SKKN Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học Cơ sở

SKKN Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học Cơ sở

Lịch sử địa phương giảng dạy trong nhà trường là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó quê hương cho học sinh, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Từ đó các em sẽ thấy môn lịch sử thật gần gũi, không hề xa lạ hay khó hiểu, khó học có thể tăng hứng thú của các em với bộ môn và nâng cao chất lượng học tập bộ môn.

Trong chương trình lịch sử THCS đã được bố trí 07 tiết dạy lịch sử địa phương, được phân bố như sau: lớp 6: 01 tiết (tiết 35); lớp 7: 03 tiết (tiết 68, 69, 70); lớp 8: 01 tiết (tiết 52) và lớp 9: 02 tiết (tiết 51, 52). Các tiết học lịch sử địa phương thường được bố trí ở cuối chương trình học, khi đã hoàn thành các bài học chính khóa có trong sách giáo khoa.

Tuy nhiên, không phải ở những tiết học này giáo viên mới đưa kiến thức lịch sử địa phương vào dạy mà trong các bài học có liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương giáo viên cũng nên chủ động tích hợp các kiến thức lịch sử địa phương vào bài dạy để bài dạy thêm sinh động. Sử dụng các biện pháp, các câu hỏi phát huy kiến thức của học sinh về lịch sử địa phương để thu hút các em học bài tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.

Khi giảng dạy các bài học trên, việc đưa lịch sử địa phương vào dạy sẽ làm bài học thêm sinh động, tăng hứng thú cho học sinh giúp học sinh nhớ lâu và hiểu sâu hơn kiến thức của bài. Trong các tiết học đó giáo viên nên giới thiệu cho các em những sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh, huyện, xã mình và yêu cầu học sinh về tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Khi đến các tiết lịch sử địa phương ở cuối năm học giáo viên yêu cầu các em trình bày việc nghiên cứu sưu tầm lịch sử địa phương của mình, rồi yêu cầu các em nhận xét, bổ sung cho nhau rồi đi đến khái quát, kết luận.

docx 37 trang Mai Loan 06/05/2025 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 - Tên sáng kiến: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch 
sử địa phương ở trường trung học cơ sở.
 - Tác giả: Nguyễn Thị Mỵ
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng.
 - Chức vụ: Giáo viên.
 - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Sử- Giáo dục công dân.
 Hương Canh, tháng 02 /2019 hỏi phát huy kiến thức của học sinh về lịch sử địa phương để thu hút các em học 
bài tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.
 Khi giảng dạy các bài học trên, việc đưa lịch sử địa phương vào dạy sẽ 
làm bài học thêm sinh động, tăng hứng thú cho học sinh giúp học sinh nhớ lâu 
và hiểu sâu hơn kiến thức của bài. Trong các tiết học đó giáo viên nên giới thiệu 
cho các em những sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh, huyện, xã mình và yêu cầu 
học sinh về tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Khi đến các tiết lịch sử địa phương ở 
cuối năm học giáo viên yêu cầu các em trình bày việc nghiên cứu sưu tầm lịch 
sử địa phương của mình, rồi yêu cầu các em nhận xét, bổ sung cho nhau rồi đi 
đến khái quát, kết luận. Cụ thể:
* Đối với lớp 6.
Đối với học sinh lớp 6, do vừa từ trường tiều học lên nên các em còn khá bỡ ngỡ 
với môn học mới, cách học mới. Ở các bài học trong chương trình học, giáo viên 
phải chủ động liên hệ cho học sinh đến những kiến thức về địa phương để các 
em thấy sự gần gũi của các sự kiện lịch sử. Qua đó học sinh sẽ tiếp cận lịch sử 
dễ dàng và thân thiện hơn.
Với học sinh lớp 6, về kiến thức lịch sử địa phương chỉ yêu cầu các em nắm 
được những nét khái quát về vị trí địa lí, địa giới hành chính, đặc điểm dân cư và 
đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ ở địa bàn Vĩnh Phúc cũng như 
truyền thống yêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc từ thời Văn Lang- Âu Lạc đến 
năm 938. Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền 
thống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy 
truyền thống quê hương đất nước.
