SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khoá

SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khoá

Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sự ô nhiễm môi trường. Nằm trong khung cảnh chung của cả thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái và sự cạn kiệt tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác sự ô nhiễm môi trường đã gây nên sự biến đổi về khí hậu. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối với môi trường còn hạn chế. Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường ( QĐ số 55/2014/QĐ-TTg ngày 23/06/2014)[1] Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của ngành giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 và phê duyệt Dự án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục. Trong chương trình giáo dục THPT, bên cạnh việc hoàn thiện những nội dung giáo dục phổ thông quy định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, giáo viên còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường tác động đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường và để học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về giáo dục bảo vệ môi trường.

doc 16 trang thuychi01 10770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU........................1
1.1.Lý do chọn đề tài.. ...1
1.2. Mục đích nghiên cứu...............2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..2,3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .....3
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..... ...3,4
2.2.Thực trạng của vấn đề.......4
2.3.Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề.......4
2.3.1. Phương pháp giải quyết vấn đề ...................................4,5,6,7,8, 9,10,11
2.3.2. Phương pháp hoạt động thực tiễn..........11,12,13
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục......................13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..... .....14
3.1. Kết luận...14
3.2.Kiến nghị......................14
- Tài liệu tham khảo... ...........15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sự ô nhiễm môi trường. Nằm trong khung cảnh chung của cả thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái và sự cạn kiệt tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác sự ô nhiễm môi trường đã gây nên sự biến đổi về khí hậu. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối với môi trường còn hạn chế. 	Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường ( QĐ số 55/2014/QĐ-TTg ngày 23/06/2014)[1] Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của ngành giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 và phê duyệt Dự án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục. Trong chương trình giáo dục THPT, bên cạnh việc hoàn thiện những nội dung giáo dục phổ thông quy định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, giáo viên còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường tác động đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường và để học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về giáo dục bảo vệ môi trường. 
	- HS phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- HS phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về bảo vệ môi trường mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để bảo vệ môi trường sống trong tương lai. Bởi vậy việc giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường sống là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.
Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khoá.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
-    Cung cấp một số kiến thức cơ bản về môi trường như: Môi trường tự nhiên, môi  trường  xã  hội,  sự  ô  nhiễm  môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống của con người.
-    Hình thành ở học sinh những kỹ năng hành động và hành vi phù hợp với môi trường sống.
-    Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường đối với bản thân các em, đối với cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng cho mình một quan điểm đúng về tinh thần trách nhiệm, về giá trị nhân cách 
-    Hình  thành  ở  học sinh ý thức trách nhiệm, và tự giác tham gia và các hoạt động bảo vệ môi trường.
Giúp các em trở thành một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường (như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế và tiến tới không dùng túi ni lông, cố gắng sử dụng nước sạch tiết kiệm...). Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp các em đưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề sử dụng kiến thức gắn bó với thực tế môn sinh học và học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-    Thông qua bài giảng, bài tập ở bộ môn Sinh học và qua kinh nghiệm thực tế của người học: Định hướng, giúp đỡ học sinh thiết kế những hình ảnh hoặc quay phim mô tả về môi trường theo từng chủ đề, sau đó học sinh làm bài thu hoạch và tổ chức thuyết trình trước lớp.
-   Phương pháp hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho học sinh tham gia lao động dọn vệ sinh một số địa điểm cụ thể trong và ngoài trường để giúp học sinh có thể học cách đánh giá và liên hệ giữa kiến thức và tình hình thực tế.
-    Phương pháp giải quyết vấn đề: Nêu vấn đề và yêu cầu học sinh vận dụng sự hiểu biết của cá nhân để giải quyết các vấn đề về môi trường theo góc độ cá nhân.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Như đã nêu trên, từ việc nhận thức rõ những ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường gây ra, nên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT là rất cần thiết.
