SKKN Giải pháp quản lí nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Như Thanh 2

SKKN Giải pháp quản lí nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Như Thanh 2

Trường THPT Như Thanh II đóng trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là một trong những trường có chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 tương đối thấp. Nơi trường đóng là một vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, nằm cách xa trung tâm của huyện.Trường tuyển sinh học sinh khu vực 4 xã: Thanh Tân, Thanh Kì, Xuân Thái, Yên Lạc và một số học sinh trái tuyến ở vùng lân cận của huyện Nông Cống và Tĩnh Gia. Những học sinh ở gần trường có học lực khá giỏi thì phụ huynh thường có tâm lí cho con em mình lên học tại trường điểm của huyện. Những học sinh khi thi tuyển vào lớp 10 chỉ cần tránh điểm liệt là có thể trúng tuyển vào lớp 10. Chính vì vậy chất lượng học sinh của nhà trường luôn là một nỗi lo lắng, trăn trở của ban giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô giáo bộ môn.

docx 14 trang thuychi01 5610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp quản lí nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Như Thanh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu:
Lí do chọn đề tài:
Trường THPT Như Thanh II đóng trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là một trong những trường có chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 tương đối thấp. Nơi trường đóng là một vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, nằm cách xa trung tâm của huyện.Trường tuyển sinh học sinh khu vực 4 xã: Thanh Tân, Thanh Kì, Xuân Thái, Yên Lạc và một số học sinh trái tuyến ở vùng lân cận của huyện Nông Cống và Tĩnh Gia. Những học sinh ở gần trường có học lực khá giỏi thì phụ huynh thường có tâm lí cho con em mình lên học tại trường điểm của huyện. Những học sinh khi thi tuyển vào lớp 10 chỉ cần tránh điểm liệt là có thể trúng tuyển vào lớp 10. Chính vì vậy chất lượng học sinh của nhà trường luôn là một nỗi lo lắng, trăn trở của ban giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô giáo bộ môn.
Xuất phát từ đặc thù bộ môn vật tôi giảng dạy là một môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong sản xuất. Về lí thuyết môn vật lí có nhiều thuật ngữ khoa học khó học, khó nhớ, khô khan và trừu tượng. Về bài tập thì phải sử dụng nhiều kiến thức toán học, đối với học sinh trung bình yếu thì đây là vấn đề vô cùng khó khăn do khả năng tư duy, kĩ năng tính toán của các em là rất kém. Chính vì vậy bản thân tôi và các giáo viên bộ môn luôn tìm tòi để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Sau nhiều năm giảng dạy tôi nhận ra rằng học đi đôi với hành là hết sức cần thiết, các bài giảng lý thuyết cần có thí nghiệm trực quan hoặc thí nghiệm minh họa để học sinh dễ nhận biết và tiếp thu lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên một vấn đề rất khó khăn là quá trình tiến hành các thí nghiệm, bảo quản, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học chưa thực sự được quan tâm như đúng vai trò của nó trong giảng dạy.
Trong chương trình dạy học tất cả các bộ môn chứ không phải chỉ mình bộ môn vật lý là sử dụng các thiết bị dạy học, vì vậy tôi quyết định viết đề tài này nhằm một phần nào đó giúp cho Ban giám hiệu, Ban chuyên môn và cán bộ thiết bị của nhà trường có thể quản lý tốt hơn quá trình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Mục đích nghiên cứu:
 	Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp quản lí nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Như Thanh 2” là giúp cho cán bộ giáo viên nhà trường có một cái nhìn đúng đắn về vai trò của thiết bị dạy học trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn trong trường. Đồng thời giúp cho lãnh đạo nhà trường có thể theo dõi và quản lý ở tầm vĩ mô quy trình sử dụng, tần suất sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong trường. 
Đối tượng nghiên cứu:
 	Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này của tôi là những giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông.
Phương pháp nghiên cứu:
 	Do hệ thống quản lý thiết bị trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy phương pháp nghiên cứu của trong đề này là tổng hợp của nhiều phương pháp khác nhau như:
	+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	+ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế đất nước, có thể khẳng định rằng không có giáo dục và đào tạo thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với nền kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thì thiết bị dạy học được xem là điều kiện hết sức quan trọng.
