SKKN Giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc văn ở trường THPT Hàm Rồng

SKKN Giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc văn ở trường THPT Hàm Rồng

Có một thực tế đáng buồn đang diễn ra ở hầu khắp các trường THPT là tình trạng học sinh ngại học Văn nếu không muốn nói là chán, ghét môn Văn. Trong khi đó, môn Văn lại là môn có nhiều ưu thế ở sự sinh động, tính hấp dẫn, gắn với thực tế cuộc sống. Học Văn giúp các em nhận thức về xã hội, thấu hiểu được hiện thực quanh mình. Học Văn là học về con người và học để làm người. Thế nhưng giờ dạy Văn trong trường phổ thông hiện nay chưa thực sự phát huy được những ưu thế đó. Vậy, nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để khắc phục?

Xét về mặt tâm lý học, hứng thú có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Trong bất cứ một công việc nào con người có hứng thú thì sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hoạt động và sáng tạo. Trong khi đó, vô cảm là hiện tượng khá phổ biến xã hội hiện nay. Nếu làm một cuộc khảo sát, ta sẽ thấy rất nhiều học sinh vô cảm. Các em chưa quan tâm với bố mẹ, khép mình với thầy cô, thờ ơ với bạn bè và vô cảm với chính bản thân mình. Nhiều em chưa tích cực trong học tập, không hứng thú khi rèn luyện và không buồn, vui với những lời khen, chê. Điều này chính là trở ngại lớn đối với việc giáo dục, đặc biệt trong việc dạy học môn Văn - môn học rất cần đến cảm xúc.

Trong những năm đi dạy, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để học sinh thích học Văn, làm thế nào để phát huy được giá trị giáo dục từ bộ môn này. Trong khi đợi sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ hơn giữa các cấp, các ngành, trong khi đợi sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa gia đình, xã hội và nhà trường tôi nghĩ mỗi chúng ta - những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy - cần tích cực hơn trong việc truyền cảm xúc đến các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách. Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp một vài suy nghĩ, “Giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc văn ở trường THPT Hàm Rồng”. Hi vọng kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh nói chung và dạy học Văn nói riêng.

 

doc 17 trang thuychi01 6070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc văn ở trường THPT Hàm Rồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Có một thực tế đáng buồn đang diễn ra ở hầu khắp các trường THPT là tình trạng học sinh ngại học Văn nếu không muốn nói là chán, ghét môn Văn. Trong khi đó, môn Văn lại là môn có nhiều ưu thế ở sự sinh động, tính hấp dẫn, gắn với thực tế cuộc sống. Học Văn giúp các em nhận thức về xã hội, thấu hiểu được hiện thực quanh mình. Học Văn là học về con người và học để làm người. Thế nhưng giờ dạy Văn trong trường phổ thông hiện nay chưa thực sự phát huy được những ưu thế đó. Vậy, nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để khắc phục?
Xét về mặt tâm lý học, hứng thú có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Trong bất cứ một công việc nào con người có hứng thú thì sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hoạt động và sáng tạo. Trong khi đó, vô cảm là hiện tượng khá phổ biến xã hội hiện nay. Nếu làm một cuộc khảo sát, ta sẽ thấy rất nhiều học sinh vô cảm. Các em chưa quan tâm với bố mẹ, khép mình với thầy cô, thờ ơ với bạn bè và vô cảm với chính bản thân mình. Nhiều em chưa tích cực trong học tập, không hứng thú khi rèn luyện và không buồn, vui với những lời khen, chê. Điều này chính là trở ngại lớn đối với việc giáo dục, đặc biệt trong việc dạy học môn Văn - môn học rất cần đến cảm xúc. 