	Năm 2006, Bộ GD & ĐT đã tổ chức các đợt tập huấn dành cho GV về giáo dục bảo vệ môi trường cấp THPT ở các môn: Sinh học, hoá học, vật lý, địa lý, công nghệ qua các nội dung cơ bản sau:
- Kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường:
+ Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
+ Tác động của ô nhiễm môi trường đối với tự nhiên và các hoạt động của con người.
+ Hành động bảo vệ môi trường.
+ Giáo dục tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ ô nhiễm môi trường tại các địa phương.
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
+ Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trước những thách thức của ô nhiễm môi trường..
+ Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT.
+ Định hướng, yêu cầu của giáo dục bảo vệ môi trường sống trong trường THPT.
Riêng đối với môn Sinh học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường gồm các nội dung:
- Mục tiêu chung về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học.
- Khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của môn sinh học.
- Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học.
Do đó trong nhiều năm qua , tôi đã tích hợp nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Sinh học ở các khối lớp được phân công và kết hợp với một số đoàn thể của nhà trường tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khoá.
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Giáo dục bảo vệ môi trường sống là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do ô nhiễm môi trường gây ra. Do đó , mỗi học sinh được giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để bảo vệ môi trường sống mà còn phải biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, địa phương mình, cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục bảo vệ môi trường phải được tiến hành thông qua các hành động thực tiễn.
2.3. Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề. 
- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương 
- Trò chơi giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2.3.1.  Phương pháp giải quyết vấn đề: Nêu vấn đề và yêu cầu học sinh vận dụng sự hiểu biết của cá nhân để giải quyết các vấn đề về môi trường theo góc độ cá nhân.
Chủ đề 1: “Tôi ở đâu”
- Mục đích: Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường đối với học sinh, khuyến khích việc sử dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau. 
- Phương pháp: Trò chơi giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
-Thời gian thực hiện chủ đề: 25 phút
- Khung cảnh: trong phòng học
- Chuẩn bị: kịch bản.
- Hoạt động:
* Kịch bản: 
+ Mỗi HS có một miếng giấy trắng một mặt (bằng 1/8 khổ A4) và tự ghi lên đó một loại tài nguyên (ví dụ: dầu mỏ, than đá, quặng sắt, năng lượng, sinh vật, sức gió...).
+ Chọn ra 3 HS đứng vào 3 góc của sân chơi. Mỗi em mang sau lưng một bảng giấy có ghi rõ:“Tài nguyên tái sinh”, “Tài nguyên không tái sinh”, “tài nguyên năng lượng vĩnh cửu”. 
+ HS cả lớp đứng thành vòng khép kín giữa sân, quay mặt theo chiều kim đồng hồ và liên tục chuyển nhanh mảnh giấy của mình cho người bên cạnh (luân chuyển theo vòng). 
+ GV phát hiệu lệnh, mỗi HS ngay lập tức nhìn vào mảnh giấy cầm trong tay của mình và chạy vào một trong 3 vị trí ở góc sân (chỗ có em đứng có mang mảnh giấy “Tài nguyên tái sinh”, “Tài nguyên không tái sinh”, “tài nguyên năng lượng vĩnh cửu”). Ví dụ, em cầm mảnh giấy có ghi “dầu mỏ” thì chạy về phía góc có em mang biển hiệu “Tài nguyên không tái sinh”.
+ Em HS đứng ở góc tiến hành kiểm tra các mảnh giấy (đọc to loại tài nguyên ghi ở giấy cho mọi người nghe). Ai đứng không đúng vị trí thì mời ra ngoài. 
+ Tổng kết trò chơi: Những người bị mời ra ngoài sẽ phải chịu một hình phạt vui, có thể là hát 1 bài, hành động theo bài hát...
Chủ đề 2: Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Mục đích: Giúp HS trải nghiệm việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng góp phần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của HS về môi trường. 
- Phương pháp: Phương pháp đóng vai
-Thời gian thực hiện chủ đề: 25 phút
- Khung cảnh: trong phòng học
- Chuẩn bị: kịch bản, giấy, bút.
- Hoạt động: Chia lớp thành 5 nhóm
* Kịch bản: khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ rừng, để tìm hiểu sâu hơn các biện pháp bảo vệ rừng, GV tổ chức HS đóng các vai như sau:
+Nhóm 1: Lâm tặc (khai thác gỗ trái phép).
