SKKN Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa Học

SKKN Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa Học

Ngày 4/10/1961, Bác Hồ đã ký ban hành pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước về PCCC. Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta đã nói lên tầm quan trọng của công tác PCCC. Từ đó đã làm dấy lên các phong trào PCCC mà kết quả đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và của xã hội.

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển như hôm nay thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của con người như trong các vụ hỏa hoạn.

Hậu quả của cháy nổ là khôn lường, bởi nguyên nhân gây cháy đôi khi chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện hoặc do những bất cẩn từ con người nhưng khi đã bùng phát thành đám cháy lại rất dữ dội.

Hiện nay, tại các đô thị lớn, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các trạm xăng, dầu trong nội đô nguy cơ cháy nổ được cảnh báo là rất lớn và hậu quả khôn lường nếu hỏa hoạn xảy ra, do trong hoạt động thường ngày tồn tại khối lượng lớn các chất dễ cháy như xăng, dầu, chất đốt, điện, hóa chất

Vậy nhưng trên thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị và không ít người vẫn còn xa lạ và thờ ơ với công tác PCCC. Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an toàn PCCC chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó vẫn còn diễn ra. Ở nhiều công sở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư đều có niêm yết Tiêu lệnh PCCC nhưng lại thường xuyên bị quên lãng vì chẳng mấy ai quan tâm, chứ đừng nói gì đến thực hiện.

 

doc 19 trang thuychi01 18813
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG CÁC GIỜ DẠY MÔN HÓA HỌC
Người thực hiện: Phạm Thị Chuyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Định 3
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
 1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lí luận.
4
2.1.1. Định nghĩa về cháy.
4
2.1.2. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy
4
2.1.3. Các biện pháp phòng cháy cơ bản.
4
2.1.4. Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy thông dụng.
5
2.1.5. Kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy.
5
2.2. Thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trong giờ Hóa học.
6
2.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học.
6
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
7
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
7
2.3.1. Một số nội dung có thể lồng ghép giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trong giờ hóa học.
7
2.3.2 Một số hoạt động đã thực hiện
10
2.3.3. Những lưu ý khi thực hiện.
14
2.3.3.1. về phía giáo viên.
14
2.3.3.2. Về phía học sinh.
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
15
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
16
3. Kết luận và kiến nghị
16
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị
17
 Tài liệu tham khảo
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày 4/10/1961, Bác Hồ đã ký ban hành pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước về PCCC. Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta đã nói lên tầm quan trọng của công tác PCCC. Từ đó đã làm dấy lên các phong trào PCCC mà kết quả đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và của xã hội.
Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển như hôm nay thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của con người như trong các vụ hỏa hoạn.
Hậu quả của cháy nổ là khôn lường, bởi nguyên nhân gây cháy đôi khi chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện hoặc do những bất cẩn từ con người nhưng khi đã bùng phát thành đám cháy lại rất dữ dội.
Hiện nay, tại các đô thị lớn, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các trạm xăng, dầu trong nội đô nguy cơ cháy nổ được cảnh báo là rất lớn và hậu quả khôn lường nếu hỏa hoạn xảy ra, do trong hoạt động thường ngày tồn tại khối lượng lớn các chất dễ cháy như xăng, dầu, chất đốt, điện, hóa chất 
Vậy nhưng trên thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị và không ít người vẫn còn xa lạ và thờ ơ với công tác PCCC. Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an toàn PCCC chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó vẫn còn diễn ra. Ở nhiều công sở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư đều có niêm yết Tiêu lệnh PCCC nhưng lại thường xuyên bị quên lãng vì chẳng mấy ai quan tâm, chứ đừng nói gì đến thực hiện. 
Vì vậy, đảm bảo an toàn PCCC là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương. Ở các đô thị lớn, đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân.
	Học sinh là thế hệ tương lai của mỗi gia đình và xã hội. Giáo dục nâng cao ý thức về PCCC cho học sinh là vô cùng cần thiết.
