SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ văn cho học sinh lớp 10 trường THPT Tống Duy Tân

SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ văn cho học sinh lớp 10 trường THPT Tống Duy Tân

Thế giới xung quanh ta luôn biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người trong đó đáng chú ý là trẻ em ở mọi lứa tuổi.Các em đang ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, chưa có đủ kinh nghiệm sống để đứng vững trước những thay đổi không ngừng của xã hội. Đăc biệt trước những tác động không lành mạnh, các em dễ dàng bị sa ngã. Vì vậy cần trang bị cho các em những cách sống trong đó có kĩ năng sống để thích ứng với xã hội hiện đại.

Như vây kĩ năng sống (KNS) rất quan trọng với học sinh không phải chỉ để thích nghi với cuộc sống hiện đại mà nó còn quyết định sự thành công của con người. Theo các chuyên gia nghên cứu thì kĩ năng mềm(tức là KNS) quyết định đến 85%, còn kĩ năng cứng(tức trí tuệ logic) chỉ có 15%). Tuy nhiên thực tế thì học sinh nói chung và học sinh ở trường Tống Duy Tân nói riêng còn hạn chế về kỹ năng sống.

Có thể nói, vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kĩ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội phát triển và đòi hỏi sự năng động của con người như hiện nay.

Nếu theo dõi báo chí hoặc tin tức trong những chương trình thời sự gần đây ta dễ dàng nhận thấy giới trẻ ngày nay thiếu kĩ năng cần thiết. Có nhiều học sinh cấp 3, thậm chí cấp 2 đã mang thai ngoài ý muốn hoặc tử vong do tai nạn, đuối nước

 

