SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9

SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9

- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2002 -2003. Chương trình THCS được ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo số 03/ 2002 QĐ-BGD&ĐT ngày 24- 1- 2002 đã quy định rõ: “Trong quá trình dạy học địa lí, cần hạn chế các phương pháp thuyết trình, diễn giảng mang tính “nhồi nhét” kiến thức. Tăng cường các hình thức tổ chức học sinh học tập cá nhân, học theo nhóm và vận dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn”. Đặc biệt Chỉ thị ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong từng môn học.

b. Vai trò của giáo dục Bảo vệ môi trừơng qua giảng dạy địa lý địa phương:

Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng trong tự nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.

c. Thực tế:

 Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, Trái Đất nóng lên; Hàng loạt các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt: cạn kiệt tài nguyên, gia tăng thiên tai, bệnh tật.

 

doc 22 trang thuychi01 8631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG 
1
2
3
4
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 
 1. Lí do chọn đề tài
 2. Mục đích nghiên cứu
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 4. Phương pháp nghiên cứu
3
4
4
5
5
6
7
8
II. PHẦN NỘI DUNG.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp giải quyết vấn đề 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
6
 6
 7
 18
9
II.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ :
 a. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học:
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2002 -2003. Chương trình THCS được ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo số 03/ 2002 QĐ-BGD&ĐT ngày 24- 1- 2002 đã quy định rõ: “Trong quá trình dạy học địa lí, cần hạn chế các phương pháp thuyết trình, diễn giảng mang tính “nhồi nhét” kiến thức. Tăng cường các hình thức tổ chức học sinh học tập cá nhân, học theo nhóm và vận dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn”. Đặc biệt Chỉ thị ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong từng môn học. 
b. Vai trò của giáo dục Bảo vệ môi trừơng qua giảng dạy địa lý địa phương: 
Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng trong tự nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.
c. Thực tế: 
 Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, Trái Đất nóng lên; Hàng loạt các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt: cạn kiệt tài nguyên, gia tăng thiên tai, bệnh tật...
- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như Luật bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11) và hàng loạt các thông tư (08/2009/TT-BTNMT16/2009/TT-BTNMT; 25/2009/TT-BVMT; 39/2010/TT-BTNMT nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
 Thời lượng sách giáo khoa mới rút ngắn so với sách giáo khoa cũ, (cộng thêm chương trình giảm tải), thiết kế chương trình sách giáo khoa “mở” nhiều nội dung của các bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống dành cho học sinh tham gia bổ sung thông qua hoạt động học tập, địa lý địa phương nhằm bổ trợ, cụ thể hoá các kiến thức về địa lý cho học sinh, giúp học sinh tiếp cận tri thức địa lí, phát triển tư duy địa lí tốt hơn. 
 Khi giảng dạy địa lý địa phương một số giáo viên và học sinh còn qua loa, đại khái do phần chương trình này thời lượng ít, được bố trí vào cuối năm học lớp 9 cuối cấp học các em lại chuẩn bị lo thi chuyển cấp nên việc dạy học vấn đề của địa phương thường ít được coi trọng. 
Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi viết bài sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này với nội dung: “Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9”.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Cùng với các đồng nghiệp hiểu thêm vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lí địa phương.
- Giúp học sinh phát huy được khả năng quan sát, tự nghiên cứu, suy nghĩ làm việc để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
- Học sinh thêm hứng thú yêu thích bộ môn.Tích cực ủng hộ, vận động người thân và tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Tôi hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho bạn bè gần xa để giúp nhau cùng dạy tốt bộ môn địa lí ở THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 a. Đối tượng nghiên cứu. 
Đưa ra kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy Địa lí địa phương môn Địa lí 9. Trong nhiều năm công tác tôi luôn quan tâm đến vấn đề này và tự bản thân đúc rút kinh nghiệm thông qua các tiết dạy trên lớp cũng như học hỏi từ các đồng nghiệp, từ các phương tiện khác nhauTôi mạnh dạn đưa ra đề tài này với mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kiến thức cơ bản về Địa lí địa phương, cụ thể là địa phương Thanh Hóa cùng với các vấn đề về môi trường đang được quan tâm ở địa phương hiện nay, đồng thời mong nhận được sự góp ý của mọi người để giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
