SKKN Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 1, bài 14, GDCD lớp 10

SKKN Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 1, bài 14, GDCD lớp 10

Trong chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ mục tiêu đầu tiên của giáo dục và đào tạo đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như vậy giáo dục nước ta luôn coi việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phải đặt lên hàng đầu trước khi học kiến thức, trong đó giáo dục về truyền thống văn hóa, lịch sử quê hương cũng chính là giáo dục đạo đức cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước.

 Đúng vậy. “ Văn hóa” là cội nguồn của dân tộc. Vì thế nước ta trong những năm dưới thời Bắc thuộc hay bị đô hộ của thực dân Pháp và xâm lược của đế quốc Mĩ, lĩnh vực đầu tiên mà giặc ngoại xâm muốn đồng hóa nhân ta đó chính là “ văn hóa”. Khi “ văn hóa” dân tộc không còn, truyền thống lịch sử đã mất, tức là “ gốc rễ”, “ cội nguồn” dân tộc cũng mất, giống như một cái cây đã bị nhổ tận gốc rễ lên thì không thể sống được nữa và có nghĩa là dân tộc Việt Nam ta cũng sẽ không còn tồn tại.

 Chính vì thế Đảng ta luôn xác định “ văn hóa” là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. “Văn hóa” khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sang tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. Hơn nữa Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng: “Dựng nước là một việc khó, nhưng giữ nước lại càng khó hơn”, trong tình hình hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nếu chúng ta không cẩn thận rất dễ “ hòa nhập” rồi sẽ “ hòa tan” đặc biệt là về mặt “ văn hóa”.

 

doc 24 trang thuychi01 6693
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 1, bài 14, GDCD lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA, LỊCH SỬ XỨ THANH CHO HỌC SINH THPT NGUYỄN HOÀNG KHI DẠY TIẾT 1- BÀI 14 - GDCD LỚP 10” 
 Người thực hiện : Bùi Thị Mai
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN môn : Giáo Dục Công Dân
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC TRANG
1. MỞ ĐẦU 2
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	 2	
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 	 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	 3
 2. NỘI DUNG	 4
2.1 Cơ sở lí luận	 4
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
 kinh nghiệm 	 5
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp sử dụng
 để giải quyết vấn đề.	 5
2.3.1 Những sáng kiến kinh nghiệm đã có liên quan
 đến giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử .	 5	
2.3.2 Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề của đề tài. 6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 
 giáo dục và bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.	 19	
2.4.1.Đối với hoạt động giáo dục.	 19
2.4.2.Đối với bản thân.	 19
2.4.3. Đối với đồng nghiệp. 20
2.4.4. Đối với nhà trường.	 20
 3. KẾT LUẬN	 20
3.1. KẾT LUẬN.	 20
3.2. KIẾN NGHỊ	 20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ mục tiêu đầu tiên của giáo dục và đào tạo đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như vậy giáo dục nước ta luôn coi việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phải đặt lên hàng đầu trước khi học kiến thức, trong đó giáo dục về truyền thống văn hóa, lịch sử quê hương cũng chính là giáo dục đạo đức cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước. 
	 Đúng vậy. “ Văn hóa” là cội nguồn của dân tộc. Vì thế nước ta trong những năm dưới thời Bắc thuộc hay bị đô hộ của thực dân Pháp và xâm lược của đế quốc Mĩ, lĩnh vực đầu tiên mà giặc ngoại xâm muốn đồng hóa nhân ta đó chính là “ văn hóa”. Khi “ văn hóa” dân tộc không còn, truyền thống lịch sử đã mất, tức là “ gốc rễ”, “ cội nguồn” dân tộc cũng mất, giống như một cái cây đã bị nhổ tận gốc rễ lên thì không thể sống được nữa và có nghĩa là dân tộc Việt Nam ta cũng sẽ không còn tồn tại.
	 Chính vì thế Đảng ta luôn xác định “ văn hóa” là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. “Văn hóa” khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sang tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. Hơn nữa Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng: “Dựng nước là một việc khó, nhưng giữ nước lại càng khó hơn”, trong tình hình hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nếu chúng ta không cẩn thận rất dễ “ hòa nhập” rồi sẽ “ hòa tan” đặc biệt là về mặt “ văn hóa”.
