SKKN Giáo dục kĩ năng sống gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018

SKKN Giáo dục kĩ năng sống gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018

Kĩ năng sống đối với các học sinh phổ thông vô cùng quan trọng. Nếu kĩ năng sống không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa giải căng thẳng Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh.

 Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.” [1]

Ngay từ đầu năm học. Bộ GD& ĐT đã có công văn yêu cầu: “Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, tích hợp, lồng ghép trong các môn học liên quan; các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nội dung giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi.” [2]

Xác định vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường, để học sinh tự tin học tập, rèn luyện, bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THPT.

Với lí do đó, qua thực tế quản lý tại trường học, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục kĩ năng sống gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018”.

 

doc 17 trang thuychi01 7824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
Kĩ năng sống đối với các học sinh phổ thông vô cùng quan trọng. Nếu kĩ năng sống không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng  giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa giải căng thẳng Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương  lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh.
	Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.” [1]
Ngay từ đầu năm học. Bộ GD& ĐT đã có công văn yêu cầu: “Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, tích hợp, lồng ghép trong các môn học liên quan; các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nội dung giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi.” [2]
Xác định vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường, để học sinh tự tin học tập, rèn luyện, bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THPT.
Với lí do đó, qua thực tế quản lý tại trường học, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục kĩ năng sống gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	+ Nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng sống trong trường THPT;
	+ Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Lê Lai các năm học trước;
	+ Xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	+ Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2017 – 2018
	+ Không gian nghiên cứu: Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc;
	+ Khách thể nghiên cứu: Học sinh các lớp 12 trường THPT Lê Lai. 
	+ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017-2018; 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
+ Phương pháp đúc rút sáng kiến kinh nghiệm;
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	2.1.1. Cơ sở lí luận.
Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày.  Kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là:
           - Học để biết (Learning to know)
           - Học làm người (Learning to be)
           - Học để sống với người khác (Learning to live together)
           - Học để làm (Learning to do)
Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hóa tinh thần, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
	Cuộc sống hiện đại đã thúc đấy mọi hoạt động của con người trở nên gấp gáp hơn, làm việc trong hối hả, nghỉ ngơi trong rộn ràng, thần kinh luôn căng thẳng và đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh.
Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như sau:
- Kĩ năng sống về sức khỏe: chế  độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giản, giải tỏa stress
- Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống
- Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc[3]
	2.1.2. Cơ sở pháp lý.
	- Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; 
	- Văn bản số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/1/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX
	- Công văn số: 4026/BGDĐT-GDCTHSSV V/v tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ GD&ĐT;
	- Công văn số: 1275/BGDĐT-GDCTHSSV V/v báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ngày 04 tháng 04 năm 2018 của Bộ GD&ĐT;
	2.2. Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12
	2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu học sinh toàn trường (Số liệu học kì I (Năm học 2017 – 2018)
Loại học sinh
Tổng số
Chia ra
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Tổng số học sinh
992
353
334
305
Trong TS: + Nữ
507
174
181
152
 + Dân tộc
622
230
202
190
 + Nữ dân tộc
348
124
121
103
 - Số đoàn viên
550
60
246
244
 - Số học sinh học tin học
992
353
334
305
Số học sinh học ngoại ngữ
Trong TS: - Tiếng Anh
992
353
334
305
Số học sinh theo độ tuổi
992
353
334
305
Chia ra: - Dưới 15 tuổi
 - 15 tuổi
 - 16 tuổi
300
300
 - 17 tuổi
337
45
292
 - Trên 17 tuổi
355
8
42
305
Số học sinh nữ theo độ tuổi
507
174
181
152
Chia ra: - Dưới 15 tuổi
 - 16 tuổi
157
157
 - 17 tuổi
176
14
162
 - Trên 17 tuổi
174
3
19
152
Số học sinh dân tộc theo độ tuổi
622
230
202
190
Chia ra: - Dưới 15 tuổi
 - 15 tuổi
 - 16 tuổi
195
195
 - 17 tuổi
206
31
175
 - Trên 17 tuổi
221
4
27
190
Học sinh chia theo vùng (*)
Tổng số
Chia ra
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Tổng số học sinh
992
353
334
305
Chia ra: - Đô thị
 - Miền núi - vùng sâu
992
353
334
305
	2.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
	Trong những năm học vừa qua việc bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 nói riêng và toàn trường nói chung được thực hiện bằng các hình thức sau:
	a. Tích hợp thông qua việc giảng dạy các môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sơ; cụ thể ở một số môn học sau: Văn, Sử, Địa, GDCD, Hoạt động thể chất và giáo dục quốc phòng;
	b. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp do giáo viên chủ nhiệm các lớp đảm nhận;
	c. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các Hội thi hội diễn hàng năm do Đoàn thanh niên đảm nhận;
	d. Việc liên kết với các đơn vị được chức năng giáo dục kĩ năng mềm rất khó thực hiện, khó khăn về kinh phí và thời gian, cũng như cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục kĩ năng mềm còn hạn chế.