b. Phạm vi nghiên cứu.
 Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Trường THCS Thăng Thọ đối với học sinh khối 9.
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Xây dựng cơ sở lí thuyết.
 Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường trong phần Địa lí địa phương- Địa lí 9, cụ thể như:
 - Một số chủ trương của Đảng về giáo dục- đào tạo trong thời kì đổi mới.
- Nghiên cứu tài liệu tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học cơ sở xuất bản năm 2012.
Một số tài liệu bồi dưỡng giáo viên thường xuyên.
Các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học.
Các tài liệu khảo sát khác có liên quan đến đề tài.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 9.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Trong quá trình giảng dạy tôi luôn bám sát tiến trình học tập của học sinh, đồng thời tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp, nắm bắt khả năng học tập của học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, khảo sát thực tế và thu thập thông tin nơi địa phương.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giá trị của giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Khái niệm môi trường rất rộng, bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trường được coi bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội hướng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống.
Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người không xem xét đến tài nguyên trong đó.
 Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn Địa lí ở nhà trường có thể hiểu là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức , rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
Giáo dục môi trường qua phần địa lí địa phương giúp cho các em học sinh có một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của địa phương mình, một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường nơi các em sinh ra và lớn lên.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trường THCS Thăng Thọ nằm ở phía Nam của huyện Nông Cống. Những năm gần đây, trường đã có nhiều hoạt động trên các mặt giáo dục đạo đức, chất lượng văn hóa, hoạt động Đội và hoạt động TDTT. Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Qua quá trình dạy bộ môn Địa lí tại trường có những thuận lợi như học sinh ít và có truyền thống học tập, đa số các phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy đảm bảo yêu cầu.
 Tổng số học sinh khối 9 là 52 em và chia thành hai lớp. Do quan niệm đây là môn phụ, thời gian học phần Địa lí địa phương ngắn nên các em chưa đầu tư thích đáng cho việc học bộ môn này. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn phần vì có lẽ giáo viên chưa tạo được tình cảm yêu mến bộ môn cho các em.Việc liên hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề môi trường trong môn học chưa được các em phát huy tối đa đã ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên. 
Kết quả khảo sát năm học 2016- 2017:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
30
1
3.3
8
26.7
11
36.7
9
30.0
1
3.3
9B
30
1
3.3
7
23.3
9
30.0
11
36.7
2
6.7
Tổng
60
2
3.3
15
25.0
20
33.3
20
33.3
3
5.0
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
 3.1. Nội dung cần đạt và các vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương- Địa lí 9.
 Các tiết dạy cụ thể: Tiết 48; 49; 50. 
 Sử dụng kênh chữ: Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài học theo tài liệu: “ Địa lí 9” (Chương trình địa phương tỉnh Thanh Hóa – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 09-2016/CXBIPH/174-1894/GD; Tìm hiểu các nội dung và các vấn đề về môi trường như sau:
Phần I: - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Diện tích đất tự nhiờn là: 11.131,94 km2.
- Vị trí của tỉnh: Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, kề với vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ, có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Thống Nhất chạy qua, là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào, từ đó học sinh dựa vào các kiến thức đã học về vùng Bắc Trung Bộ để dự đoán các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh nhà.
- Ranh giới của tỉnh: học sinh tìm trên bản đồ để xác định Phía bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Phía nam giáp Nghệ An; Phía đông giáp Biển Đông, Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
- Phân tích được thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí:
+ thuận lợi.
Vị trí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng giao lưu với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, đồng thời mở ra khả năng thu hút sự đầu tư và phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đặc thù. Tuy nhiên, để hội nhập với thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm đòi hỏi Thanh Hóa phải cố gắng nỗ lực rất nhiều để phát huy về tiềm năng vị trí địa lí.