 Bên cạnh đó do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến thế hệ trẻ, các em là những người tiếp thu nhanh nhất những cái xấu, không tốt của nước ngoài du nhập vào nước ta, từ đó một số học sinh hiện nay có thái độ cũng như hành vi phản văn hóa như: Vô lễ với thầy cô giáo, không nghe lời bố mẹ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác, đua đòi, tham gia vào các tệ nạn xã hội, có lối sống ảo Chính vì thế mà một số em không biết gì về truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương của mình nói riêng cũng như của đất nước nói chung.
 Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta- Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” và đứng trước tình hình trên , bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân (GDCD) luôn tâm nguyện làm sao giảng dạy cho các học trò của mình vừa có “ đức” lại vừa có “ tài” nhất là “đức” để có một thế hệ công dân trẻ biết yêu Tổ Quốc, yêu truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương mình, từ đó sống có trách nhiệm với bản thân, không ngừng học tập và lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam cũng như quê hương xứ Thanh yêu dấu của chúng ta.
 Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm nay là: “ Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng khi dạy tiết 1, bài 14, GDCD lớp 10”.
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	 Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh từ đó giáo dục cho các em THPT Nguyễn Hoàng về lòng yêu nước cũng như yêu quê hương Thanh Hóa anh hùng và tự hào mình đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bên bờ sông Mã này. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	 Đó là làm rõ những biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ở mục b trong phần 1: “ Lòng yêu nước”. Với những hình ảnh và thông tin về các địa danh lịch sử, phong tục tập quán cũng như những anh hùng của quê hương Thanh Hóa, tôi hi vọng sẽ truyền lửa cho các em niềm tự hào dân tộc, niềm hạnh phúc khi mình là người con Thanh Hóa, từ đó thêm yêu quê hương mình hơn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Tôi đã sử dụng những phương pháp đặc trưng của bộ môn GDCD như: So sánh, phân tích, tổng hợp,liên hệ thực tế  kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để tìm ra được những ví dụ đắt nhất thể hiện bằng những hình ảnh minh hoạ sinh động có chú thích tiêu biểu cho văn hóa, lịch sử xứ Thanh để góp phần làm sáng tỏ vấn đề và đặc biệt là giúp bài dạy trở nên hấp dẫn, phát huy tối đa khả năng tích cực, chủ động của học sinh để bài học thực sự trở thành một cơ sở quan trọng giáo dục cho các em lòng yêu nước đơn giản chỉ là xuất phát từ những tình cảm bình dị nhất là yêu nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là yêu mảnh đất Thanh Hóa anh hùng. 
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
	Đảng ta đã xác định nhiệm vụ của văn hóa nước ta là: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về: Chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng thần yêu nước tiến bộ, đó là lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố bản lĩnh dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đó là ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, long nhân ái khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống”.
 Trong khi đó mục tiêu giáo dục của nước ta quy định tại điều 23 luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
 Bên cạnh đó chúng ta biết rằng Thanh Hóa được biết đến là một mảnh đất “ địa linh nhân kiệt” ( đất thiêng có người tài), nơi đây đã để lại những dấu thiêng về địa danh như: Núi Đọ, Đông Sơn, thành nhà Hồ, Lam Kinh, cầu Hàm RồngVới những nhân vật tiêu biểu gắn với lịch sử dân tộc như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Ngô Thị TuyểnĐây là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân xứ Thanh chúng ta mà không phải mảnh đất nào cũng có được.
 Từ những quan điểm về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta như vậy có thể cho thấy việc trang bị cho học sinh những cơ sở lí luận cần thiết hay nói cách khác đó là những kiến thức hiểu biết về truyền thống lịch sử dân tộc, quê hương là một điều cấp bách hiện nay để giáo dục đạo đức cũng như hình thành lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước của các em nhất là đối với học sinh THPT – những công dân Việt Nam tương lai. 
 Từ những cơ sở lí luận trên tôi thấy đề tài của tôi có tính khách quan, khoa học, tính thực tiễn và hiệu quả cao. 
