SKKN Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - Hiệu quả - bảo vệ môi trường qua dạy học Công nghệ 8

SKKN Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - Hiệu quả - bảo vệ môi trường qua dạy học Công nghệ 8

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên giàu có về tài nguyên năng lượng, nhưng thực tế cho thấy khả năng việc khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức của con người trong việc sử dụng năng lượng còn quá thấp, từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái tạo năng lượng. làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài? Hơn bao giờ hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm - hiệu quả năng lượng và việc bảo vệ môi trường sống thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ, trong đó giáo dục có vai trò to lớn. Mà trong cuộc sống, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của người dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận.

Trong nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng như điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

 

doc 25 trang thuychi01 331411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - Hiệu quả - bảo vệ môi trường qua dạy học Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
---------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 
TIẾT KIỆM - HIỆU QUẢ - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA 
DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 8 
 Người thực hiện: PHẠM THỊ THẮM 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Tân
 SKKN thuộc lĩnh vực : Môn Công Nghệ
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lý luận của SKKN
4
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị
17
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên giàu có về tài nguyên năng lượng, nhưng thực tế cho thấy khả năng việc khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức của con người trong việc sử dụng năng lượng còn quá thấp, từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duy trì tái tạo năng lượng... làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệt hơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài? Hơn bao giờ hết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm - hiệu quả năng lượng và việc bảo vệ môi trường sống thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họ, trong đó giáo dục có vai trò to lớn. Mà trong cuộc sống, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của người dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận.
Trong nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng như điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. 
Trong chương trình mục tiêu quốc gia về “ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ có đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học, từ tiểu học đến trung học phổ thông. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng ( như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình trạng khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng), sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ động cơ, ý thức và kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra các giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng khi dạy tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có, đội ngũ giáo viên còn gặp khó khăn về kiến thức, kĩ năng, thái độ khi dạy học tích hợp. Thực tế trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ, tôi thấy đa số học sinh chưa có ý thức trong việc sử dụng năng lượng hợp lí: Từ việc sử dụng điện, quạt, máy tính hay nước, việc bảo vệ môi trường như xả rác bừa bãi, ăn quà vặt đến việc đi học bằng xe máy, xe đạp điện... Đa số các em đều rất thờ ơ đối với việc tiết kiệm năng lượng, việc này ảnh hưởng xấu đến kinh tế và môi trường. Làm thế nào để phát huy tốt khả năng tự giác, chủ động của các em trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp”, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường là câu hỏi cứ day dứt mãi trong tôi.
Vì vậy, bằng tâm huyết của một người làm nghề giáo dục, với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình dạy học và những kiến thức cơ bản về việc bảo vệ môi trường, về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả đã được nắm bắt, tôi thấy cần phải giáo dục cho học sinh biết cách sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả và bảo vệ môi trường vào môn học, qua đó góp phần giáo dục các em có ý thức hơn khi sử dụng năng lượng ở trong và ngoài nhà trường một cách tiết kiệm và hiệu quả. Với suy nghĩ đó, cùng những kết quả bước đầu đạt được khi áp dụng dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học đã trở thành động lực để bản thân tôi quyết định thực hiện sáng kiến “Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả - bảo vệ môi trường qua dạy học Công nghệ 8” với mong muốn góp phần cùng nhà trường giáo dục học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả và bảo vệ môi trường học tập và nơi sinh sống của các em học sinh. Với sáng kiến lồng ghép các hình ảnh trực quan có liên quan và liên hệ với thực tế ở chính địa phương các em sinh sống, vận dụng một cách hợp lí – tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể mà không làm mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần giảng dạy. Nâng cao được ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các em ngay tại đơn vị cũng như tại gia đình các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng của việc sử dụng năng lượng một cách bừa bãi của học sinh ngay trong nhà trường và trong cuộc sống hành ngày ở gia đình, qua đó giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả và bảo vệ môi trường. 
Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tích hợp thông qua chương trình môn học Công nghệ 8, tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng năng lượng của học sinh ở trong nhà trường và ở gia đình, từ đó giáo dục cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quảvà biết bảo vệ môi trường sống của các em. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về việc giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp một số bài học môn Công nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở những kiến thức về dạy học tích hợp, tâm lí, giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN; nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc sử dụng năng lượng bừa bãi của học sinh; xả rác thải không đúng nơi quy định...
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí kết quả giảng dạy trước và sau khi áp dụng đề tài.