+ Khó khăn.
 Thanh Hóa là tỉnh nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, gió Tây khô nóng.
Phần II - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình: Địa hình Thanh Hóa khá phức tạp , bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Tây- Đông, có các dạng địa hình núi và trung du, đồng bằng, vùng ven biển.
+ Thuận lợi: Địa hình phong phú, đa dạng tạo điều kiện để Thanh Hóa phát triển một nền kinh tế có cơ cấu ngành đa dạng, từ nông, lâm, ngư nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ.
+ Khó khăn: vấn đề giao thông ở vùng núi.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ít mưa. 
Một năm chia 2 mùa, có sự khác biệt rõ rệt : mùa hạ từ tháng 5-10: nóng, mưa nhiều(60-80%), gió đông nam; mùa đông từ tháng 11- 5: lạnh, mưa ít, gió đông bắc.
+ Thuận lợi: Đa dạng hoá sản phẩm ngành nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ.
+ Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, thiếu nước trong mùa khô, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ, sinh hoạt của con người.
+ Tác động của con người đến khí hậu: Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm ô nhiễm bầu khí quyển: khói từ các nhà máy nhựa, sản xuất vật liệu xây dựng, từ các khu công nghiệp tập trung như thành phố Thanh Hóa, Khai thác đá ở núi Nhồi...làm ô nhiễm không khí, là nguyên nhân làm biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai, sâu bệnh.
+ Giải pháp: phát triển thuỷ lợi, nghiên cứu mùa vụ hợp lý, dự báo thời tiết, thiên tai để phòng chống kịp thời, xây dựng các giải pháp hạn chế lượng khí thải vào khí quyển.
3. Thủy văn: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là: sông Mã, sông Lạch
Bạng, sông Yên và sông Hoạt.
+ Thuận lợi: giao thông, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đời sống nhân dân, thủy điện, khai thác và nuôi trồng thủy sản, cung cấp phù sa... .
+ Khó khăn: vấn đề nước tưới trong mùa khô, tốn phí trong việc xây dựng, thiết kế giao thông.
+ Tác động của con người đến sông ngòi:
- Tích cực: nhiều hệ thống sông đào, mạng lưới thủy lợi giúp tưới tiêu nước, hạn chế thiên tai.
- Tiêu cực: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, do sử dụng lượng phân bón, thuốc trừ sâu quá nhiều.
+ Giải pháp: phát triển thuỷ lợi, bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
4. Đất đai: Thanh Hóa có 10 nhóm đất với 28 loại đất khác nhau, trong đó các nhóm đất có diện tích tương đối lớn là đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát... 
 * Thuận lợi và khó khăn về đất đai:
 + Thuận lợi: Đất đai tạo điều kiện cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, trồng rừng.
+ Khó khăn: Diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn lớn
+ Tác động của con người đến môi trương làm ảnh hưởng đến đất đai:
- Tích cực: cải tạo đất, bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước, làm thủy lợi.
 - Tiêu cực: chất thải rắn, nước thải có váng dầu từ các nhà máy làm đất bị ô nhiễm, suy thoái; Việc sử dụng quá mức phân hóa học; thuốc trừ sâu; thuốc diệt cỏ làm ô nhiễm đất.
5. Khoáng sản: Khoáng sản ở Thanh Hóa tương đối đa dạng, với 185 điểm quặng gồm 42 loại thuộc các nhóm khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá vôi làm xi măng, đá ốp lát, crom.
+ Tác động của con người đến khoáng sản:
- Tích cực: khai thác khoáng sản phục vụ xây dựng, phát triển một nền công nghiệp đa ngành, hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm như công
nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
 - Tiêu cực: Việc khai thác khoáng sản ở vùng núi rất khó khăn, gây sạt lở, xói mòn. Trong quá trình khai thác gây ô nhiễm môi trường.
6. Biển và tài nguyên biển.
Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 1,7 vạn km2. Vùng biển Thanh Hóa có nhiều hải sản, cảnh quan đẹp.
- Thuận lợi: Tạo điều kiện để phát triển các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển.
- Khó khăn: Vùng biển có nhiều thiên tai như bão, gió mùa đông bắc, ô nhiễm môi trường biển.
Phần III - Các đơn vị hành chính
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính, đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 Thanh Hóa có một thành phố, 2 thị xã, 24 huyện với 577 xã , 30 phường, 28 thị trấn.
Phần IV - Dân cư và lao động.
1. Dân số và gia tăng dân số
- Dân số đông: 3.514.173 người (2015), đứng thứ 3 trong cả nước (sau TPHCM và Hà Nội).
- Gia tăng dân số hiện nay có xu hứng giảm khoảng 0,70%(năm 2010).
- Kết cấu dân số: xu hướng già hoá, tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất(62%).
- Cơ cấu giới tính: Từ năm 1989 đến năm 2009 tỷ số giới tính tăng dần,nguy cơ mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội.
1. Lực lượng lao động: dồi dào đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế.
– Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ lao động khu vực 1, tăng tỉ lệ lao động khu vực 2 và 3.
- Người dân có truyền thống lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các ngành thủ công.