2.2. Thực trạng của vấn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 a. Đối với học sinh.
 Hiện nay do đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao nên các em đều được gia đình chăm lo cho học tập và cuộc sống một cách chu đáo. Vì vậy các em có nhiều điều kiện để phát triển, tuy nhiên hiện nay các em phát triển theo hai xu hướng: Nếu em nào chăm chỉ học tập thì chỉ chú trọng vào các kiến thức để thi đại học mà hiểu biết xã hội cũng như lịch sử, văn hóa quê hương thì rất hạn chế, còn những em chưa có ý thức học tập thì lại ham chơi, đua đòi, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội không lành mạnh đặc biệt là các trò chơi điện tử hay lãng phí thời gian để lên các trang mạng xã hội “tự sướng” , những đối tượng này về mặt kiến thức văn hóa, lịch sử quê hương lại càng thiếu trầm trọng. Như vậy dù phát triển theo xu hướng nào thì việc giáo dục cho các em niềm tự hào về văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước là điều rất cần thiết và cấp bách hiện nay để có một thế hệ học sinh yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, phát triển toàn diện về cả “ tài” và “ đức” như Bác Hồ từng mong muốn.
 b. Đối với giáo viên.
 Mặc dù bắt đầu từ năm học 2016-1017 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã quyết định đưa môn GDCD trở thành một môn thi trong kì thi THPT quốc gia nhưng một số giáo viên vẫn chưa nhìn thấy được vai trò cũng như trách nhiệm lớn lao của mình trong việc dạy học môn GDCD. Chính vì chưa tâm huyết với nghề cho nên chưa đầu tư để tìm tòi, bồi dưỡng chuyên môn, vẫn xem môn GDCD là môn học phụ nên dạy theo tư tưởng “ xong bài, hết tiết” với phương pháp nhàm chán là “ đọc- chép” , bài giảng không sinh động, không hấp dẫn từ đó học sinh cũng không có hứng thú để tiếp thu và ngày càng nhàm chán. Trong khi đó môn GDCD là một môn học có thể tích hợp được nhiều vấn đề trong cuộc sống để là cho bài giảng trở nên sinh động thu hút học sinh như tôi lựa chọn giáo dục về truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh khi dạy về lòng yêu nước, tôi thấy học sinh rất hứng thú học và tiếp thu bài nhanh.
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Những sáng kiến kinh nghiệm đã có liên quan đến giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử.
 Những sáng kiến kinh nghiệm có liên quan đến giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử hay nói chung là giáo dục đạo đức như:
Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép tư tưởng đạo đức Hò Chí Minh vào giảng dạy một số bài học GDCD lớp 11( trong đó có nói đến lòng yêu nước, yêu văn hóa, lịch sử dân tộc). 
 Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn GDCD bậc THPT ( trong đó nổi bật là nói về lòng yêu nước).
 Sáng kiến kinh nghiệm dạy học tích hợp theo chủ đề: “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” môn GDCD 10.
..
 Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của tôi về nội dung các sáng kiến kinh nghiệm đã có thì chủ đề về “ lòng yêu nước”, “ yêu truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc” Việt Nam nói chung đã được các sáng kiến kinh nghiệm trước bàn tới. Nhưng tôi chưa thấy sáng kiến kinh nghiệm nào đi sâu, nói rõ về “ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh”. Trong khi đó chúng ta biết rằng “ lòng yêu nước” được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất là yêu gia đình, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên và với các học sinh của tôi quê hương mà các em sinh ra và lớn lên đó chính là mảnh đất Thanh Hóa anh hùng, một tỉnh nằm ở cửa ngõ miền trung đất nước, được Bác Hồ xem như là tỉnh “ kiểu mẫu”. Cho nên việc giáo dục cho các em biết về lịch sử, văn hóa nơi “ chôn nhau, cắt rốn” của mình là một điều rất cần thiết. 
2.3.2.Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề của đề tài:
	 Môn GDCD là một môn học xã hội có kiến thức tổng hợp trong đó đặc biệt là các kiến thức về văn hóa, lịch sử. Vì vậy tôi nhận thấy rằng có rất nhiều bài có thể tích hợp “ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh” cho các em như: Bài 6- GDCD lớp 10, bài 7- GDCD lớp 10, bài 13- GDCD lớp 10, bài 9- GDCD lớp 12. Tuy nhiên dựa vào nội dung của từng bài, tôi thấy tiết 1, bài 14- GDCD lớp 10: “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” là phù hợp nhất. Bởi lẽ những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong tiết dạy này có thể giúp giáo viên mang đến cho học sinh một cái nhìn toàn diện nhất về văn hóa, lịch sử xứ Thanh, từ những danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử, đến những phong tục tập quán và trên hết là những tấm gương về người Thanh Hóa 
anh hùng đều có thể được nói đến. Từ đó giúp các em thêm yêu và tự hào về quê hương mình hơn. 