	Hóa học là môn khoa học nghiên cứu cụ thể về khả năng phản ứng của các chất chính vì vậy việc giáo dục ý thức PCCC trong giờ học là phù hợp và mang tính thực tiễn cao. 
	Từ những lí do trên cùng với thực tiễn dạy học của bản thân, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm Giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trong giờ học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài có mục đích tìm hiểu một số nguyên nhân cháy, Cách PCCC phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống lý thuyết liên quan đến phản ứng cháy.
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế các bài dạy lồng ghép các kỹ năng PCCC cho học sinh 12B6 khóa học 2015-2018 tại trường THPT Yên Định 3.
- Nghiên cứu các biện pháp nâng cao ý thức PCCC cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu được đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 + Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài từ nguồn tư liệu trên internet, thư viện nhà trường
 + Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực môn hóa học.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 + Tham khảo ý kiến của giáo viên, trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm về phương pháp dạy học tích cực.
 + Sử dụng kỹ thuật công não trong chia nhóm và giao nhiệm vụ
 + Sử dụng phiếu điều tra, chụp ảnh, phỏng vấn
 + Sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin như exel, power point, word để thu thập, xử lý thông tin và báo cáo kết quả.
 - Thăm dò ý kiến của học sinh: Thường xuyên trao đổi với học sinh để có giải pháp tháo gỡ các khó khăn.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Định nghĩa về cháy.[5]
Nhà bác học Nga Lômônôxốp là người đầu tiên chứng minh trái là sự hòa hợp giữa chất cháy với không khí.
Từ những thể nghiệm hóa học công phu con người đã chứng minh bằng khoa học cháy là 1 phản ứng ôxi hóa khử.
 Bản chất của sự cháy được định nghĩa chính xác như sau: cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
2.1.2. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy[4]
+ chất cháy
+ nguồn nhiệt thích ứng
+ nguồn ôxi
* chất cháy có 3 loại
Thể rắn: gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa....
Thể lỏng: xăng, dầu, Benzen, Axeton....
Thế khí: axetilen, cacbon monooxit, metan......
* nguồn nhiệt trong thực tế sản xuất và đời sống có nhiều loại nguồn khác nhau có thể gây cháy như:
Nguồn nhiệt trực tiếp: ngọn lửa trần, bếp lửa, đèn thắp sáng, bật diêm đóm...
Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: Ổ máy móc thiết bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữa sắt với sắt,...
Nguồn nhiệt cho phản ứng hóa học giữa các chất hóa học với nhau.
Nguồn nhiệt do sét đánh.
Nguồn nhiệt cho điện sinh ra như: chập mạch, quá tải, tiếp xúc kém...
*nguồn oxi.
	Ôxi là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy để duy trì sự cháy phải có từ 14% đến 21% lượng oxy trong không khí. Nếu hàm lượng oxy thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được.
	Môi trường chúng ta đang sống hàm lượng oxy luôn chiếm 21% thể tích không khí. Trong thực tế cá biệt có một số loại chất cháy cần rất ít, thậm chí không cần cung cấp oxy từ bên môi trường ngoài vì bản thân chất cháy đó đã chứa đựng thành phần oxi. Dưới tác dụng của nhiệt chất đó sinh ra oxy tự do đủ để duy trì sự cháy.
Xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy hết sức quan trọng đối với công tác PCCC, giúp lựa chọn phương pháp PCCC thích hợp nhất, muốn ngăn ngừa nạn cháy hoặc dập tắt đám cháy ta chỉ cần loại trừ 3 yếu tố trên.
2.1.3. Các biện pháp phòng cháy cơ bản.[4]
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệutừ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.
2.1.4. Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy thông dụng[4].
+ Nước: nước là chất dùng để chữa cháy có sẵn trong thiên nhiên sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy.
+ Cát: rất phổ biến như dùng nước có tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng chệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy cát còn có tác dụng ngăn cháy lan dùng cát đắp thành bờ.
+ Bọt chữa cháy: có hai loại dung dịch tạo bọt
 dung dịch nhôm sunfat: Al2(SO4)3
 dung dịch natri hiđrocacbonat: NaHCO3
Bọt có tác dụng chữa các đám cháy lỏng như xăng dầu vì bọt nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt chất cháy liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và oxi.
Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kị nước vì trong bọt có nước.
Cách sử dụng khi có cháy xách bình bọt cách đám cháy 2-3 m úp ngược bình xóc mạnh và hướng vòi phun vào gốc lửa.
+Khí chữa cháy CO2
	CO2 là loại khí chữa cháy nếu được nén vào bình chịu áp lực hóa lỏng và khi phun ra ở dạng Tuyết Lạnh tới -79 độ C. Dùng để chữa cháy có 2 tác dụng làm lạnh và làm ngạt. Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy.
	Để dùng CO2 chữa cháy phải nén CO2 vào bình Thép Bình có van đóng mở vòi hình phễu. Bảo quản bình ở nơi thoáng mát để nơi sẽ thấy dễ lấy phải kiểm tra định kỳ.
	Chú ý: Đối với đám cháy chập điện phải ngắt điện trước rồi mới tiến hành chữa cháy, không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng dầu, không dùng CO2 để chữa cháy có Magiê.
2.1.5. Kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy[5].
Khi hỏa hoạn xảy, ra để thoát nạn an toàn, mọi người cần bình tĩnh và áp dụng những điều dưới đây.
Tìm lối thoát nạn an toàn, lối thoát nạn có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối đi dẫn tới cầu thang bộ thoát nạn. Lối thoát nạn còn có thể là lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề. Đường dẫn tới lối thoát nạn được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn. Tốt nhất, khi sinh sống, làm việc, sinh hoạt trong tòa nhà cần phải để ý các đường, lối, sơ đồ thoát nạn. Điều này sẽ giúp ích rất tốt, cứu mạng con người khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Khi thoát nạn, mọi người phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Có thể nhiều lúc, mọi người cần phải di chuyển nằm dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều.
- Để chống nhiễm khói, mọi người phải lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Muốn thoát ra khỏi đám lửa ngoài dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, mọi người phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng cho người. Thực tế, nguyên nhân nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao hơn, nhanh hơn bị phỏng và cháy. Vì vậy hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.
- Trong quá trình thoát nạn ra ngoài, nên báo cho những người xung quanh biết và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.
- Không sử dụng thang máy làm thang thoát nạn, chỉ sử dụng cầu thang bộ để thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.
- Khi bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, mọi người phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào cách xa càng tốt, dùng khăn thấm nước che mặt, đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Đồng thời, dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để ngăn khói, lửa tràn nhanh vào nhà.
- Sử dụng bình chữa cháy để khống chế đám cháy.
- Khi thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ hay hành lang, phải dùng mọi cách làm cho nhân viên cứu hỏa để ý nhận ra bằng cách vẫy tay, la hét.
- Khi bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.
- Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoai 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn.
- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn, nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.
2.2. Thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trong giờ Hóa học.
2.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học.
Các chất hóa học được sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy khi sử dụng chúng một mặt cần phải tiết kiệm, mặt khác cần đảm bảo sự an toàn.
 	Việc giáo dục ý thức PCCC sẽ giúp ngăn ngừa hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do cháy nổ gây ra. Nhằm nâng cao ý thức PCCC cho học sinh trong quá trình dạy học môn Hóa học các giáo viên đã lồng ghép nội dung ý thức PCCC vào một số bài học cụ thể.
Qua khảo sát ở nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Định tôi nhận thấy thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức PCCC trong các giờ dạy môn hóa học nổi lên những vấn đề sau.
Trong nội dung chương trình hóa học trung học phổ thông có các bài về oxi về các hợp chất hữu cơ.... nên các giáo viên có tích hợp việc ý thức PCCC theo xu hướng liên hệ.
Do thời lượng hạn hẹp và nhiều kiến thức về PCCC không nằm trong chương trình giới hạn thi Trung học Phổ thông Quốc gia, nên đôi lúc việc giáo dục về ý thức PCCC chưa được thực hiện đúng mức.
Có trường hợp đưa lượng kiến thức về PCCC vào bài dạy làm mất đi tính chất đặc trưng của bộ môn làm cho học sinh cảm thấy mất hứng thú học tập môn Hóa học.
