SKKN Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu phần địa lí kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn địa lý lớp 9 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng

SKKN Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu phần địa lí kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn địa lý lớp 9 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng

 Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, muốn tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển giáo dục và đào tạo - phát huy nguồn lực con người, là một yếu tố giúp cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước nhanh và bền vững.

Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động nắm bắt tốt khoa học và công nghệ hiện đại, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng và xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy muốn tạo ra nguồn lực con người - một thế hệ trẻ có đầy đủ hành trang để bước vào tương lai thì không chỉ có đủ kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hoá. mà còn phải hiểu biết đầy đủ về khoa học Địa lí. Địa lí là môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Bởi môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người. Muốn học sinh lĩnh hội được các kiến thức đó, giáo viên cần trang bị cho các em những kĩ năng địa lí cần thiết, một trong những kĩ năng quan trọng của môn học là kĩ năng khai thác kiến thức từ các bảng số liệu.

 Từ bảng số liệu số liệu giáo viên củng cố, rèn kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích biểu đồ cho học sinh. Vì đây là kỹ năng quan trọng, đặc biệt là trong các kỳ thi như thi học kỳ, các kỳ thi học sinh giỏi do các cấp tổ chức.

Vậy làm thế nào để học sinh sử dụng các bảng số liệu đạt hiệu quả trong việc khai thác kiến thức, tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập môn Địa lí hơn nữa và một phần nào đó giúp cho các đồng nghiệp khi sử dụng các kỹ năng cơ bản hướng dẫn học sinh khai thác các bảng số liệu được dễ dàng và bớt đi khó khăn.

Với những trăn trở đó, tôi đã chọn đề tài “ Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu phần địa lí kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn địa lý lớp 9 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng”

 