 Giải pháp mà tôi sử dụng để tích hợp “ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh” vào tiết học này đó là: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kết hợp với đàm thoại, liên hệ thực tế và sự trợ giúp của công nghệ thông tin bằng những hình ảnh sinh động về những danh lam thắng cảnh hay những tấm gương anh hùng bất khuất của quê hương để làm rõ lòng yêu nước nói chung của con người Việt Nam ta và của người dân xứ Thanh nói riêng. 
 Địa chỉ tích hợp “giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh” trong bài học.
 Có hai hình thức tích hợp:
 + Tích hợp toàn bài.
 + Tích hợp một phần nội dung của bài.
 Khi dạy tiết 1, bài 14- GDCD 10 tôi đã lựa chọn hình thức tích hợp một phần nội dung của bài. Cụ thể địa chỉ tích hợp ở bảng sau:
Lớp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp.
Nội dung “giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh”.
Ghi chú
10
Bài 14:
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Tích hợp vào phần 1b nội dung bài học là: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 
-Biểu hiện 1: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
-Biểu hiện 2: Tình yêu thương đối với đồng bào giống nòi dân tộc.
-Biểu hiện 3: Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
-Biểu hiện 4: Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
-Biểu hiện 5: Cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Sử dung các hình ảnh minh họa cho các biểu hiện của truyền thống yêu nước.
 Giáo án tích hợp “ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh cho học sinh THPT Nguyễn Hoàng”
 Học xong bài này học sinh cần đạt được: 
I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh hiểu được thế nào là lòng yêu nước và những biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
 - Trình bày được những trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của mình.
 3. Thái độ: 
 - Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
 -Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tiễn
III. Phương pháp dạy học.
 -Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não.
 IV. Phương tiện dạy học
 - Máy chiếu, máy tính để dạy giáo án điện tử.
 -Tranh ảnh, những câu chuyện có liên quan đến nội dung tích hợp.
 V.Tổ chức dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động khởi động.
Mục tiêu: 
-Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về lòng yêu nước.
-Rèn luyện năng lực tư duy, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh
Cách tiến hành:
- GV đưa ra hình ảnh Bác Hồ với câu trích dẫn nổi tiếng: “ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói trên của Bác được nói trong hoàn cảnh nào? Câu nói này của Bác thể hiện truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
-Học sinh trả lời, sau đó giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Đàm thoại để tìm hiểu về lòng yêu nước.
Mục tiêu: 
-Học sinh hiểu được lòng yêu nước là gì?
- Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.
Cách tiến hành:
-GV kể cho học sinh nghe về tấm gương hi sinh của anh Bế Văn Đàn “lấy thân mình làm giá súng”
-Sau đó GV đưa ra câu hỏi:
+Anh Bế Văn Đàn đã có tình cảm và hành động như thế nào với quê hương, đất nước? 
-HS trả lời sau đó GV chốt lại kiến thức :
 -GV đọc cho HS nghe câu thơ và ca dao như: “Ôi, Tổ quốc ta yêu như máu thịt-Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng”, “ Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
-GV hỏi HS: Từ những câu thơ và ca dao trên em hãy cho biết “lòng yêu nước” bắt nguồn từ đâu?
Hoạt động 2: Đàm thoại và thảo luận về vai trò và biểu hiện của lòng yêu nước.
Mục tiêu:
-HS hiểu được vị trí, vai trò của truyền thống yêu nước cũng như những biểu hiện của lòng yêu nước.
-Rèn luyện khả năng tư duy và liên hệ thực tế cho học sinh.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ đâu và có ý nghĩa gì?
-HS trả lời sau đó GV chốt lại kiến thức.
-GV tiếp tục đưa ra phương pháp thảo luận nhóm (2 bạn với nhau) chia ra làm 5 dãy tương đương với 5 nhóm thảo luận. Câu hỏi như sau:
+Nhóm 1: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước được biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ?
+Nhóm 2: Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi được biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ?
+Nhóm 3: Lòng tự hào dân tộc được thể hiện trên những phương diện nào? Cho ví dụ?