Trong những năm đi dạy, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để học sinh thích học Văn, làm thế nào để phát huy được giá trị giáo dục từ bộ môn này. Trong khi đợi sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ hơn giữa các cấp, các ngành, trong khi đợi sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa gia đình, xã hội và nhà trường tôi nghĩ mỗi chúng ta - những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy - cần tích cực hơn trong việc truyền cảm xúc đến các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách. Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp một vài suy nghĩ, “Giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc văn ở trường THPT Hàm Rồng”. Hi vọng kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh nói chung và dạy học Văn nói riêng.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích hướng tới của đề tài là tìm ra những giải pháp tạo hứng thú trong giờ Đọc hiểu văn bản, nhằm khắc phục tình trạng học sinh ngại học Văn và khơi gợi ở các em niềm yêu thích với môn Văn, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Văn trong nhà trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu
- Việc dạy và học một số tác phẩm trong Chương trình Ngữ văn THPT
 	- Học sinh trường THPT Hàm Rồng (83 học sinh), cụ thể các lớp A1, A9 khóa 2012 - 2015.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích - tổng hợp 
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Theo Từ điển tiếng Việt, “Hứng thú là sự ham thích, cảm thấy hào hứng”[1.473]. Đây là một trạng thái tâm lí của con người, bộc lộ qua sự ham thích trước một sự vật hiện tượng của tự nhiên, trước một hoạt động của đời sống. Hứng thú sẽ thôi thúc con người tích cực tham gia vào công việc, có cảm giác thích thú trước sự vật hiện tượng hoặc hoạt động nào đó. Theo nghĩa hẹp trong phạm vi dạy học môn Văn, có thể hiểu hứng thú là sự ham thích. Sự ham thích ấy thôi thúc thầy và trò tham gia tích cực vào hoạt động đọc và hiểu, từ đó tìm hiểu nắm bắt tri thức khoa học hiệu quả nhất.
Điều 4 của Luật giáo dục cũng nêu rõ: “phương pháp giáo dục cần phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [2;9]. Mặt khác, các thành tựu nghiên cứu giáo dục học và tâm lí học hiện đại đã cho thấy người học thay vì chỉ nghe giáo viên thuyết giảng, cần phải có cơ hội tham gia các hoạt động giáo dục có tính tương tác để phát triển các năng lực quan yếu. 
Trong cuộc sống nói chung, hứng thú có một vai trò vô cùng quan trọng đối với hành vi và hiệu quả của hành vi đó trong mọi hoạt động. Hứng thú giúp con người ta say mê hơn, nhiệt tình hơn, tích cực hơn và đặc biệt có sự sáng tạo độc đáo trong công việc. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản Văn học thực chất là việc giáo viên tạo cho học sinh một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì Ngữ văn học là môn học gắn với cái đẹp. Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim.
So với các bộ môn khác trong nhà trường, khi dạy học Ngữ văn, nếu thầy và trò có chung niềm hứng thú sẽ tạo nên sự hợp tác trong lao động cảm thụ. Cũng nhờ hứng thú mà thầy trò trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn trong quá trình dạy học. Thế nên, hứng thú phải tạo ra cả hai phía thầy và trò. Để tạo được hứng thú cho trò thì trước hết thầy phải biết tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hoà đồng với học trò. Bước lên bục giảng, chúng ta phải luôn ý thức về sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của mình, phải là người đưa đường, hướng dẫn các em bước vào thế giới của cái đẹp, để được cười, được khóc cùng bao cảnh ngộ, bao con người. 
Trong suốt giờ Văn, người thầy phải biết quên mình để sống với Văn, với học trò, để cùng các em say sưa đi vào lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. Thông thường trong một tiết Đọc - hiểu văn bản, không phải lúc nào học sinh cũng có thể tập trung chú tâm vào bài học, đặc biệt là những tác phẩm dài và khó. Song tôi đã tạo hứng thú cho học sinh bằng cách hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà, đa dạng hóa hoạt động trong giờ dạy như khai thác nhan đề tác phẩm, đặt câu hỏi gắn với việc rèn kĩ năng sống, chọn cách củng cố bài phù hợp 
2.2. Thực trạng của vấn đề
Về phía giáo viên, thực tế ở trường THPT Hàm Rồng, giáo viên bộ môn Ngữ văn đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều thầy cô đã tích cực hoá các hoạt động giảng dạy để giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, do chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành có những tác phẩm dung lượng quá dài hoặc ra đời từ khá lâu, nội dung và ngôn ngữ có khoảng cách khá xa so với cuộc sống hiện tại nên học sinh rất khó tiếp nhận. Mặt khác, do tâm lý sợ học sinh không đáp ứng được yêu cầu của đề thi nên nhiều giáo viên cố gắng bằng giảng cho các em kĩ đến chân tơ kẽ tóc của từng vấn đề. Hơn nữa, thời lượng tiết học lại ít dẫn đến việc giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ thuyết giảng, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa tìm được phương pháp cũng như giọng điệu phù hợp. Chính vì vậy, giáo viên mặc dù đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học Văn nhưng việc thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Về phía học sinh, một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra thờ ơ với văn chương. Tồn tại lớn nhất ở các em là thói quen thụ động từ THCS, các em quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Hầu hết học sinh chưa chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, đáng phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Việc này dẫn đến nhiều em không biết tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình, nếu phải viết hoặc trình bày một vấn đề học sinh cảm thấy khá khó khăn. 
