SKKN Giáo dục bảo vệ MT cho lứa tuổi mẫu giáo lớn
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Hàng ngày, mỗi con người đều cần một không gian nhất định, để hoạt động. Nhà ở, nơi nghỉ, không khí, nước uống, lương thực, thực phẩm, đất đai để sản xuất. Như vậy môi trường phải có không gian thích hợp cho mỗi con người.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người vì môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển nhanh dẫn đến khí thải của công nghiệp, nhà máy và lượng rác trong sinh hoạt ngày quá nhiều nhưng chưa được quan tâm và xử lý tốt.
Trong những năm gần đây vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã chỉ ra rằng: Hiệu quả của bất kỳ của biện pháp bảo vệ thiên nhiên nào cuối cùng cũng bị chi phối bởi hành vi thái độ cũng như mối quan hệ của con người với thiên nhiên, sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm môi trường và sự suy thoái môi trường.
MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 - Lí do chọn đề tài 1 - Mục đích nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu 2 - Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 6 - Lên kế hoạch một cách rõ ràng cụ thể theo từng giai đoạn, bám sát nội dung yêu cầu của chuyên để để giáo dục trẻ: 6 - Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ: 9 - Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng trong việc phối hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường: 10 - Giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi vào các hoạt động tổ chức tham quan danh lam thắng cảnh ở địa phương là 1 biện pháp tốt để giáo dục BVMT cho trẻ 13 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường. 14 3 Kết luận kiến nghị 15 - Kết luận 15 - Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 17 1. Mở Đầu - Lý do chọn đề tài. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Hàng ngày, mỗi con người đều cần một không gian nhất định, để hoạt động. Nhà ở, nơi nghỉ, không khí, nước uống, lương thực, thực phẩm, đất đai để sản xuất... Như vậy môi trường phải có không gian thích hợp cho mỗi con người. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người vì môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do gia tăng dân số quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển nhanh dẫn đến khí thải của công nghiệp, nhà máy và lượng rác trong sinh hoạt ngày quá nhiều nhưng chưa được quan tâm và xử lý tốt. Trong những năm gần đây vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã chỉ ra rằng: Hiệu quả của bất kỳ của biện pháp bảo vệ thiên nhiên nào cuối cùng cũng bị chi phối bởi hành vi thái độ cũng như mối quan hệ của con người với thiên nhiên, sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm môi trường và sự suy thoái môi trường. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu không thể thiếu được, sự thay đổi nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong con người. Để có được một môi trường sống trong sạch và tiết kiệm chi phí cho quốc gia thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi, chứ không phải của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vì vậy: Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, và có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ lứa tuổi còn thơ - đó là lứa tuổi mầm non bởi vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, là giai đoạn đặt nền móng cho những nét cá tính và những phẩm chất đạo đức, nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành cơ sở thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật và con người) vì vậy việc giáo dục và bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động gần gũi với trẻ như: Vui chơi, học tập, lao động... Chính trong các hoạt động này với tư cách là chủ thể hoạt động sẽ hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với môi trường, có mong muốn giữ gìn, bảo vệ môi trường, hình thành ở trẻ một số kỹ năng nhất định trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy việc lựa chọn đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thông qua các hoạt động là một vấn đề đúng đắn và phù hợp. Mục tiêu của giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non đó là: đứa trẻ phải được chuẩn bị những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp yêu thương những người gần gũi, xung quanh mình, biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Ngoài ra trẻ còn được trang bị những kiến thức về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương mình, có thói quen sống sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, có phản ứng với hành vi sai của con người như: việc vức rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, dẫm lên cỏ, bắn giết động vật. Yêu quý, gần gũi với thiên nhiên. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà khả năng giao tiếp và hành động của trẻ với MT xung quanh được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm của mình về thực nghiệm xung quanh, trẻ biết tìm hiểu và căn cứ vào sự đánh giá và hành động của người lớn mà phân biệt điều tốt, xấu, đã biết bộc lộ được cảm xúc, biết điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn. Giáo dục bảo vệ môi trường chính là hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi văn minh, vệ sinh đối với trường lớp, nơi công cộng, gia đình của mình ở... Giúp trẻ hiểu được vai trò của môi trường và tác động của MT đối với con người biết phản ứng với những hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới MT. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ MT là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non mà người đóng vai trò trung tâm để chuyển tải những nội dung trên đến với trẻ là các cô giáo mầm non. Trong khuôn khổ thời gian và nội dung có hạn ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề: “Giáo dục bảo vệ MT cho lứa tuổi mẫu giáo lớn” làm đề tài nghiên cứu cho mình. - Mục đích nghiên cứu. Tìm ra một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có một số kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. - Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu một số kinh nghiệm giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác. - Phương pháp nghiên cứu. Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau + Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp, tài liệu Internet, tập san, sách báo liên quan đến đề tài) + Phương pháp điều tra giáo dục + Phương pháp quan sát sư phạm +Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. - Môi trương bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người và sự phát triển kinh tế văn hóa của nhân loại. Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như : Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mĩ năm 1896; Luật sông ở Nhật năm 1896.. và đến năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu “Việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để học có được đạo đức, trách nhiệm trongviệc bảo vệ và cải thiện môi trường... Chỉ thị số 36 CTTW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thơi kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như; “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống quốc dân’ Cùng với luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định số 3288/ QD BGD&ĐT ngày 02/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản vê chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường, một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân... Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Vụ Giáo dục mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non” Công văn đã đề ra nhiệm vụ cho các các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ BVMT, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Bước vào thế kỷ XXI loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên, đó là nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt, đặc biệt hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó sự cố môi trường, là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cho nên việc bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là hiệu quả nhất, vì lứa tuổi nay dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp ở trẻ. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường được đưa vào các hoạt động hàng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa những kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày, trong lúc trẻ quan sát, hoạt động vui chơi và lao động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Vì vậy để nâng cao hiệu quả tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non 2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. -Thực trạng: Trong những năm gần đây ban giám hiệu nhà trường cũng đã đưa ra chương trình giáo dục, BVMT vào chương trình dạy học thông qua việc lồng ghép tích hợp vào việc tổ chức các hoạt động học tập, lao động vệ sinh cho trẻ thông qua đó giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường và đã thu được một số kết quả nhất định, song do việc chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của nó nên bản thân giáo viên cũng như phụ huynh cũng chưa ai coi trọng nhiệm vụ này, còn quan niệm việc BVMT là của người lớn, của các cơ quan đoàn thể... Các cháu còn nhỏ chưa biết gì, lớn lên giáo dục sau vẫn còn kịp, cho nên chưa thực sự coi trọng đây là nhiệm vụ trọng tâm, chưa đi sâu tìm ra những biện pháp hay để giáo dục các cháu ở mọi lúc, mọi