SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường không khí trong dạy học vật lí cho học sinh lớp 10 tại trường THCS và THPT Nghi Sơn

SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường không khí trong dạy học vật lí cho học sinh lớp 10 tại trường THCS và THPT Nghi Sơn

 Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của tài nguyên và môi trường. Con người nhận ở môi trường: khí thở, nước uống, thức ăn, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Đồng thời cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên: khí đốt, gỗ,gió, kim loại, than đá,.để đưa vào sản xuất phục vụ đời sống và phát triển xã hội.Ngược lại, môi trường tự nhiên nhận ở con người: rác thải, khí thải.Nếu không được xử lí trước khi đưa ra tự nhiên sẽ làm thay đổi môi trường.

 Môi trường hiện nay đang có những thay đổi theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến con người. Thực trạng môi trường thay đổi và đang bị ô nhiễm đang diễn ra trên toàn nước Việt nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một báo cáo mới, trong đó cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ làm chao đảo các dịch vụ y tế trên phạm vi toàn cầu. Năm 2016, bản đồ của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn lại thể hiện màu đỏ và đỏ sẫm chủ đạo tại khu vực miền Bắc, Việt Nam - cho thấy nơi này là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với những số liệu thu thập được, Đại học Yale xếp hạng chất lượng không khí của Việt Nam là 54,76/100 điểm, đứng thứ 170/180 nước nghiên cứu. Chỉ số PM 2.5 (Particulate Matter - nghĩa là chất dạng hạt) của Việt Nam hiện tại là 43,95, xếp thứ 170/180 nước.[1]

 

doc 20 trang thuychi01 11426
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường không khí trong dạy học vật lí cho học sinh lớp 10 tại trường THCS và THPT Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I.PHẦN MỞ ĐẦU
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Phạm vi nghiên cứu
3
Phương pháp 
3
II. PHẦN NỘI DUNG
4
Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng.
4
3. Những nội dung cần lồng ghép.
4
4. Nội dung cụ thể lồng ghép trong bài học.
4
 4.1. Sử dụng trong bài 13. Lực ma sát.
5
 4.2. Sử dụng trong bài 24. Công và công suất
6
 4. 3. Sử dụng trong bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng.
9
4.4. Sử dụng trong bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học.
11
 4.5. Kết quả của việc ứng dụng vào thực tiễn.
13
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
PHẦN PHỤ LỤC
18
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của tài nguyên và môi trường. Con người nhận ở môi trường: khí thở, nước uống, thức ăn, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Đồng thời cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên: khí đốt, gỗ,gió, kim loại, than đá,.....để đưa vào sản xuất phục vụ đời sống và phát triển xã hội.Ngược lại, môi trường tự nhiên nhận ở con người: rác thải, khí thải....Nếu không được xử lí trước khi đưa ra tự nhiên sẽ làm thay đổi môi trường.
 Môi trường hiện nay đang có những thay đổi theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến con người. Thực trạng môi trường thay đổi và đang bị ô nhiễm đang diễn ra trên toàn nước Việt nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một báo cáo mới, trong đó cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ làm chao đảo các dịch vụ y tế trên phạm vi toàn cầu. Năm 2016, bản đồ của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn lại thể hiện màu đỏ và đỏ sẫm chủ đạo tại khu vực miền Bắc, Việt Nam - cho thấy nơi này là khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với những số liệu thu thập được, Đại học Yale xếp hạng chất lượng không khí của Việt Nam là 54,76/100 điểm, đứng thứ 170/180 nước nghiên cứu. Chỉ số PM 2.5 (Particulate Matter - nghĩa là chất dạng hạt) của Việt Nam hiện tại là 43,95, xếp thứ 170/180 nước..[1]
 Sống và làm việc tại trường THCS và THPT Nghi Sơn đóng trên địa bàn Hải Thương- Tĩnh Gia, nằm trong khu Kinh Tế Nghi Sơn, nơi thu hút nguồn đầu tư , nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa, nơi có môi trường tự nhiên biến đổi rõ rệt thì việc trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá... 
 Nhận thấy vấn đề cấp bách này mà tôi đã lựa chọn để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm :
”GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ CHO HỌC SINH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THCS và THPT NGHI SƠN.”
2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục cho học sinh thấy tầm quan trọng của môi trường không khí, nhằm nâng cao ý thức , trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.
