từ đó đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Bên cạnh mặt tích cực đó, thuốc BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do sự hiểu biết của người nông dân còn hạn chế nên họ sử dụng thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, thuốc không có hướng dẫn sử dụng, sử dụng quá nhiều, quá mức cần thiết, sử dụng quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng, sử dụng thuốc không tuân thủ thời gian cách li, thuốc không có tính chọn lọc đối với sâu bệnh, không chú ý đến phạm vi tác dụng của thuốc thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc BVTV càng lớn và càng nguy hại mà không phải ai cũng nhận ra được, từ đó đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

 - “Theo điều tra của cục y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong (do ngộ độc cấp tính) vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm. Nếu lượng ít được đưa gián tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm, về lâu dài từ 3 –5 năm sẽ phát bệnh (Tim mạch, Ung thư). Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng.); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch. Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong” [1]

 

doc 25 trang thuychi01 6211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức phòng chống ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người cho học sinh trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG, QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT BẮC SƠN 
Người thực hiện: Lưu Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ NN
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC L ỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 - Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng. Do vậy, phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Việc sử dụng thuốc BVTV theo đúng qui trình, đúng kĩ thuật sẽ giúp trừ Sâu hại, trừ dich bệnh, diệt cỏ dại để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng của nông sản từ đó đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Bên cạnh mặt tích cực đó, thuốc BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do sự hiểu biết của người nông dân còn hạn chế nên họ sử dụng thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, thuốc không có hướng dẫn sử dụng, sử dụng quá nhiều, quá mức cần thiết, sử dụng quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng, sử dụng thuốc không tuân thủ thời gian cách li, thuốc không có tính chọn lọc đối với sâu bệnh, không chú ý đến phạm vi tác dụng của thuốcthì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc BVTV càng lớn và càng nguy hại mà không phải ai cũng nhận ra được, từ đó đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.
 - “Theo điều tra của cục y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong (do ngộ độc cấp tính) vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm. Nếu lượng ít được đưa gián tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm, về lâu dài từ 3 –5 năm sẽ phát bệnh (Tim mạch, Ung thư). Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong” [1] 
 - Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và nông sản an toàn nói riêng đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Công tác giáo dục, truyền thông về VSATTP đã được đẩy mạnh, nhận thức của người dân đã phần nào được nâng lên nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm và trách nhiệm trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về VSATTP vẫn chưa có nhiều thay đổi. Các lớp tập huấn, hướng dẫn kĩ thuật cho nông dân chưa rộng rãi và chưa có chất lượng cao, nội dung chưa phong phú, các chương trình phát thanh truyền hình của cơ quan kĩ thuật vẫn ít và kém hấp dẫn nên nhận thức của người dân về rau và thực phẩm an toàn không hóa chất bảo vệ thực vật vẫn chưa có nhiều thay đổi. Người dân sản xuất ra sản phẩm vẫn lấy giá trị về kinh tế đặt lên hàng đầu, họ coi trọng lợi ích và lợi nhuận hơn việc tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc phân biệt nông sản an toàn với nông sản không an toàn mới chỉ dừng lại ở giá cả của mặt hàng chứ chưa phải là sự thay đổi trong việc tạo ra nhiều sản phẩm an toàn và chất lượng cao. Đặc biệt, công tác tuyên truyền giáo dục đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) còn rất hạn chế. Việc đưa nội dung giáo dục về VSATTP vào nội dung học trong nhà trường ở THPT chưa được quan tâm, chú ý. Công tác giáo dục VSATTP ở trường phổ thông của ta hiện nay chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chưa được nghiên cứu đầy đủ về nội dung và phương pháp, chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng về tài liệu, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên
 - Đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến môi trường, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người. Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 10, tôi thường xuyên giáo dục cho học sinh việc nâng cao nhận thức và ứng phó với ô nhiễm hóa chất từ thuốc BVTV, sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chí hiệu quả và an toàn qua các câu hỏi, ví dụ thực tế có liên quan đến nội dung bài học nhưng thời lượng không nhiều nên các em vẫn chưa hiễu rõ về tác hại của thuốc BVTV. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và ứng phó với ô nhiễm hóa chất từ thuốc BVTV tôi đã tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa về chủ đề này nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ quần thể sinh vật và sức khỏe cho chính bản thân các em, gia đình và xã hội.
 Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục ý thức phòng chống ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người cho học sinh trường THPT Bắc Sơn”
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Học sinh (HS) thấy được những nguyên nhân và hậu quả của việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp để phòng chống, hạn chế những hậu quả đó.
 	- HS biết yêu lao động, biết sản xuất ra những sản phẩm an toàn và chất lượng .
 	- Thông qua các em học sinh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân về hậu quả của thuốc BVTV, biết bảo vệ môi trường, quần thể sinh vật, bảo vệ chính mình, gia đình và xã hội.
 	- HS ý thức được phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 	- Các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết cũng như gia tăng kiến thức của bản thân khi trả lời các câu hỏi, tình huống về thuốc BVTV .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Những vấn đề chung của thuốc BVTV.
 	- Thực trạng sử dụng thuốc BVTV hiện nay ở Việt Nam.
 	- Những nguyên nhân, tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV.
 	- Nhận thức của học sinh đối với việc lạm dụng thuốc BVTV.
 	- Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát của 137 HS ở 4 lớp 11A2 (31HS), 10A2 (37 HS), 10A3 (34 HS), 10 A4 (35 HS)
 	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phát phiếu khảo sát, để các em hoàn thành, tôi thu lại, sau đó thống kê, phân tích số liệu, đánh giá mức độ nhận thức của các em về bảo vệ môi trường và phòng tránh ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV gây ra.
 	- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng internet để có cơ sở thực hiện đề tài. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số vấn đề chung của Thuốc BVTV
 a. khái niệm thuốc BVTV
 Thuốc bảo vệ thực vật về cơ bản có thể hiểu là các hợp chất hóa học, chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng) có nguồn gốc động, thực vật được con người sử dụng để bảo vệ cây trồng, nông sản khỏi sự tàn phá của nhiều loại sinh vật gây hại (Sâu bọ, chim chuột, muông thú, nấm, vi khuẩn....)
 b. phân loại thuốc BVTV: 
* Phân loại thuốc BVTV theo đối tượng diệt trừ
- Thuốc trừ cỏ dại.
-Thuốc trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại.
- Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay tuyến trùng gây hại.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển.
- Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng
*Quy định độ độc của thuốc BVTV: phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 
I.a - Cực độc: có vạch màu đỏ trên bao bì.
I.b - Độc tính cao: có vạch màu đỏ trên bao bì.
II- Độc trung bình: có vạch màu vàng trên bao bì.
III - Độc nhẹ: có vạch màu xanh trên bao bì.
IV - Độc rất nhẹ: có vạch màu xanh lá cây trên bao bì [2]
 Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc. 
 * Phân loại theo dạng thuốc
 Dựa vào trạng thái của thuốc BVTV như: 
- Thuốc dạng nhũ dầu (EC, ND)
- Thuốc bột hòa nước (SP) 
- Thuốc dạng dung dịch (L, SL, DD)
 	- Thuốc dạng bột thấm nước ( WP, BTN) 
- Thuốc dạng dung dịch huyền phù (FL, SC) 
- Thuốc dạng hạt (G, H) 
- Thuốc dạng bã (B) 
* Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại
	- Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa.
	- Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể.
	- Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp
	- Thuốc nội hấp: thuốc thấm vào tế bào của cây , sâu ăn phải rồi chết.
	- Thuốc thấm sâu: thấm vào mô cây và diệt côn trùng sống ẩn dưới phần phun thuốc. 
* Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:
- Thuốc hóa học vô cơ
- Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ
- Thuốc thảo mộc
* Phân loại theo độ bền vững:
- Nhóm chất không bền vững: có thời gian tồn tại 1 – 12 tuần.
- Nhóm chất bền vững trung bình: có thời gian tồn tại 1 – 18 tháng.
- Nhóm chất bền vững: có thời gian tồn tại 2 – 5 năm (cấm sử dụng ở Niệt Nam DDT, 666).
- Nhóm chất rất bền vững: tồn tại rất lâu và khó phân hủy trong môi trường [2]
 2.1.2. Con đường gây ô nhiễm thuốc BVTV vào môi trường, quần thể sinh vật, 
con người 
Sơ đồ đường truyền thuốc BVTV vào môi trường, quần thể sinh vật và con người.