	Và hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống còn có những hạn chế sau:
	- Đội ngũ giáo viên vẫn thiếu kiến thức và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, mới chỉ là truyền đạt một chiều từ giáo viên đến học sinh, tính tương tác hai chiều để học sinh nắm kiến thức và biến thành kĩ năng còn rất hạn chế;
	- Vẫn còn học sinh gây hấn đánh nhau, không ít học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kĩ, vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm đạo đức, yêu đương, nạo phá thai. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Số liệu 305 học sinh lớp 12 tham gia khảo sát đầu năm học, có tới 54,1 % học sinh được hỏi không biết kĩ năng sống là gì; 100% học sinh được hỏi trả lời kĩ năng sống rất cần thiết; 100% học sinh muốn được tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống;
	- Giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên diễn ra không thường xuyên, chủ yếu mang tính phong trào, đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động đoàn là kiêm nhiệm, không đủ thời gian để có thể làm tốt công tác này.
	- Nhà trường cũng chưa xây dựng được khung chương trình, nội dung, phương thức tổ chức nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong toàn trường để làm căn cứ cho các cá nhân được phân công có cơ sở tổ chức thực hiện.
	Với lý do đó: Hiệu trường nhà trường đã trực tiếp tham gia giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh lớp 12, mục đích trang bị cho các em những kiến thức, các kĩ năng quan trọng, để các em bước vào đời. Từ đó rút kinh nghiệm và triển khai cho tất cả các khối lớp trong những năm học sau. 
	Tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, Hiệu trưởng có điều kiện:
	- Đảm nhận được nhiệm vụ giảng dạy theo quy định của Điều lệ trường trung học;
	- Nắm bắt tình, tâm tư nguyện vọng, ý thức thái độ học tập, tinh thần, trách nhiệm học tập, tu dưỡng của học sinh;
	- Thông qua việc trực tiếp giảng dạy kĩ năng sống Hiệu trưởng có cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
	Để có thể tham gia các lớp giáo dục kĩ năng mềm, Hiệu trưởng nhà trường phải:
	- Có lòng say mê, kiến thức, khả năng truyền đạt để các kĩ năng đến học sinh, biết truyền đến học sinh đam mê, nhiệt huyết;
	- Có tinh thần, ý thức tự học để trau dồi kiến thức, kĩ năng và thái độ về lĩnh vực kĩ năng mềm;
	- Tham gia các lớp học kĩ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm tổ chức và truyền đạt cho học sinh. 
	- Bố trí, sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành thời khóa biểu đã đặt ra.
	- Bố trí nguồn kinh phí nhất định đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất mức độ tối thiểu để hoàn thành các hoạt động giáo dục kĩ năng mềm.
	- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng cho đội ngũ giáo viên.
	- Kết thúc năm học phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút nghiệm các hoạt động giáo dục kĩ năng số đã tổ chức.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Khảo sát hiện trạng và nhu cầu giáo dục kĩ năng sống.
Thực hiện công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/1/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX
Nội dụng kĩ năng sống gồm các nhóm:
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,
Kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, 
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác, 
Kỹ năng tự nhận thức và cảm thông,
Kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, 
Kỹ năng tự học.
	Để có số liệu xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng sống. Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi đối với học sinh lớp 12.
Số lượng phiếu hỏi phát ra: 305 phiếu
Số phiếu hỏi thu về: 305 phiếu
Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung tham gia hỏi
Số lượng
Tỉ lệ %
1. Em có biết kĩ năng sống là gì không?
305
100
a. Có
140
45.9
b. Không
165
54.1
2. Đối với một học sinh việc trang bị kĩ năng sống có cần thiết không?
