SKKN Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe bản thân cho học sinh thông qua giảng dạy bài 40 ancol (tiết 57) Hóa học 11 cơ bản

SKKN Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe bản thân cho học sinh thông qua giảng dạy bài 40 ancol (tiết 57) Hóa học 11 cơ bản

1) Bài Ancol là một bài học có vị trí quan trọng trong chương trình hóa học lớp 11 vừa mang kiến thức hóa học cơ bản vừa có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống.

 2) Việc sử dụng rượu bia trong xã hội, nhất là trong thanh niên học sinh còn rất tùy tiện nên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của do hiểu biết về tác hại của rượu bia còn rất nông cạn. Rượu bia là con dao hai lưỡi nếu sử dụng đúng thì có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thì lại gây tổn hại đến sức khỏe bản thân và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khác như: những vụ ngộ độc rượu tập thể gây chết người, những vụ án hình sự thương tâm, các vụ tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, bạo lực gia đình. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, mới có mấy ngày đầu năm 2017 từ 22/2-14/3, nhưng riêng Hà Nội đã ghi nhận 25 trường hợp ngộ độc rượu metanol trong đó có 3 người tử vong.Hay ở tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 22/3 vừa qua bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc rượu. Trước đó đã có nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể xảy ra, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng metanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.

 

