SKKN Giáo dục kĩ năng nhận thức và ứng phó với hiệu ứng đám đông cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nghi Lộc 4

SKKN Giáo dục kĩ năng nhận thức và ứng phó với hiệu ứng đám đông cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nghi Lộc 4

GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lí toàn diện mọi mặt của một lớp học:

GVCN lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí mọi hoạt động của lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở trong lớp. Vai trò quản lí của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp, GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.

GVCN là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết, là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp và là cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp:

GVCN lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể.

Vai trò tổ chức của GVCNthể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.

GVCN lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ, mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi đoàn lập kế hoạch công tác, bầu ra ban chấp hành chi đoàn tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất

GVCN giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:

Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giáo dục đạo đức cho học sinh. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên Chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả nhất.

docx 87 trang Thu Kiều 25/09/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng nhận thức và ứng phó với hiệu ứng đám đông cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nghi Lộc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 GIÁO DỤC KĨ NĂNG NHẬN THỨC VÀ 
 ỨNG PHÓ VỚI HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG
 CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC 
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4
 -----------------------
 Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 NĂM HỌC: 2022-2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 BGH Ban giám hiệu
 GDPT Giáo dục phổ thông
 GV Giáo viên
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 HS Học sinh
 THPT Trung học phổ thông
 CLB Câu lạc bộ
 CMHS Cha mẹ học sinh 3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp............................................47
3.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................47
3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................47
3.2.1. Nội dung khảo sát..........................................................................................47
3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ......................................................47
3.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................48
3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 48 
3.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất......................................................48
3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..........................................................49
4. Hiệu quả của đề tài ..............................................................................................50
4.1. Học sinh biết chia sẻ, gắn kết, yêu thương, thân thiện và tích cực hơn..........51
4.2. Học sinh phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong học tập và hoạt động phong 
trào của lớp..............................................................................................................51
4.3. Học sinh được giáo dục kĩ năng, hướng nghiệp ...............................................52
PHẦN III. KẾT LUẬN ...........................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC trọng, thiếu văn hóa trong giao tiếp, vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo , ý thức tham 
gia các hoạt động công cộng chưa tốt... vẫn tồn tại, nguyên nhân là do các em chưa 
đc trang bị đầy đủ về kĩ năng sống hoặc mức độ nhận thức về kĩ năng sống của các 
em chưa tốt.
 1.4.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan 
trọng của chương trình GDPT hiện hành, nó được cụ thể hóa thành các nội dung 
tổng thể và cụ thể cho các lực lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường, từ đội ngũ 
BGH, tổ chức Đoàn thanh niên, GV giảng dạy bộ môn cho đến GVCN. Trong đó 
có thể khẳng định rằng GVCN và công tác chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng 
nhất trong việc định hướng giá trị sống, kĩ năng sống cho HS THPT, giúp các em 
hình thành, phát triển các kĩ năng cần thiết để ứng phó và đương đầu với những thử 
thách , biến động trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng nhận thức về bản 
thân, xã hội và kĩ ứng phó với các tình huống của đời sống.
 1.5. Học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều biến động tâm sinh lý,thường có 
khuynh hướng hòa nhập theo bạn bè, ham thích cái mới nên dễ dàng bị ảnh hưởng 
bởi các xu thế, trào lưu, bị đám đông tác động trong khi các em còn nông nổi, thiếu 
chín chắn trong suy nghĩ, dễ bộc phát cảm xúc, thiếu kiềm chế. Các em suy nghĩ 
mọi điều chưa thấu đáo, đang làm việc theo bản năng và cảm tính, dễ thích ứng với 
môi trường xung quanh nên rất dễ dàng học tập được những điều tốt và nhiễm 
những điều xấu ở môi trường xung quanh.Vì vậy, việc giúp học sinh nhận thức về 
vấn đề hiệu ứng đám đông cũng như rèn luyện khả năng tư duy độc lập sẽ tạo cho 
học sinh khả năng miễn dịch, ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ đám đông. 
Đồng thời, nếu người làm công tác giáo dục biết cách ứng dụng, sẽ phát huy được 
hiệu quả tích cực của hiệu ứng đám đông vào việc xây dựng môi trường giáo dục 
hiệu quả, tích cực.
 Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống và 
rèn luyện kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng nhận thức và ứng phó với hiệu ứng đám 
đông cho HS THPT nói chung và cho đối tượng HS lớp chủ nhiệm nói riêng, với 
cương vị là người giáo viên đã nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm 
lớp, chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và trình bày đề tài: Giáo dục kĩ năng nhận 
thức và ứng phó với hiệu ứng đám đông cho học sinh thông qua công tác chủ 
nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 4
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Từ việc nhận thức được thực trạng về công tác giáo dục kĩ năng sống trong 
nhà trường cũng như thực trạng về kĩ năng sống của học sinh THPT để đưa ra 
những giải pháp tích cực, phù hợp góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, 
đặc biệt giúp học sinh có những nhận thức, hành vi đúng đắn trước những hiệu ứng 
đám đông trong nhà trường và ngoài xã hội.
 - Đề tài của chúng tôi cũng nhằm giúp cho mục tiêu xây dựng trường học 
hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
 2 ứng phó với hiệu ứng đám đông cho học sinh. Cho đến nay chưa có một công trình 
khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về: Giáo dục kĩ năng nhận thức và ứng phó 
với hiệu ứng đám đông cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ở trường 
THPT Nghi Lộc 4
 6.2.Đóng góp của đề tài
 Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, 
đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục cho HS trong trường THPT, giúp học sinh hình thành và 
phát triển được kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng điều chỉnh nhận thức và hành vi 
của bản thân trước các hiệu ứng đám đông trong nhà trường và ngoài xã hội theo 
chiều hướng tích cực.
 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả xây 
dựng trường học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc.
 4 Với những vai trò trên, GVCN là người gần gũi học sinh nhất trong nhà 
trường, hiểu rõ tâm tư tình cảm của từng em, nắm vững hoàn cảnh gia đình và 
mong muốn của từng học sinh trong lớp. GVCN là người có thể nhận thấy được 
những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc và hành động của các em sớm nhất. Cũng là 
người có thể gợi cho các em bộc bạch tâm sự của mình nhiều nhất. Do vậy GVCN 
là người có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng 
và kiểm soát cảm xúc của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng có khả năng tác 
động vào tâm lí học sinh, giúp các em giải tỏa những cảm xúc căng thẳng đang gặp 
phải, từ đó đưa các em ra khỏi những trạng thái tiêu cực ảnh hưởng đến việc học 
tập.
1.1.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông
 Sự phát triển về mặt thể chất:
 Những kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh lứa tuổi này 
cho thấy đây là thời kì quan trọng của sự phát triển thể chất và đó là sự thay đổi có 
gia tốc. Biểu hiện cụ thể là: các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai 
được tăng cường, có sự trưởng thành về giới tính, có sự ổn định và cân bằng hơn 
so với lứa tuổi trước đó trong các hoạt động của hệ thần kinh (hưng phấn, ức chế) 
cũng như các mặt phát triển khác về thể chất.
 Sự phát triển về mặt cảm xúc của học sinh THPT :
 Lứa tuổi này, chất lượng các rung động trở nên phong phú hơn nhiều. Đi đôi 
với các đặc điểm đó là khả năng tự kiềm chế, tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi của 
các em cũng được hình thành. Các em ngày càng nhạy cảm với những yếu tố mới 
và cởi mở hơn, được thể hiện ở chỗ: các em bắt đầu có những rung động sâu sắc 
với các quan hệ trong gia đình, trong nhà trường và đặc biệt là rất nhạy cảm với 
những rung cảm của người khác.
 Trong giai đoạn này, thế giới tình cảm của các em cũng phát triển mạnh mẽ. 
Nó rất phong phú và đa dạng bao gồm: tình cảm thẩm mỹ, tình cảm lao động, tình 
cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm mang tính thế giới quan... song nổi bật lên 
lứa tuổi này là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và ở một số em đã xuất hiện 
tình yêu lứa đôi.
 Phát triển về mặt xã hội của học sinh trung học phổ thông :
 Mối quan hệ với bạn bè: bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh THPT. 
Thông qua bạn bè, các em tiếp thu cuộc sống xã hội, biết đến các giá trị mới như 
bình đẳng, sự chấp nhận, chia sẻ và quan tâm cũng như biết sâu sắc hơn các chuẩn 
mực xã hội và vai trò của bản thân.
 Nhu cầu tâm tình chia sẻ với bạn cùng tuổi ở lứa tuổi này là rất lớn. Có thể 
thấy rằng, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với các mối quan 
hệ khác. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và kết luận rằng: “Tình bạn ở lứa tuổi 
này là sự bình đẳng trao đổi ý kiến về mọi vấn đề băn khoăn, thầm kín - những
 6 không chỉ tự cảm nhận thấy mà còn đòi hỏi người lớn (cha mẹ, ông bà, thầy cô 
giáo...) thừa nhận tính tự chủ, độc lập của mình, tính tự lập ở mình. Chính điều này 
làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có; giữa địa vị mong muốn 
và địa vị thực tế. Tuy nhiên, các em mới chỉ trưởng thành về mặt thể chất, nhưng 
chưa trưởng thành về mặt xã hội một cách đầy đủ, và chưa thể được nhìn nhận như 
người lớn. Đa phần các em còn phụ thuộc và sống dựa vào cha mẹ. Trong khi đó 
các em lại muốn được nhìn nhận bình quyền như người lớn. Có thể nói đây là áp 
lực không nhỏ ở lứa tuổi học sinh THPT.
1.1.3. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh THPT
 Cuộc sống luôn tạo ra khó khăn cho con người để vượt qua những mất mát, 
để biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi người cần có những kĩ năng nhất 
định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành 
với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS 
cho HS.
 Tầm quan trọng của việc đào tạo KNS cho học sinh phổ thông đó là giúp các 
em có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh và dễ dàng phát triển. Một trong 
những vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm và giải quyết nhanh chóng hiện 
nay là tình trạng thiếu KNS cho thế hệ mới. Sở dĩ như vậy là do đầu ra của các cơ 
sở giáo dục còn thiếu KNS. Kết quả là, nhiều người đã thất bại trong sự nghiệp và 
cuộc sống cá nhân do thiếu KNS.
 Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh xây dựng sự tự tin trong cả kỹ năng giao 
tiếp và hợp tác. Nó cung cấp cho các em những công cụ quan trọng để phát triển, 
tìm ra những cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới, đồng thời cung cấp các 
phương pháp về cách giao tiếp xã hội, kết bạn mới và nhận tác động của hành động 
và hành vi. KNS cũng giúp học sinh hành động đúng chuẩn mực và có thể tự chịu 
trách nhiệm về hành vi của chính bản thân mình.
 Mục tiêu GD của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ 
yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó 
các kĩ năng là một thành phần quan trọng. HS không chỉ cần có kiến thức, mà còn 
phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc 
sống.
 Giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích 
cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; 
con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, 
các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái 
mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng ” . thành những hành động cụ thể trong thực tế - 
“làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm 
giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công 
nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là:
 Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những kiến
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_ki_nang_nhan_thuc_va_ung_pho_voi_hieu_ung_dam.docx
  • pdfPhùng Quốc Hưng, Nguyễn Thị Trang_ THPT Nghi Lộc 4_ Chủ nhiệm.pdf