305
100
a. Có
305
100
b. Không
3. Em có muốn được giáo dục kĩ năng sống cho bản thân không?
305
100
a. Có
305
100
b. Không
4. Theo em kĩ năng sống bao gồm những vấn đề nào?
305
100
a. Giao tiếp
5
1.6
b. Sắp xếp tổ chức công việc
7
2.3
c. Khả năng tự nhận thức bản thân
9
3.0
d. Tư duy, sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới
15
4.9
đ. Tất cả các ý trên
269
88.2
5. Theo em những môi trường nào cần trang bị kĩ năng sống?
305
100
a. Trường học
39
12.8
b. Gia đình
c. Xã hội
d. Tất cả các ý trên
266
87.2
Qua kết thu được, nhận định: Học sinh được hỏi, tỉ lệ không hiểu về kĩ năng sống còn cao. Tuy nhiên các em vẫn nhận thức được kĩ năng sống là cần thiết, mong muốn được giáo dục kĩ năng sống.
Các kĩ năng
Tổng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Mức độ về kĩ năng tự nhận thức bản thân của em như thế nào?
305
21
6.9
130
42.6
132
43.3
10
3.3
12
3.9
Mức độ về kĩ năng xác định giá trị của em như thế nào?
305
21
6.9
120
39.3
140
45.9
20
6.6
4
1.3
Mức độ về kĩ năng kiểm soát cảm xúc của em như thế nào?
305
26
8.5
160
52.5
97
31.8
14
4.6
8
2.6
Mức độ về kĩ năng tự ứng phó với căng thẳng của em như thế nào?
305
13
4.3
102
33.4
142
46.6
34
11.1
14
4.6
Mức độ về kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ của em như thế nào?
305
22
7.2
92
30.2
168
55.1
16
5.2
7
2.3
Mức độ về kĩ năng giao tiếp của em như thế nào?
305
25
8.2
138
45.2
118
38.7
16
5.2
8
2.6
Mức độ về kĩ năng thể hiện sự tự tin của em như thế nào?
305
24
7.9
87
28.5
138
45.2
46
15.1
10
3.3
Mức độ về kĩ năng lắng nghe tích cực của em như thế nào?
305
74
24.3
121
39.7
100
32.8
6
2.0
4
1.3
Mức độ về kĩ năng thể hiện sự thông của em như thế nào?
305
24
7.9
129
42.3
142
46.6
4
1.3
6
2.0
Mức độ về kĩ năng thương lượng của em như thế nào?
305
14
4.6
139
45.6
126
41.3
22
7.2
4
1.3
Mức độ về kĩ năng giải quyết mâu thuẫn của em như thế nào?
305
42
13.8
137
44.9
110
36.1
12
3.9
4
1.3
Mức độ về kĩ năng hợp tác của em như thế nào?
305
36
11.8
151
49.5
82
26.9
34
11.1
2
0.7
Mức độ về kĩ năng tư duy phê phán của em như thế nào?
305
22
7.2
111
36.4
146
47.9
18
5.9
8
2.6
Mức độ về kĩ năng tư duy sáng tạo của em như thế nào?
305
12
3.9
133
43.6
126
41.3
26
8.5
8
2.6
Mức độ về kĩ năng ra quyết định của em như thế nào?
305
22
7.2
131
43.0
134
43.9
8
2.6
10
3.3
Mức độ về kĩ năng giải quyết vấn đề của em như thế nào?
305
14
4.6
135
44.3
134
43.9
16
5.2
6
2.0
Mức độ về kĩ năng kiên định của em như thế nào?
305
42
13.8
123
40.3
118
38.7
6
2.0
16
5.2
Mức độ về kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của em như thế nào?
305
50
16.4
163
53.4
76
24.9
12
3.9
4
1.3
Mức độ về kĩ năng đạt mục tiêu của em như thế nào?
305
22
7.2
153
50.2
108
35.4
18
5.9
4
1.3
Mức độ về kĩ năng quản lí thời gian của em như thế nào?
305
26
8.5
117
38.4
98
32.1
44
14.4
20
6.6
Mức độ về kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của em như thế nào?