+Nhóm 2: Người nông dân sống ở trong vùng đệm (chặt cây làm củi, săn bắn động vật làm thức ăn hoặc để bán).
+ Nhóm 3: Cán bộ kiểm lâm (bảo vệ không cho lâm tặc và người dân khai thác rừng bừa bãi).
+ Nhóm 4: Cán bộ đại diện cho pháp luật (khai thác rừng không có giấy phép là vi phạm luật, phải được xử lí nghiêm khắc).
+ Nhóm 5: Lãnh đạo địa phương (Bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc và người dân, giao đất cho họ để trồng rừng và sinh sống).
Cả lớp theo dõi tình huống và các biện pháp cũng như lí lẽ của mỗi nhân vật. Sau đó nhận xét cách giải quyết của mỗi nhân vật. Cuối cùng thì mỗi em rút ra được tầm quan trọng của rừng không chỉ đối với tự nhiên mà đối với đời sống hăng ngày của con người.
- Cuối cùng giáo viên đặt ra câu hỏi cho học sinh
+ Tại sao phải bảo vệ rừng?
+ Tại sao phải bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học?
+ Em có thể làm gì để góp phần tạo cho môi trường nhà trường “xanh, sạch, đẹp”?
Chủ đề 3: Tai hoạ từ trên trời
-Mục đích: Học sinh hiểu được rằng: 
+ Thiên tai không phải từ phía tự nhiên mà còn do cả chính con người mang đến.
+ Mưa axit gắn chặt với nơi có nền công nghiệp cao, chất thải khí lớn và ở nơi có nhu cầu về năng lượng, xe ô tô, than đá rẽ tiền...
+ Mưa axit có tác hại rất lớn đến nhà cửa, cây cối, đất đai, hồ nước, tôm cá, thuỷ sịnh vât..
-Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận
-Thời gian thực hiện chủ đề: 30 phút
- Khung cảnh: ngoài trời
- Chuẩn bị: 1 lốp xe đạp hoặc xe máy phế thải, ống nhựa, nước máy, chậu nước.
- Hoạt động:
+Cho một nhóm HS đến gần hàng cây, đốt lốp xe đạp phế thải ở phía dưới đất, sau đó dùng nước máy xả lên thân và lá cây, dùng thau hứng lấy nước từ lá cây rơi xuống.
Cho HS nhận xét về kết quả thí nghiệm này.
+Giáo viên cùng HS thảo luận về kết quả thí nghiệm.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao nước có màu? Trong nước có bụi? Khi đốt cháy cao su thì chất nào thải ra? Chúng kết hợp với hơi nước thì sẽ tạo ra hợp chất gì?
+ Giáo viên cùng HS phân tích cơ chế tạo thành mưa axit, nguồn tạo ra và dấu hiệu nhận biết.
+Giáo viên cùng HS thảo luận: Làm gì để kiểm soát được mưa axit?
 Chủ đề 4: Vì môi trường xanh - sạch - đẹp hay vì lợi ích kinh tế.
-Mục đích: Học sinh hiểu được quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
-Phương pháp: Đóng vai tranh luận và ủng hộ.
-Thời gian thực hiện chủ đề: 30 phút
- Khung cảnh: trong phòng học
- Chuẩn bị: kịch bản.
- Hoạt động:
+ Kịch bản: Trong quy hoạch phát triển của một khu đô thị, hầu hết quỹ đất được tận dụng để xây các công trình nhà ở và dịch vụ, phục vụ nhu cầu nhà ở tăng cao của nhân dân. Nhân dân thì lại mong muốn phải có nhiều khoảng trống để trồng cây xanh và trồng các vườn hoa. 
+ Chia lớp thành 2 nhóm:
* Nhóm 1: Đại diện cho cán bộ quy hoạch
* Nhóm 2: Đại diện cho nhân dân 
+ Nhóm đại diện cho cán bộ quy hoạch và nhóm đại diện cho nhân dân cùng tranh luận với nhau để cùng tìm ra giải pháp chung thoả mãn cả hai phía vì môi trường sống trong lành.
