SKKN Giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD

SKKN Giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD

Trong những năm gần đây hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động trong phạm vi cả nước. Ngành giáo dục đã kêu gọi thầy và trò ra sức thi đua hưởng ứng cuộc vận động lớn này nhằm mục đích làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên đặc biệt là thanh, thiếu niên học sinh trong các đơn vị trường học nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Hưởng ứng cuộc vận động này mỗi cấp học, mỗi đơn vị trường học đề ra những hình thức thực hiện khác nhau như: thi viết, thi kể chuyện, thi thuyết trình về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ở bậc THPT việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường thành một môn học, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền như tổ chức Hội thi kể chuyện, cuộc thi viết về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể và tiến hành lồng ghép, tích hợp vào giảng dạy ở một số bộ môn, trong đó có môn giáo dục công dân(GDCD).

doc 19 trang thuychi01 12262
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động trong phạm vi cả nước. Ngành giáo dục đã kêu gọi thầy và trò ra sức thi đua hưởng ứng cuộc vận động lớn này nhằm mục đích làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên đặc biệt là thanh, thiếu niên học sinh trong các đơn vị trường học nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Hưởng ứng cuộc vận động này mỗi cấp học, mỗi đơn vị trường học đề ra những hình thức thực hiện khác nhau như: thi viết, thi kể chuyện, thi thuyết trình về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ở bậc THPT việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường thành một môn học, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền như tổ chức Hội thi kể chuyện, cuộc thi viết về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể và tiến hành lồng ghép, tích hợp vào giảng dạy ở một số bộ môn, trong đó có môn giáo dục công dân(GDCD).
Chúng ta biết rằng môn GDCD về thực chất là giáo dục con người, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy và học môn GDCD ở các trường phổ thông đang là vấn đề nan giải: sách giáo khoa và tài liệu phục vụ cho bộ môn còn hạn chế, môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khó hiểu, những điều học xong thường không được thực hành, học sinh chưa nhận thức đúng về môn học này, phụ huynh và xã hội không quan tâm cho đây là "môn phụ” nên các em học một cách đối phó dẫn đến chất lượng không cao. Hãy nhìn vào thực tế xã hội hiện nay chúng ta có thể nhận thấy rằng: bên cạnh những học sinh biết vượt lên số phận thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những học sinh ham chơi, không nghe lời cha mẹ, thầy cô, không chịu học hành, lười lao động, có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, bỏ nhà đi bụi, tụ tập thành băng, nhóm, hội để làm những điều xấu thậm chí vi phạm pháp luật.
Chính từ những lý do trên là một giáo viên đang giảng dạy môn GDCD cấp THPT tôi luôn băn khoăn, trăn trở về trách nhiệm của mình là làm sao tạo hứng thú học tập cho học sinh và đặc biệt đưa được tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với các em để từ đó tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, hình thành cho các em lòng tin, động cơ, hoài bão và những hành vi tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách, trở thành người tốt có ích cho xã hội. Để thực hiện được điều đó qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bộ môn GDCD lớp 10 đặc biệt là phần II: Công dân với đạo đức có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ. Vì vậy với những gì học tập, tiếp thu được từ cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động và một số kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm công tác tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh.
- Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua một số bài ở phần II - Công dân với đạo đức trong chương trình GDCD lớp 10 
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2013-2014 trở lại đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, sưu tầm tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá và rút kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế qua thực tiễn giảng dạy.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinh có ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam đang học trong các nhà trường THPT nói riêng học tập và noi theo. Khi nói về Người, chúng ta không chỉ nói tới công lao mà Người đã hy sinh cho dân tộc và cho nền hòa bình thế giới mà chúng ta còn nói nhiều tới cái “Đức” ở trong con người của Bác. Bác là một tấm gương lớn về tư tưởng, đạo đức, là cống hiến vĩ đại cho dân tộc và cho loài người mà không có một bài ca, một bài thơ hay một tác phẩm nào có thể ngợi ca hết được, bởi tấm gương đạo đức của Người là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người công dân tốt. Lúc sinh thời, Bác luôn dành muôn vàn tình thương yêu, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng. Những lời dạy ân cần và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là nguồn cổ vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc lớp trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc ra đi, Bác còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành “những người thừa kế , xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” và chỉ rõ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, ngày nay đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta càng phải quan tâm bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, nhất là thế hệ trẻ - một nhân tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở các trường THPT hiện nay là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể và một số môn học nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác.