Cơ chế: Thuốc hóa học BVTV tồn lưu trong đất, nước đi vào động, thực vật thủy sinh; Thuốc tồn lưu trong nông sản, trong rau, cỏ... Con người sử dụng phải nông sản, rau quả, nước uống... sẽ bị ngộ độc hoặc bị bệnh [3].
2.1.3 Những ưu và nhược điểm của việc sử dụng thuốc BVTV 
a. Ưu điểm
- Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng sự lan tràn, phá hại của sâu bệnh và các sinh vật gây hại khác, từ đó nâng cao lợi nhuận cho nông dân.
- Cho hiệu quả trực tiếp, rõ rệt, tương đối triệt để.
- Thường nâng cao năng suất, mẫu mã, phẩm chất nông sản ... một cách rõ rệt.
- Dễ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau.
b. Nhược điểm
- Tác động đến mô, tế bào cây trồng gây nên hiệu ứng cháy táp lá, thân, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
- Diệt trừ các sinh vật có ích 
- Làm xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc
- Dễ gây độc cho người trực tiếp sử dụng thuốc, cho gia súc, sinh vật có ích trên đồng ruộng và xung quanh khu vực sử dụng thuốc, Gây ngộ độc thực phẩm, gây bệnh hiểm nghèo cho con người.
- làm mất cân bằng sinh thái.
-Thuốc hóa học BVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước: Sử dụng với liều lượng cao, phun nhiều lần, nước mưa, nước tưới rửa trôi thuốc xuống đất ngấm vào nguồn nước
- Gây ô nhiễm nông sản: Sử dụng liều lượng lớn, thời gian cách li ngắn thuốc sẽ tồn lưu và làm ô nhiễm nông sản [3].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - “Theo thống kê của cục BVTV, việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng nhanh, mạng lưới sản xuất kinh doanh thuốc BVTV tăng nhanh khó kiểm soát. Trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010). Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin). Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi của các nước trong khu vực từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Việt Nam là 0.95 kg (2010)” [4].
 - Qua việc khảo sát bằng phiếu khảo sát của 4 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy (137 em): 11A2, 10A2, 10 A3, 10 A4, tôi thu được kết quả như sau: 
 phần I
 Số lượng/tỉ lệ 
 Câu
Trả lơì đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai (hoặc không trả lời)
Câu 1
13 HS (9,49%)
99 HS (72,26%)
25 HS (18,25%)
Câu 2
30 HS (21,89%)
98 HS (59,14%)
26 HS (18,97%)
phần II
 Số lượng/tỉ lệ 
 Câu
Chọn có
Chọn không
(hoặc chưa)
Câu 3
137 HS (100%):
qua ti vi: 99HS (72,26%);
 qua đài phát thanh: 38 HS (27,74%)
0 HS
Câu 4
7HS (5%)
133 HS (95%)
Câu 5
137 HS (100%)
0 HS 
Câu 6
0 HS 
137 HS (100%)
 Kết quả trên cho thấy đa số HS đều chưa hiểu biết đầy đủ về thuốc BVTV và NĐTP; các em chưa được tuyên truyền về các loại thuốc BVTV, nguyên nhân, tác hại của việc lạm dụng thuốc và cách để phòng tránh NĐTP. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của các em sau này. Do đó tôi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa: “Giáo dục ý thức phòng chống ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, quần thể sinh vật và sức khỏe của con người cho học sinh trường THPT Bắc Sơn” để giúp học sinh nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với ô nhiễm hóa chất từ thuốc BVTV, biết cách phòng tránh NĐTP, biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tôi tiến hành 2 nội dung sau:
 2.3.1. Nội dung thứ nhất: Khảo sát thực tế:
 Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa 1 tuần tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 137 HS ở 4 lớp tôi giảng dạy bằng cách phát phiếu khảo sát. Trong tuần này, sau tiết dạy của mình ở mỗi lớp (lúc ra chơi 5 phút) tôi đã phát phiếu cho HS trả lời (yêu cầu các em trả lời tự giác, trung thực) và thu lại khi vào tiết học sau. 
 Phiếu thăm dò ý kiến gồm 6 câu hỏi đề cập đến nhận thức của các em về thuốc BVTV (phụ lục 1). Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ nhận thức của các em về vấn đề này.