Mặt khác do thiết bị PCCC ở trường học, cũng như kiến thức kỹ năng về PCCC của giáo viên còn nhiều hạn chế, nên giáo viên rất né tránh lồng ghép nội dung này vào bài dạy.
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Thực trạng trên dẫn đến kết quả là
 	Nhận thức của học sinh nhất là học sinh ở khu vực nông thôn như địa bàn Yên Định về cách sử dụng đúng các chất còn nhiều hạn chế tình trạng cháy hoặc chập vẫn xảy ra ở một vài lớp học.
Những kiến thức về PCCC của học sinh còn yếu, các em không biết cách xử lý đúng khi có cháy xảy ra, không biết kỹ năng thoát hiểm một số em có biết nhưng cũng rất lơ mơ.
Vì chưa có ý thức về PCCC nên học sinh chưa biết ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến cháy. 
Làm thế nào để nâng cao ý thức PCCC cho học sinh trong các giờ dạy hóa học có nghĩa là vừa giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức PCCC, vừa không làm ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học đó thực sự là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để chúng ta có thể giải quyết được câu hỏi trên.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Một số hoạt động lồng ghép giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trong giờ hóa học.
Một số địa chỉ tích hợp kiến thức PCCC trong chương trình hóa học phổ thông.
STT
Tên bài
Câu hỏi
Trả lời
1
Oxi – ôzon
Tại sao khi có cháy bạn cần phải giữ mình ở vị trí thấp sát sàn nhà
Oxi hơi nặng hơn không khí nên bạn sẽ ít hít phải khí độc hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà.
2
Tốc độ phản ứng hóa học
Tại sao lại dùng chăn bông hoặc cát để chữa cháy.
Ngăn không cho oxi tiếp xúc với đám cháy làm giảm tốc độ phản ứng cháy.
3
Tốc độ phản ứng hóa học
Khi không thể khống chế đám cháy để thoát ra khỏi đám cháy nên đóng kín cửa phòng đang cháy rồi chạy ra ngoài với mục đích gì?
Nhằm mục đích cô lập đám cháy. Đóng cửa phòng để giảm lượng oxi làm giảm tốc độ phản ứng cháy.
Lớp 11 CB.
STT
Tên bài
Câu hỏi
Câu trả lời
1
Sự điện li
Có nên dùng nước để chữa một đám cháy do chập điện mà chưa được cắt nguồn điện hay không
Không dùng nước để chữa đám cháy do chập điện mà chưa được cắt nguồn điện do nước trong tự nhiên có chứa các chất điện li sẽ dẫn điện gây nguy hiểm cho chính người chữa cháy.
2
Hợp chất của cacbon.
Tại sao trong các đám cháy thì số lượng người chết vì ngạt còn nhiều hơn số người chết vì bỏng.
 2C+O2(thiếu) → 2CO
Khí CO độc gây ngạt khi hít nhiều trong thời gian dài có thể tử vong.
Tại sao CO2 dùng để chữa cháy.
CO2 không duy trì sự cháy.
3 
Ankan
Tại sao không để bình chứa xăng dầu gần lửa.
Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu mà phải dùng cát.
Xăng dầu bản chất là hiđrocacbon ở thể lỏng dễ cháy nên không để gần ngọn lửa.
Xăng, dầu hỏa nhẹ hoen nươc nổi lên trên nước nên khi chữa cháy bằng nước nó vẫn nổi lên trên và cháy tiếp.
4
Ancol
Tại sao không để cồn gần ngọn lửa.
Cồn chính là ancol dễ cháy nên không để gần lửa.
5
Anđehit
Tại sao trong các đám cháy sinh ra hỗn hợp khí độc
Vì phản ứng xảy ra theo nhiều chiều hướng khác nhau tao thành hỗn hợp các sản phẩm như CO, anđehit,....
CH4 + O2 → HCHO + H2O
Lớp 12 CB
STT
Tên bài
Câu hỏi
Câu trả lời
1
Este
Tại sao không để mỹ phẩm nước hoa gần bếp lửa.