Xuất phát từ tầm quan trọng này từ năm học 2010 -2011 Bộ giáo dục - đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện chương trình lồng ghép, tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học, trong đó có môn GDCD.
GDCD là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, chuẩn mực, lối sống cho các em học sinh dựa trên các chuẩn mực của xã hội. Để kích thích các em có ý thức phấn đấu thực hiện các chuẩn mực, biến các chuẩn mực được học thành hành động, suy nghĩ thì đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay đang có những thay đổi theo hướng tiêu cực, nhiều học sinh sớm sa vào các tệ nạn xã hội, sao nhãng học tập, say mê những thú vui không hợp lứa tuổithì việc định hướng đúng đắn suy nghĩ, hành động cho học sinh, thế hệ trẻ là hết sức quan trọng. Hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, là một giáo viên giảng dạy môn GDCD tôi luôn tìm tòi tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, áp dụng những cách thức mới vào dạy học với mục đích nâng cao kết quả môn học, để tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức,trở thành người tốt, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thực tế có rất nhiều hình thức giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh nhưng với đặc thù của môn học và kinh nghiệm của bản thân tôi đã chọn cách lồng ghép, vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người vào những tiết dạy, bài dạy cụ thể của môn GDCD lớp 10, đặc biệt là phần II: Công dân với đạo đức.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh đóng trên địa bàn xã Quang Hiến thuộc vùng kinh tế khó khăn của huyện miền núi nghèo Lang Chánh. Học sinh học tập tại đây đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng khó khăn, điều kiện đi lại và kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, chất lượng đầu vào còn thấp, cộng với khả năng nhận thức, tư duy, tính sáng tạo của các em còn hạn chế trong việc tiếp nhận kiến thức, một số em còn có những biểu hiện không tốt về đạo đức ... Cũng như các trường THPT và các Trung tâm GDTX khác trên cả nước, Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh đã và đang thực hiện tốt cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức hội thi kể chuyện, thi viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...Thông qua tổng kết cuộc vận động hàng năm đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu, điển hình của thầy, trò trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên về thực tế thì việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua những hình thức trên chưa mang lại kết quả như mong muốn, các em còn “mơ hồ” chỉ thấy được Bác là người ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc, có lòng nhân ái bao la rộng lớn, yêu thương con người ...qua các bài hát, bài thơ, một số câu chuyện về Bác. Nhưng lòng yêu nước, tình thương yêu đồng bào, phẩm chất đạo đức của Người được thể hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống hàng ngày học sinh lại không biết được nên chưa tạo ra cho các em nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức để tự mình phấn đấu noi theo. Bản thân là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn GDCD tại Trung tâm GDTX – DN Lang Chánh tôi nghĩ mình phải làm thế nào để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với các em học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các đoàn thể, mà nó được thấm vào các em qua các tiết học, bài học của môn GDCD.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nhận thấy đã đến lúc mình phải làm gì để giúp các em trở thành người tốt có ích cho xã hội đồng thời thể hiện trách nhiệm của mình đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ chính trị phát động và đáp ứng yêu cầu của ngành đề ra nên tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD”.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức của Người, trên cơ sở đó các em có thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh, phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước, hiểu rõ vị trí và hành động của cá nhân mình đối với gia đình, tập thể, dân tộc, nhân loại và với chính bản thân. Hơn thế, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn bộ môn Giáo dục công dân không chỉ cung cấp cho các em những tri thức lí luận mà còn giúp cho các em hình thành phương pháp tư duy, hành động hàng ngày, phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển của thời đại, của dân tộc,từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Để đạt được mục đích trên trong quá trình dạy học tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
a. Sử dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài.
Mở bài là một khâu quan trọng của bài học, nếu mở bài hay, có sức thuyết phục thì sẽ gây được hứng thú, chú ý của học sinh trong quá trình học. Có rất nhiều cách để người dạy dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu nội dung của bài mới, tùy theo nội dung của từng bài học mà có các cách mở bài khác nhau. Thông thường giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề nhưng để tạo hứng thú cho học sinh khi dạy một số bài ở phần II: Công dân với đạo đức – GDCD lớp 10 tôi đã sử dụng một câu chuyện, một luận điểm hoặc một đoạn tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh để dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu bài mới. 
Ví dụ:
- Khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức tôi đã chọn cách mở bài như sau:
Bác Hồ có câu nói:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bôn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa không thành trời.
Thiếu một phương không thành đất.
Thiếu một đức không thành người.”
 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, tr.631.)
