SKKN Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)

SKKN Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)

Là một giáo viên (GV) dạy Ngữ Văn, tôi luôn nhận thức rất rõ rằng văn học có sự ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, nhân cách, thái độ và kĩ năng sống của con người. Mỗi nhân vật văn học đều có khả năng trở thành những hình mẫu thẩm mĩ để người đọc soi rọi, học hỏi và phấn đấu. Vì thế, tôi luôn nỗ lực để mỗi giờ dạy của mình trở thành một cơ hội để học sinh (HS) được trải nghiệm, khám phá những giá trị tốt đẹp kết tinh trong từng tác phẩm văn học. Từ đó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm văn học trong nhà trường với đời sống tâm lí học sinh.

 Qua theo dõi các phương tiện truyền thông, tôi thấy tình trạng trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn kiểm soát cảm xúc ngày càng nhiều "Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn ) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý ). Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3% và có xu hướng gia tăng [12]. Vì vậy, theo tôi, giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc cho học sinh nhất là kiểm soát cảm xúc tiêu cực qua dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học là một hướng giáo dục bổ ích trong bối cảnh đời sống văn học nhà trường và đời sống xã hội có nhiều chuyển biến như hiện nay.

 Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (1952) của Tô Hoài kết đọng một tình cảm nhân đạo đậm đà, một khả năng phân tích tinh tế, chân thực, biện chứng diễn biến tâm lí đầy mâu thuẫn giữa những cảm xúc tích cực (yêu đời, ham sống) và những cảm xúc tiêu cực (buồn chán, tuyệt vọng) của nội tâm nhân vật. Những giá trị đó của tác phẩm trở thành môi trường thích hợp cho những trải nghiệm tâm lí, cảm xúc của HS khi tiếp cận tác phẩm

Đó là những lí do để tôi quyết định chọn đề tài: Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài) làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019.

 

docx 36 trang thuychi01 13862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
 GIÁO DỤC NĂNG LỰC KIỂM SOÁT
CẢM XÚC TIÊU CỰC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TÁC PHẨM "VỢ CHỒNG A PHỦ" (TÔ HOÀI)
	 Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh
	 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC:
Trang
1. Mở đầu..
1
1.1. Lí do chọn đề tài.....
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....
2
2.2. Thực trạng vấn đề ...
3
2.3. Giải pháp sử dụng...
4
2.4. Hiệu quả......
19
3. Kết quả và kiến nghị..
20
3.1.Kết luận
20
3.2. Kiến nghị.
20
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
Là một giáo viên (GV) dạy Ngữ Văn, tôi luôn nhận thức rất rõ rằng văn học có sự ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, nhân cách, thái độ và kĩ năng sống của con người. Mỗi nhân vật văn học đều có khả năng trở thành những hình mẫu thẩm mĩ để người đọc soi rọi, học hỏi và phấn đấu. Vì thế, tôi luôn nỗ lực để mỗi giờ dạy của mình trở thành một cơ hội để học sinh (HS) được trải nghiệm, khám phá những giá trị tốt đẹp kết tinh trong từng tác phẩm văn học. Từ đó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm văn học trong nhà trường với đời sống tâm lí học sinh.
	Qua theo dõi các phương tiện truyền thông, tôi thấy tình trạng trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn kiểm soát cảm xúc ngày càng nhiều "Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý). Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3% và có xu hướng gia tăng [12]. Vì vậy, theo tôi, giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc cho học sinh nhất là kiểm soát cảm xúc tiêu cực qua dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học là một hướng giáo dục bổ ích trong bối cảnh đời sống văn học nhà trường và đời sống xã hội có nhiều chuyển biến như hiện nay.
 Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (1952) của Tô Hoài kết đọng một tình cảm nhân đạo đậm đà, một khả năng phân tích tinh tế, chân thực, biện chứng diễn biến tâm lí đầy mâu thuẫn giữa những cảm xúc tích cực (yêu đời, ham sống) và những cảm xúc tiêu cực (buồn chán, tuyệt vọng) của nội tâm nhân vật. Những giá trị đó của tác phẩm trở thành môi trường thích hợp cho những trải nghiệm tâm lí, cảm xúc của HS khi tiếp cận tác phẩm 
Đó là những lí do để tôi quyết định chọn đề tài: Giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài) làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Tạo không khí lớp học lôi cuốn, khơi dậy hứng thú với văn chương nơi học sinh; giúp các em bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó HS hình thành năng lực, phát huy được năng lực trong học tập và cuộc sống. Đề tài đặc biệt chú trọng đến giáo dục, phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh ở các mức độ cụ thể như sau:
+ Nhận biết những nguyên nhân, biểu hiện của cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng. Hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng. 