305
24
7.9
119
39.0
138
45.2
20
6.6
4
1.3
Tổng
6405
576
9.0
2691
42.0
2573
40.2
402
6.3
163
2.5
Mức 1: Rất tệ, có 9 % số học sinh lựa chọn
Mức 2: Tệ, có 42 % số học sinh lựa chọn
Mức 3: Trung bình, có 42.2 % số học sinh lựa chọn
Mức 4: Tốt, có 6.3 % số học sinh lựa chọn
Mức 5: Rất tốt, có 2.5 % số học sinh lựa chọn
Qua kết quả khảo sát: Phần lớn học sinh thiếu tự tin về 21 kĩ năng cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông. 
	2.3.2. Xác định khung và nội dung chi tiết các kĩ năng cần giáo dục.
	Modul 1: 21 kĩ năng sống cho học sinh phổ thông
Kĩ năng tự nhận thức bản thân 
Kĩ năng xác định giá trị 
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 
Kĩ năng tự ứng phó với căng thẳng 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 
Kĩ năng giao tiếp 
Kĩ năng thể hiện sự tự tin 
Kĩ năng lắng nghe tích cực 
Kĩ năng thể hiện sự thông 
Kĩ năng thương lượng 
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 
Kĩ năng hợp tác 
Kĩ năng tư duy phê phán 
Kĩ năng tư duy sáng tạo 
Kĩ năng ra quyết định 
Kĩ năng giải quyết vấn đề 
Kĩ năng kiên định 
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 
Kĩ năng đạt mục tiêu 
Kĩ năng quản lí thời gian 
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 
	Modul 2: Bí quyết quản trị thời gian hiệu quả
	a. Khái niệm
	b. Lợi ích của việc quản trị thời gian hiệu quả
	c. Hậu quả của việc quản trị thời gian không hiệu quả
	d. Các lỗi trong quá trình quản trị thời gian
	e. Các phương pháp quản trị thời gian hiệu quả
	f. Nguyên lí 40-30-20-10 trong quản trị thời gian
	Modul 3: Thấu hiểu bản thân – mở lối thành công
	a. Khái quát về thấu hiểu bản thân
	- Khái quát sơ đồ thấu hiểu bản thân
	- Chiến lược con nhím trong thấu hiểu bản thân
	- Thấu hiểu bản thân yếu tố quyết định thành công
	b. Thấu hiểu bản thân là thấu hiểu những gì
	- Thấu hiểu năng lưc: Kiến thức – kĩ năng – thái độ
	- Thấu hiểu sở trường: Điểm mạnh – điểm yếu
	- Hiểu đẳng cấp của mình: 
	- Hiểu giá trị bản thân
	c. Phương pháp thấu hiểu bản thân: 
	- Phương pháp phân tích phản hồi 3600
	- Các yếu tố thiết yếu trong phân tích phản hồi
	Modul 4: Đam mê – Chìa khóa thành công
	a. Khái niệm đam mê
	b. Đặc điểm của đam mê
	- Đam mê khách ước mơ và sở thích
	- Tận cùng của đam mê là lý tưởng
	- Đam mê đến từ kinh nghiệm và cảm nhận
	- Sự kích thích là đặc điểm lớn nhất của đam mê
	- Nhầm lẫn là đặc điểm nguy hiểm nhất của đam mê
	- Sở trường là đặc điểm gần gũi nhất của đam mê
	- Đam mê có nhiều loại
	- Đam mê không ai giống ai
	c. Ý nghĩa của đam mê
	- Đam mê là bí quyết của sự sáng tạo
	- Đam mê đem lại hạnh phúc
	- Đam mê kiến tạo tương lai
	d. Sáu bước tìm kiếm đam mê
	- Phải nhận thức được ý nghĩa và bản chất đam mê
	- Phải tìm được sự định vị bản thân
	- Loại bỏ các lực cản
	- Đi tìm sự trợ giúp tích cực
	- Quản trị hiệu quả thời gian
	- Thực hiện đam mê
	e. Giữ lửa đam mê
	- Đi thẳng đến đam mê
	- Đi vòng tạo đam mê
	- Nhân bội đam mê
	Modul 5: Quản trị cuộc đời – đường đến thành công
	a. Quản trị cuộc đời là gì
	b. Chiến lược cuộc đời
	- Định vị bản thân
	- Ấn định mục tiêu
	- 4 chiến lược thực hiện mục tiêu
	c. Thực hiện chiến lược
	- Xác định đúng sở trường
	- Loại bỏ các tật xấu
	- Tận dụng 5 người thầy
	- Quản trị thời gian
	- Lên kịch bản cuộc đời: 4 kịch bản cuộc đời – 3 hướng đi lập nghiệp – 2 giá trị cốt lõi.