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo xu hướng tăng nhanh.
+ Thuận lợi: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.
+ Khó khăn: Vấn đề việc làm, nhà ở, bình quân đất nông nghiệp thấp, chậm
nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường... Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
+ Giải pháp: phát triển kinh tế, giảm gia tăng dân số, phát triển đào tạo nghề....
Sự phân bố dân cư và đô thị hoá: 
Sự phân bố dân cư:
- Mật độ dân số cao, trung bình 306 người/km2(2009), đứng thứ 3 trong toàn quốc.
- Phân bố không đều: theo các đơn vị hành chính và phân bố không đều giữa đồng bằng với miền núi.
b. Đô thị hoá: số dân thành thị xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm, tỉ lệ dân thành thị thấp(15,8% năm 2015). Đây cũng là khó khăn lớn để Thanh Hóa thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới.
4. Truyền thống văn hoá: Có bề dày lịch sử văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá với nhiều lễ hội truyền thống vẫn được người dân bảo tồn và phát huy. 
-> Có điều kiện phát triển du lịch.	
Phần V - Kinh tế.
1. Nhận định chung: 
a. Thuận lợi: - Vị trí địa lý.
- Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
- Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư đông, nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phia Bắc, được đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật công nghệ.
b. Khó khăn: - Tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp.
- Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
c. Tình hình phát triển kinh tế: 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định: Bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 ước đạt 11,4%.
- Cơ cấu tổng sản phẩm GDP và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
2. Ngành nông nghiệp: Có vị trí quan trọng, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh: năm 2008 đạt 3095 tỉ đồng.
- Sản xuất theo hướng hàng hoá ngày càng được chú trọng.
3. Công nghiệp: 
a. Khái quát: - Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, đóng góp vào sự tăng trưởng và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Thanh Hóa, năm 2015 tỉ trọng công nghệp- xây dựng chiếm tới 40,15% trong GDP của tỉnh, riêng công nghiệp là 24,4%.
4. Dịch vụ:
- Phát triển sôi động với nhiều hình thức.
- Chiếm 19,45 lao động và 30% GDP của tỉnh(2007).
b. Các ngành dịch vụ: 
- Thương mại: 
- Nội thương: chủ yếu các mặt hàng phục vụ đời sống, hàng tiêu dùng.
- Ngoại thương: kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng, luôn trong tình trạng nhập siêu.
- Giao thông vận tải: Phát triển, hiện đại hóa mạng lưới đường bộ, xây cầu vượt, cầu qua sông để giảm tải mật độ giao thông.
5. Hoạt động đầu tư kinh tế: Vốn đầu tư và các dự án đầu tư ngày càng tăng, tạo việc làm cho nhiều lao động.
4. Các phương pháp giảng dạy: 
4.1. Sử dụng kênh hình: 
- Bản đồ Hành chính tỉnh Thanh Hóa: các em xác định vị trí địa lý của tỉnh, phân tích thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.
- Các loại biểu đồ trong sách giáo khoa: để tìm hiểu điều kiện tự nhiên
(tr 7), tài nguyên thiên nhiên, tình hình dân cư(tr 13, 14), phát triển kinh tế của tỉnh (tr.17; 18; 19; 28; 33).
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa: để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế của tỉnh (nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn tr32 nhà máy chế biến crom, nhà máy phân bón Tiến Nông tr 33, cánh đồng lúa xã Thiệu Tiến huyện Thiệu Hóa tr 34...), một số ngành nghề thủ công truyền thống: chế biến rau, củ, quả, chạm khắc gỗ, mây tre đan...
- Sưu tầm, chọn lựa tranh ảnh minh họa cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường: nước thải, khí thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm...và các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường hiện nay.
 Nước thải gây ô nhiễm các dòng sông
 Khói thải từ xe buýt khi tham gia giao thông vào môi trường.
Dân số đông -> Rác thải sinh hoạt nhiều.
 Khói thải từ ống khói nhà máy sản xuất gạch ngói.
 Khói thải từ các khu công nghiệp.
 Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi
Các giải pháp:
 Thu gom rác thải từ các khu chợ.
 Vớt rác bảo vệ sự trong sạch của dòng sông
	 Xây hầm Bi ô ga
4.2. Giảng dạy trên lớp: Giúp các em nắm được sự phân bố các yếu tố địa lí trên Trái Đất, quy luật hoạt động các yếu tố địa lí.
- Từ việc nắm được các quy ước, quy luật hoạt động của các yếu tố địa lí học sinh có những nhận xét chính xác, biết so sánh giải thích các hiện tượng địa lí , các quy luật nhân quả, các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí xung quanh con người.
- Giảng dạy qua kiến thức địa lý đại cương, môi trường địa lý, địa lý các châu, địa lý Việt Nam. 
4.3. Tổ chức tham quan các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân địa phương cho học sinh thấy được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_qua_giang_day_dia_ly_dia_phu.doc