	 +Tự điều chỉnh cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của bản thân để luôn có cách cư xử đúng đắn trong học tập và đời sống.
+ Hướng đến những cảm xúc vui vẻ, lạc quan, sẵn sàng vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. Biết tránh xa các tệ nạn xã hội, hạn chế được những sai lầm nguy hiểm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào đặc điểm trích dẫn văn bản trong sách giáo khoa và định hướng chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho bài học "Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài) và điều kiện công tác của bản thân, trong giới hạn đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh qua tìm hiểu nhân vật Mị và A Phủ khi dạy học đọc hiểu phần trích văn bản“Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài) trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn 12 hiện hành (Chương trình cơ bản) tại lớp 12B3 (lớp thực nghiệm) và lớp 12B4 (lớp đối chứng) của trường THPT Triệu Sơn 1, năm học 2018 – 2019. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, thiết kế bài dạy theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thực tế dạy học và thực trạng năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của HS trường THPT Triệu Sơn 1.
	 	 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau khi áp dụng đề tài. Qua đó thấy được hiệu quả của đề tài.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong mấy năm gần đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã có nhiều chuyển biến, thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực. "Năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kĩ năng, thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực"[1,tr27] 
Mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực không phải là hệ thống kiến thức, khối lượng nội dung hay biết thật nhiều mà là năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Như thế, nội dung, kiến thức ở đây là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng là năng lực [9, tr16].
2.1.2. Về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng 
Có thể hiểu kiểm soát cảm xúc tiêu cực là việc mỗi người có thể nhận ra những rung động xấu, bất lợi, gây nguy hiểm đến cảm giác hạnh phúc, sự an toàn, cơ hội phát triển bản thân đang tồn tại trong tâm hồn mình (lo âu, buồn chán, tức giận, tuyệt vọng) và tìm được giải pháp để khống chế, vượt qua, loại bỏ những cảm xúc đó. Năng lực kiểm soát được cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi người có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình cảm, sự cảm nhận hạnh phúc, tạo lập các mối quan hệ và sự thành công[11,tr102].
Buồn chán làm mất đi mọi hứng thú về giải trí và cảm xúc hạnh phúc, tạm thời mất hết nguồn năng lượng cần thiết cho công việc mới mà chỉ tập trung vào những gì đã mất. Thuật ngữ khoa học gọi cảm xúc buồn chán là "Trầm cảm tiềm tàng" trạng thái này tương ứng với mức độ mệt mỏi mà người ta có thể tự khắc phục, nếu có nguồn sức mạnh nội tâm cần thiết[11,tr108].
Kiểm soát được cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng con người có thể sống vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc hơn.
2.1.3. Về khả năng giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng qua việc dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"(Tô Hoài)
Văn học không chỉ là một hình thái nhận thức mà còn là một hình thái hành động, không phải chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan mà còn là sự cải tạo hiện thực ấy, không chỉ là công cụ để khám phá, tìm tòi chân lí mà còn là để giáo dục và thỏa mãn những yêu cầu về mặt thẩm mĩ của con người nữa[10, tr119]. 
Như vậy là việc dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông không chỉ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hiểu được nghĩa văn bản mà còn giúp học sinh lựa chọn, ứng dụng, sáng tạo ý nghĩa văn bản, vận dụng nghĩa văn bản vào tình thế mới của cá nhân học sinh hoặc cộng đồng. Qua quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, học sinh hiểu được người, hiểu được mình để phát triển tâm hồn và cá tính, để giao tiếp hiệu quả với những người xung quanh vì những mục tiêu khác nhau.
Tác phẩm "Vợ chồng A phủ" đã thể hiện tài năng của nhà văn Tô Hoài trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Qua tác phẩm nhà văn đặt ra vấn đề số phận con người, những con người dưới đáy xã hội- bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị chà đạp về nhân phẩm nhưng vẫn tiềm tàng khát vọng hạnh phúc và đã thức tỉnh, tự giải thoát mình khỏi đau khổ, tuyệt vọng [7,tr 3].