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 6:
 Khi giảng những bài học có liên quan đến lịch sử địa phương Vĩnh Phúc, 
giáo viên chủ động khai thác, đưa vào bài giảng những kiến thức liên quan đến 
lịch sử địa phương, chú ý đưa vào những tranh ảnh về các địa điểm, di vật có 
liên quan. Ví dụ như khi dạy Bài 9: Những chuyển biến về kinh tế đến nội dung 
phát minh ra thuật luyện kim, giáo viên liên hệ đến khu di chỉ Đồng Đậu (Yên 
Lạc), cho học sinh quan sát vị trí, tranh về các di vật thuộc di chỉ Đồng Đậu để 
học sinh thấy rằng, từ xa xưa con người đã sinh sống tại Vĩnh Phúc và có trình 
độ phát triển khá cao so với các địa phương khác. 
 Hay khi dạy về Bài 22: Khởi nghĩa Lí Bí-nước Vạn Xuân, có hoạt động 
tại hồ Điển Triệt (Lập Thạch), giáo viên nên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về 
hồ, nêu được nguyên nhân vì sao đây lại được Lí Bí chọn là nơi lui quân (3 mặt 
là núi, chỉ có một con ngòi duy nhất nối với sông Lô nên dễ ẩn náu), hạn chế 
(khi bị tấn công khó rút lui)Khi kết thúc những bài học này, giáo viên yêu cầu 
học sinh tìm hiểu, nghiên cứu thêm về những sự kiện lịch sử trên.
 Khi đến tiết dạy về lịch sử địa phương (tiết 35), trước hết giáo viên cho 
học sinh tìm hiểu về vị trí địa lí, địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc qua việc về khu di chỉ Đồng Đậu, về lễ hội Tây Thiên hay khu di tích đền Hai Bà 
Trưng,
 Dâng hương tại đến Hai Bà Trưng-
 Mê Linh (tháng 01 năm 2019). Ảnh: 
 tác giả
* Đối với lớp 7:
 Bước vào lớp 7, học sinh đã quen với phương pháp học tập bộ môn nhưng 
khối lượng kiến thức môn lịch sử của lớp 7 lại khá nhiều, nhất là phần lịch sử 
Việt Nam. Để học sinh nhớ lâu, không bị nhầm lẫn kiến thức thì việc tích hợp 
lịch sử địa phương vào từng bài học đem lại hiệu quả khả quan, khiến học sinh 
hứng thú hơn khi học tập, khuyến khích học sinh tự giác tìm hiểu nghiên cứu về 
lịch sử địa phương. Vì nội dung của các bài không cho phép giáo viên giới thiệu 
cặn kẽ, đầy đủ về các kiến thức lịch sử địa phương có liên quan, nên giáo viên 
chỉ khái quát những nét chính sau đó yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, sưu tầm 
thêm. Khi đến tiết học lịch sử địa phương, học sinh vận dụng kiến thức, sử dụng 
những tài liệu mình sưu tầm được giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, làm 
các dạng bài tập thực hành lịch sử: sử dụng lược đồ, lập bảng thống kê, thi kể 
chuyện, thuyết trình về lễ hội của quê hương..
- Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 7:
 Khi giảng Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-
Nguyên (thế kỉ XIII), giáo viên lưu ý học sinh đến vị trí Bình Lệ Nguyên- nơi 
diễn ra trận đánh đầu tiên của nhà Trần với quân Mông Cổ hiện nay thuộc thị 
trấn Hương Canh, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, ỉnh Vĩnh Phúc (nếu được 
giáo viên cho học sinh quan sát ảnh chụp vị trí đó cho học sinh dễ tưởng tượng). 
Do thấy vị trí đó quen thuộc, mình có thể đến quan sát, thực nghiệm nên học 
sinh dễ bị thu hút vào nội dung trận đánh, nhớ sự kiện được lâu hơn và không 
nhầm lẫn với các trận đánh khác thời Trần.
 Ở Bài 15: Sự phát triển kinh tế-văn hóa thời Trần, giáo viên giới thiệu về 
Tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn, huyện Sông Lô) - một công trình kiến trúc tiêu 
biểu thời Trần làm bằng gạch đất nung. Việc phục chế lại tháp như bây giờ có sự 
đóng góp rất lớn từ các nghệ nhân làng gốm Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh 
Phúc).