	Mặt khác, trường THPT Hàm Rồng là ngôi trường trong tốp dẫn đầu về chất lượng giáo dục ở Thanh Hóa. Thế mạnh của trường luôn là những môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... Nhìn vào học sinh, ta thấy, thái độ đối với môn Văn của các em có sự phân lập rất rõ. Phần lớn các em có thiên hướng thi vào đại học các khối tự nhiên do tính đến chuyện kiếm việc làm sau khi ra trường. Nhiều phụ huynh cũng mới chỉ dừng lại ở lợi ích trước mắt là con thi khối nào, trường nào mà chưa ý thức được vai trò giáo dục đạo đức và bồi đắp tư tưởng, tình cảm của môn Văn với con em mình. Với bộ phận này, môn Văn dĩ nhiên là môn phụ. Số rất ít còn lại chọn xét tuyển vào các trường Đại học bằng các môn khối C, D thì học Văn với một động cơ rất thực dụng: học để lấy điểm. Thật khó tìm được học sinh học Văn để thưởng thức cái hay, cái đẹp, để hoàn thiện nhân cách. 
Từ năm học 2014 – 2015, tuy môn Ngữ văn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn là một trong ba môn bắt buộc trong kì thi THPT Quốc Gia nhưng các em vẫn chưa thực sự chú ý học môn Ngữ văn. Giúp học sinh chú tâm vào môn Văn đã khó, giúp học sinh yêu thích, say mê học Văn lại càng khó hơn. 	Đâychính là những khó khăn mà mỗi giáo viên dạy Văn đều trăn trở. Để khắc phục tình trạng học sinh ngại học môn Văn, tôi đã thử nghiệm một số giải pháp. Tùy vào thời lượng từng bài, tùy vào tính chất từng tác phẩm mà người dạy linh động lựa chọn giải pháp thực hiện
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Tạo hứng thú qua việc chuẩn bị bài ở nhà
Tôi không chỉ kiểm tra nội dung kiến thức của bài học trước mà tôi còn kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cho bài học mới. Những câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài mới có thể chỉ là đọc một vài câu thơ hoặc nêu lên một hình ảnh trong bài thơ mà em mới phát hiện được. Hoặc tôi đưa ra câu hỏi về thể loại, về một nhân vật trong tác phẩm hay tóm tắt cốt truyện Đây cũng là một cách thu hút sự chú ý, tìm hiểu của học sinh vào bài học ngay từ bước đầu. Tôi đặc biệt chú trọng đặt nhiều câu hỏi về hoàn cảnh sáng tác, nhất là những tác phẩm hoàn cảnh ra đời đặc biệt.
Ví dụ, khi dạy “Tuyên ngôn Độc lập”, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin về hoàn cảnh sáng tác. Tác phẩm được viết trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: nhân dân ta vừa tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, lập nên một nước Việt Nam mới. Sự thật là thế, tuy nhiên bọn đế quốc, thực dân lại có những luận điệu xảo trá, âm mưu chuẩn bị tái chiếm nước ta. Chúng nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ. Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chính Pháp. Thực dân Pháp lại trắng trợn tuyên bố: Đông Dương là đất "bảo hộ" của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. Phải hiểu được bối cảnh lịch sử đó thì học sinh mới thấy được ý nghĩa trọng đại của văn kiện này cũng như nghệ thuật lập luận tài tình của Hồ Chí Minh. “Tuyên ngôn Độc lập” không phải chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là với bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt khoát những luận điệu đó. Học sinh có được hứng thú ngay từ nhan đề thì việc tìm hiểu tác phẩm cũng sẽ hiệu quả hơn. 