doc 21 trang thuychi01 9853
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ văn cho học sinh lớp 10 trường THPT Tống Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài...........................................................Trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.....................................................Trang 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................Trang 4
2.1.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT.....................................Trang 3
2.1.2. Các loại kỹ năng sống.......................................................................Trang 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...................................Trang 6
2.2.1 Thuận lợi.......................................................................................Trang 6
2.2.2. Khó khăn...................................................................................Trang 7
2.3.Tích hợp giáo dục một số KNS qua môn học Ngữ Văn 10...............Trang 7
2.3.1. Kỹ năng xác định giá trị................................................................Trang 7
2.3.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.......................................................Trang 8
2.3.3. Kỹ năng giao tiếp .....................................................................Trang 9
2.3.4 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.......................................................Trang 10
2.3.5. Kỹ năng tư duy phê phán..........................................................Trang 11
2.3.6. Kỹ năng tư duy sáng tạo................................................................Trang 12
2.3.7. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin........................................Trang 13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.......................................................................................Trang 2
3.2. Đề xuất........................................................................................Trang 3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế giới xung quanh ta luôn biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người trong đó đáng chú ý là trẻ em ở mọi lứa tuổi.Các em đang ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, chưa có đủ kinh nghiệm sống để đứng vững trước những thay đổi không ngừng của xã hội. Đăc biệt trước những tác động không lành mạnh, các em dễ dàng bị sa ngã. Vì vậy cần trang bị cho các em những cách sống trong đó có kĩ năng sống để thích ứng với xã hội hiện đại.
Như vây kĩ năng sống (KNS) rất quan trọng với học sinh không phải chỉ để thích nghi với cuộc sống hiện đại mà nó còn quyết định sự thành công của con người. Theo các chuyên gia nghên cứu thì kĩ năng mềm(tức là KNS) quyết định đến 85%, còn kĩ năng cứng(tức trí tuệ logic) chỉ có 15%). Tuy nhiên thực tế thì học sinh nói chung và học sinh ở trường Tống Duy Tân nói riêng còn hạn chế về kỹ năng sống.
Có thể nói, vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kĩ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội phát triển và đòi hỏi sự năng động của con người như hiện nay.
Nếu theo dõi báo chí hoặc tin tức trong những chương trình thời sự gần đây ta dễ dàng nhận thấy giới trẻ ngày nay thiếu kĩ năng cần thiết. Có nhiều học sinh cấp 3, thậm chí cấp 2 đã mang thai ngoài ý muốn hoặc tử vong do tai nạn, đuối nước
Nhiều học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi nhóm thanh niên xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các thanh niên hiền ngoan, ít nói
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng Đó cũng là vấn đề mà không ít học sinh trường THPT Tống Duy Tân – nơi tôi đang công tác mắc phải.
 Lứa tuổi học sinh cấp III là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, ham tìm tòi, khám phá, giàu mơ ước song lại thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị tác động bởi cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, dễ bị lôi kéo, kích động. Chính vì vậy nếu không được rèn kĩ năng sống các em dễ rơi vào lối sống ích kỉ, phát triển lệch lạc về nhân cách, thậm chí còn rơi vào hố đen của tệ nạn xã hội như cờ bạc,ma túy, trộm cắp, thậm chí giết người, cướp củaCùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội thì mặt trái của nó là sự xuống cấp về đạo đức của bộ phận giới trẻ. Năm 2012, bộ giáo dục và đào tạo đưa ra những con số khiến chúng ta giật mình: từ năm 2005 đến 2012, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh, sinh viên lên đến 8000 trường hợp.Trong đó có hơn 2000 trường hợp đánh nhau, gây rối trật tự công cộng gần 900 trường hợp tội phạm ma túy, 83 vụ giết người, 1400 trường hợp cướp tài sản.
Chính vì vậy, việc giáo dục KNS trở thành nhiệm vụ cấp bách, bởi giúp trang bị cho học sinh có những khả năng, tâm thế để các em biết cách xử sự, ứng phó tích cực, thể hiện mình và trau dồi nhân cách, biết sống hữu ích, tránh những va vấp cuộc đời. KNS không chỉ giúp phát triển bản thân mà còn ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Trong khi đó môn ngữ văn với đặc trưng là môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nên nó là môn học rất gần gũi và là con đườn rất thuận lợi để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi văn học là nhân học cho nên nó rất thuận lợi để “thay thái độ,đổi hành vi”của học sinh một cách dễ nhất thông qua các bài học ý tứ, sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi chọn đề tài: “ Giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ văn cho học sinh lớp 10 trường THPT Tống Duy T©n ” với hy vọng chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho lớp thanh niên của nhà trường trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này để:
- Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn vào việc giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 trường THPT Tông Duy T©n nhằm phát huy lợi thế đặc trưng riêng của môn học.
- Giáo dục một cách toàn diện cho học sinh lớp 10 đồng thời chuẩn bị những kỹ năng mềm cho các em khi bước vào cuộc sống .
- Khắc phục những hạn chế cố hữu của phần đông học sinh: thiếu tự tin, bản lĩnh, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Đề tài mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn và tích hợp với công tác giáo dục thanh niên trong trường THPT hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Việc giáo dục KNS cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục KNS cho các em học sinh. 
Tuy nhiên, với đề tài này, tôi chỉ áp dụng giáo dục một số KNS qua môn học Ngữ văn với các em học sinh lớp 10 mà tôi trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Tèng Duy T©n.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu: 
1.4.2. Phương pháp quan sát thực tiễn
1.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
1.4.4. Phương pháp so sánh: Sử dụng số liệu so sánh hiệu quả của đề tài trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Như chúng ta biết rằng,các em học sinh không phải là những chiếc bình cần đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần thắp sáng.Vậy hơn ai hết 
 Theo Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường và hướng nghiệp, có điều kiện để phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [6]
Ngoài ra, Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nói:
Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử, văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. [7]
Từ các vấn đề có tính pháp lí nêu trên, tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là cần thiết và phù hợp với chủ trương của ngành và toàn xã hội.
2.1.2. Các loại kỹ năng sống
