SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 thông qua bài 16-Tiết 1. “Tự hoàn thiện bản thân”- Sách giáo khoa giáo dục công dân 10
Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa qua việc lồng ghép vào các môn học.
Ở nước ta hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Tại sao trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều. Tháng nào trên các trang mạng xã hội chúng ta cũng chứng kiến các em học sinh vẫn mặc đồng phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát và lăng mạ bạn của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa. Tất cả những hiện tượng trên đều do các em học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông - lứa tuổi đang rất muốn thể hiện cái tôi của mình bị thiếu kĩ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kĩ năng sống các em học sinh rễ rơi vào lối sống buông thả, hư hỏng; thiếu kỉ năng sống các em học sinh thường ứng xử thiếu văn hóa; thiếu kĩ năng sống các em không làm chủ được bản thân, cảm xúc, giao tiếp, thiếu kĩ năng để bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 2 THÔNG QUA BÀI 16-TIẾT 1: “TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN” SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Chu Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: GDCD THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ ..3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............................................5 2.3.1.Các kĩ năng sống lồng ghép vào dạy bài 16 “Tự hoàn thiện bản thân”.....5 2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong việc lồng nghép các kĩ năng sống vào bài 16 “ Tự hoàn thiện bản thân”.......................................................................................5 2.3.3. Quy trình sử dụng các kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1 bài 16 “ Tự hoàn thiện bản thân”.....6 2.3.4. Vận dụng các kĩ năng vào dạy bài 16 tiết 1 “ Tự hoàn thiện bản thân”.....................................................................................................................7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.. ....11 2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến đối bản thân, đồng nghiệp và nhà trường............11 2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh.......................................................12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận........................................................................................................13 3.2. Kiến nghị......................................................................................................13 3.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo...........................................................................13 3.2.2. Đối với đồng nghiệp................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa qua việc lồng ghép vào các môn học. Ở nước ta hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Tại sao trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều. Tháng nào trên các trang mạng xã hội chúng ta cũng chứng kiến các em học sinh vẫn mặc đồng phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát và lăng mạ bạn của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa. Tất cả những hiện tượng trên đều do các em học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông - lứa tuổi đang rất muốn thể hiện cái tôi của mình bị thiếu kĩ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kĩ năng sống các em học sinh rễ rơi vào lối sống buông thả, hư hỏng; thiếu kỉ năng sống các em học sinh thường ứng xử thiếu văn hóa; thiếu kĩ năng sống các em không làm chủ được bản thân, cảm xúc, giao tiếp, thiếu kĩ năng để bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực Hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng đang quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, xác định được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đối với các em. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai giáo dục kĩ năng sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì các em chưa có định nghĩa rõ ràng, đầy đủ về kĩ năng sống cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩn đồng bộ cho việc hoạch định kĩ năng sống. Học kĩ năng sống không phải là một vài kĩ năng chúng ta thường nghe mà bao gồm rất nhiều các kĩ năng cần trang bị cho học sinh. Hiện nay kĩ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học. Nhưng Giáo viên cũng không thể tăng số tiết học để giảng bài về kĩ năng sống, mà chủ yếu chèn vào nội dung bài học nào cho phù hợp để các em có những kĩ năng cơ bản giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống. Với ý nghĩa sâu sắc đó tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 thông qua bài 16-tiết 1. “Tự hoàn thiện bản thân”- Sách giáo khoa giáo dục công dân 10”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tầm quan trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông nói trung và học sinh Triệu Sơn 2 nói riêng. Tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học 16 “Tự hoàn thiện bản thân” sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10 với giáo án điện tử, xem video, thực hành giải quyết tình huốngcác em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước trong nội dung bài học, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này.. 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Trong thời đại hiện nay, học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi để tự hoàn thiện bản thân mình với sự quan tâm, giáo dục, giúp đỡ của nhà trường, của các thầy cô giáo, của gia đình, ông bà cha mẹ và của toàn xã hội. Tuy vậy, vai trò tự thân vận động vẫn là điều quyết định để mỗi học sinh vươn lên trở thành những con người có phẩm chất tốt đẹp được mọi người mến mộ. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm thường xuyên, tự giác, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Nghiên cứu nội dung bài 16- tiết 1,“Tự hoàn thiện bản thân” - Giáo dục công dân 10 và việc học tập của học sinh đối với bài học. Từ đó, sưu tầm, chọn lọc, phối hợp sử dụng những hình ảnh, video... cùng kĩ thuật dạy học để giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 10. Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 05 lớp học sinh khối 10 của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2, cụ thể: Lớp 10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8. Năm học 2017 – 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...). - Phương pháp đàm thoại, lấy ý kiến học sinh, phương pháp đóng vai... 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Khi tiếp cận kĩ năng sống thông qua bốn trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để khẳng định bản thân, học để chung sống và học để làm việc thì có thể hiểu kĩ năng sống là: Kĩ năng học tập, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kĩ năng làm việc. Hay có thể hiểu kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói, kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp cho con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục kĩ năng sống vào trường học cùng với các môn học cụ thể. Như vậy, với mục tiêu đổi mới phương pháp/kĩ thuật dạy học Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần đa dạng hóa các phương pháp/kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, để việc giảng dạy phần đạo đức - Giáo dục công dân 10 đạt hiệu quả cao, thì kèm theo đó là giáo dục thêm vốn kĩ năng sống cho học sinh sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn. Huy động, khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của các em tạo cơ hội, động viên, khuyến khích các em bày tỏ ý kiến cá nhân về bản thân mình về quan niệm sống của mình từ đó hình thành những tư tưởng đạo đức tốt đẹp các kĩ năng sống cần có trong cuộc sống của các em. Đây chính là cơ sở tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào dạy bài 16, tiết 1. “Tự hoàn thiện bản thân” – Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thực tế cho thấy những năm trở lại đây do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ phát triển đã làm cho giới trẻ nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng đang có những biểu hiện tha hóa về đạo đức, có lối sống buông thả, sống ảo. Thiếu kĩ năng sống các em học sinh dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng, thiếu kĩ năng sống các em dễ ứng xử thiếu văn hóa, hiếu kĩ năng sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai Qua việc nắm bắt từ thực về việc thiếu hụt các kĩ năng sống của một số các các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 đầu cấp của trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 (điều này được chứng minh bằng việc ở 5 phút đầu giờ trước khi học bài 16. “Tự hoàn thiện bản thân”. Câu hỏi: Ở nơi công cộng em thấy mình cần phải ứng xử như thế nào, lấy ví dụ cụ thể? Và qua việc tìm hiểu nhanh ở 3 lớp 10 tôi thu được kết quả như sau: Về kĩ năng” ứng xử nơi công cộng” Lớp Sĩ số Mức độ hiểu biết về kĩ năng Rất tốt Bình thường Thiếu hụt kĩ năng SL % SL % SL % 10A4 41 11 28,6 11 26,2 19 45,2 10A5 39 13 41 13 29,5 13 29,5 10A6 40 5 12,5 15 37,5 20 50 Tổng 120 29 24,2 39 32,5 52 43,3 Như vậy, tổng số học sinh được điều tra là 120 em, kết quả điều tra cho thấy: chỉ 24,2% tổng số học sinh được điều tra là có kĩ năng ứng xử tốt nơi công cộng, trong khi đó có tới 43,3% tổng số học sinh được điều tra thiếu hụt kĩ năng, vì vậy trong bài 16 “Tự hoàn thiện bản thân” Sách giáo khoa Gíao dục công dân lớp 10, ở năm học 2017-2018 tôi đã lồng ghép nội dung bài học kết hợp với việc dạy kĩ năng sống cho học sinh và bước đầu đã thu được những tín hiệu đáng mừng các em đã có hiểu biết về các kĩ năng cần thiết để tự hoàn thiện bản thân mình. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Các kĩ năng sống lồng ghép vào giảng dạy bài 16 (tiết 1) “ Tự hoàn thiện bản thân” Kĩ năng sống rất đa dạng về nội dung và việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cũng có rất nhiều hình thức, thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi chỉ thông qua bài 16 (tiết 1) “Tự hoàn thiên bản thân” do đó nội dung mà tôi muốn giáo dục thêm cho các em đó là: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng ứng phó với tình huống bạo lực học đường; Kĩ năng kĩ năng xử lí thông tin; Kĩ năng thể hiện sự tự tin, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân - Thông qua dạy mục 1: Tự hoàn thiện bản thân. Liên hệ thực tế những câu chuyện tự hoàn thiện bản thân để giảng dạy mục 2.a. Tự hoàn thiện bản thân. 2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong việc lồng ghép một số kĩ năng sống vào giảng dạy trong bài 16 (tiết 1) “ Tự hoàn thiên bản thân” Để đạt hiệu quả tối ưu giáo viên cần quán triệt, vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ các nguyên tắc cơ bản sau: Một là: Đảm bảo tính khoa học: Xác định đúng những kĩ năng liên quan đến nội dung mà bài học cần đáp ứng; tìm hiểu kĩ yêu cầu về những kĩ năng cần cho học sinh lớp 10 lựa chọn tài liệu, kĩ thuật dạy học thích hợp. Hai là: Đảm bảo tính vừa sức, các kĩ năng phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ba là: Dạy kết hợp các kĩ năng theo nhiều hướng khác nhau, bằng các kĩ thuật dạy học khác nhau. Bốn là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành các kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung từng đối tượng học sinh ở các lớp. 2.3.3. Quy trình rèn luyện các kĩ năng sống vào giảng dạy bài 16 “ Tự hoàn thiện bản thân” Nội dung các kĩ năng giáo dục cho học sinh có nội dung phù hợp với bài học: Kĩ năng giao tiếp: Đây là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh giao tiếp một cách hiệu quả, phù hợp. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, với xã hội. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Đây là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần làm giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa hơn. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, giúp người đó có suy nghĩ tích cực, lạc quan trong cuộc sống.và hợp tác của họ hiệu quả hơn, giúp giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa, Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hay nhu cầu của họ. Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giáo tiếp và ứng xử với người khác, cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. Kĩ năng quản lí thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trong thời gian nhất định. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó, đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực của công việc.Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làm chủ bản thân. Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Đây là kĩ năng quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời. Để tìm kiếm và xử lí thông tin chúng ta cần: Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin là gì? Xác định các loại thông tin về chủ đề mà mình phải tìm kiếm là gì? Xác định các nguồn địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những thông tin đó. Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan đến việc cung cấp thông tin nếu có. Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng. Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung một cách hệ thống. Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được đặc biệt là thông tin trái chiều. Kĩ năng ứng xử nơi công cộng cho học sinh để các em vận dụng sao cho phù hợp như: - Băng qua đường đúng vạch kẻ để đảm bảo an toàn cho bản thân đặc biệt bên cạnh trường Triệu Sơn 2 có ngã tư có đèn tiến hiệu để các em chú ý dừng lại đúng quy định. - Khi lưu thông mà xảy ra va chạm, các em phải đứng xuống để xin lỗi đối tượng và không cần phân biệt hay phân tích lỗi của ai vì một câu xin lỗi có thể ngăn cản những xung đột có thể xảy ra sau này. - Phải có can đảm để tôn trọng luật giao thông trong các trường hợp có áp lực của đám đông đây là điều học sinh hay vi phạm nhất. - Đảm bảo vệ sinh nơi công cộng. - Xếp hàng trật tự khi chào cờ, các buổi ngoại khóa 2.3.4. Vận dụng kĩ năng cụ thể vào bài 16 tiết 1 “ Tự hoàn thiên bản thân” 2.3.4.1. Mở đầu bài học Giáo viên trình chiếu tấm gương tự hoàn thiện bản thân của thầy giáo Nguyễn Ngọc ký có nội dung phù hợp với chủ đề của bài học cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực để dẫn học sinh vào bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, giảng giải nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới. ( Ảnh thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký- Nguồn Internet) Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Ông đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau. Vậy tự hoàn thiện bản thân là gì? 2.3.4.2. Kết hợp dạy các kĩ năng sống cho học sinh thông qua kiến thức: Tự nhận thức bản thân * Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về một số đặc tính của bản thân bằng việc nghi trực tiếp ra giấy ( thời gian 10 phút) sau đó yêu cầu học sinh đứng dậy trả lời. phần này giáo viên sẽ dạy học sinh kĩ năng: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 1. Người mà em yêu quý nhất? 2. Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời? 3. Tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm? 4. Em hãy kể một vài sở thích của em? 5. Môn học mà em ưa thích nhất? 6. Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình? 7. Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn? * Bước 2: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm với 4 phiếu tự nhận thức về bản thân mình qua một số kĩ năng sống của mình. Thông qua kết quả để giáo viên đánh giá mức độ thiếu hụt kĩ năng của các em. - Phiếu 1 (nhóm 1): Một năng khiếu, sở trường của em? Giáo viên cho học cả lớp thảo luận các câu hỏi để dạy căc em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin như: ? Thế nào là tự nhận thức về bản thân? ? Tự nhận thức đúng về mình có phải là điều dễ dàng không? ? Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc chỉ toàn điểm yếu không? STT Hành vi Không cần Cần Rất cần Không biết 1 Kiềm chế cảm xúc – sử dụng các kĩ năng thư giãn 2 Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Ai là người gây ra mâu thuẫn 3 Chủ động hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó 4 Nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình 5 Nói nguyên nhân làm cho mình lại có cảm xúc như vậy 6 Cùng thảo luận về nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, tìm cách giải quyết - Phiếu 2 ( nhóm 2:) Hãy cho biết ý kiến của bạn về những nội dung dưới đây: STT Nội dung Cần Không 1 Có cần nhận thức được cảm xúc của bản thân không 2 Có cần làm chủ được cảm xúc của mình không 3 Cần tích cực với căng thẳng không 4 Khi căng thẳng có cần tìm kiếm sự giúp đỡ không 5 Có cần phòng ngừa các tình huống căng thẳng không 6 Có nhất thiết mọi chuyện vui buồn phải đưa lên mạng xã hội không - Phiếu 3 (nhóm 3): Hãy xác định cách mà em thường thể hiện khi gặp căng thẳng. Chọn một trong các cách sau: STT Cách thể hiện Phương án chọn 1 Khóc 2 Tâm sự với bạn thân 3 Cố gắng giải thích 4 Nhờ thầy cô giúp đỡ 5 Đập phá đồ đạc 6 Tự hành hạ mình - Phiếu 4 ( nhóm 4): Hã
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_10_truong_trung.doc