nơi để đạt hiệu quả tốt. Trong những năm học gần đây, thực hiện chuyên đề của Sở giáo dục và đào tạo, của phòng giáo dục đào tạo thành phố Thanh Hóa về việc đưa chương trình giáo dục BVMT cho trẻ vào trong trường mầm non các nhà trường mới chính thức chỉ đạo cho giáo viên đưa các nội dung của chuyên đề vào chương trình học. Song khi thực hiện chuyên đề chúng tôi cũng gặp phải một số khăn lúng túng như sau: Chương trình giáo dục, BVMT không phải là môn học cụ thể được phân phối trong chương trình nên khi triển khai nhà trường chỉ hướng dẫn chung chung, trừu tượng, giáo viên phải tự tìm tòi tư liệu, hình ảnh để thiết kế giờ dạy vì vậy giáo viên còn lúng túng khi lồng giáo dục BVMT vào các môn học. Nhà trường kinh phí còn hạn hẹp, công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh của giáo viên chưa sâu rộng... Một số bậc phụ huynh chưa thực sự gương mẫu trước trẻ, cho con ăn quà bánh xong còn xả rác bừa bãi ra ngay ra sân trường, không gương mẫu trong hành vi để trẻ học tập, ăn ở sinh hoạt còn mất vệ sinh.... Khi trẻ làm sai không uốn nắn trẻ kịp thời, một số phụ huynh còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục, BVMT mà cho đó là việc người lớn họ cho rằng cháu còn bé chưa cần uốn nắn, lớn lên cháu sẽ tự điều chỉnh lấy. Bản thân giáo viên cũng chưa thực sự mẫu mực trước trẻ, sân chơi, phòng nhóm, đồ dùng cá nhân, đồ dùng vệ sinh của lớp đôi khi chưa được sạch sẽ, quần áo, đầu tóc còn lôi thôi, chưa gọn gàng, ngay ngắn... Góc thiên nhiên chưa phong phú, chưa đủ các loại cây cho trẻ quan sát, chưa được chăm sóc thường xuyên nên chưa sạch đẹp, giáo viên cũng chưa sát sao uốn năm hành vi cho trẻ. Chính vì những lý do đã nêu như ở phần trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn" làm đề tài nghiên cứu cho mình. Nghiên cứu vấn đề này tôi mong muốn rằng, giáo dục trẻ có ý thức BVMT hiệu quả nhất. - Kết quả của thực trạng trên. Trong những năm gần đây công tác tuyên truyền giáo dục BVMT cho phụ huynh cũng còn nhiều hạn chế một phần là do nhận thức hiểu biết của cán bộ giáo viên cũng như các bậc phụ huynh về môi trường về các nội dung bảo vệ môi trường còn hời hợt và chưa thấy được tầm quan trọng của công tác này. Còn một số phụ huynh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. Trước khi nghiên cứu vấn đề này, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, kiểm chứng trên 40 trẻ của lớp và đã thu được kết quả như sau: Yêu cầu kỹ năng Tốt Khá Chưa đạt Trẻ Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ 1. Trẻ có thói quen tự phục vụ, sống gọn gàng, ngăn nắp, biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 20 50% 15 37,5% 5 12,5% 2. Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường lớp học. 20 50% 15 37,5% 5 12,5% 3. Biết chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh. 17 42,5% 10 25% 13 32,5% 4. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn và phá hoại môi trường. 15 37,5% 10 25% 15 37,5% Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng: vì là độ tuổi lớp MG lớn nên các cháu đã được giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ và được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nên phần đa trẻ đã biết lao động tự phục vụ bản thân: tự đi đại tiểu tiện, tự mặc và cởi quần áo, lao động trực nhật vệ sinh lớp học, kê bàn ghế, sắp xếp đồ chơi dưới sự hướng dẫn của cô, tự xúc ăn...chăm sóc vật nuôi, cây trồng... Nhưng do giáo viên chưa coi trọng nhiều đến việc giáo dục các kỹ năng sống nên việc chia sẻ, hợp tác với mọi người xung quanh hay nhận thức về các hành vi phá hoại môi trường chưa được sâu sắc. Vấn đề này bản thân tôi thấy cần phải có các biện pháp thiết thực, cụ thể hơn trong năm học này. 2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1. Lên kế hoạch một cách rõ ràng cụ thể theo từng giai đoạn, bám sát nội dung yêu cầu của chuyên để để giáo dục trẻ: Sau khi được nhà trường triển khai học tập các nội dung của chuyên đề. Tôi tranh thủ thời gian nghiên cứu kỹ tài liệu, nội dung chuyên đề, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi vạch ra một kế hoạch cụ thể để phấn đấu: - Tôi lập kế hoạch tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị đề nghị nhà trường bổ sung những thiết bị còn thiếu như: đèn chiếu, chậu cảnh, giá vẽ, hỗ trợ kinh phí để giáo viên trang trí lớp, các thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ... - Tạo môi trường xung quanh lớp học để giáo dục trẻ như: trang trí tranh ảnh, làm các giỏ hoa, dây leo trang trí có nội dung bảo vệ môi trường, tôn tạo góc thiên nhiên của lớp, vận động phụ huynh sưu tầm tìm kiếm những nguyên vật liệu phế thải đem nộp để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, kêu gọi mỗi phụ huynh đóng góp 01 cây hay 01 chậu cây cảnh cho các cháu ... Trường tôi đất rộng nên nhà trường chia cho mỗi lớp một mảnh đất nhỏ, tôi chia thành 3 ô nhỏ cho 3 tổ cùng nhau chăm sóc hàng ngày, cuối tuần các cô đánh giá và thưởng hoa bé ngoan cho các tổ, động viên khích lệ trẻ kịp thời. Lập kế hoạch xong tôi chia mục tiêu phấn đấu ra từng giai đoạn: *. Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn: Giai đoạn I: (Tháng 9,10,11) * Rèn nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân: - Tập cho trẻ nhận ký hiệu và sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình. - Biết giữ vệ sinh thân thể, đầu tóc, quần áo gọn gàng; biết thường xuyên tắm gội, thay quần áo hàng ngày. - Biết giữ vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp tốt, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, biết rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. - Biết giúp cô kê bàn ghế, lấy và cất đồ chơi ngăn nắp, vệ sinh phòng nhóm. - Tập các kỹ năng: đánh răng sau khi ăn, rửa mặt, rửa tay, xúc miệng nước muối, rửa tay bằng xà phòng... - Gom rác bỏ vào đúng nơi quy định. (Hình ảnh minh hoạ ) * Rèn nền nếp thói quen trong giờ ăn: - Kê bàn ghế, lấy bát thìa giúp cô - Biết mời cô, mời bạn, mời khách trước khi ăn. - Biết xúc cơm, cháo ăn, không để rơi vãi. - Không nói chuyện trong giờ ăn, khi hắt hơi phải che miệng... - Cô cùng trẻ sưu tầm một số tranh ảnh, bài thơ có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường để treo ở các góc lớp, góc trao đổi phụ huynh. * Giai đoạn II: (Tháng 12 ,1, 2) - Duy trì tiếp nền nếp thói quen vệ sinh, lao động tự phục vụ và nâng cao kỹ năng thực hành các thói quen vệ sinh ở giai đoạn I. - Giáo dục trẻ biết lao động chăm sóc thiên nhiên, vật nuôi, cây trồng... không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh đồ dùng đồ chơi, biết sắp xếp gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi xong, vệ sinh nơi công cộng, biết yêu quý vật nuôi và cây trồng, gần gũi với thiên nhiên. Thấy rác thải, lá khô rơi ở sân trường tự giác nhặt bỏ vào thùng rác. - Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, rau xanh tại góc thiên nhiên của lớp. - Biết sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý. Giai đoạn III: (Tháng 3, 4, 5) - Giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tiết kiệm nước, ăn hết xuất ăn không làm rơi vãi, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, lễ phép với người lớn, không nói bậy, không nói trống không. - Biết phản ứng với những hành vi của con người làm bẩn hay phá hoại môi trường: nhắc nhở bạn khi bạn xả rác không đúng nơi quy định hay bạn bẻ lá, ngắt hoa...khi ăn bánh kẹo, quà bánh biết bỏ vỏ vào thùng rác. - Gom góp tận dụng nguyên vật liệu phế thải: bia lon, vỏ chai, giấy vụn cùng cô giáo tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp, góc thiên nhiên. - Cho trẻ đi dạo, tham quan một số khu di tích lịch sử gần địa phương nơi trường đóng. - Tập cho trẻ hát một số làn điệu dân ca địa phương. Giải pháp 2. Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ: Tôi thấy rằng một trong những yếu tố không thể thiếu được để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là phải tạo ra môi trường giáo dục ngay cạnh trẻ bởi vì phạm vi tiếp xúc giao lưu của trẻ còn hạn chế, tư duy của trẻ mẫu giáo phải đi từ trực quan cụ thể đến tư duy hành động. Muốn dạy trẻ nhớ nhanh, nhớ lâu và đạt được hiệu quả cần phải cho trẻ được quan sát, được trải nghiệm chứ không phải chỉ nói lý thuyết không với trẻ. Bởi vậy ngay từ đầu năm học theo kế hoạch và sự chỉ đạo của nhà trường, tôi đã xây dựng một môi trường học tập thân thiện từ trong lớp học cho đến môi trường bên ngoài lớp học. Xây dựng góc thiên nhiên của lớp phong phú và đẹp mắt, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm: Ví dụ: Từ các lọ hột hạt và từ các cây con mà phụ huynh đóng góp cho con em mình, tôi đã ghi biển tên cây đặt ký hiệu ( ví dụ 3 trẻ chăm sóc 1 cây ) để trẻ tự quản lý và chăm sóc cây của mình thông qua đó giáo dục trẻ tình cảm đạo đức thẩm mỹ, tình cảm đối với vật nuôi cây trồng. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số can dầu ăn cắt ra, thùng xốp bỏ đất vào tổ chức cho trẻ gieo hạt hàng ngày thay nhau chăm sóc và quan sát sự nảy mầm sinh trưởng của cây. (Ví dụ minh hoạ) Cùng với việc xây dựng góc thiên nhiên tôi xây dựng một môi trường thân thiện ngay tại lớp học như xây dựng các góc chơi mở bằng hình thức sưu tầm gom góp những phế liệu, vật liệu tận dụng tạo ra nhiều đồ dùng và đồ chơi cho trẻ chơi, trang trí các mảng tường theo chủ điểm bằng những nguyên vật liệu phế thải bỏ đi. Ví dụ: Góc phân
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_bao_ve_mt_cho_lua_tuoi_mau_giao_lon.doc