+Nhóm 4: Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
+Nhóm 5: Tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
 -GV yêu cầu HS thảo luận trong vòng 2 phút sau đó gọi lên trình bày.
-Sau khi mỗi nhóm trình bày xong GV yêu cầu các nhóm khác bổ sung và nhận xét
-GV chốt lại kiến thức từng biểu hiện ngoài những ví dụ của HS đưa ra GV lấy thêm các ví dụ về những biểu hiện thông qua những hình ảnh của truyền thống văn hóa, lịch sử xứ Thanh để nhấn mạnh việc giáo dục cho các em lòng tự hào cũng như thêm yêu mảnh đất Thanh Hóa anh hùng.
-Khi dạy về biểu hiện thứ 3 GV có thể cho các em một số câu hỏi về văn hóa, lịch sử xứ Thanh như sau:
+Trình bày những hiểu biết của em về sự hình thành tỉnh Thanh Hóa?
(Thanh Hóa là vùng đất cổ, là một trong 15 bộ của nước Việt thời Hùng Vương được gọi là bộ Cửu Chân, trong 1000 năm Bắc thuộc quận Cửu Chân, Ái Châu.Từ thời Trần đến đầu thời Nguyễn gọi là Thanh Đô. Đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng được đổi thành tỉnh Thanh Hóa)
+Em hãy trình bày những hiểu biết của em về người anh hùng áo vải Lê Lợi?
(Lê Lợi sinh ra ở xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, trước sự đàn áp tàn bạo của quân Minh nhân dân ta vô cùng thống khổ ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, tập trung lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa. Sau 10 năm với biết bao khó khăn, gian khổ nghĩa quân đã giành thắng lợi và Lê Lợi đã lên làm vua đó là vua Lê Thái Tổ)
+Em hãy nêu những hiểu biết của em về thành nhà Hồ?
(Thành nhà Hồ được xây dựng ở thời Hồ Quý Ly trong vòng 3 tháng. Đây là một kiến trúc độc đáo với những phiến đá lớn, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức xếp chồng khít lên nhau với chiều dài trung bình 1,5m, nặng 15-20 tấn, thực hiện đưa lên bằng thủ công. Vì thế năm 2011 thành nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.)
-GV đưa ra câu hỏi ở biểu hiện thứ 4 để học sinh hiểu thêm về sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất của quân và dân Thanh Hóa như sau:
+Để góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhân dân Thanh Hóa đã có những đóng góp gì?
+Em có những hiểu biết gì về sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Thanh Hóa trên cây cầu Hàm Rồng huyền thoại?
(Trong hai lần leo thang bắn phá miền Bắc, giặc Mĩ đã ném 20 vạn tấn bom xuống Thanh Hóa, riêng cầu Hàm Rồng Mĩ đã ném 350 quả bom, bắn 149 tên lửa và rốc két. Nhưng quân và dân Thanh Hóa đã chiến đấu anh dũng bắn rơi 47 máy bay Mĩ các loại bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, giữ vững mạch máu giao thông với những tên tuổi được ghi danh sử sách như: Nguyễn Bá Ngọc quên mình cứu các em nhỏ, anh hùng Ngô Thị Tuyển vác 2 hòm đạn, chị Nguyễn Thị Hằng, người nữ chỉ huy dân quân tự vệ Hàm Rồng
Thực hiện lời căn dặn của Người, em hãy cho biết trong hơn 30 năm đổi mới đến nay với phẩm chất cần cù trong lao động, người dân Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu gì về phát triển kinh tế- xã hội?
(Đến năm 1996 Thanh Hóa không chỉ chấm dứt được việc thiếu lương thực triền miên mà còn trở thành 1 trong 5 tỉnh bắt đầu xuất khẩu gạo, thu nhập bình quân đầu người đạt 1530 usd/người(2015), với nhiều khu công nghiệp được hình thành: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Lễ Môn, thủy điện Cửa Đạt, sân bay Sao Vàng, các khu di tích lịch sử: Nhà Hồ, Lam Kinh du lịch Sầm Sơn, Bến EnThanh Hóa đang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển “khá” trong cả nước.
+Ngoài ra Thanh Hóa còn đạt được những thành tựu gì về cần cù, sáng tạo trong học tập?
(Với mảnh đất “ địa linh nhân kiệt” , Thanh Hóa là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_truyen_thong_van_hoa_lich_su_xu_thanh_cho_hoc.doc