doc 21 trang thuychi01 10112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu phần địa lí kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn địa lý lớp 9 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1.
MỞ ĐẦU
2
1.1.
Lý do chọn đề tài.
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu:
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
20
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, muốn tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển giáo dục và đào tạo - phát huy nguồn lực con người, là một yếu tố giúp cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước nhanh và bền vững. 
Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động nắm bắt tốt khoa học và công nghệ hiện đại, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng và xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy muốn tạo ra nguồn lực con người - một thế hệ trẻ có đầy đủ hành trang để bước vào tương lai thì không chỉ có đủ kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hoá... mà còn phải hiểu biết đầy đủ về khoa học Địa lí. Địa lí là môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Bởi môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người. Muốn học sinh lĩnh hội được các kiến thức đó, giáo viên cần trang bị cho các em những kĩ năng địa lí cần thiết, một trong những kĩ năng quan trọng của môn học là kĩ năng khai thác kiến thức từ các bảng số liệu.
 Từ bảng số liệu số liệu giáo viên củng cố, rèn kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích biểu đồ cho học sinh. Vì đây là kỹ năng quan trọng, đặc biệt là trong các kỳ thi như thi học kỳ, các kỳ thi học sinh giỏi do các cấp tổ chức. 
Vậy làm thế nào để học sinh sử dụng các bảng số liệu đạt hiệu quả trong việc khai thác kiến thức, tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập môn Địa lí hơn nữa và một phần nào đó giúp cho các đồng nghiệp khi sử dụng các kỹ năng cơ bản hướng dẫn học sinh khai thác các bảng số liệu được dễ dàng và bớt đi khó khăn. 
Với những trăn trở đó, tôi đã chọn đề tài “ Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu phần địa lí kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn địa lý lớp 9 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm gợi mở và hướng dẫn học sinh tự khai thác các nguồn tri thức từ các bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 9 nói chung, từ đây các em biết vận dụng kiến thức, phương pháp để khai thác rồi tự lĩnh hội được nguồn tri thức từ các kênh thông tin khác ngoài sách giáo khoa Địa lí  
- Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, gây hứng thú trong học tập
- Giúp học sinh hình thành được các phương pháp để biết vận dụng các kỹ năng chuyên biệt trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường trong nhà trường, địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh khối 9 trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nga Hưng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Với phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu lí thuyết về rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh; các chuyên đề tập huấn cho giáo viên; Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở của Viện khoa học giáo dục; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí... để rút ra được kỹ năng tốt nhất, truyền thụ, hướng dẫn cho các em trong quá trình khai thác kiến thức qua các bảng số liệu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc học tập bộ môn Địa lý của học sinh, mức độ nắm bắt kĩ năng khai thác bảng số liệu của học sinh trong các tiết dạy. 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
+ Nghiên cứu đồ dùng dạy học và bài viết của học sinh và giáo án giảng dạy. 
+ Nghiên cứu khả năng tiếp nhận của học sinh sau một quá trình học tập.
- Phương pháp so sánh: So sánh các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu mới với các phương pháp cũ để thấy được hiệu quả của phương pháp mới.
- Phương pháp chứng minh: chứng minh bằng số liệu đối chứng cụ thể qua các năm học.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê, đàm thoại, khảo sát, quan sát, xin ý kiến cố vấn
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Địa lí học sẽ là một ngành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra bên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố địa lí cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần vào việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế xã hội nước nhà.
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Việc dạy và học môn Địa lí ở trường trung học cơ sở muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lý thuyết, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng số liệu địa lí là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong qúa trình học tập. Các bảng số liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành các tri thức về địa lí tự nhiên cũng như địa lí kinh tế - xã hội. Chúng "soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và quy luật địa lí". Nhiều luận điểm, lí thuyết có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chứng minh. Trong địa lí kinh tế - xã hội, nhờ những số liệu mà học sinh có thể xác định được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của từng lãnh thổ Cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những biện pháp làm tăng vốn hiểu biết về thực tiễn của các em, vì các số liệu không chỉ có trong các tài liệu địa lí mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, các tạp chí, các tài liệu thông tin đại chúng, mà qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác các bảng số liệu còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả.
Do vậy khi dạy bộ môn Địa lí thì người giáo viên cần phải trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bảng số liệu địa lí, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của các em, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Thứ nhất: Đại bộ phận các giờ Địa lí ở trong nhà trường, học sinh đều xem nhẹ, coi đây là môn học "phụ" nên chất lượng học tập chưa cao, do đó, kiến thức Địa lí nói chung còn rất hạn chế.
