SKKN Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh trường THPT Trần Phú Nga Sơn
Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 và mục tiêu 6 nêu rõ: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống (KNS) phù hợp” và “ Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học”. Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học. KNS là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại.
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) được rất nhiều quan tâm từ phía các nhà quản lí giáo dục, của các bậc phụ huynh và cả các em học sinh. Để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang được đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế, thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; gây gổ đánh nhau; chưa có ý thức bảo vệ môi truờng, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động,
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC VÀ ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NGA SƠN Người thực hiện: Thịnh Sao Mai Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HÓA 2017 Mục lục Trang MỞ ĐẦU ..3 Lí do chọn đề tài 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG .. .4 Cơ sở lí luận ...4 Thực trạng vấn đề . 7 Giải pháp giải quyết vấn đề và tổ chức thực hiện 10 Kết luận và kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo16 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 và mục tiêu 6 nêu rõ: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống (KNS) phù hợp” và “ Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học”. Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học. KNS là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại. Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) được rất nhiều quan tâm từ phía các nhà quản lí giáo dục, của các bậc phụ huynh và cả các em học sinh. Để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang được đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Rèn kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế, thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; gây gổ đánh nhau; chưa có ý thức bảo vệ môi truờng, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, Đặc biệt, với học sinh hiện nay, các em đang phải đương đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội. Thứ nhất: Trong giới học sinh, các em là nhóm được tiếp xúc nhiều với những tiện ích của xã hội hiện đại nhưng cũng tiếp xúc nhiều với những cám dỗ, nguy cơ không lành mạnh. Do đó, các em cần được trang bị KNS cần thiết để xác định đúng nhu cầu bản thân và lựa chọn cách sống tích cực. Thứ hai: Xét về mặt tâm sinh lí, học sinh THPT là một lứa tuổi nhạy cảm, có những thay đổi to lớn về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Do đó, trang bị những kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT là một yêu cầu đầu tiên, hết sức cần thiết. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cũng như nhiều KNS khác cần được giáo dục và phát triển cho mọi lứa tuổi học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh THPT. Trên thực tế, tình trạng học sinh xích míc, gây gổ đánh nhau, trốn học bỏ tiết, học hành sa sút, vô lễ với thầy cô, cha mẹ. Tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều ? Phần lớn là do các em chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa giải tỏa được căng thẳng và áp lực mà bản thân đang chịu. Chính vì vậy bản thân là giáo viên giảng dạy môn vật lí và là giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gần gũi học sinh nên nhận thấy việc Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT là thực sự cần thiết cho học sinh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT, vận dụng lí luận đó vào thực trạng của học sinh THPT Trần Phú Nga Sơn, góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường, đặc biệt trong giai đoạn đạo đức của học sinh hiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ phá vỡ các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng áp dụng nghiên cứu đề tài là học sinh trường THPT Trần Phú mà bản thân dạy dỗ và chủ nhiệm từ khóa 2013 đến 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu lý thuyết, điều tra và chuyên gia. II. NỘI DUNG Cơ sở lý luận Trước hết ta hiểu thế nào là kỹ năng sống (KNS )? Thế nào là kỹ năng kiểm soát cảm xúc ? kỹ năng ứng phó với căng thẳng ? những căng thẳng xuất phát từ đâu? 1.1 khái niệm kỹ năng sống. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống ( KNS ). Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO : Học để biết ( learning to know ), học để khẳng định bản thân (learning to be ), học để chung sống (learning to live together )và học để làm việc (learning to do ) . Như vậy KNS có thể hiểu là : kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng sống có thể hiểu là kỹ năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Có thể nói ký năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống: 1. KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ 3.Giáo dục KNS gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 4. Giáo dục KNS cho học sinh THPT là xu thế chung, phù hợp thực tiễn giáo dục giai đoạn hiện nay Một số KNS cơ bản : - KN tự nhận thức - KN kiểm soát cảm xúc - KN ứng phó với căng thẳng, - KN tìm kiếm sự hỗ trợ, - KN thể hiện sự tự tin, - KN giao tiếp, - KN lắng nghe tích cực, - KN thể hiện sự cảm thông, - KN giải quyết mâu thuẫn, - KN hợp tác, KN tư duy phê phán, - KN tư duy sáng tạo, - KN ra quyết định, - KN giải quyết vấn đề, - KN kiên định, - KN đảm nhận trách nhiệm, - KN đặt mục tiêu, - KN quản lí thời gian, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin 1.2. Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống. Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. 1.3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc , kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng này. 1.4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và giải tỏa nổi. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xunh quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân, Đây là kỹ năng giúp học sinh bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng; cũng như biết được cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người: - Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. - Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 1.5. Tình huống gây căng thẳng, biểu hiện cảm xúc và cơ thể trong tình huống căng thẳng: - Tình huống gây căng thẳng (stress) là những sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực. Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống .. - Những dấu hiệu sinh lý của cơ thể: Đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và mạnh, không có khả năng thư giản, thay đổi thói quen ngủ, ốm, toát mồ hôi, có tật hay run, căng cơ ở cổ, lưng vai............... - Về cảm xúc: Sợ, lo lắng, tức giận, ấm ức, khó chịu, trầm cảm/cảm thấy buồn bả, phủ nhận cảm xúc, muốn khóc, chạy, trốn, hung hăn hơn.... - Về nhận thức: Suy nghĩ theo một chiều, thiếu sáng tạo, không có khả năng lập kế hoạch, tư duy tiêu cực, tư duy cứng nhắc, gặp ác mộng, mơ ngủ.... - Những dấu hiệu hành vi : Nổi khùng, có những lời nói xúc phạm người khác, nói nhiều, uống rượu, hút thuốc lá, phản ứng chậm chạp, phá phách, gây sự, đi lang thang, tự gây thương tích, nói lắp-lắp bắp, nhiều lỗi hơn thường lệ, thể hiện sự thiếu khiên nhẫn, thiếu sự mềm dẻo trong ứng sử, không hoàn thành công việc,...... Các yếu tố tạo nên căng thẳng: Áp lực cuộc sống (xã hội, học tập, gia đình..) Căng thẳng = __________________________________________ Nội lực bản thân Để giảm căng thẳng thì cần phải tăng cường nội lực bản thân: - Kỹ năng giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực (quản lí thời gian, quản lí sự thay đổi, kỹ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được...) - Một số yếu tố hỗ trợ (thể dục, thể thao, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi... - Cần biết cách phòng tránh để ít rơi vào trạng thái căn thẳng hoặc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống và tìm cách giải quyết chúng. - Cần chủ động nhận biết căng thẳng và cảm xúc tiêu cực để tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng. Có thể đôi khi chúng ta không nhìn ra mình có một cảm xúc nào đó nhưng cũng có khi vì cho rằng đó là một cảm xúc xấu nên không muốn thừa nhận nó. 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú trọng giáo dục KNS cho học sinh Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh. Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 1. Thuận lợi - Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông. - Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. - Một số hoạt động giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. - Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. - Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đa dạng. 2. Khó khăn, hạn chế - Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. - Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,). Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện. - Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục KNS cho học sinh. Trong thực tế hậu quả của việc thiếu kỹ năng sống ở học sinh THPT là: +. Thiếu kỹ năng sống: Dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng Trốn học đi chơi, tình trạng phổ biến trong học đường hiện nay Không chỉ có học sinh cấp 3 hư hỏng, và bỏ bê việc học. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh cấp 2 cũng đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Khi cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Trong số các trường THPT trên địa bàn Nga Sơn, có không ít các em học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, các em bỏ tiết, tham gia vào các cuộc chơi bạn bè. Học sinh nữ đi học nhưng lại nhuộm tóc, ăn mặc sai đồng phục. Đặc biệt là việc chửi bậy. Gần đây trên một trang báo mạng, chúng ta bàng hoàng khi nghe con cái của mình là học sinh cấp 2 nói : "Teen quan hệ sớm, ai cũng biết chỉ phụ huynh không biết". Hoặc các em coi đây là chuyện hết sức bình thường. Rõ ràng hiện nay quan niệm của một bộ phận học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số nhỏ, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều. + Thiếu kỹ năng sống - Các em dễ ứng xử thiếu văn hóa Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ nữ sinh đánh nhau Học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ ở trường, lớp và cả bạn bè bên ngoài. Những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khiến các em dễ dàng bị kích động. Có những trường hợp học sinh đánh hội đồng một bạn cùng lớp. Các em tỏ ra nghĩa khí khi giúp bạn đánh người khác, dù người đó chưa từng có hiềm khích gì với mình Tháng nào trên các trang mạng xã hội chúng ta cũng chứng kiến các em học sinh vẫn mặc đồng phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát và lăng mạ bạn của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa. Tất cả những hiện tượng trên đều do các em đang thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, + Thiếu kỹ năng sống: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực, áp lực tác động vào các em nếu như không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng. Bản thân trong quá trình giảng dạy và làm chủ nhiệm tại trường THPT Trần Phú đã gặp rất nhiều các em học sinh có biểu hiện cá biệt gây không ít ảnh hưởng tới tập thể lớp, tới nhà trường, mà phần lớn là các em bị áp lực từ gia đình, từ học học tập, từ xã hội gây ra sự căng thẳng, bực dọc. Khi các em không kiểm soát được cảm xúc của mình thì có các hành động vô lễ với giáo viên trên lớp, nổi khùng với bạn bè, thích gây gổ đánh nhau để giải tỏa tâm lí bực dọc của mình. Xa hơn nữa, khi các em không được giải tỏa ngay thì rơi vào trạng thái bất cần, biểu hiện là chống đối bố mẹ, thầy cô, trốn học bỏ tiết đi chơi, sa vào các tệ nạn xã hội Trước thực trạng ấy tôi thấy cần thiết phải giáo dục các em các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng kiềm chế cảm xúc, ứng phó với căng thẳng mà các em gặp phải, mà người giáo dục quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm, bởi giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi các em nhất, có nhiều thời gian bên các em nhất và là mắt xích quan trọng trong việc kết nối giữa nhà trường và gia đình. Giải pháp giải quyết cấn đề và tổ chức thực hiện 3.1. Giải pháp Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng kiềm chế cảm xúc, ứng phó với căng thẳng mà các em gặp phải để giúp các em biết cách giải tỏa cảm xúc, làm chủ cảm xúc, hình thành các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy tích cực, biết cách phòng tránh , ứng phó tích cực với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Muốn làm được việc này cần kiên trì, cần có thời gian, cần có sự phối hợp giữa nhà trường với
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ky_nang_kiem_soat_cam_xuc_va_ung_pho_voi_cang.doc