+ Mỗi nhóm phải đưa ra những lý lẽ, lập luận để bảo vệ ý kiến ủng hộ hay phản đối của nhóm mình.
Và cuối cùng phải đi đến được thống nhất: đảm bảo lợi ích kinh tế và đảm bảo được môi trường trong sạch
Chủ đề 5 :Nói không với rác thải.
-Mục đích: Lượng rác thải ở 1 thành phố lớn ven biển là 15000- 18000 m3/ngày và ngày càng tăng lên do dân số tăng. Dân chúng được cơ quan môi trường hỏi ý kiến về tìm phương án xử lí rác thải. 
 -Phương pháp: Đóng vai tranh luận và ủng hộ.
-Thời gian thực hiện chủ đề: 30 phút
- Khung cảnh: trong phòng học
- Chuẩn bị: kịch bản.
- Hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm
Ý kiến của các vai diễn như sau: 
+ Nhóm 1: Công nhân vệ sinh môi trường đô thị: Chuyển rác ra bờ biển đốt rồi quẳng xuống đó. 
+ Nhóm 2: Kỹ sư đô thị: Lấp vịnh để tạo thêm chỗ xây dựng. 
+ Nhóm 3: Kỹ sư xây dựng: Sử dụng rác để lấp những chỗ trống trong thành phố để
xây dựng. 
+ Nhóm 4: Nhà kinh doanh: Nén rác, sau đó phủ bê tông làm vật liệu xây dựng.
- Nếu bạn là thành viên của công ty môi trường đô thị, bạn chấp nhận phương án nào và vì sao? Bạn có gợi ý nào để thay thế các phương án trên không?
- Sau đó giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh về các hành động đẹp và không đẹp trên một số bãi biển Thanh Hoá. 
Hình ảnh xả rác thải ở bãi biển Hải Hòa – Tĩnh Gia [2]
Cơ quan chức năng, đoàn thanh niên tiến hành thu gom, xử lý rác trên biển Hải Tiến - Thanh hoá[3]
Đoàn thanh niên trường THPT Tĩnh Gia 3, Đoàn thanh niên trường THCS xã Hải Bình và Đoàn xã Hải Bình cùnh tham gia dọn rác ở bãi biển Hải Bình năm 2018.[4]
* Kết thúc các hoạt động theo chủ đề, Giáo viên cho học sinh làm bài thu hoạch ngay tại lớp:
(1). Hãy xếp hạng theo thứ tự những vấn đề môi trường ở trường em theo mức độ nghiêm trọng của nó. Điền (1) vào chỗ trống cho loại nghiêm trọng nhất, (2) cho loại nghiêm trọng ít hơn và cư tiếp tục như vậy cho đến hết:
( ) Thải rác bừa bãi 
( ) Ô nhiễm không khí 
( ) Ô nhiễm tiếng ồn 
( ) Ô nhiễm nước 
( ) Lớp học không đủ ánh sáng 
( ) Tắc cống rãnh 
( ) Sân chơi hẹp, lầy lội, úng ngập 
( ) Tắc nghẽn giao thông ở cổng trường 
( ) Ít cây xanh 
( ) Không có đường ống dẫn nước sạch 
( ) Các vấn đề khác 
(2). Em hãy kể tên các nhà máy, công ty sản xuất hàng gia dụng, công ty chế biến thuỷ hải sản... đóng trên huyện Tĩnh gia đã và đang đi vào vào hoạt động? Quá trình hoạt động của các công ty hay nhà máy đó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí?
(3).Khu vực em sống có bị ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất... không? Vì sao em cho là "sự ô nhiễm"? Bằng cứ, căn cứ khoa học? Nếu có do nguyên nhân nào? Sự ô nhiễm có thể dẫn đến những hậu quả nào? Cần làm gì để ngăn chặn sự ô nhiễm?