doc 14 trang thuychi01 7614
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe bản thân cho học sinh thông qua giảng dạy bài 40 ancol (tiết 57) Hóa học 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa
Trường THPT Lý Thường Kiệt – TP Thanh Hóa
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG
DẠY BÀI 40 ANCOL ( TIẾT 57) HÓA HỌC 11 CƠ BẢN.
 	Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Hoa
 Chức vụ: Giáo viên 
 Chuyên môn : Hóa học
Thanh Hóa, năm 2017
 MỤC LỤC
PHẦN I. Lý do chọn đề tài..........................................................................
PHẦN II.
A. Mục tiêu : 
 1.Kiến thức.........................................................................................
 2.Về kỹ năng....
3.Về thái độ tình cảm...............
 4.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU...........
B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.......................
I.Hoạt động dạy học bài ancol...........................................................
 II.Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe
III.Khảo sát kết quả học tập của học sinh...........................................
2
3
3
3
3
3
3
3
4
8
12
PHẦN I. Lý do chọn đề tài:
 1) Bài Ancol là một bài học có vị trí quan trọng trong chương trình hóa học lớp 11 vừa mang kiến thức hóa học cơ bản vừa có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống.
 2) Việc sử dụng rượu bia trong xã hội, nhất là trong thanh niên học sinh còn rất tùy tiện nên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của do hiểu biết về tác hại của rượu bia còn rất nông cạn. Rượu bia là con dao hai lưỡi nếu sử dụng đúng thì có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng thì lại gây tổn hại đến sức khỏe bản thân và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khác như: những vụ ngộ độc rượu tập thể gây chết người, những vụ án hình sự thương tâm, các vụ tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, bạo lực gia đình. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, mới có mấy ngày đầu năm 2017 từ 22/2-14/3, nhưng riêng Hà Nội đã ghi nhận 25 trường hợp ngộ độc rượu metanol trong đó có 3 người tử vong.Hay ở tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 22/3 vừa qua bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc rượu. Trước đó đã có nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể xảy ra, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng metanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
 3) Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải tích hợp nhiều chủ đề kết hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm giúp học sinh có kỹ năng giải quyết các vấn đề nóng hổi của cuộc sống trong đó môn Hóa học cần được coi trọng đúng mức hơn.
 Chính vì thế mà tôi muốn : " GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY BÀI 40 ANCOL( TIẾT 57) HÓA HỌC 11CƠ BẢN."
PHẦN II.
A. Mục tiêu : 
1.Kiến thức
- Biết được phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etylic.
- Hiểu được tính chất hóa học của ancol etylic. 
2.Kĩ năng: 
- Biết quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
- Rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải đúng bài tập liên quan.
3.Thái độ tình cảm:
- Hiểu biết cơ bản về các tác hại của của rượu đối với cơ thể để biết cách phòng tránh, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng biết không nên sử dụng rượu bia quá nhiều vì nó gây ra những thiệt hại về kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong.
- Giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và tránh bạo lực gia đình do uống rượu bia gây ra.
4. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ: 	+ Các ống nghiệm, giá để ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ.
	+ Tranh vẽ những ứng dụng quan trọng của rượu etylic
- Hóa chất: Ancol etylic khan, Natri kim loại, axit sunfuric đặc, dung dịch natri hidroxit và dung dịch đồng (II) sunfat, dây Cu, glixerol.
b. Học liệu sử dụng trong dạy học
- Hóa học 11, nhà xuất bản giáo dục
- Sinh học 10 và 11 , Nhà xuất bản Giáo dục
- GDCD 12, Nhà xuất bản Giáo dục	
- Tài liệu hướng dẫn GV dạy an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho HS THPT
B. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: 
GV cho HS quan sát một số hình ảnh.
Đã uống rượu bia không lái xe
Uống nhiều rượu bia có hại cho sức khỏe
GV: Từ các hình ảnh mà các em vừa quan sát được, hãy cho biết những tai họa trên là do đâu?
 - HS: do uống nhiều rượu bia.
GV: Để hiểu được vì sao rượu bia thường gây tai họa cho con người, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ bài 40 tiết 57: Ancol.
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 2: tìm hiểu tính chất hóa học của ancol etylic:
- Hs vận dụng đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol đã học ở tiết trước và trên cơ sở các tính chất của ancol etylic ( đã học ở lớp 9) suy ra tính chất chung của ancol.
- GV tiến hành thí nghiệm Na tác dụng với etanol dư.
+ Cả lớp theo dõi và nhận xét hiện tượng quan sát được: Có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần.
+ HS tự viết ptp.ư xảy ra
- GV lưu ý: C2H5OH có 6 nguyên tử H nhưng chỉ có nguyên tử H trong nhóm -OH (H linh động) mới có khả năng được thay thế bởi Na
- GV hd HS viết PTTQ
IV. Tính chất hóa học 
1.Phản ứng thế H của nhóm OH:
a) Tính chất chung của ancol: chỉ t/d được với Na, K giải phóng khí H2:
VD:
2 C2H5OH + 2 Na à 2C2H5ONa + H2
 (Natri etylat)
PTTQ:
ROH + Na RONa + H2
R(OH)n +n Na R(ONa)n+ H2
Hoạt động 3.
- GV: Làm thí nghiệm Glixerol 
hòa tan Cu(OH)2, và thí nghiệm Etanol không hòa tan Cu(OH)2 . GV hd HS cách viết ptpu xảy ra.
Từ đó GV nêu ứng dụng của phản ứng này
b. Tính chất đặc trưng của glixerol.
Glixerol + Cu(OH)2phức chất tan màu xanh da trời.
2C3H5(OH)3	+ Cu(OH)2[C3H5(OH)2 O]2Cu + 2 H2O
Phản ứng trên:
+) chứng minh ntử H trong nhóm -OH của ancol đa chức có 2 nhóm – OH kề nhau linh động hơn ancol đơn chức.
+) Để nhận biết ancol đa chức có 2 nhóm – OH kề nhau như: glixerol, etylen glicol, 
Hoạt động 4. 
- GV thông báo: ancol tác dụng với axit vô cơ . Viết ptpư tổng quát.
- Yêu cầu HS lấy VD cụ thể.
- GV thông báo: Đun nóng ancol với H2SO4, ở nhiệt độ 1400C, cứ 2 phân tử ancol, tách 1 phân tử nước, để tạo thành phân tử ete.Viết ptpư tổng quát
- Yêu cầu HS viết VD cụ thể.
2. Phản ứng thế nhóm OH.
a. Phản ứng với axit vô cơ.
PTTQ: R-OH+HARA+H2O
VD: C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O.