Hai là: Trong phần địa lí kinh tế có 10 bảng số liệu ( Kể cả trong phần câu hỏi và bài tập) trong tổng số 45 bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 9, nhưng qua thực trạng dạy cũng như đi dự giờ rút kinh nghiệm một số tiết dạy thì tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy có số liệu thì rất lúng túng trong truyền đạt cho học sinh hoặc là bỏ qua. Từ đó học sinh sau khi học xong bài không hiểu bài, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo của các em, không đáp ứng được mục tiêu của bài học đề ra.
Ba là: Thực trạng về chất lượng: Qua kết quả học tập nhiều năm học trước và cụ thể là thống kê khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 – 2019 tại lớp 9 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nga Hưng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa như sau:
Đề bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2018 – 2019:
Câu hỏi: Vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ %
Kinh tế nhà nước
38,4
Kinh tế tập thể
8,0
Kinh tế tư nhân
8,3
Kinh tế cá thể
31,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,7
Tổng cộng
100,0
Hướng dẫn chấm:
Học sinh vẽ một biểu đồ hình tròn
Nhận xét:
Kinh tế nhà nước chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp đến là kinh tế cá thể, tư nhân và cuối cùng là kinh tế tập thể.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sự chuyển dịch cho thấy công cuộc đổi mới ngày càng phát huy tốt hơn các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước.
Kết quả cụ thể sau khi chấm bài làm của học sinh:
Lớp
Tổng số bài
Loại giỏi
Loại khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
30
1
3,3
5
16,7
19
63,3
5
16,7
Qua bảng thống kê kết quả trên rõ ràng kết quả học tập chưa cao, tỉ lệ học sinh giỏi và tỉ lệ học sinh khá còn ít, loại trung bình và loại yếu còn nhiều, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng chung của sự nghiệp giáo dục và sự phát triển xã hội.
Trước thực trạng đó, tôi luôn nghiên cứu tài liệu, học hỏi điều chỉnh trong từng tiết học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy tính tư duy sáng tạo, gây hứng thú học tập bộ môn, chú trọng rèn luyện được các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí lớp 9 nói chung và phần kinh tế nói riêng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các giải pháp chung
- Trước hết trong từng bài giảng phải chuẩn bị thật chu đáo về mặt bài soạn, giáo viên phải biết phân tích kỹ nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Định rõ kiến thức trọng tâm, trọng điểm, phân biệt đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức thứ yếu, những kĩ năng nào cần phải rèn luyện từ đó giáo viên lập tiến trình cho bài giảng thật logíc, tạo điều kiện cho sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình, kết hợp kênh chữ, giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Đồng thời qua giờ dạy có điều kiện để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả và gây được hứng thú học tập bộ môn.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với cả ba đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình và yếu kém, nhằm phát huy trí lực của ba đối tượng học sinh. Qua hệ thống câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi có tính chất giúp các em tư duy tổng hợp, từ đó các em có thể nắm kiến thức một cách chủ động, phát triển trí tư duy lôgíc.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy Địa lí, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát, xác định các mối liên hệ địa lí .
- Sử dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp phù hợp với nội dung từng phần hay từng bài giảng .
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động của học sinh (Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp, cả lớp...) giúp các em tăng cường hứng thú và tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
2.3.2. Các giải pháp cụ thể
- Thứ nhất: Tổ chức học sinh xác định nội dung bảng số liệu:
+ Yêu cầu học sinh đọc tiêu đề của bảng số liệu
+ Đọc đề mục các cột trong bảng số liệu
+ Xác định đơn vị tính và thời điểm đi kèm với số liệu trong bảng
+ Đọc phần chú thích ở cuối bảng số liệu (nếu có)
- Thứ hai: Tổ chức tiến hành phân tích bảng số liệu
+ Xác định mục đích của việc phân tích bảng số liệu.
+ Hướng dẫn học sinh tìm ra được mối quan hệ giữa các số liệu với nội dung kiến thức của bài học.
+ Tính toán, xử lí, quy đổi từ số liệu thô sang số liệu tinh (%; số lần) nếu cần.
+ Xác định các giá trị cực đại và các giá trị cực tiểu.
+ Phân tích nội dung từng vấn đề, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột và hàng.
- Thứ ba: Tổ chức học sinh tiến hành nhận xét bảng số liệu
+ Từ kết quả phân tích, đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
+ Kết hợp với kênh chữ và phương pháp dạy học khác để lí giải nhận xét.
+ Vận dụng kiến thức đã có và liên hệ thực tế để giải thích kết luận.
2.3.3. Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu
Để giảng dạy thành công về phân tích bảng số liệu phần địa lí kinh tế trong sách giáo khoa Địa lí lớp 9 cần phải:
- Thứ nhất: Về giáo viên:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung trong sách giáo khoa chuẩn bị giáo án, xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kĩ năng mà học sinh phải đạt được qua từng bảng số liệu. Phải chuẩn bị đầy đủ bảng phụ, lược đồ, tranh ảnh hoặc dạy học bằng máy tính trình chiếu power point.
+ Tổ chức cho học sinh học về bảng số liệu có thể áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như:
* Sử dụng bảng phụ, máy chiếu trong đó chứa đựng được những yêu cầu chủ yếu của câu hỏi, bài tập...
* Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh.
* Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Giáo viên có thể chia từ 2 đến 5 học sinh thành cặp hoặc nhóm thảo luận cử ra đại diện nhóm trưởng (tổ chức cho học sinh thảo luận), thư kí (ghi nội dung thảo luận). Khi sử dụng phương pháp này giáo viên là người tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi, phân tích bảng số liệu theo các bước và thời gian mà giáo viên quy định.
- Thứ hai: Về học sinh:
+ Chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên.
+ Tích cực, chủ động học tập
2.3.4. Những điểm cần lưu ý khi rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng số liệu địa lí cho học sinh
- Thứ nhất: Không bỏ qua số liệu nào trong bảng.
- Thứ hai: Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào chi tiết.