3. Phạm vi nghiên cứu. Do điều kiện và khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ tập trung vào vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường không khí cho học sinh cấp 3 trong Trường THCS-THPT Nghi Sơn thông qua một số bài cụ thể trong môn vật lí 10. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tư duy, động não.
- Phương pháp thuyết trình, diễn giải.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cở sở lí luận.
 Tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung liên quan, cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. 
Dạy học tích hợp liên môn lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học, làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn. Dạy học sinh các năng lực thực tiễn, sử dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, 
 Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi.
 Trong dạy học có nhiều môn có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng , bảo vệ động vật hoang dã, giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là những vấn đề mang tính toàn cầu như: biến đổi khí hậu , ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe.
 Vì vậy, tích hợp để giảm bớt thời gian và tránh trùng lặp. Đồng thời, thông qua tích hợp học sinh có thể nhìn thấy một cách tổng quát về mối quan hệ giữa con người với môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 
b. Khó khăn.
 * Từ phía giáo viên: Mấy năm gần đây Sở giáo dục đã từng tập huấn cho giáo viên về chủ đề tích hợp liên môn nên thực chất không khó khăn nhiều trong việc dạy tích hợp và phương pháp dạy tích hợp. Có chăng khó khăn chỉ là vấn đề tâm lí.
 * Từ phía học sinh: Có thể do nhiều lí do khác nhau mà đa số các em vẫn theo xu hướng học thụ động, không tích cực trong việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác các kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch, học tủ nên không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới.
3. Những nội dung cần lồng ghép.
Bài 13. Lực ma sát
Bài 24. Công và công suất.
Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng
Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học. 
4. Nội dung cụ thể lồng ghép trong bài học.
4.1. Sử dụng trong bài 13. Lực ma sát.
* Tình huống tích hợp: ”Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại đối với môi trường và có ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.”[4] 
GV. Bụi này gây ra tác hại gì đối với môi trường không khí?
HS. Bụi là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí.
GV. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm này?
HS. Do giao thông.
GV. Bụi có tác hại như thế nào đối với con người và đối với sinh vật?
HS. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: ví dụ bệnh hô hấp.Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh
GV.  Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực 
- Bụi gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây ra sương mù, cản trở phản xạ tia mặt trời, làm thay đổi pH trên mặt đất (tro bụi có tính kiềm); tích tụ chất độc (kim loại nặng, hydrocacbon thơm ngưng tụ ...) trên cây cối.
- Khi không khí bị ô nhiễm, các chất ô nhiễm và hạt bụi sẽ bám vào bề mặt lá, làm giảm ánh sáng Mặt Trời chiếu vào, khiến quá trình quang hợp diễn ra chậm hơn và khó khăn hơn. 
GV. Nêu biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường không khí? 
HS. Biện pháp.
- Đeo khẩu trang hoạt tính, kính, quần áo chắn bụi mỗi khi ra đường.
- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh cá nhân sau khi đi ra ngoài.
- Vận động người dân không sử dụng các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. 
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường. 
4.2. Sử dụng trong bài 24. Công và công suất.
* Tình huống tích hợp: ”Khi có lực tác dụng vào vật mà vật không di chuyển thì không có công cơ học, nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại”.[4]
GV. Trong giao thông vận tải: quá trình đốt nhiên liệu động cơ thải ra các khí: CO, CO2, SO2, NOx,..
* Tác hại của CO.
- CO là chất khí không màu, không mùi, phát sinh nhiều từ khí thải xe hơi (80%) hoặc chính xác hơn là các xe chạy bằng xăng tạo sản phẩm đốt không hoàn toàn. 
- “CO kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức, khiến cơ thể bị ngạt. đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí gây bất tỉnh hoặc tử vong”.[2]
* Tác hại của CO2.
- CO2 là một trong những yếu tố tạo nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”.
* Tác hại của SO2.
- SO2 là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
- “ Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza gây tắc nghẽn mạch máu và giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu làm co hẹp dây thanh quản gây khó thở cho con người”.[2]
* Tác hại của NOx.
- NOx là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít HNO3. Trong không khí NOx là sản phẩm của động cơ nhiệt, hoặc do đốt nhiên liệu nhiệt độ cao, do sấm sét oxy hóa nitơ không khí. 