 Đến bài 19, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), khi giảng về Bộ chỉ Nguyên hay danh tướng Trần Nguyên Hãn và đề nghị học sinh tiếp tục tìm hiểu, 
sưu tầm tư liệu về trận Bình Lệ Nguyên và danh tướng Trần Nguyên Hãn.
 Tiết 69, giáo viên tập trung vào khai thác kiến thức về kinh tế Vĩnh Phúc thời 
phong kiến: nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, thủ công nghiệp với nhiều 
làng nghề nổi tiếng, thương nghiệp với nhiều chợ chuyên bán các hàng hóa thủ 
công. Về nông nghiệp, giáo viên cho học sinh nhận xét các điều kiện tự nhiên ở 
Vĩnh Phúc để phát triển nông nghiệp và rút ra đặc trưng của nền nông nghiệp 
Vĩnh Phúc thời phong kiến (với điều kiện địa lí thuận lợi, nông nghiệp thời 
phong kiến ở Vĩnh Phúc khá phát triển tiêu biểu là 2 huyện ven sông Hồng ( 
Vĩnh Tường, Yên Lạc), nhưng nông nghiệp Vĩnh Phúc vẫn đậm chất tự cấp, tự 
túc). Về thủ công nghiệp, giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức đã nghiên 
cứu, sưu tầm hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu)
 STT Tên nghề Địa điểm có nghề Thực trạng của nghề
 ( Bảng sau khi đã hoàn chỉnh)
 STT Tên nghề Địa điểm có nghề Thực trạng của nghề
 1. Gốm Hương Canh (Bình Xuyên) Còn duy trì
 2. Đục đá Hải Lựu (Sông Lô) Còn duy trì
 3. Rèn Lý Nhân (Vĩnh Tường) Còn duy trì
 4. Dệt vải Đạo Đức (Bình Xuyên) không còn
 5. Mộc Bích Chu (Vĩnh Tường) Phát triển
 Thanh Lãng (Bình Xuyên)
 Minh Tân (Yên Lạc)
 6. Nuôi rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) Phát triển
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về các nghề thủ công ở Vĩnh Phúc. 
Tác dụng của việc duy trì các ngành nghề thủ công hiện nay. Về thương nghiệp 
giáo viên cho kể tên các chợ truyền thống ở trong địa phương em. Vai trò của 
chợ đối với nhân dân trong vùng. Miêu tả một cái chợ mà em đã được đến để 
mua bán. (Thời phong kiến các chợ phiên ở nông thôn có vai trò quan trọng 
trong việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp: Chợ Lồ (Yên Lạc) bán quang 
chạc, thúng mủng; chợ Lầm (Yên Lạc) bán lợn con; chợ Giang (Vĩnh Tường) 
bán trâu, bò...Nổi tiếng thời phong kiến là Chợ Cánh (nay là Chợ Hương Canh 
– thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên), vì có vị trí thuận lợi về giao 
thông và sản phẩm nông nghiệp phong phú, nên chợ Cánh trở thành trung tâm 
buôn bán sầm uất được nhiều vùng trong và ngoài tỉnh biết đến.). Với tiết học 4 Đền Thính (Yên Lạc) Chùa Kính Phúc (Hương Canh)
 5 Di tích di chỉ Đồng Đậu Đền Thánh Mẫu (Thanh Lãng)
 (Yên Lạc)
 6 Đền Thờ Trần Nguyên Hãn Đền Mộ Đạo (Đạo Đức)
 (Lập Thạch)
 7 Tháp Bình Sơn (Sông Lô) Đền Thanh Lanh (Trung Mỹ)
 8 Khu thắng cảnh Tây Thiên 
 (Tam Đảo) 
 9 Chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên)
 10 Chiến khu Ngọc Thanh (Phúc 
 Yên)
Bảng thống kê các di tích lễ hội tiêu biểu:
 STT Các lễ hội tiêu biểu ở Các lễ hội tiêu biểu Huyện 
 Vĩnh Phúc Bình Xuyên
 1 Lễ hội Tây Thiên (Tam Đảo) , Kéo Song ( Hương Canh), ngày 
 ngày 15 -17 tháng 2 âm lịch 3-5 tháng Giêng âm lịch
 2 Chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô) , 
 ngày 16-17 tháng Giêng âm lịch
 3 Hội Đền Thính (Yên Lạc) ,từ 6-20 
 tháng Giêng âm lịch
 4 Cướp phết (Lập Thạch), ngày 4-5 
 tháng Giêng âm lịch
 5 Hội Lồng Tồng (Sông Lô), ngày 
 15-16 tháng Giêng âm lịch
 6 Trò diễn “trâu rơm, bò rạ” 
 (Vĩnh Tường), ngày 4-5 tháng 
 Giêng âm lịch
 Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thuyết trình về một di tích lịch sử Yên Thế ở Vĩnh Phúc khi Đề Thám đưa quân lui về dãy núi Tam Đảo. Nhấn 
mạnh đến trận núi Sáng (xã Lãng Công, huyện Sông Lô) gây cho Pháp nhiều 
thiệt hại.