2. NỘi dung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong môn Công nghệ 8 – Phần kĩ thuật điện có rất nhiều nội dung liên quan đến việc sử dụng năng lượng điện. Từ nội dung về các nhà máy điện, đến nội dung an toàn điện, các đồ dùng điện và mạng điện trong nhà. Từ các bài lí thuyết đến các bài thực hành với những nội dung liên quan đến năng lượng, đến môi trường thì đây là nội dung mà hiện nay được mọi người quan tâm.
Việc giáo dục cho thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước biết sử dụng năng lượng sao cho vừa tiết kiệm mà hiệu quả, từ đó góp phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu là việc làm rất quan trọng và cần thiết của ngành giáo dục nói chung và của các môn học nói riêng. Ngoài ra, giáo dục các em biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống từ những hành vi nhỏ đến những việc làm thiết thực là một kĩ năng sống cần thiết để các em hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Có những nguồn năng lượng nếu cứ sử dụng mãi sẽ dần cạn kiệt, cần có nguồn năng lượng thay thế vừa sạch vừa an toàn. Thông qua những nội dung này kích thích sự sáng tạo, sự tìm tòi khám phá tri thức của các em học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN. 
Trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ 8 nói riêng ở đơn vị nơi công tác, tôi thấy nổi lên thực trạng như sau: Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để phục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của bộ môn. Học sinh ngoan nhưng ý thức về môn học bộ môn chưa cao do tư tưởng xem nhẹ môn Công nghệ. Và đặc biệt là việc hiểu biết về năng lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lí năng lượng còn quá kém. Cụ thể: ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn kém, hiện tượng xả rác bừa bãi còn nhiều. Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng quạt điện, đèn chiếu sáng ở các phòng học hay việc sử dụng nước nơi công cộng còn tùy tiện, bừa bãi. Nhiều học sinh muốn đi học bằng xe điện hoặc bằng xe máy. Sau khi học xong học kì I năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến sử dụng năng lượng trong nhà trường, kết quả như sau: 
Gần 20% HS có hiểu về tiết kiệm năng lượng nhưng còn mơ hồ.
Trên 60% HS không quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường. 
Gần một nửa các em thích được đi học bằng xe đạp điện hoặc xe máy điện ... 
Trên 80% HS không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì.
Trên 80% HS không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao.
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ở 02 lớp về một số hoạt động liên quan đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kết quả:
TT
Lớp
Sĩ số
Số học sinh có ý thức tự đến trường bằng xe đạp
Số học sinh có ý thức sử dụng điện, nước hợp lí
Số học sinh có ý thức LĐVS chung
Số học sinh có hiểu biết về năng lượng
1
8A
26
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
15
57,7
8
30,8
10
38,5
6
23,1
2
8B
24
12
62,5
6
25,0
8
33,3
4
16,7
Tổng
50
27
54,0
14
28,0
18
36,0
10
20,0
	Tôi quyết định chọn lớp 8A để áp dụng sáng kiến này trong học kì II, còn lớp 8B để làm đối chứng.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi phải tìm tòi và đúc kết một số sáng kiến trong quá trình giảng dạy, cụ thể:
* Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống. 
Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học sinh suy nghĩ và trả lời; cho học sinh quan sát hình ảnh; sử dụng video về tình huống trong thực tiễn cho học sinh xem và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra ... 
Ví dụ : Tiết 42 - Bài 48 Công nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí điện năng.
Trước khi vào bài học, GV cho học sinh quan sát hai video; một video về sử dụng điện không hợp lí như đèn cao áp thắp sáng đường, đèn biển quảng cáo, đèn biển ở các nhà hàng khách sạn sáng suốt ngày đêm; một video về sử dụng điện văn minh nơi công sở và hình ảnh giờ trái đất 60+. Từ hai video trên đặt cho học sinh tình huống cần giải quyết về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
( Hình ảnh đèn quảng cáo, chiếu sáng)	 ( Hình ảnh đèn thắp sáng ở lớp đã tan học)
( Hình ảnh các bạn trẻ tham gia vào chương trình giờ trái đất)
Ví dụ: Tiết 27 - Bài 32 Công nghệ 8 ( trang 112 SGK): Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. 