b. Phản ứng với ancol ete .
ROH + R’OH ROR’ + H2O
VD:
C2H5OH +C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
Hoạt động 5.
- GV thông báo: khi đun ancol với H2SO4 đặc, ở nhiệt độ 1700C, mỗi phân tử ancol tách 1 phân tử nước, tạo thành 1 anken. Viết ptpư tổng quát.
- Yêu cầu HS viết VD cụ thể.
 - GV giải thích và rút ra nhận xét: Hướng của phản ứng tách nước tuân theo quy tắc Zaixep.
- Nêu quy tắc Zaixep.
3. Phản ứng tách nước anken .
TQ: CnH2n+1OH CnH2n + H2O
VD:
Quy tắc Zaixep: Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh để tạo liên kết đôi C=C.
Hoạt động 6.
- GV thông báo: Khi OXH không hoàn toàn, ancol bậc I bị OXH nhẹ thành anđehit RCHO, acol bậc II bị OXH thành xeton, ancol bậc III 
 không bị oxi hóa.
- GV: nhấn mạnh để HS nhớ
- Yêu cầu HS viết và cân bằng ptpu cháy của ancol?
- HS nêu ứng dụng của phản ứng?
4. Phản ứng oxi hóa.
a. Phản ứng OXH không hoàn toàn.
- Ancol bậc I + CuO anđehit 
- Ancol bậc II + CuO xeton
R-CH(OH)-R+CuOR-CO-R+ H2O
- Ancol bậc III không bị oxi hóa.
phản ứng dùng để nhận biết bậc ancol
b. Phản ứng OXH hoàn toàn.
CnH2n+1OH+3n/2O2ªnCO2+(n+1)H2O
phản ứng tỏa nhiều nhiệt, dùng sát trùng dụng cụ y tế và làm nhiên liệu
Hoạt động 7.
GV: 
- Liên hệ tính chất của anken đã học để dẫn dắt qua cách điều chế.
- Hidrat hóa etylen với xúc tác acid.
- Hướng dẫn học sinh phương pháp điều chế glyxerol từ propylen. 
- Liên hệ cách nấu rượu trong dân gian để dẫn dắt qua cách điều chế lên men tinh bột.
Gạoà Nấu chín à để nguội à rắc men rượu à lên men à chưng cất à rượu etylic.
V. Điều chế. 
1. Phương pháp tổng hợp:
-Từ anken:
CnH2n+ H2O CnH2n+1OH
-Thủy phân đẫn xuất halogen:
CH3Cl+ NaOH CH3OH+NaCl
2. Phương pháp sinh hóa: từ tinh bột 
(C6H10O5) + nH2O n C6H12O6
Hoạt động 8: tìm hiểu ứng dụng của ancol etylic
VI. Ứng dụng
 Quan sát hình ảnh và nêu một số ứng dụng quan trọng của ancol etylic?( bia rượu, nhiên liệu, dung môi, nguyên liệu, ........)
II.Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe:
 Bên cạnh các lợi ích thì ancol etylic( etanol) C2H5OH, metanol CH3OH cũng có những độc hại đối với con người và môi trường. Cho nên tôi tập trung nhấn mạnh tác hại của rượu bia để qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe con người. 
Bảo vệ sức khỏe:
Tác hại trước mắt của rượu, bia đối với sức khỏe:
- Việc sử dụng và lạm dụng rượu, bia thông thường là etanol C2H5OH là thuốc độc đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như: ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng, hàm lượng testosterone, tới sự phục hồi, tới sự tổng hợp glycogen những yếu tố này cần thiết cho cơ. Đặc biệt khi sử dụng rượu mà tham gia hoạt động thể dục thể thao thì làm tăng nhanh hàm lượng acid lactid trong cơ gây mỏi cơ. Người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn, khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẩn đến lạnh cóng cho đến chết.
- Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
 - Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
- Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau:
+ Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trong thức uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Thông thường, người ta vẫn gọi đây là trạng thái "ngà ngà say".
+ Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say".
+Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu.
- Bên cạnh đó ngộ độc rượu có chứa cồn công nghiệp (metanol CH3OH) vài năm gần đây tăng rất nhiều và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: từ 22/2/2017 – 14/3/2017 Hà Nội ghi nhận 25 trường hợp trong đó có 3 người tử vong, Vĩnh Phúc ngày 22/3/ 2017 có 7 trường hợp, rồi ở Lai Châu 9 người chết và 69 người phải nhập viện,. 
 Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Metanol là một loại cồn công nghiệp có độc tính thấp, vào cơ thể người chuyển hóa thành formaldehyde (nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase) – là chất gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Độc tính của Metanol tác động chủ yếu lên thần kinh, nhất là thần kinh điều khiển thị giác, khiến bệnh nhân loạng choạng, hoa mắt (dễ nhầm là say rượu). Để lâu bệnh nhân sẽ bị tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Nếu có cứu sống cũng để lại nhiều di chứng thần kinh. Triệu chứng nhiễm độc Metanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống rượu, với 2 giai đoạn: Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu); và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ. Nếu uống rượu trộn (ăn kèm thực phẩm) sẽ kéo dài thời gian xuất hiện độc tính của Metanol. Vì triệu chứng ngộ độc Metanol lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường không được phát hiện. Có người sau vài ngày uống rượu mới xuất hiện rõ các triệu chứng ngộ độc.
b. Tác hại lâu dài của rượu
Ngoài các tác hại đã kể ở trên, còn có các tác hại bất lợi khác do việc sử dụng rượu kéo dài:
- Tăng các hoạt động trong gan, gây ra viêm gan nhiễm mỡ do rượu, làm hoại tử tế bào gan và tạo mô sẹo, lâu ngày dẫn đến xơ gan, ung thư gan do rượu.
- Các tế bào não ở nhiều vùng bị chết, dẫn đến giảm khối lượng não.
- Loét dạ dày và ruột, do rượu thường xuyên kích thích và làm thoái hóa niêm mạc của các cơ quan này.
- Tăng huyết áp do tim bù trừ lại hiện tượng tụt áp gây ra do rượu.
- Tế bào sinh dục nam giảm sản xuất tinh trùng (do hạ đồi tuyến yên bị rượu ức chế làm giảm tiết hormone hướng sinh dục).
c. Học sinh cần phòng tránh, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng biết không nên sử dụng rượu bia quá nhiều vì nó gây ra những thiệt hại về kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. 
2. Chấp hành pháp luật về rượu:
 Bên cạnh tác hại của rượu bia đối với sức khỏe thì say rượu bia còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt gây bạo lực gia đình, lái xe mất an toàn giao thông, gây rối trật tự công cộng, thậm chí gây án mạng. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và tránh gây đau thương mất mát cho gia đình, không nên uống rượu bia khi tham gia giao thông, tuyên truyền phổ biến cho người dân nhận thức được việc sử dụng rượu bia đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc.Không sản xuất và sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc, có pha cồn công nghiệp. 
III. Khảo sát kết quả học tập của học sinh:
 Tôi đã khảo sát kết quả học tập trên 100 em học sinh theo mẫu khảo sát và thu được kết quả như sau:

NỘI DUNG
ĐỒNG Ý
KHÔNG ĐỒNG Ý
Ý kiến khác
1. Etanol là dược phẩm và thuốc độc
 100%
2. Ngộ độc rượu là do trong rượu có chứa metanol CH3OH (cồn công nghiệp)
100%
3. Uống rượu bia có lợi cho sức khỏe
 60%
 30%
 10%
4. Uống rượu bia rất dễ vi phạm pháp luật
 95%
 5%
5. Uống rượu bia mà lái xe là phạm pháp 
 98%
 2%
6. Say rượu bia rất nguy hiểm dễ gây tai họa như: mất an toàn giao thông, gây rối trật tự, bạo lực gia đình, ....
85%
 10%
5%
Nhận xét: Sau khi khảo sát kết quả học tập của học sinh ở trên tôi thấy đa số học sinh nắm được bài, nhận thức được tác hại của rượu bia. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nhỏ học sinh chưa nắm vững bài học, nguyên nhân là do các em đó lơ là, chủ quan không tập trung chú ý nghe giảng.
 Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp truyền thụ kiến thức cơ bản và giáo dục tư tưởng trong một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường theo tinh thần nghị quyết 29/NQ- TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo duc Việt Nam.
 Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến kinh nghiệm: " GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY BÀI 40 ANCOL( TIẾT 57) HÓA HỌC 11CƠ BẢN."
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa thực sự đầy đủ. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài thực sự góp phần vào việc giảng dạy và học tập môn hoá học trong nhà trường phổ thông ngày càng tốt hơn.
 Tôi xin cam đoan: “Đây là Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2017
Xác nhận của nhà trường 	 Giáo viên thực hiện
 LÊ THỊ NGỌC HOA

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_chap_hanh_phap_luat_va_bao_ve_suc_khoe.doc