 2.3.2. Nội dung thứ hai: Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa:
A. Công tác chuẩn bị:
- Phương tiện:
+ Loa đài, micro
+ 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi
+ Máy tính, máy chiếu
+ HS chuẩn bị bút, giấy A4 để ghi chép 
+ Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh về thực hành VSATTP, hình ảnh về các loại thuốc BVTV, Cách sử dụng thuốc BVTV, các vụ ngộ độc thực phẩm....Giáo viên chuẩn bị phiếu khảo sát, các câu hỏi trả lời nhanh và tình huống liên quan đến chủ đề.
 - Thành phần tham dự gồm: Các cô giáo nhóm sinh – Công nghệ NN: cô Lê Thị Bốn, cô VũThị Hải, cô Trịnh Thị Hường với vai trò "ban giám khảo", “cũng là các chuyên gia” để giải thích những khó khăn và vướng mắc cho HS; cô giáo hướng dẫn là tôi: Lưu Thị Hằng; đại diện ban giám hiệu là thầy giáo: Bùi Mai Thành- phó hiệu trưởng; đoàn thanh niên là thầy giáo Trần Doãn Cương và các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Bắc Sơn.
 - Người dẫn chương trình (NDCT): Tôi chọn NDCT là em Phan Thị Thảo, HS lớp 11 A2 có học lực giỏi, có khả năng thuyết trình tốt và tự tin trước toàn trường.
 - Thư kí tổng hợp điểm cho các đội chơi là em Quách thị Linh lớp 11A1.
 - Thời gian: Một buổi chiều từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ, ngày 27/4/2018
- Địa điểm: trường THPT Bắc Sơn.
B. Cách thức tổ chức buổi ngoại khóa như sau:
 Trước khi tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá 1 tuần tôi hướng dẫn HS tìm hiểu những vấn đề về thuốc BVTV bằng cách: Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “thuốc BVTV, thực trạng sử dụng thuốc BVTV, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống và phòng tránh ngộ độc thực phẩm”.
Buổi ngoại khóa gồm 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức cuộc thi về chủ đề thuốc BVTV: 
Hoạt động này có kết hợp của các em học sinh thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 nhằm mục đích giúp các em giao lưu học hỏi lẫn nhau về thuốc BVTV, VSATTP và cách phòng tránh NĐTP của bản thân.
Mỗi khối có 6 lớp tôi chọn 6 học sinh đại diện (mỗi lớp chọn 1 HS). Ba khối chia thành 3 đội chơi, mỗi đội cử một đội trưởng có khả năng thuyết trình tốt và tự tin trước toàn trường:
Đội 1: Khối 10 - Đội trưởng em Phạm Văn Đạt, HS lớp 10 A1
Đội 2: Khối 11 - Đội trưởng em Quách Thị Kiều Trinh, HS lớp 11 A1
Đội 3: Khối 12 - Đội trưởng em Bùi Thị ÁnhNguyệt, HS lớp 12 A1
Các đội chơi trải qua 3 phần thi. Ban giám khảo chấm điểm độc lập, sau đó thư kí sẽ tổng hợp điểm và công bố kết quả xếp loại cho mỗi đội.
Phần 1: Thi "Rung chuông vàng"
Phần này các bạn trong mỗi đội chơi trả lời các câu hỏi nhanh thể hiện sự hiểu biết về thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sử dụng sản phẩm nông nghiệp của gia đình và người dân, mục đích cho các em thấy được những thói quen đó đã đúng qui trình và đảm bảo VSATTP chưa, từ đó các em sẽ nhận thức đúng đắn và thay đổi các thói quen không tốt theo hướng tích cực để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
- NDCT thông báo luật chơi: 
 + Phần thi có 20 câu hỏi trả lời nhanh, các thí sinh ngồi vào 1 hiện trường chính dưới dạng hình vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Thí sinh được phát bảng, bút, khăn lau.
 + Sau khi nghe câu hỏi mỗi thí sinh dự thi có 15 giây suy nghĩ và 5 giây để đưa ra đáp án.