Tầm quan trọng của thiết bị dạy học (TBDH) ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường THPT Như thanh 2 nói riêng được khẳng đinh từ : Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo dục như:
Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD ĐT về quy chế công nhận trường chuẩn, Quyết định số 07/2007 QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ trường phổ thông.Công văn số 4381/BGD ĐT-CSVC đã khẳng định thiết bị dạy học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là một trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học.
Vì vậy thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học , góp một phần cho định hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện.
Ở trường THPT Như Thanh 2, thiết bị dạy học chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ mới về đổi mới giáo dục. Kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học theo quan điểm hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2018-2019 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và sử dụng TBDH. Nhà trường được sự ủng hộ của ban đại diện hội phụ huynh học sinh, được sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, do đó đã mua sắm và trang bị được một số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng thành trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung TBDH để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng và quản lý vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể: 
- Cách khai thác thông tin trên mạng của cán bộ giáo viên còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận giáo viên trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học chưa cao.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa học qua các lớp tập huấn sử dụng thiết bị dạy học theo môn được đào tạo, do đó kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại còn lúng túng.
- Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: phòng học tiếng, nhà tập đa năng, phòng học môn công nghệ.
- Các trang thiết bị được cấp phát chất lượng không cao, tuổi thọ thấp.
- Mức kinh phí của nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị còn ít.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu môn Công nghệ, dạy học chưa đúng chuyên nghành được đào tạo do đó việc sử dụng TBDH cho môn học chưa tốt.
- Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số em học sinh chưa cao.
- Hệ thống quản lý thiết bị dạy học còn thủ công.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề:
	Để giải quyết những khó khăn trên tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp trong quản lý thiết bị dạy học.
2.3.1. Các mục tiêu hành động
2.3.1.1. Tập huấn kỹ năng thực hành sử dụng TBDH cho giáo viên các bộ môn.
Đây là mục tiêu cực kỳ quan trọng vì đại đa số giáo viên ngại sử dụng thiết bị dạy học là do sử dụng thiết bị không quen, không thuần thục. Vì vậy ban chuyên môn nhà trường cần cho cán bộ thiết bị tập huấn trước sau đó lồng ghép hoạt động tập huấn sử dụng TBDH vào các buổi sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học, từ đó giúp giáo viên có kĩ năng sử dụng TBDH tốt hơn.
2.3.1.2. Giáo dục ý thức bảo quản và sử dụng TBDH cho học sinh trong nhà trường.
Trong những tiết dạy trên lớp có sử dụng TBDH thì học sinh luôn có nhu cầu tìm hiểu về thiết bị nhưng cách sư dụng và bảo quản thì chưa biết. Vì vậy các giáo viên bộ môn cần hướng dẫn kĩ lưỡng về các TBDH và cách sử dụng thiết bị tránh làm hư hỏng sau khi dùng. Từ đó yêu cầu các tập thể lớp có trách nhiệm đền bù thiệt hại nếu không làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên làm hỏng thiết bị của nhà trường.
2.3.1.3. Thay thế các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được, mua sắm và bổ sung các thiết bị mới. Tu sửa và nâng cấp các thiết bị dạy học.
Đây là một việc làm thường niên vào đầu năm học. Các tổ chuyên môn của nhà trường cần kiểm tra lại toàn bộ TBDH trước khi vào năm học mới, từ đó đề xuất với Ban chuyên môn có giải pháp thay thế các thiết bị đã lạc hậu, khắc phục những thiết bị có lỗi và bổ sung mua mới những thiết bị cần thiết cho năm học.
2.3.1.4. Đầu tư TBDH bằng nhiều nguồn vốn, đảm bảo thiết bị đồng bộ.
Trên thực tế nếu chúng ta tiến hành tu sửa và mua sắm bổ sung thì chỉ giải quyết được một phần nào sự thiếu hụt về TBDH. Tuy nhiên nếu là như thế thiết bị sẽ thiếu tính đồng bộ, thường xuyên hư hỏng trong quá trình sử dụng gây lãng phí. Vì vậy lãnh đạo nhà trường cần có giải pháp về tài chính như xin cấp trên, xã hội hóa... để đầu tư cho nhà trường TBDH đồng bộ, có chất lượng, sử dụng được nhiều năm.