Có thể nhận thấy việc giáo dục năng lực kiềm chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh thông qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của học sinh
Trước khi áp dụng giải pháp, tôi đã khảo sát về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của 120 HS trường THPT Triệu Sơn -huyện Triệu Sơn- tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cụ thể thông qua hệ thống câu hỏi điển hình như sau:Tất cả 120 học sinh công nhận mình đã từng phải đối mặt với cảm xúc buồn chán, trong đó 63 học sinh cho rằng đó là tâm trạng thường xuyên. Lí do làm cho các em cảm thấy buồn chán thường là bị người thân (bố mẹ, thầy cô, bạn bè) nghi ngờ năng lực của mình, bị điểm kém, hay hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn (Nhà nghèo nên bạn bè coi thường, bố mẹ đánh nhau, thậm chí li hôn nên luôn cảm thấy không được quan tâm). Biểu hiện của cảm xúc buồn chán mà học sinh nhận thức được là các em không muốn nói chuyện, dễ tức giận, cáu gắt, không muốn đến lớp, nghi ngờ khả năng bản thân. Về biện pháp kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng, các em chủ yếu là tự giải quyết một mình, rất ít em chia sẻ với cha mẹ và thầy cô nên khả năng giải quyết triệt để còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng về việc dạy học "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy: 
Hiện nay các HS học ban xã hội chủ yếu học văn để lấy kiến thức đi thi xét Đại học, còn các HS học ban tự nhiên thì quan niệm học văn chỉ để đủ tốt nghiệp nên đa số học sinh ít quan tâm đến khả năng giáo dục của tác phẩm văn học. Bên cạnh đó nhiều học sinh ít dành thời gian cho việc đọc các tác phẩm văn học, nhất là một văn bản dài như "Vợ chồng A Phủ". 
 “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một truyện ngắn ra đời từ năm 1952, phần văn bản trích trong sách giáo khoa lại viết về cuộc sống của đồng bào người Mông sống ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến miền núi có sự tiếp tay của thực dân Pháp nên nhiều chi tiết về phong tục, lối sống của người dân miền núi khá xa lạ với học sinh.
 Khi dạy học tác phẩm này, nhiều giáo viên có xu hướng chỉ chú ý khai thác giá trị nghệ thuật, nội dung, khi đề cập đến mục tiêu giáo dục thì chủ yếu để ca ngợi sức sống tiềm tàng, khát vọng hạnh phúc, hoặc sức mạnh của tình yêu thương ở mức độ khá chung chung mà ít chú trọng giáo dục về năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh một cách tập trung và cụ thể. 
Vì vậy, dạy học văn bản "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài theo định hướng giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh còn khá mới mẻ.
	2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Để thực hiện giải pháp nâng cao năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cực buồn chán, tuyệt vọng cho học sinh qua dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, tôi tiến hành thực hiện các nội dung như sau:
2.3.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Tổ chức hướng dẫn HS đọc hiểu phần trích văn bản “Vợ chồng A phủ" (Tô Hoài); Giúp HS liên hệ, kết nối bài học với bản thân để phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc tiêu cưc buồn chán, tuyệt vọng . 
2.3.2. Xác định nội dung chủ đề bài học và những nội dung sẽ khai thác để giáo dục năng lực kiềm chế cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
	- Sử dụng những đặc điểm và diễn biến tâm lí của nhân vật Mị để giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng cho HS: Ở nhân vật Mị, người đọc có thể tìm thấy được đặc điểm tâm lí liên quan đến cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
+ Biểu hiện của cảm xúc này thường là lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rười; mất ý thức về cuộc sống xung quanh, không nhận thức được về không gian, thời gian, không quan tâm đến những sự việc đang diễn ra quanh mình "Mị không nghĩ ngợi gì nữa" "A Phủ có là cái xác chết đứng ngay cạnh, Mị cũng chẳng sao", ít giao tiếp với người khác; có tâm lí chờ đợi cái chết đến "bao giờ chết thì thôi".
+ Nguyên nhân của sự buồn chán, tuyệt vọng là không đạt được những giá trị mà mình mong muốn và bị đối xử bất công, không cảm thấy hạnh phúc và tự do. Mị muốn "cuốc nương làm ngô trả nợ thay bố" , Mị muốn "Bố đừng bán con cho nhà giàu". Mị có người yêu muốn theo người mình yêu nhưng lại phải ở với một người chồng Mị "không có lòng", sống cuộc đời của một cô con dâu gạt nợ nhà giàu " Không bằng con trâu, con ngựa".