Để tăng tính hấp dẫn và thực tế, giáo viên cho học sinh kể tên các nhà máy thủy điện và nhiệt điện mà học sinh biết; sau đó, khi dạy đến nhà máy nhiệt điện, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh nhà máy nhiệt điện đang xả khói nghi ngút lên trời cao, nhà máy thủy điện với hình ảnh lũ lụt ở vùng hạ lưu; hay thực tế hơn tôi dẫn chứng cho học sinh ví dụ thực tế nhà máy thủy điện Bá thước xả nước gây ngập úng cho vùng hạ lưu Cẩm thủy đợt hè năm 2017. Rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế và sâu sắc giúp học sinh khắc sâu kiến thức và ý thức sử dụng điện làm sao cho tiết kiệm và an toàn để góp phần làm giảm thiểu sự tác động của các nhà máy điện đến đời sống và môi trường.
Hình ảnh lũ, lụt do nhà máy thủy điện xả nước.
Hình ảnh nhà máy nhiệt điện xả khí thải.
* Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay trong khi tổ chức các hoạt động dạy học. 
	Giáo viên lựa chọ nội dung tích hợp phù hợp với từng hoạt động, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động; các em được liên hệ thực tế với chính sự hiểu biết của các em ngay ở trường, lớp hay ở gia đình; từ đó giúp các em có hứng thú và khắc sâu ngay trong các hành động của các em. Từ việc sử dụng nước khi các em xả nước để rửa chân tay, việc các em xả rác ra lớp học để mất thời gian phải dọn vệ sinh hay việc các em ra học ngoài trời mà không tắt quạt, tắt điện trong lớp học... từ đó các em có cách nhìn nhận đầy đủ về những việc làm của bản thân đã đúng chưa cho việc tiết kiệm năng lượng, giữ gìn môi trường sống .. 
Ví dụ: Tiết 42 - Bài 48 Công nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí điện năng.
Khi dạy nội dung phần II: “ sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng”, giáo viên nêu cho học sinh tình huống đặt vấn đề như sau: 
	HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng 20p
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng. 
- Hình thức tiến hành hoạt động: Thảo luận, quan sát, trực quan.
ĐVĐ: Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm chúng ta cần làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng tìm hiểu nội dung .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Gv: khi các em ra học tiết học thể dục ngoài trời, trong lớp đèn vẫn sáng, quạt trần vẫn quay thì các em có nhận xét gì; từ đó cho các em kể về những tình huống sử dụng điện lãng phí mà em và gia đình vẫn mắc phải, các em có nhận xét gì và rút ra bài học gì cho bản thân.
GV cho HS quan sát hình ảnh. 
Hs: quan sát, trả lời, HS khác nhận xét.
GV nhận xét, sau đó GV cho học sinh quan sát mạch điện chiếu sáng của hai đèn: đèn sợi đốt ( P= 25W) và compac huỳnh quang ( P = 5W); yêu cầu học sinh so sánh độ sáng của hai đèn để từ đó rút ra được việc nên dùng đèn điện nào để chiếu sáng vừa tiết kiệm điện năng vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình.
HS quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi.
? Tại sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng những biện pháp gì?
? Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao?
GV phân tích cho HS thấy không lãng phí điện năng là biện pháp rất quan trọng và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi về hành động lãng phí và tiết kiệm điện năng.
Tiết kiệm hay lãng phí điện năng?
Tan học không tắt đèn phòng học □
Khi xem tivi tắt đèn phòng học □
Bật đèn nhà tắm, phòng vệ sinh suốt 
ngày đêm □
Khi ra khỏi nhà tắt đèn phòng □
HS nghiên cứu nội dung phần thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm.
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Không sử dụng lãng phí điện năng.
Ví dụ: Tiết 33- Bài 39 Công nghệ 8 ( trang 137 SGK): Đèn huỳnh quang - phần III: “ so sánh đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt”
	HĐ 3: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: 7p
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Từ đó biết nên sử dụng loại đèn huỳnh quang để tiết kiệm điện năng cho gia đình. 
- Hình thức tiến hành hoạt động: Thảo luận, quan sát, trực quan .
ĐVĐ: Để biết được ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần III.
GV cho học sinh quan sát mạch điện chiếu sáng dùng một đèn sợi đốt ( P= 25W) và compac huỳnh quang ( P = 5W); yêu cầu học sinh so sánh độ sáng của hai đèn để từ đó rút ra được việc nên dùng đèn điện nào để chiếu sáng vừa tiết kiệm điện năng vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình.
HS quan sát, liên hệ thực tế và đọc, làm bài tập nhỏ SGK/139
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Bảng 39.1 SGK/139
LOẠI ĐÈN
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
Đèn sợi đốt
1.Ánh sáng liên tục.
