SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam Lớp 11 và 12

SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam Lớp 11 và 12
  • Về phía giáo viên:

Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua các bài học lịch sử Việt Nam ở chương trình THPT lớp 11 và lớp 12.

  • Về phía học sinh:

Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ.

doc 20 trang Mai Loan 17/03/2025 930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam Lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
1. Lời giới thiệu 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh 
vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh 
cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã 
lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng 
Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán 
bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn 
công tác của mình. 
 Cũng như các môn học khoa học xã hội khác ở trường Trung học phổ 
thông, bộ môn Lịch sử cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy 
học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của mình, bộ môn 
Lịch sử, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả 
tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học 
sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
 Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung vô cùng rộng lớn, vì thế 
không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả trong 
việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho học 
sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của 
Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư tưởng 
Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị 
chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa 
học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công 
thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế. 
 Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về 
Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng; Cùng 
với khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Lịch sử. Trong đề tài 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
1.1: Thực trạng dạy học Lịch sử ở trường THPT: 
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch 
 sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THPT bản thân nhận thấy: 
 * Về phía giáo viên: 
 Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh 
 rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là được và trong giáo án 
 không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên 
 chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em 
 thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú 
 trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua các bài học 
 lịch sử Việt Nam ở chương trình THPT lớp 11 và lớp 12. 
 * Về phía học sinh: 
 Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc 
 còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những 
 kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức 
 học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. 
1.2. Thực trạng về dạy học tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 
 trong dạy học Lịch sử Việt Nam khối lớp 11-12 ở trường THPT Triệu Thái trong 
 một số năm qua: 
 Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, 
 quan ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình Lịch sử quá 
 rộng, tư tưởng đạo đức của Người thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được 
 những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn 
 mạnh, giáo dục cho các em. 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 3 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã tích hợp giáo dục cho học sinh 
một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau: 
 2.2.1 Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm 
đường cứu nước cho dân tộc. 
 Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: Việt Nam trong những năm 
chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914- 1918): Sau khi dạy xong các phong trào 
yêu nước ở đầu thế kỉ XX : phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy 
tân, phong trào chống thuế ở Trung kì..Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào 
Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả 
các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con 
đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu 
cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê 
hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của 
các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, .nhưng Người không tán thành 
đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới 
cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường 
Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì và bị buộc 
thôi học, Người đã quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
 Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con 
đường cứu nước cho dân tộc, Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. “Khi vào Sài 
gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. 
Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế 
nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - 
Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta 
làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm 
phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Thông 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 5 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ là những người đã tích cực ủng hộ 
cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăngri Máctanh không chịu sang Đông 
Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray- mông - điêng nằm trên đường 
ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự 
thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt 
Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam 
tàn sát đồng bào ta Ngày nay đất nước đã thống nhất, nhà nước ta thực hiện 
đường lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn 
bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam 
muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ 
hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Chúng ta khép lại quá khứ chứ không 
bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ 
trả lời bằng đại bác”. Vì vậy trong dạy học lịch sử tích hợp tư tưởng này để học 
sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta. 
 2.2.3 Để giáo dục tư tưởng: Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải 
phóng giai cấp, giải phóng loài người, xây dựng một xã hội tốt đẹp không 
còn người bóc lột người. 
 Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở 
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 phần II.3 Hoạt động của Nguyễn Ái 
Quốc.
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người 
Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, 
quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc 
làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các 
dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương 
về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người 
sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một mình như đang nói với toàn thể 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 7 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
 Suốt trong cuộc đời hoạt động của Người, lúc nào Người cũng chăm lo 
bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho các thế hệ sau. Năm 1925 trong bài “Gửi 
thanh niên An Nam” Người nhắc nhở “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! 
Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh” 
 Khi dạy bài 13 chương trình Lịch sử 12 : Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở 
Trung Quốc giáo viên nêu rõ: để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Người 
rất chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho thế hệ thanh niên. Người tập hợp 
thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” giáo 
dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác -Lênin cho thanh niên. Người mở lớp huấn luyện, 
đào tạo cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Một số thanh niên xuất sắc 
được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số học trường 
quân sự ở Trung Quốc và Liên xô, còn lại về nước hoạt động. những người này 
trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, 
Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong.Còn lại cử về nước hoạt động đi vào 
phong trào công nhân tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng cơ sở 
cách mạng. Để chuẩn bị ra đời một Đảng của giai cấp công nhân năm 1925 
Người thành lập tổ chức ‘Hội cách mạng Việt Nam thanh niên”, đây chính là 
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Qua đó giáo dục tư tưởng suốt 
cuộc đời hoạt động của Bác lúc nào Người cũng chăm lo bồi dường đội ngũ kế 
cận, chăm lo giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên bởi vì tổ chức 
Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa thanh niên là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp này. Vì thanh niên 
là lực lượng có sức khỏe, có hoài bão, có nghị lực, có văn hóa.. Từ việc giáo 
dục tư tưởng này để cho học sinh nhận thức được vai trò của thế hệ thanh niên 
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ đó ra sức học tập, chiếm lĩnh 
đỉnh cao tri thức nhân loại góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 Bác không chỉ chăm lo bồi dưỡng tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh 
niên mà Người còn quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Khi dạy bài 17 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_qua_mot_so_bai_ho.doc