Theo tài liệu tập huấn về Kỹ năng sống của UNICEF( 2014), có những kỹ năng sống sau: [1]
2.1.2.1. Kỹ năng tự nhận thức: Là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu... của bản thân mình, quan tâm và đang ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
2.1.2.2. Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó
2.1.2.3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc. 
2.1.2.4.Kỹ năng giao tiếp: là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
2.1.2.5. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. [1]
2.1.2.6. Kỹ năng tư duy phê phán: là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượngxảy ra.
2.1.2.7. Kỹ năng tư duy sáng tạo: là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng akhám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. 
2.1.2.8. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
2.1.2.9. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng
2.1.2.10. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Bao gồm các yếu tố: Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy, tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó và biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
2.1.2.11. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thiện các nhiệm vụ.
2.1.2.12. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Thể hiện sự tập trung chú ý và sự quan tâm lắng nghe ý kiến vào phần trình bày của người khác. 
2.1.2.13. Kỹ năng thương lượng: Là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó.
2.1.2.14. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân này sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên, các mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
2.1.2.15. Kỹ năng hợp tác: Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
2.1.2.16. Kỹ năng ra quyết định: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
2.1.2.17. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo các phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.
2.1.2.18. Kỹ năng kiên định: Là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó.
2.1.2.19. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: Là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
2.1.2.20. Kỹ năng đạt mục tiêu: Là khả năng con người biết đặt ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
2.1.2.21. Kỹ năng quản lí thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy,trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi cũng thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau
2.2.1 Thuận lợi
 	- Có sự ủng hộ,tạo điều kiện nhiệt tình của Ban giám Hiệu nhà trường. Tuy cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn nhưng Ban Giám Hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục KNS cho học sinh.Tuy mới lên trường Tống Duy Tân công tác được một năm nhưng tôi thấy điều đặc biệt ở đây là sáng thứ hai đầu tuần nào nhà trường cũng tổ chức ngoại khóa cho học sinh
(các lớp trực thay nhau tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ đề với nhiều hình thức như diễn thuyết,hát múa,đố vui..). Đây cũng là thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. 
 - Sở giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo chuyên đề về văn học,ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp, rèn KNS cho học sinh.
 -Được sự hướng dẫn,góp ý nhiệt tình của các thầy cô trong tổ chuyên môn.
 -Đối tượng học ngày nay cũng chủ động hơn nhiều trong việc tiếp cận tác phẩm văn học.
2.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó trong quá trình giảng day tôi cũng gặp không ít khó khăn như sau 
- Học sinh chưa thật sự ham học,nhiều em xem ngữ văn là một môn học khô khan,chưa thấy sự liên hệ cần thiết giữa kiến thức và kĩ năng sống.Vì thế các em chưa có sự đầu tư,chuẩn bị cho bài học,chưa mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình.
-Học sinh ít có khả năng cảm nhận tác phẩm,học đối phó với việc thi cử là chính,máy móc,thiếu sự chiêm nghiệm,sáng tạo khi tiếp cận tác phẩm.Ngay cả giáo viên cũng chú ý truyền đạt kiến thức chứ không mặn mà lắm với việc giáo dục kĩ năng sống.
-Học ngữ văn đã khó học những tác phẩm lớp 10 còn khó hơn.Bới đó là những văn bản xa các em về thời gian khá xa.
 	- Hạn chế về mặt thời gian cũng là một hạn chế trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy.Vì một tiết dạy thường rất nhanh để hoàn thiện phần lí thuyết,đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng sống nào...Nếu giáo viên chú ý rèn kĩ năng sống cho học sinh thì sẽ dễ chậm chương trình.
- Bản thân giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng sống vừa yếu, vừa thiếu vừa chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do vậy, việc dạy còn khá hời hợt, nhiều khi chiếu lệ tại một số trường. 
 Do đó, hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống chưa cao, chưa được đánh giá một cách nghiêm túc, thiếu những tiêu chí cụ thể để đánh giá. Việc lồng ghép kỹ năng sống là việc các trường bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, thực hiện ra sao, lồng ghép như thế nào, dựa vào bộ giáo trình và khung chuẩn nào để đánh giá hiệu quả giảng dạy thì chưa có. Vì thế, nói là chúng ta đang tích cực dạy kỹ năng sống cho học sinh nhưng kỳ thực, tính hình thức của nó khá nặng nề.
Bên cạnh đó, đối với học sinh trường THPT Tèng Duy T©n, điểm đầu vào thuộc nhóm trường thấp nhất khu vực , có nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: cha mẹ li hôn hoặc cha mÑ ®i lµm ¨n xa hoặc quá nghèo khổ, bệnh tật nên việc chăm sóc dạy dỗ từ phía gia đình còn nhiều hạn chế. 
2.3. Tích hợp giáo dục một số kỹ năng sống qua môn học Ngữ Văn 10
 	Trên cơ sở nội dung chương trình môn Ngữ văn 10 và tình hình thực tế của học sinh lớp 10D, vừa bước vào một cấp học mới, bậc học cuối cùng của GD phổ thông, trước khi bước vào giai đoạn học nghề, lao động ., trong đề tài này tôi tập trung vào rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng như sau: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin và kỹ năng tư duy sáng tạo.
2.3.1. Kỹ năng xác định giá trị.
2.3.1.1. Mục tiêu
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
Kỹ năng này giúp học sinh biết cái gì là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân. Từ việc xác định giá trị cụ thể của bản thân cũng như định hướng cho cuộc sống của mình, phải nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ đó.
2.3.1.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Ngữ văn 10 tập 2, Tr112) có thể chỉ ra cho học sinh thấy, giá trị mà Từ Hải cho là quan trọng đó là gì? Nó có giá trị định hướng hay suy nghĩ, hành động như thế nào? 
Giáo viên có thể định hướng trả lời: Giá trị mà Từ Hải cho là quan trọng đó chính là lí tưởng anh hùng. Từ đó mà chàng thể hiện khát khao được vùng vẫy, tung hoành bốn phương.
Ví dụ 2: Khi học “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy” (Ngữ văn 10 trập 1, Tr39), học sinh tự nhận thức được tinh thần cảnh giác được gửi gắm qua truyền thuyết.
Ví dụ 3: Qua tác phẩm “Tấm Cám” (Ngữ văn 10 trập 1, Tr65), học sinh tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống. Bởi vì ở phần đầu Tấm chỉ ngồi khóc,thụ động chờ sự giúp đỡ từ Bụt nên hạnh phúc không bền.Ở phàn hai Tấm đã tự đứng lên dành hạnh phúc cho mình.
Tự nhận thức là kỹ năng sống cần có của mỗi thanh niên- học sinh trong thời kỳ hội nhập. Qua tác phẩm văn học kỹ năng sống sẽ đến gần hơn với học sinh.
Ví dụ 4: Khi giảng dạy bài Khái quát lịch sử tiếng Việt (Ngữ văn 10 trập 2, Tr33),

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_mot_so_ky_nang_song_qua_mon_hoc_ngu_van_cho_ho.doc
  • docBÌA SKKN - HUYỀN.doc