+ Ở Mị, người đọc cũng học được những cách thức để vượt qua được cảm xúc buồn chán và tuyệt vọng. Cô nghĩ cho bố "Mị chết đi thì bố Mị còn khổ hơn nhiều". Hay mỗi khi nhớ đến những kỉ niệm rất đẹp lúc Mị còn trẻ, nhớ đến những giá trị mà Mị có được "Mị còn trẻ" "Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê" thì Mị lại muốn tìm cách thoát khỏi nỗi buồn và lại muốn thoát khỏi cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt và khổ sở. Việc Mị nghĩ đến nỗi sợ của cái chết cũng đánh thức bản năng sống và thôi thúc Mị tự giải thoát cho mình. Và trên tất cả, chúng ta nhận thấy lòng ham sống, tình yêu cuộc sống thiết tha để biết rung động trước thiên nhiên, biết đồng cảm với sự đau khổ của người khác ở Mị là cơ sở sâu xa để Mị vượt qua được cảm xúc và hoàn cảnh buồn chán, tuyệt vọng.
- Sử dụng đặc điểm tính cách của A Phủ để giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng. Ở nhân vật A Phủ, người đọc thấy được tinh thần yêu đời, sống chủ động lạc quan, mạnh mẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn. Đây là những phẩm chất rất tốt để A Phủ không bị chìm đắm trong buồn chán và tuyệt vọng dù hoàn cảnh và cuộc đời nhiều đau buồn. 
2.3.3. Xác định mục tiêu bài học
* Về kiến thức: Giúp học sinh: Biết về cuộc đời, con người tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Hiểu được giá trị nhân đạo của truyện thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nắm được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích. Đặc biệt, giúp HS có thêm một số kiến thức cơ bản về kiểm xoát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
	* Về kĩ năng: Bên cạnh việc củng cố các kĩ năng đọc- hiểu truyện, giao tiếp, tạo lập văn bản, phân tích, bình luận; Cần tập trung rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức đọc hiểu được từ văn bản vào thực tiễn cuộc sống của mỗi cá nhân.
	* Về thái độ: Cảm thông với nỗi thống khổ của người dân Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, cảm phục sức sống mãnh liệt, trân trọng khát vọng hạnh phúc, tự do; Biết yêu bản thân mình, trân trọng sự sống, lạc quan hướng đến cuộc sống hạnh phúc, có niềm tin vào chế độ xã hội.
 	* Về định hướng phát triển năng lực:
	+ Năng lực văn học;
	+ Năng lực tự học, tự chủ;
	+ Năng lực hợp tác, sáng tạo;
	+ Năng lực giải quyết vấn đề nói chung và năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng trong thực tiễn cuộc sống nói riêng.
	2.3.4. Lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật dạy học để giáo dục năng lực kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng
	- Đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức giúp HS nhận biết được các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng.
	+ Nhận biết: 
	Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của Mị ở nhà Phá Tra?
	Câu 2: Bằng một số tính từ khái quát lại tâm trạng, cảm xúc của Mị ở nhà thống lí? Tâm trạng và cảm xúc đó có gì khác khi Mị ở nhà với bố mẹ?
	Câu 3: Chỉ ra những chi tiết miêu tả diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân? Từ những chi tiết đó, theo em, Mị đã làm những gì để tạm thời thoát khỏi cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng?
	+ Thông hiểu:
	Câu 1: Tại sao Mị lại rơi vào trạng thái cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng khi ở nhà Phá Tra?
	Câu 2: Qua sự việc Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, Theo em, tình yêu thương con người có mối quan hệ gì với giải pháp kiểm soát sự buồn chán và tuyệt vọng không?
	Câu 3: Tại sao nói chính tính cách của A Phủ đã giúp cho A Phủ vượt qua số phận đau buồn của mình?
	+ Vận dụng: 
	Câu 1: Sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân có giúp em tìm được biện pháp để vượt qua cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng của mình không?
	Câu 2: Qua nhân vật Mị và A Phủ, em học được bài học gì trong việc kiểm soát cảm xúc buồn chán, tuyệt vọng?
	Câu 3: Qua tác phẩm, em suy nghĩ như thế nào về cái chết và sự sống của con người?