- Khi NOx bị oxi hóa sẽ tạo ra ozon gây triệu chứng chảy nước mắt và dị ứng da. Khí NOx cũng là một trong những tác nhân gây bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản. 
GV. Hãy đưa ra những biện pháp để giảm bớt sự ô nhiễm này.
HS. Đưa ra biện pháp.
- Khi không tham gia giao thông thì nên tắt động cơ của các phương tiện. 
- Người dân hạn chế tham gia giao thông vào các giờ cao điểm. 
- Cơ quan có thẩm quyền: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông. Công an giao thông cần thiết có mặt vào các giờ cao điểm để hướng dẫn người dân tham gia giao thông đảm bảo an toàn và giảm thiểu tắc đường. 
- Hạn chế đi xe máy, ô tô : Năm 2000, Việt Nam khi đó mới có khoảng 7 triệu xe máy với 300 ngàn ô tô. Sau 16 năm, số lượng xe máy và ô tô tại Việt Nam đã tăng gấp 6 lần.
Năm 2000, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7,5 triệu tấn xăng dầu, đến năm 2015 con số này đã vọt lên 17,5 triệu (số liệu từ Petrolimex) - trong đó quá nửa phục vụ hoạt động giao thông vận tải.
GV. Nhìn hình ảnh trên, ngoài nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là giao thông, các em còn nghĩ tới nguyên nhân nào khác không?
HS. Do dân số quá đông.
GV. Dân số tăng mạnh do đó các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... không đáp ứng kịp. Điều này đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức và làm cho môi trường có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.Việc sử dụng ô tô, xe máy nhiều, động cơ luôn thải ra không khí một lượng nhiệt , làm môi trường không khí ô nhiễm .Vậy sức ép của sự gia tăng dân số cũng là một nguên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
4.3. Sử dụng trong bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng.
* Tình huống tích hợp: Hãy mô tả và nêu tên các hình thức truyền nhiệt trong các hình vẽ sau.
 Hình 1. Bức xạ nhiệt. Hình 2. Đối lưu
Hiệu ứng nhà kính: Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất các bức xạ . Những bức xạ sóng ngắn có khả năng xuyên qua lớp ozone xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần năng lượng bị các chất trên mặt đất hấp thụ, làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Đồng thời, bề mặt trái đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các khí (CO2, hơi nước, CH4, ) có mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ những bức xạ sóng dài. Kết quả là nhiệt độ bề mặt trái đất bị nóng lên. Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng nhà kính".
Nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là khí CO2 trong khí quyển tăng .
 Một số hậu quả của hiệu ứng nhà kính: băng tan ở 2 cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển dễ bị tràn ngập sóng gió, bão xảy ra thường xuyên hơn, ngập mặn , khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, 
GV. Biện pháp ổn định hiệu ứng nhà kính?
HS. Biện pháp. - Tổ chức trồng cây xanh vì: nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí được ổn định. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế sử dụng bếp than, đốt rác thải, rơm rạ để bảo vệ môi trường.
- Hạn chế đi xe máy, ô tôhầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng. 
- Động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kỡ về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe. 
* Tình huống tích hợp: Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa để nấu bếp,hay trong quá trình nấu nướng ta thấy có rất nhiều bụi, mùi, khói... làm không gian bếp ngột ngạt. 
GV. Không khí trong bếp có bị ô nhiễm ko? Có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
HS. Gây ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, như gây dị ứng hay viêm đường hô hấp cho con người. 
GV. Nêu biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người?
HS. Đưa ra biện pháp.
 Xây dựng những bếp có ống khói phù hợp.Lúc đó sẽ những dòng bụi, khói bay ra ngoài và dòng không khí bên ngoài bay vào trong, làm cho không khí trong bếp trở nên dễ chịu.
Sử dụng trong bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học.
 Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
GV. Động cơ nhiệt được sử dụng ở những đâu?
HS. Dùng trong các nhà máy, gắn liền với việc khai thác nhiên liệu như than đá, dầu lửa, khí đốt....
GV. Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, động cơ nhiệt lại gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta: Xả vào môi trường không khí các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu. Xăng chẳng hạn, khi bị đốt cháy thải ra rất nhiều khí độc trong đó đặc biệt là khí CO và hơi chì(nếu xăng pha chì).
GV. Những khí độc này gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vậy biện pháp nào để hạn chế việc làm ô nhiễm môi trường bằng các khí độc của các động cơ nhiệt gây ra?