 + Hết 20 giây các thí sinh đồng loạt nâng đáp án cho hội đồng trọng tài, nếu sai thì nhanh chóng tự giác rời khỏi sàn thi đấu
 + Học sinh bị loại 70% thì sử dụng biện pháp cứu trợ duy nhất để đưa các em quay lại sàn thi đấu. Số thí sinh quay trở lại sàn thi đấu phụ thuộc vào kết quả của thầy cô trong trò chơi này.
 + Nếu hết 20 câu hỏi mà mà còn lại quá 2 thí sinh trên sàn thi đấu thì sẽ sử dụng câu hỏi phân loại để chọn một thí sinh.
 + Thí sinh trả lời cuối cùng sẽ nhận được 1 sự trợ giúp của thầy cô và các bạn bằng máy bay cứu trợ. 
 + Thí sinh giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng của ban tổ chức.
 + Nếu bị trọng tài phát hiện gian lận trong khi làm bài thì thí sinh đó bị huỷ bỏ đáp án và rời khỏi sàn đấu vĩnh viễn
 + Đối với khán giả thì phải tuyệt đối giữ trật tự trong thời gian 15 giây suy nghĩ và không được nhắc câu trả lời ( Nếu bị phát hiện thì giáo viên chủ nhiệm sẽ hạ một bậc hạnh kiểm trong học bạ )
Hệ thống câu hỏi trả lời nhanh và đáp án (phụ lục 2)
Hình ảnh các thầy, cô giáo cứu trợ học trò.
Phần 2: Thi giải quyết tình huống:
NDCT đưa ra các tình huống có vấn đề cùng với các câu hỏi cho các đội chơi. Mỗi đội thảo luận độc lâp. Đội trưởng sẽ cử ra một bạn ghi chép các ý kiến của các thành viên, cả đội sẽ tổng hợp và thống nhất câu trả lời. Sau thời gian 7 phút lần lượt các đội sẽ trình bày nội dung. Cuối cùng NDCT sẽ nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác giúp các em hiểu rõ vấn đề.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
- NDCT đưa ra 3 lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào có số 1(2,3) thì đội đó sẽ trả lời thứ 1(2,3)
- NDCT đọc tình huống có vấn đề và các câu hỏi liên quan đến tình huống đó.
- Các đội thảo luận độc lâp, một bạn ghi chép các ý kiến của các thành viên. Sau thời gian 7 phút lần lượt các đội sẽ trình bày nội dung đã thống nhất.
- Ban Giám khảo sẽ nhận xét, đưa ra câu trả lời chính xác giúp các em hiểu rõ vấn đề và cho điểm các đội chơi. Điểm cho phần thi này tối đa là 130 điểm (mỗi câu 10 điểm) 
 * Tình huống 1: "Sản xuất rau muống ở Hà Nội an toàn vì không có sâu bệnh"
 Vựa rau muống của một số hộ nông dân tại Tam Hiệp, Thanh Trì xanh tốt vì được trồng trên rãnh nước thải đen ngòm, “tắm” nhớt thải và thuốc BVTV. Theo người trồng kể: “Tưới như thế để giảm bớt được tình trạng bị sâu rầy phá hoại. Sau đó, chị này còn tiết lộ cách thức tưới nhớt cho rau muống: “Từ thời điểm rau vừa cắt còn gốc thì phải tưới nhớt pha mua ở tiệm sửa xe với nước rửa chén để xử lý các con rầy trên ruộng. Dụng cụ phun tưới cũng rất đơn giản, những người trồng rau chỉ cần một chiếc xô, một cái ca nhựa. Ra ruộng thì chỉ cần múc đầy nước dưới ruộng vào xô rồi cho nhớt thải, nước rửa chén vào quậy đều và “tạt” xuống vựa rau.Khi rau phát triển được khoảng 8-9 ngày trở đi, những người canh tác tiếp tục phun xịt các loại thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu như: thuốc kích thích sinh trưởng GA3, thuốc đặc trị rầy Centerfly 600Ec... Như vậy, rau của chúng tôi không có sâu bệnh mà rau lại xanh non mềm hơn và có mẫu mã siêu đẹp, đặc biệt người tiêu dùng rất thích”[5].  
 Ảnh: ruộng rau muống trồng trên mương nước thải đen 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_phong_chong_anh_huong_xau_cua_thuoc_bao.doc
  • docCong nghe NN THPT - Luu Thi Hang - THPT Bac Son - Ngoc Lac (phu luc).doc