Khi dạy truyện ngắn Vợ nhặt, tôi lại cho học sinh tìm tư liệu về nạn đói năm 1945 của mà nhân dân ta đã phải trải qua. Tác phẩm tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945, được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau năm 1954 khi hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói. Chúng ta có thể tự hào bởi những trang sử hào hùng nhưng chúng ta cũng không thể quên đi những đau thương, mất mát của dân tộc mình. Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh hay những tư liệu lịch sử cho thấy, đây là thời kì đen tối của dân tộc, cái đói làm con người ta tha hóa, biến chất. Trong thời kỳ đó, không ai còn nghĩ đến ai cả, có trường hợp bố giành ăn của con, anh em đánh nhau chỉ vì cái đói. Người ta tìm mọi cách để giành giật mọi cái có thể để cho vào miệng. Lúc cao điểm, ở các con đường, người chết lẫn người sống nằm la liệt, hoặc không thì bò lê bò lết, đói quá không ai còn sức đứng dậy nổi. Rất nhiều trẻ con nằm chết, bởi bố mẹ sinh ra không nuôi nổi đành bế ra đường bỏ. Có câu chuyện về người đàn ông đi làm thuê, bốc vác. Ông có mang theo mấy củ khoai cùng với một ít cám trộn làm lương thực ăn dọc đường. Khi mệt quá, thấy xung quanh là những con người nằm im bất động, sống hay chết cũng không biết, đánh liều, ông ngồi lại nghỉ, vừa mới móc tí lương thực ít ỏi ra thì bất thần những thây ma ngóc đầu dậy, rồi xúm vào vồ lấy nắm cơm. Có một người giật được, cho ngay vào mồm, nhưng chưa kịp nuốt thì đã bị những kẻ khác dùng tay bóp nghẹt cổ họng, thè cả lưỡi và rơi miếng cơm ra. Cả nhóm lại nhảy vào xâu xé cái miếng cơm ít ỏi đó Có biết được điều này thì học sinh mới hiểu được tình người trong lời mời “thị” ăn bánh đúc của Tràng, mới cảm động trước việc Tràng chấp nhận cho một người đói theo về giữa lúc cái đói đang lùa đuổi. Việc tìm hiểu và vận dụng kiến thức lịch sử về hoàn cảnh sáng tác vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa là tiền đề quan trọng giúp các em để hiểu được số phận của từng nhân vật cũng như giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Hoặc khi kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh cho bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, tôi cho các em nghe một đoạn trong bài hát Hàn Mặc Tử hoặc xem một bức ảnh về thôn Vĩ, sau đó đặt các câu hỏi: Hàn Mặc Tử đã trải qua những “đau thương” như thế nào trong cuộc đời ngắn ngủi? Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ sự kiện gì? Nhà thơ sáng tác thi phẩm này trong tình trạng sức khoẻ như thế nào? Cách sinh động hoá những câu hỏi cũng chính là cách thức kích thích trí tò mò, tìm hiểu và hướng sự chú ý của học sinh vào bài học.
 Khi dạy truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, tôi đưa ra những câu hỏi: Tác phẩm đã trải qua những tên gọi nào? Vì sao tác phẩm lại có nhan đề là “Đôi lứa xứng đôi”? Nhan đề “Chí Phèo” do ai đặt? Nhan đề ấy gợi cho em những ấn tượng như thế nào? 
Với những câu trả lời chính xác, đầy đủ, có sự đầu tư tìm hiểu, tôi thường khuyến khích cho điểm khá, giỏi, vừa để ghi nhận sự chăm học của các em, vừa để nhắc nhở những học sinh khác cần phải chuẩn bị bài tốt hơn.
Qua cách đặt câu hỏi gợi tìm, giáo viên vừa tạo được tâm thế cho học sinh vừa rèn cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu. Để trả lời được những câu hỏi trên, yêu cầu học sinh phải tìm hiểu, chuẩn bị bài kĩ lưỡng ở nhà. Đây cũng chính là cách hướng dẫn các em khi tìm hiểu một tác phẩm văn học. Hơn nữa, khi giao quyền chủ động cho học sinh qua những dạng câu hỏi như thế này, học sinh rất hào hứng và thích thú.