HS. - Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt. Khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông không có động cơ nhiệt như: xe đạp, xe máy và ô tô dùng động cơ điện...
- Các nhà máy sử dụng động cơ nhiệt, khi đưa khí thải ra ngoài môi trường không khí cần có biện pháp xử lí trước.
GV. Mở rộng cho HS.
- Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
- Người ta đang nghiên cứu việc khai thác năng lượng “hiđrô nặng”. Nếu việc này thành công thì không lo thiếu nhiên liệu vì hiđrô nặng được điều chế từ nước biển, đồng thời không lo ô nhiễm môi trường do động cơ sử dụng nhiên liệu này sinh ra.
- Thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ khác không làm hoặc ít làm ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam đã có dự án xe chạy bằng gas do, GSTSKH Bùi Văn Ga - hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng, chủ nhiệm đề tài xe chạy bằng gas - cho biết hiện tại công nghệ, qui trình sản xuất đối với dự 
án xe buýt chạy bằng gas đã hoàn tất. Chờ có trạm cấp gas thì đơn vị sản xuất là Công ty Cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng sẽ bắt tay vào sản xuất đồng loạt
Các mẫu xe ô tô thân thiện với môi trường hiện nay
:
Xe hybrid còn gọi là xe “lai” là dòng xe xanh được ưa chuộng nhất trên thế giới bởi lượng phát thải CO2 thấp.
Mitsubishi Mirage: Mẫu xe Nhật Bản sở hữu động cơ truyền thống cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng dưới 5 lít/100km khi di chuyển trên đường cao tốc.
Nissan Leaf
Là một trong những mẫu xe chạy bằng điện (EV) bán chạy nhất trên thế giới, mẫu hatchback 5 cửa Nissan Leaf đã đem tới cho người dùng hình ảnh một chiếc xe điện năng động, cá tính và vận hành hiệu quả.
4.5. Kết quả của việc ứng dụng vào thực tiễn.
 Kết quả cụ thể được xác định dựa trên việc đánh giá các câu hỏi có tích hợp giáo dục môi trường trong các bài kiểm tra ở môn vật lý trong học kì 2 như sau: 
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Đầu kì
%
Cuối năm
% 
10a2
42
15
35,7
33
78,6
10a4
44
20
45,5
35
79,5
 Qua kết quả trên cho thấy ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường như: giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xã rác nơi công cộng.... 
 Qua đó, các em thấy được môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống, biết làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình,
 Trong quá trình học bài, các em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có lồng ghép bảo vệ môi trường, các em rất hăng hái thảo luận nhóm, đưa ra rất nhiều ý kiến về việc bảo vệ môi trường, làm cho các buổi học thường sôi nổi, đạt hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy những bài học có liên hệ thực tế cho các em tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. Tạo cho các em sự hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều quan trọng là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.
 Tuy nhiên, việc tích hợp trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn do sách báo, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị như máy tính,máy chiếu... phục vụ cho quá trình dạy học còn thiếu và yếu; Hơn nữa, việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất công phu nên nhiều khi giáo viên còn ngại thực hiện.
2. Kiến nghị.
Qua nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
* Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm nên tổ chức học tập chuyên đề “phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” đối với bộ môn Vật lí để giáo viên có thêm kiến thức và có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
* Đối với nhà trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử: cung cấp thêm máy tính và máy chiếu ngay tại mỗi lớp học.
- Mua thêm cẩm nang minh họa cụ thể cho việc lồng ghép giáo dục môi trường.
* Đối với giáo viên.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các giờ học: lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học, hợp lý trong các giờ học của từng môn học.
- Không ngừng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng áp dụng giảng dạy thực tế đạt kết quả cao.
.
 Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
Thanh Hóa, ngày 8 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Lê Thị Hồng
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Định Nguyễn, theo Trí Thức Trẻ. Vì sao Việt Nam lại có mặt trong danh sách “điểm đen”về ô nhiễm không khí trên thế giới?
Tác hại của ô nhiễm không khí-Công ty môi trường Ngọc Lân xử lý môi trường.
Sách giáo khoa vật lí 10-Lương Duyên Bình( tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - Nhà xuất bản giáo dục.
Một số bài viết về ô nhiễm không khí trên mạng In-ter-net
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_khong_khi_trong_day_hoc_vat.doc
  • docskkn bìa.doc