Đây là chác chất dễ bị biến đổi khi nhiệt độ cao. Chúng có thể bay hơi và gây phản ứng cháy.
2
Este
Khi tóc xịt keo thì không nên lại gần đám cháy, không nấu ăn.
Keo xịt tóc gầm các hóa chất dễ bay hơi và dễ cháy nên khi nấu ăn không nên xịt keo xịt tóc.
3
Este
Không xịt côn trùng khi ở gần bếp lửa.
Chất trong bình xịt côn trùng dễ bắt lửa nên dễ gây phản ứng cháy.
4
Chất béo
Tại sao không để dầu mỡ gần bếp lửa.
Dầu mỡ là chất dễ cháy nên không để gần bếp lửa.
5
Tinh bột và xenlulozo
Gỗ, giấy, vải phần lớn được cấu tạo từ xenlulozơ là vật liệu dễ cháy. Hãy nêu các việc làm có khả năng xảy ra cháy trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình em có liên quan đến các vật liệu này. Từ đó nêu cách phòng tránh.
- Hoạt động hàn cắt kim loại phát sinh ra tia lửa gần các vật liệu dễ cháy.
- Đun bếp củi cháy âm ỉ chưa hết.
- Để các củi gần bếp lửa.
- Đốt vàng mã trong các khu vực gần vật liệu dễ cháy.
- Thắp hương, đốt nến gần các vật liệu dễ cháy.
 Để phòng cháy tốt nhất nên hạn chế đến mức tối đa các hoạt động có nguy cơ xảy ra cháy. Trường hợp bắt buộc phải làm nên cách ly tốt với các chất có khả năng gây cháy.
6
Vật liệu polime
Tại sap khi cháy các polime sinh ra rất nhiều khí độc gây ngạt.
Các polime có chứa nhiều các nguyên tố như S, CN.... đây là các chất khi đốt cháy sinh ra các chất độc như CO, SO2, Xianua....
7
Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng.
Nếu làm thí nghiệm với một lượng Na, lớn thì gây hiện tượng gì. Để đảm bảo an toàn và bảo quản chúng ta cần làm như thế nào.
Phản ứng với Na xảy ra mãnh liệt. Khi cho Na tác dụng với các chất sinh ra một lượng H2. Lượng H2 nếu lớn có thể gây ra phản ứng nổ. Do vậy khi làm thí nghiệm chỉ làm với lượng nhỏ Na, K và bảo quản cẩn thận bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
8
Kim loại kiềm thổ
Tại sao không dùng CO2 hoặc H2O để chữa đám cháy Mg mà phải dùng vật liệu gì thay thế.
Magie có ái lực rất lớn đối với Oxi sẽ lấy Oxi của CO2 và H2O. Do vậy ở nhiệt độ cao Magie tiếp tục xảy ra phản ứng nên không dùng H2O cà CO2 để chữa cháy Magie.
 Mg + CO2 → MgO + CO.
Mg + H2O → MgO + H2.
Nhận xét.
Qua bảng thống kê trên cho thấy:
-Số lượng bài có thể lồng ghép giáo dục ý thức PCCC cho học sinh trung học phổ thông trong môn Hóa học là nhiều nằm rải rác ở cả 3 khối.
- Hóa học là môn khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao nên từ các vấn đề lý thuyết trong các bài học giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu, hoặc liên hệ để học sinh thấy được những nguyên nhân gây ra cháy nổ. từ đó thay đổi nhận thức và hành động trong cuộc sống.
- Tuy nhiên trong chương trình bài học giáo viên chủ yếu giáo dục cho học sinh nội dung phòng cháy, tức là mới chỉ ra nguy cơ gây ra cháy nổ để ngăn ngừa. Còn nội dung chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm giáo viên có thể tích hợp trong các giờ tự chọn giáo viên có thể dành một khoảng thời gian để học sinh xem các phim tài liệu về một số vụ cháy nổ, cho học sinh phân tích nguyên nhân giáo viên hướng dẫn cho học sinh chữa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_phong_chay_chua_chay_cho_hoc_sinh_trung.doc