2. Không cần chấn lưu.
1.Không tiết kiệm điện năng.
2. Tuổi thọ thấp
§Ìn huúnh quang.
1. Tiết kiệm điện năng.
2. Tuổi thọ cao
1. Ánh sáng phát ra không liên tục.
2. Cần thêm chấn lưu.
Ví dụ: Tiết 43 - Bài 49 Công nghệ 8 ( trang 167 SGK): Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. 
Tôi lấy luôn ví dụ thực tế so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn: đèn sợi đốt và đèn com pac huỳnh quang khi hai đèn cùng làm việc trong 4 giờ, đèn sợi đốt có công suất 20W có độ sáng tương đương đèn com pac 5W. Vậy đèn sợi đốt có điện năng tiêu thụ cao gấp 4 lần. 
	HĐ 1: HD cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: 10ph
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động: HS biết được cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. Từ đó biết nên sử dụng loại đèn huỳnh quang để tiết kiệm điện năng cho gia đình và biết cách sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm. 
- Hình thức tiến hành hoạt động: Cá nhân, thảo luận, trực quan.
ĐVĐ: Để tính được điện năng tiêu thụ mà hàng ngày, hàng tháng gia đình em sử dụng để biết gia đình mình tốn bao nhiêu tiều điện cho việc sử dụng điện năng chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần I.
HĐ của GV và HS
Nội dung chính
GV cho học sinh đọc thông tin mục I – SGK.
HS đọc nội dung mục I SGK.
GV cho HS lên bảng viết và giải thích các đại lượng công thức.
HS đọc và tìm hiểu nội dung VD trong SGK.
GV cho HS làm VD sau: Tính và so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn: đèn sợi đốt có công suất 20W; đèn compac huỳnh quang có công suất 5W có độ sáng tương đương cùng làm việc trong 4 giờ/ ngày.
HS làm VD: Từ CT A = P. t ta có: 
Điện năng tiêu thụ của đèn sợi đốt là:
A1 = P1.t = 20.4 = 80Wh
Điện năng tiêu thụ của đèn com pac huỳnh quang là:
A2 = P2.t = 5.4 = 20Wh
Học sinh tự so sánh được điện năng của đèn sợi đốt có cùng độ sáng tiêu tốn gấp 5 lần so với đèn huỳnh quang và nhân với giá tiền phải trả để biết rằng gia đình mình nên dùng bóng đèn nào để chiếu sáng tiết kiệm điện năng và tiền.
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: 
- Vận dụng công thức tính công của dòng điện từ công thức tính công suất 
P = A = P. t Với (t- thời gian làm việc của đồ dùng điện; P - công suất của đồ dùng điện ; A- ĐN tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t.)
- Áp dụng cách quy đổi đơn vị: 1kwh = 1000Wh để đưa về số điện(KWh)
* Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua phần củng cố bài học.
 	Nội dung tích hợp thường mang tính thời sự, gắn với những vấn đề “ nóng” cần được giải quyết ngay tại lớp, tại trường, cộng đồng ... Hình thức sử dụng ở đây chủ yếu là phát vấn, giao nhiệm vụ. Phương pháp sử dụng là khi hệ thống bài học, giáo viên cho một số học sinh trả lời câu hỏi mang tính thực tế, các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng cho bản thân.
Ví dụ: Tiết 33- Bài 39 Công nghệ 8 ( trang 137 SGK): Đèn huỳnh quang.
Để củng cố cho học sinh về việc tiết kiệm năng lượng, giáo viên cho học sinh kể các loại đèn điện mà gia đình em đang dùng trong sinh hoạt, từ đó tự cho học sinh rút ra nhận xét về việc sử dụng điện tiết kiệm của gia đình nhà mình. 
Ví dụ : Tiết 42 - Bài 48 Công nghệ 8 ( trang 165 SGK): Sử dụng hợp lí điện năng.
Để củng cố cho học sinh, giáo viên cho học sinh đọc thông tin “ Có thể em chưa biết” về cảm biến hiện diện để tiết kiệm điện năng, sau đó đặt câu hỏi cho học sinh kể ra một số đồ dùng điện có bộ phận tự động đóng – cắt điện trong gia đình; học sinh sẽ kể ra được như: bàn là, tủ lạnh, máy bơm nước tự động bơm nước khi hết và tự động ngắt điện khi tủ lạnh đủ nhiệt, bể đã đầy nước...
* Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài học thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_hoc_sinh_su_dung_nang_luong_tiet_kiem_hieu_qua.doc