2.3.1.5. Xây dựng đủ các phòng học bộ môn theo quy định.
Để học sinh có môi trường học tập tốt nhất, lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch dài lâu nhằm huy động nguồn vốn xây dựng các phòng học bộ môn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
2.3.1.6. Xây dựng hệ thống quản lý thiết bị bằng công nghệ.
Để dễ theo dõi và quản lý TBDH trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng một phần mềm quản lý gồm: lịch báo mượn, tình trạng thiết bị trước và sau khi sử dụng để giảm tải công việc thuần túy cho cán bộ thiết bị đồng thời cũng theo dõi được tần suất sử dụng TBDH của giáo viên, số TBDH còn sử dụng được, không còn sử dụng được...
2.3.2. Kế hoach hoạt động cụ thể
2.3.2.1.Kế hoạch hoạt đầu năm học
Tên hoạt động
Kết quả cần đạt
Thời gian thực hiện
Kinh phí
Điều kiện/rủi ro
Kiểm tra, rà soát TBDH của nhà trường
- Sắp xếp lại TBDH các bộ môn.
- Số liệu kiểm tra chính xác.
Từ ngày 15/10 đến
21/10/2018.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn dạy lệch tiết nên việc kiểm tra phải tiến hành lần lượt từ các bộ môn.
Lập danh sách những TBDH cần thu mua bổ sung
- Sắp xếp lại TBDH các bộ môn.
- Đảm bảo đủ TBDH chuẩn bị cho thao giảng dự giờ chào mừng 20/11.
Từ ngày 22/10 đến
28/10/2018.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Nguồn kinh phí hạn hẹp nên chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu về TBDH.
2.3.2.2. Kế hoạch hoạt động sau khi kết thúc học kỳ I
Trong thời gian các nhà trường vừa kết thúc học kì I bắt đầu vào học kì II. Trên cơ sở nhiệm vụ công tác đầu học kì II của năm học, bản thân tôi dự kiến tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số hoạt động chính như sau:
Tên hoạt động
Kết quả cần đạt
Thời gian thực hiện
Kinh phí
Điều kiện/rủi ro
Hoàn tất các loại hồ sơ kiểm kê
Chính xác
Tháng 1/2019
Quy chế chi tiêu nội bộ
Sơ kết công tác bảo quản TBDH
Đúng thực tế
Thanh lí một số thiết bị hỏng
Quản lí số liệu
thiết bị hỏng
Quy chế chi tiêu nội bộ
Bổ sung TBDH cho học kì II
Đủ về số lương
và chất lượng
Ngân sách
Tài chính hạn hẹp
Bảo trì và sửa chữa máy tính, sắp xếp lại phòng máy vi tính
Gọn gàng, khoa
học.
Tháng 2/2019
Mua sắm
nhỏ
Máy tính hư hỏng nhiều
Kiểm tra sử dụng TBDH
Tất cả đồ dùng
các môn học
Quy chế chi tiêu nội bộ
Đánh giá đồ dùng dạy học tự làm ở tổ CM
Sử dụng được
Quy chế chi tiêu nội bộ
Sắp xếp các phòng chức năng, TBDH để HS thí nghiệm thực hành
Phục vụ tốt các giờ dạy thí nghiệm và thực hành
Tháng 3/2019
Chuẩn bị phòng máy phục vụ thao giảng chào mừng 
26/3/2013
Thi đua chào
mừng ngày 26/3
Kiểm tra sử dụngTBDH.
Đánh giá ý thức
sử dụng của giáo viên.
-Thi làm TBDH cấp
trường
Phục vụ cho 
công tác dạy
và học
Quỹ thi đua khen thưởng
Một số giáo viên chưa thực sự tích cực
2.3.2.3. Các hoạt động sau khi kết thúc năm học và chuẩn bị cho năm học mới
Hoạt động
Kết quả cần đạt
Thời gian thực hiện
Kinh phí
Điều kiện/rủi ro
Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên đi tập huấn kỹ năng bảo quản TBDH và kĩ năng thí nghiệm thực hành để chuẩn bị cho năm học sau
CBGV và NV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bảo quản TBDH
Tháng 8/2019
Theo ngân sách
Kinh phí hạn hẹp
Xây dựng kế hoạch quản lí TBDH trong hè
Đảm bảo tốt các
hoạt động quản lý trong nhà trường
Kiểm kê, kiểm 
tra đánh giá các thiết bị dạy học.