* Tiếp theo giáo viên giới thiệu thêm về các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Thanh Hoá đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình ảnh một số nhà máy ở khu vực Tĩnh gia xã chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Theo báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn có khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp (KCN) gồm, KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn – Sao Vàng, KCN Hoàng Long, KCN Thạch Quảng, KCN Ngọc Lặc và KCN Bãi Trành đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân.
- Các hình ảnh:
 Khói thải ra từ nhà máy xi măng. [5] 
Khói thải ra từ nhà máy lọc hóa dầu. [6] Khói thải ra từ nhà máy nhiệt điện [7]
Nước thải các cơ sở chế biến cá ở Hải Bình, Tĩnh Gia xã thải trực tiếp ra biển [8]
2.3.2. Phương pháp hoạt động thực tiễn
- Đối tượng: học sinh khối lớp 10 và 11 
- Quy mô: cả 2 khối lớp
- Thời gian: 2 buổi (3 tiếng )
- Mục đích: 
+ Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương 
+ Giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức được: ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Hoạt động:
+ Buổi 1: GV bộ môn sinh học kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường tổ chức cho học sinh cả 2 khối ( khối 10,11) tham gia các hoạt động: thu gom rác trong vườn trường và quanh khu vực ngoài vườn trường, dọn sạch kênh mương trong vườn trường 
+ Buổi 1: Cho học sinh tham gia " Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè và hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6 và chiến dịch hãy làm sạch biển" do huyện Đoàn Tĩnh Gia tổ chức hằng năm.
* Một số hình ảnh HS trường THPT Tĩnh Gia 3 tham gia các hoạt động thu gom, xử lý rác và tham gia chiến dịch thanh niên tình nguyện
Hình ảnh HS trường THPT Tĩnh Gia 3 tham gia các hoạt động thu gom, xử lý rác trong chiến dịch thanh niên tình nguyện[9]
Hình ảnh HS trường THPT Tĩnh Gia 3 tham gia các hoạt động thu gom, xử lý rác trong chương trình hành động ngày chủ nhật xanh[10]
Hình ảnh Thầy và trò trường THPT Tĩnh Gia 3 tham gia hưởng ứng chương trình trồng cây xanh trong khuôn viên trường[11]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
- Trước khi áp dụng SKKN ( Khảo sát làm bài trắc nghiệm hiểu biết về kiến thức BĐKH): Thời gian kiểm tra khảo sát vào đầu năm học ( tháng 9 )
Lớp
Tổng số HS
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
10C1
42
1
2,3
9
21,4
30
71,4
2
4,9
10C2
44
0
0
17
38,6
18
40,9
9
20,5
10C3
44
0
0
11
25
28
63,6
5
11,4
- Sau khi áp dụng SKKN: Thời gian kiểm tra khảo sát vào cuối năm học ( tháng 5 )
Lớp
Tổng
sốHS
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
SL
Tỉlệ(%)
10C1
42
14
33,3
18
42,9
10
23,8
0
10C2
44
16
36,3
23
52,3
5
11,4
0
10C3
44
13
29,5
20
45,5
11
25
0
- Nhận xét: Sau thời gian áp dụng các phương pháp giáo dục vê BĐKH cho học sinh khối 10, các em đã có những kiến thức hiểu biết về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH, hình thành được ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn sinh học 10, từ đó hướng học sinh về những thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Thông qua các em tuyên truyền đến gia đình các em về thông điệp hãy vì một môi trường xanh sạch đẹp.
Sau khi áp dụng phương pháp giáo dục những kiến thức liên quan đến bảo vệ môi trường cho các em học sinh thì tỉ lệ học sinh có kiến thức hiểu biết về bảo vệ môi trường tăng lên rõ rệt, học sinh ý thức được tầm quan trọng về sự hiểu biết những kiến thức liên quan đến bảo vệ môi trường và vận dụng những kiến thức đó để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ lá phổi xanh của nhân loại.
3. 2. Kiến nghị
Việc hạn chế ô nhiễm môi trường là vấn đề chung của cả nhân loại, nằm trong khung cảnh của cả thế giới. Vì vậy hằng năm Đoàn thanh niên của trường cần phải

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_thpt_thong_qua.doc
  • docbia.doc