2.3.2. Tạo hứng thú qua việc khai thác nhan đề
Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, nhưng đôi lúc chúng ta coi nhẹ, bỏ qua yếu tố này. Nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn lưu ý học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú của các em.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có lần phát biểu đại ý các nhà văn khi đặt tên cho tác phẩm cũng trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con. Thật vậy, quá trình sáng tạo cũng “mang nặng đẻ đau”, khi đứa con tinh thần ra đời nhà văn cũng có niềm vui sướng, hạnh phúc như người mẹ vừa có thêm một đứa con. Rồi tên gọi của đứa con tinh thần ấy còn khiến nhà văn phải bận tâm nhiều, chăm chút sau mỗi lần tái bản. Bắt đầu bài học, tôi thường nêu vấn đề: nhan đề có ý nghĩa như thế nào hoặc tại sao tác giả lại lựa chọn tên gọi ấy? Cuối bài học, tôi sẽ dành thời lượng nhất định cho các em trả lời. Và tôi thường khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin trình bày bằng cách cho điểm đánh giá. Đây vừa là cách tạo hứng thú cho học sinh, vừa khắc sâu kiến thức.
Trở lại với những lần đổi tên của truyện ngắn “Chí Phèo”, sau tiết học, các em sẽ thích thú và hiểu sâu hơn giá trị tác phẩm. Học sinh sẽ nhận thấy, mỗi tên gọi đều gắn với những mục đích, ý nghĩa riêng. “Cái lò gạch cũ” là tên gọi đầu tiên để nói lên sự ra đời của Chí Phèo, là hình ảnh gắn với cuộc đời Chí Phèo. Nhan đề này có giá trị hiện thực sâu sắc khi đề cập tới sự đọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm. Khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nxb Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó, nhưng nếu như vậy thì tất cả những giá trị khác của tác phẩm sẽ bị lu mờ bởi cuộc tình éo le giữa Thị và Chí. Sau hai tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành “Chí Phèo”, tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Chỉ với nhan đề này, mọi giá trị của tác phẩm mới hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo. 
“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo mà khi dạy chúng ta thường cho học sinh phân tích. “Vợ nhặt” nghĩa là gì? Tại sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt là ở chỗ: “nhặt vợ” là một cụm động từ, còn “vợ nhặt” là một cụm danh từ, chỉ một “loại” vợ. Nhan đề vừa độc đáo, lại vừa hài hước, xót xa. Vì người ta thường nói nhặt cỏ, nhặt rác, cùng lắm là nhặt được đồ vật nào đó chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ. Chuyện mới nghe cứ như đùa nhưng kỳ thực lại là một cảnh ngộ đau xót. Và sau khi học xong, các em sẽ hiểu hơn giá trị tác phẩm. Đó chính là giá trị hiện thực, là lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Chúng đã đẩy người nông dân vào tình cảnh ngặt nghèo, tận cùng của cái đói, khiến “người chết như ngả rạ”, thân phận họ thật rẻ rúng trong tình cảnh ấy nên mới có chuyện nhặt được vợ của anh Tràng. Đó còn là giá trị nhân đạo sâu sắc, là tấm lòng nhân ái của tác giả. Kim Lân không chỉ đồng cảm, xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn đề cao tình người, trân trọng khao khát về mái ấm gia đình của người nông dân ngay trong thời buổi đói kém chạy ăn từng bữa đó.
Khi dạy học từ nhan đề, tôi còn tạo hứng thú cho học sinh từ việc yêu cầu các em phát hiện cách viết đặc biệt của tác giả. Ví dụ với tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, tôi hướng dẫn học sinh phát hiện và lí giải cách Nguyễn Tuân đã viết hoa chữ “Sông” trong từ “Sông Đà”. Trong cách nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ là một con sông bình thường mà đã trở thành một “nhân vật” đặc biệt, có cá tính, có phẩm cách riêng, khi hung bạo, lúc trữ tình. Và trong tác phẩm, nhà văn đã nhiều lần sử dụng thủ pháp nhân hóa để xây dựng hình tượng.
Đoạn trích “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng” cũng vậy, học sinh sẽ nhận ra điều đặc biệt là suốt cả đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm bao giờ cũng đã viết hoa hai tiếng Đất Nước, thể hiện hàm ý tôn kính Tổ quốc thiêng liêng.
“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) là một nhan đề có vẻ bình thường song không phải là không có gì để khai thác. Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với nhau và trở thành “Vợ chồng A Phủ”, quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng. Hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ. Điều này lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng
Nói tóm lại, khai thác ý nghĩa nhan đề sẽ góp phần tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tìm hiểu bài mới tự nhiên và hiệu quả hơn.
2.3.3. Tạo hứng thú qua việc đọc sáng tạo
Trong công trình ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_tao_hung_thu_trong_gio_doc_van_o_truong_thpt.doc