Đánh giá đúng hiện trạng TBDH
Quy chế chi tiêu nội bộ
Tu sửa và mua sắm các thiết bị dạy học mới
Đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy 
và học tập
Mua sắm nhỏ
Nguồn kinh phí cho mua sắm TBDH hàng năm không nhiều
Xây dựng các phòng học bộ môn còn thiếu như phòng nghe
Phục vụ cho học
môn tiếng anh
Ngân sách
nhà nước
Kinh phí đầu tư cao
Sắp xếp TB phòng thực hành, đồ dùng thí nghiệm, kho TB
Đảm bảo các điều kiện cho dạy học
Tháng 9/2019
Điều kiện phụ huynh còn thiếu thốn, công tác xã hội hóa chưa cao
Tham mưu huy 
động vốn
Ban phụ huynh HS
Tạo cơ sở dữ liệu quản lý TBDH, phần mềm 
Quản lí cơ sở dữ liệu
Tháng 10/2019
Quy chế chi tiêu nội bộ
Cán bộ thiết bị có trình độ tin học còn hạn chế
Theo dõi , bảo quản giao nhận thiết bị dạy học
Quản lí thiết bị
Chuẩn bị TBDH cho thao giảng chào mừng ngày 20/11
Thi đua giờ dạy
tốt, giờ học 
tốt
Tháng 11/2019
Quỹ công đoàn
Kinh phí hạn hẹp
Mua máy vi tính bổ sung phòng máy
Phục vụ dạy học
Mua sắm nhỏ
Sửa chữa hư hỏng TBDH.
Phục vụ dạy học
Quỹ tiết kiệm nhà trường
Lập kế hoạch kiểm kê TBDH hết HK I
Biết số lượng 
TBDH
Tháng 12/2019
Kiểm tra và niêm phong phòng TBDH trước khi nghỉ tết
Bảo vệ tài sản
nhà trường
Tháng 1/2020
Theo dõi việc sử dụng TBDH của GV
Đánh giá ý thức
chấp hành
Tháng 2/2020
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa TBDH hư hỏng, đảm bảo tốt cho công tác dạy – học.
Phục vụ dạy học.
Tháng 3/2020
Ngân sách
Kinh phí hạn hẹp
- Mua sắm TBDH đảm bảo các tiêu chí chuẩn quốc gia.
Đảm bảo các tiêu chí chuẩn quốc gia.
Tháng 4/2020
Ngân sách
Kinh phí hạn hẹp
- Kiểm kê TBDH 
Bảo quản TBDH
Tháng 5/2020
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với việc xây dựng kế hoạch cụ thể về quản lý sử dụng TBDH theo từng giai đoạn, nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Cụ thể kết thúc năm học tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên so với năm học trước, số học sinh giỏi cấp tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng đưa nhà trường tăng lên 12 bậc trong bậc xếp hạng của toàn ngành. Để đạt được thành tích đó cần có sự nỗ lực phấn đấu về mọi mặt của thầy trò nhà trường, tuy nhiên việc dạy học vẫn là nòng cốt và việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý khoa học đã góp phần làm nên thành công đó.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện hoạt học dạy và của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục theo hướng đổi mới phương pháp tổ chức dạy học. Việc bảo quản và sử bụng TBDH có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường mà là trách nhiệm của tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Để có được một hệ thống TBDH đáp ứng được nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và ngoài nhà trường. Người quản lí cần thực sự coi trọng công tác quản lí TBDH, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng.
3.2. Kiến nghị:
- Bộ và Sở GD-ĐT cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên trách TBDH cũng như bồi dưỡng cho giáo viên đứng lớp phương pháp sử dụng đúng và hiệu quả.
- Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, giáo viên sử dụng TBDH , có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Học viện quản lí giáo dục ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lí TBDH và các biểu mẫu quản lí, lưu trữ hồ sơ.
Bài viết trên đây của tôi thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà trường dưới trách nhiệm là một tổ trưởng chuyên môn và kết quả kiến thức tiếp thu được qua nhiều tài liệu và thực tiễn ở một số nhà trường, song không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự bổ sung của các thầy cô đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Người viết sáng kiến
 Bùi Thị Thanh Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X.
2. Luật giáo dục, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.
3. Nghiệp vụ công tác của Hiệu trưởng (Nhà xuất bản lao động năm 2008).
4. Những quy định về đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục (Nhà xuất bản lao động-xã hội năm 2007).
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo.
6. Các thông tin về sử dụng thiết bị dạy học trên mạng internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_quan_li_nang_cao_chat_luong_su_dung_thiet_bi.docx