- Thứ ba: Tuỳ điều kiện thích hợp, giáo viên có thể đưa thêm các bảng số liệu ngoài sách giáo khoa phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học nhưng số liệu phải chính xác. Đồng thời không nên lạm dụng quá mức các bảng số liệu gây nên sự nhàm chán cho học sinh và quá tải cho chương trình.
- Thứ tư: Đặt ra các câu hỏi để giải đáp, phân tích, tổng hợp các số liệu phải chính xác, phù hợp nhằm tìm ra kiến thức mới.
2.3.5. Một số ví dụ cụ thể về rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu địa lí
Ví dụ 1: Giáo viên dạy Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Mục 1. Cây lương thực.
Dựa vào bảng 8.2 (trang 29 sgk Địa lí 9), hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.
Bảng 8.2. Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa
Năm
Tiêu chí
1980
1990
2002
Diện tích ( Nghìn ha)
5600
6043
7504
Năng xuất lúa cả năm ( Tạ /ha)
20.8
31.8
45.9
Sản lượng lúa cả năm ( Triệu tấn)
11.6
19.2
34.4
Sản lượng lúa bình quân đầu người ( kg)
217
291
432
* Mục tiêu:
- Qua bảng số liệu học sinh trình bày được thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.
- Rèn kỹ năng tính toán và kỹ năng vẽ biểu đồ cột cho học sinh.
* Tiến trình phân tích bảng số liệu:
Bước 1: Lúc này học sinh đã có kĩ năng xác định nội dung bảng số liệu nên giáo viên đi thẳng vào câu hỏi:
- Giáo viên hỏi: Quan sát bảng 8.2 và kiến thức SGK em hãy cho biết những thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa nước ta thời kì 1980 – 2002?
- Học sinh trả lời: Tất cả các tiêu chí về: Diện tích, năng xuất lúa cả năm, sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng lên.
Bước 2: Phân tích bảng số liệu:
- Giáo viên hỏi: Dựa vào bảng 8.2, hãy nêu những dẫn chứng cụ thể về thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002?
- Học sinh trả lời: Các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002:
Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng lên.
- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, tăng gấp 3 lần (từ 11,6 triệu tấn lên 34,4 triệu tấn).
- Năng suất lúa cũng tăng lên nhanh, gấp 2,2 lần (từ 20,8 tạ/ha lên 45,9  ttạ/ha).
- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, gấp 1,9 lần (từ 217 tạ/ha lên 432 tạ/ha).
- Diện tích lúa cũng tăng 1,3 lần (từ 5600 nghìn ha lên 7504 nghìn ha).
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Bước 3: Nhận xét về thành tựu :
- Giáo viên hỏi: Nhờ vào những điều kiện nào mà Việt Nam đạt được những thành tựu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002?
- Học sinh trả lời: Có được thành tựu trên là nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, tạo ra nhiều giống lúa mới năng suất cao, chống sâu bệnh, khắc phục hạn chế về tự nhiên (chịu hạn, chịu rét, chịu mặn), phân bón tốt, dịch vụ nông nghiệp phát triển.
Ví dụ 2: Giáo viên dạy Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Mục1: Tài nguyên rừng
Hướng dẫn học sinh phân tích bảng 9.1. Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha) trang 34 SGK Địa lí 9.
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
* Mục tiêu:
- Qua bảng số liệu học sinh thấy được tài nguyên rừng nước ta gồm 3 loại là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Biết tỉ lệ của từng loại rừng và độ che phủ rừng năm 2000.
- Học sinh có kĩ năng xử lí và khai thác số liệu về diện tích rừng.
* Tiến trình phân tích bảng số liệu:
Bước 1: Lúc này học sinh đã có kĩ năng xác định nội dung bảng số liệu nên giáo viên đi thẳng vào câu hỏi:
- Giáo viên hỏi: Quan sát bảng 9.1 cho biết năm 2000 nước ta có diện tích rừng là bao nhiêu, có những loại rừng nào ?
- Học sinh trả lời: Nước ta có diện tích rừng là 11573 nghìn ha với 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Bước 2: Phân tích bảng số liệu:
- Giáo viên hỏi: Dựa vào bảng 9.1, tính cơ cấu các loại rừng và độ che phủ rừng ở nước ta ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính cơ cấu, quy đổi số liệu ra phần trăm (%) bằng cách lấy số liệu của từng đối tượng chia cho tổng rồi nhân với 100.
Công thức tính:
Rừng sản xuất =
4733,0
x 100
11573,0
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bảng số liệu: 
Kết quả: 
 Cơ cấu diện tích rừng nước ta, năm 2000 
 Đơn vị: %
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
40,8
46,7
12,5
100
- Tương tự, khi đã biết diện tích rừng và diện tích lãnh thổ nước ta, yêu cầu học sinh tính độ che phủ rừng năm 2000 
Độ che phủ rừng =
11573,0
x 100 = 35,1%
3292,7
Bước 3: Nhận xét về cơ cấu và độ che phủ rừng:
- Giáo viên hỏi: Dựa vào kết quả số liệu đã xử lí, em hãy nhận xét về cơ cấu rừng nước ta? 
- Học sinh trả lời: Gồm 3 loại rừng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ lớn, rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ.
Giáo viên: Đưa bảng số liệu về diện tích rừng/ người năm 1995: 
Lãnh thổ
Diện tích rừng/người (ha/người)
Việt Nam
0,14
Châu Á
0,40
Thế giới
1,60
- Giáo viên hỏi: Dựa vào số liệu đã xử lí và bảng trên, em có nhận xét gì về tỉ lệ rừng ở Việt Nam ?
- Học sinh trả lời: Độ che phủ rừng ở nước ta còn thấp.
Đến đây ngoài biết đọc bảng số liệu thông thường học sinh còn có thêm kĩ năng xử lí số liệu sang % và biết kết hợp với nội dung sách giáo khoa để nêu lên đặc điểm của đối tượng địa lí.
Ví dụ 3: Giáo viên dạy Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Mục II: Ngành thủy sản
Hướng dẫn học sinh phân tích bảng 9.2. Sản lượng thủy sản ( Nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1994
1465,0
1120,9
344,1
1998
1782,0
1357,0
425,0
2002
2647,4
1802,6
844,8
Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
* Mục tiêu:
- Qua bảng số liệu học sinh rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
- Học sinh có kỹ năng xử lí và khai thác số liệu của ngành thủy sản và kỹ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
* Tiến trình phân tích bảng số liệu:
Bước 1: Lúc này học sinh đã có kỹ năng xác định nội dung bảng số liệu nên giáo viên đi thẳng vào câu hỏi:
- Giáo viên hỏi: Quan sát bảng 9.2 hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
- Học sinh trả lời: Trong giai đoạn 1990 - 2002: Tổng sản lượng thủy sản v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ky_nang_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kien_thuc_t.doc