	Câu 4: Bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống ?
	- Nhập vai, đóng vai Mị trải nghiệm hoàn cảnh và cảm xúc nhân vật: 
	 HS tự cảm nhận, lí giải về những cảm xúc nội tâm của Mị trong mỗi lần nghĩ về cái chết. Từ đó học sinh được trải nghiệm cảm xúc mới, học được cách lắng nghe cảm xúc bản thân và người khác và để trân trọng sinh mạng con người 
	- Phương pháp dạy học hợp tác, sáng tạo kết hợp với kĩ thuật phòng tranh: GV tổ chức cho HS vẽ tranh từ tờ giấy có chấm mực (Được đề cập trong hoạt động khởi động và giải quyết trong hoạt động sáng tạo) theo nhóm. Để hoàn thành nhiệm vụ này mỗi nhóm HS chọn một bạn vẽ tốt nhất làm tổ trưởng. Bạn tổ trưởng trình bày ý tưởng và phân công các thành viên đảm nhận các phần việc cụ thể để hoàn thành bức tranh theo ý tưởng. 
	- Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy: Mô hình lại các mức độ nhận thức của HS về cảm xúc buồn chán của con người: biểu hiện- hậu quả- nguyên nhân- giải pháp.
	- Tạo tình huống gần với thực tiễn để học sinh xử lí: Điểm tổng kết học kì I của em quá thấp làm cho bố mẹ thất vọng. Bố mẹ trách mắng em và đổ lỗi cho nhau, bố nói mẹ không biết dạy con, mẹ nói bố chỉ biết công việc không quan tâm đến con. không khí gia đình căng thẳng. Trình bày tâm trạng và nêu cách xử lí tình huống của em?
	2.3.5. Giao nhiệm vụ học tập để HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp: HS đọc kĩ tác phẩm thực hiện chuẩn bị trước ở nhà các yêu cầu trong phiếu học tập số 1, số 2, số 3 (Tôi sẽ thể hiện yêu cầu trong tiến trình dạy học)
	2.3.6. Tiến trình dạy học thực nghiệm trong ba tiết với 5 hoạt động sau:
	 Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- GV: Ghim lên bảng một tờ giấy trắng. Sau đó GV dùng bút dạ đen chấm vài nét đậm vào tờ giấy đó. 
- GV hỏi: So sánh tờ giấy bây giờ với tờ giấy lúc đầu các em có nhận xét gì? Theo em tờ giấy có vết mực còn giá trị sử dụng không?
- HS: Đưa ra nhiều nhận xét khác nhau (Đa số học sinh cho rằng tờ giấy bẩn hơn nên vứt đi, một số khác nói còn nhiều phần trắng có thể để nháp)
- GV:Không đánh giá các nhận xét của HS mà chỉ nêu vấn đề: 
Tiết 1
- HS đưa ra được các suy nghĩ, bình luậntrên cơ sở quan sát tờ giấy
- Đặt vấn đề: Đứng trước một sự việc, hình ảnh, mỗi người có thể đưa ra ý kiến riêng. Ý kiến đó có thể tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Bài học "Vợ chồng A phủ" sẽ giúp chúng ta gặp gỡ những con người tưởng chừng cuộc sống của họ chỉ có buồn chán, tuyệt vọng nhưng họ vẫn vươn lên hướng đến hạnh phúc
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn
- GV: Mời 1 học sinh nêu những nét chính về tác giả?
- HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về: Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giới thiệu một số công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài (GV trình chiếu - thông tin về tác giả)
- GV mời học sinh nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà, GV yêu cầu HS xác định kết cấu truyên :
+ Phần 1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà Pá Tra
+ Phần 2: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, trở thành vợ chồng, gặp gỡ cách mạng, rồi A Phủ trở thành du kích.
-HS xác định vị trí phần trích trong SGK 
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
a. Cuộc đời: Tô Hoài (1920-2015)
b. Sáng tác văn học:
-Viết văn từ trước Cách mạng 
- Sáng tác thể hiện vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường
- Tác phẩm tiêu biểu: 
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
 - "Vợ chồng A Phủ" (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc, giải Nhất Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. 
 b. Kết cấu truyện: 
-Tác phẩm gồm hai phần lớn:
c. Đoạn trích
-Vị trí phần trích: Đoạn tríc

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_nang_luc_kiem_soat_cam_xuc_tieu_cuc_cho_hoc_si.docx