	2.3.3. Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12
	2.3.3.1. Xây dựng thời khóa biểu 
	Năm học 2017 – 2018 trường THPT Lê Lai có 08 lớp 12, với 305 học sinh, gồm các lớp từ 12A1 đến 12A8
	Thời khóa biểu cụ thể như sau: Học vào các chiều thứ 7 hàng tuần; từ 14 h 00 đến 16 h 30 phút, nghỉ giữa buổi 15 lớp.
Lớp
Nội dung
Thời gian
12A1, 12A2
21 Kĩ năng mềm cho học sinh phổ thông
Tuần 1 tháng 10/2017
12A3, 12A4
21 Kĩ năng mềm cho học sinh phổ thông
Tuần 2 tháng 10/2017
12A5, 12A6
21 Kĩ năng mềm cho học sinh phổ thông
Tuần 3 tháng 10/2017
12A7, 12A8
21 Kĩ năng mềm cho học sinh phổ thông
Tuần 4 tháng 10/2017
12A1, 12A2
Bí quyết quản trị thời gian hiệu quả
Tuần 1 tháng 11/2017
12A3, 12A4
Bí quyết quản trị thời gian hiệu quả
Tuần 2 tháng 11/2017
12A5, 12A6
Bí quyết quản trị thời gian hiệu quả
Tuần 3 tháng 11/2017
12A7, 12A8
Bí quyết quản trị thời gian hiệu quả
Tuần 4 tháng 11/2017
12A1, 12A2
Thấu hiểu bản thân – mở lối thành công
Tuần 1 tháng 12/2017
12A3, 12A4
Thấu hiểu bản thân – mở lối thành công
Tuần 2 tháng 12/2017
12A5, 12A6
Thấu hiểu bản thân – mở lối thành công
Tuần 3 tháng 12/2017
12A7, 12A8
Thấu hiểu bản thân – mở lối thành công
Tuần 4 tháng 12/2017
12A1, 12A2
Đam mê – Chìa khóa thành công
Tuần 1 tháng 2/2018
12A3, 12A4
Đam mê – Chìa khóa thành công
Tuần 2 tháng 2/2018
12A5, 12A6
Đam mê – Chìa khóa thành công
Tuần 3 tháng 2/2018
12A7, 12A8
Đam mê – Chìa khóa thành công
Tuần 4 tháng 2/2018
12A1, 12A2
Quản trị cuộc đời – đường đến thành công
Tuần 1 tháng 3/2018
12A3, 12A4
Quản trị cuộc đời – đường đến thành công
Tuần 2 tháng 3/2018
12A5, 12A6
Quản trị cuộc đời – đường đến thành công
Tuần 3 tháng 3/2018
12A7, 12A8
Quản trị cuộc đời – đường đến thành công
Tuần 4 tháng 3/2018
	2.3.3.2. Chuẩn bị điều kiện cơ sơ vật chất
	Để các hoạt động giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả, cơ sở vật chất phải đảm bảo gồm:
	- Phòng Hội trường có sức chứa 100 người, đủ 02 lớp tham gia, có sân khấu nhỏ phía trên để tổ chức các hoạt động.
	- Hệ thống âm thanh, ánh sáng tốt, máy tính nối mạng internet, máy chiếu Projector, Tivi 65 inch, máy nổ dự phòng khi mất điện.
	- Máy trợ giảng dùng cho người dạy, các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ các buổi dạy.
	2.3.3.3. Soạn bài, phân công người dạy, trợ giảng và tổ chức buổi học
	Trên cơ sở khung chương trình và nội dung đã xác định, Hiệu trưởng xây dựng giáo án bài giảng dưới dạng trình chiếu powerpoint; có minh họa hình ảnh âm thanh.
	Để soạn các bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_gan_voi_dinh_huong_nghe_nghiep_ch.doc
  • docBia skkn ca nhan 2017-2018.doc