Giáo viên hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ? Học sinh trả lời. Từ đó giáo viên giải thích: Ở đây Bác muốn nói đến vai trò to lớn của đạo đức đối với con người. Người đã khái quát thành những phẩm chất cơ bản của người Việt Nam là phải hội tụ đủ bốn phẩm chất, nếu thiếu những phẩm chất ấy không trở thành người được. Vậy đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào đới với cá nhân, gia đình và xã hội? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
- Hoặc khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi kể chuyện “Hoàn cảnh ra đời của câu nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” của Bác Hồ”.
“Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường từ chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng. Đêm 18-9-1954, Bác Hồ nghỉ lại tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng. Tại đây, ngày 19-9-1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản thủ đô, Bác Hồ đã nói câu nói trên.
 Giáo viên dẫn dắt: Một trong những ý nghĩa lớn nhất của câu nói nổi tiếng này là đã chỉ ra được một quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử: dựng nước đi đôi với giữ nước. Ngay cả ở giai đoạn hiện nay, tuy nhân dân ta đang xây dựng đất nước trong hòa bình nhưng các thế lực thù địch vẫn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi để phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Vậy là những công dân của đất nước chúng ta phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
 - Khi dạy bài 16: Tự hoàn thiện bản thân tôi dẫn dắt vào bài mới bằng câu nói của Bác “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng phải thấy học thêm” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5. tr.213.) Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác? Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Câu nói của Bác đã nêu lên tầm quan trọng của việc học tập, bởi vì tất cả chủng ta ai cũng có ưu điểm và hạn chế. Để thực hiện được những ước mơ, khát vọng và hoài bão của mình, mỗi cá nhân trong chúng ta luôn phải không ngừng học tập và rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. Vậy thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
Như vậy với cách đưa tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài bản thân nhận thấy đa số các em đều hứng thú, chú ý vào bài học và đang từng bước hình thành ở các em ý thức học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp theo tấm gương của Bác để hoàn thiện mình trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
b. Sử dụng những câu chuyện kể về hình ảnh Bác, những câu nói, những luận điểm về Bác để khai thác nội dung kiến thức và giáo dục học sinh làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những câu chuyện kể, những câu nói, những luận điểm về Bác là những bài học quý giá về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người mà mỗi chúng ta cần phải học tập, noi theo đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì thế trong quá trình dạy học người giáo viên phải biết lựa chọn, đưa những nội dung phù hợp, “có giá trị” vào từng bài học sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu, ghi nhớ kiến thức và mang tính giáo dục cao. Tôi đã tiến hành như sau:
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân (mục 3a - bài 10: Quan niệm về đạo đức) tôi sử dụng câu nói của Hồ Chí Minh: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng.
 Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu nói của Bác có ý nghĩa gì? 
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt: Ở đây Bác nói đến vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng nhưng đồng thời cũng khẳng định con người cần phải có cả đức lẫn tài. Vì vậy mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai mặt là đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc vì nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hay làm những điều sai trái gây hại cho người khác, xã hội...
Như vậy với ý nghĩa đó đạo đức giúp cho cá nhân: 
Hoàn thiện nhân cách.
Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.
Có lòng nhân ái, vị tha.
Giáo viên hỏi: Thông qua câu nói đó, em thấy mình cần phải làm gì để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: các em cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và không ngừng học tập bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như: siêng năng, chăm chỉ hơn trong học tập và lao động, tiết kiệm của cải của gia đình, của trường lớp, sống ngay thẳng, chân thật, không dối trá, yêu thương, giúp đỡ mọi người.
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Nhân nghĩa (mục 2a – bài 13: Công dân với cộng đồng) tôi sử dụng câu chuyện: : “Có thể cho người nghèo những thứ ấy”.
 “Khoảng cuối năm 1913, Bác Hồ lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành đã đến Luân Đôn thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Các- Tơn, ở khách sạn hàng ngày có người phục vụ dưới bếp những người này sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và đổ tất cả các thức ăn vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi, có khi thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Et- cốt- phi- e hỏi lại anh: Tại sao không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác? Anh Thành điềm tĩnh trả lời: Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy .
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay chưa ai ở khách sạn suy nghĩ như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo khổ”. (Trích từ sách: Vũ Kỳ- Thư ký Bác Hồ kể chuyện. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).
Hay giáo viên sử dụng câu nói của Bác: “Hỡi đồng bào yêu quý! Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có 2 triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày, nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_cho_hoc_sinh_lop.doc