 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những 
chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam, giáo viên giới thiệu về tuyến đường sắt 
Hà Nội – Lào Cai chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch Tam Đảo do Pháp xây 
dựng với mục đích phục vụ cuộc khai thác, bóc lột của chúng.
 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, 
do cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã được giảm tải phần diễn biến, nên giáo viên 
tập trung giới thiệu về người lãnh đạo khởi nghĩa Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), quê 
ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường.
 Đến tiết học lịch sử địa phương (tiết 52), giáo viên chỉ yêu cầu học sinh 
khái quát lại những kiến thức đã học với những sự kiện nhân vật, sự kiện có liên 
quan đến lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung vào việc tìm hiểu về các phong trào 
cách mạng ở Vĩnh Phúc từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1918; giáo viên sử dụng các 
lược đồ “Phong trào Cần Vương”, “khởi nghĩa Yên Thế” để học sinh tường 
thuật các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương hay hoạt động của khởi 
nghĩa Yên Thế tại Vĩnh Phúc (Về phong trào Cần Vương: nhân dân hưởng ứng 
mạnh mẽ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhiều người đã dấy binh nổi lên 
hưởng ứng như: Ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh gây cho chúng nhiều tổn thất. 
Phong trào kéo dài đến năm 1893 bị dập tắt. Về hoạt động của nghĩa quân Yên 
Thế, tường thuật trận núi Sáng: ngày 9/4/1896 khi nghĩa quân rút về núi Tam 
Đảo nhân dân đã tích cực tham gia, ủng hộ nghĩa quân, gây cho Pháp nhiều 
thiệt hại. Tiêu biểu là trận núi Sángngày 05/10/1909, địch bị chết 37 tên, 39 tên 
bị thương. Đây là trận địch thất bại lớn trên mặt trận Vĩnh Yên và là trận phòng 
ngự lớn của nghĩa quân. Tên công sứ Pháp ở Vĩnh Yên cũng thừa nhận “Trận 
này là một trận đẫm máu nhất trong suốt quá trình chinh phục người phiến loạn 
nổi tiếng này”. Ngày 10/2/1913, sau khi Đề Thám bị sát hại, hoạt động của 
nghĩa quân trên đất Vĩnh Phúc mới chấm dứt.)
 Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại sự kiện cuộc khởi nghĩa Thái 
Nguyên và những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Trịnh Văn Cấn đã được 
học trong chương trình Lịch sử lớp 8. Nhân đó, giáo viên cũng có thế giới thiệu 
về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng với người lãnh đạo Nguyễn Thái Học, 
người thị trần Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường vì đây là phần kiến thức đã được 
giảm tải trong chương trình học lịch sử lớp 9.
 Cuối buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về phong trào yêu 
nước của nhân dân Vĩnh Phúc thời kì này. Thảo luận xem vì sao các phong trào 
yêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung 
đều bị thất bại và rút ra bài học (chưa có đường lối cách mạng đúng đắn và chưa 
có giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo. Các phong trào còn nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_giang_day_lich_su.docx