SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành chương oxi - Lưu huỳnh hoá học lớp 10
Thí nghiệm thực hành hóa học là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo, kỹ thuật hóa học. Đây là dạng thí nghiệm mà học sinh tập triển khai nghiên cứu các quá trình hóa học như nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của bộ môn hóa học, có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển học sinh.
Do đó tôi chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ------o0o------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH HOÁ HỌC LỚP 10 Người thực hiện : LÊ THỊ NHIỄU Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN môn: Hóa học THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC TT Mục Trang I MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 1.3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Những đóng góp của đề tài 2 II NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.1.1 Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực trong môn Hóa Học THPT 3 2.1.2 Thí nghiệm hóa học trong DHHH ở nhà trường THPT. 3 2.1.3 Yêu cầu đối với việc sử dụng thí nghiệm hóa học ở trường PT. 4 2.1.4 Phương pháp sử dụng thí nghiệm HH ở trường phổ thông 5 2.2 Thực trạng 7 2.3 Giải pháp nâng cao hiệu qủa dạy học các bài thực hành chương oxi - lưu huỳnh - Hoá học lớp 10 7 2.3.1 Phân phối chương trình chương 6: Nhóm oxi-Lưu huỳnh – Hóa học lớp 10 - năm học 2016-2017 tại trường THPT Nguyễn Trãi. 7 2.3.2 Các bước chuẩn bị cho giờ dạy thực hành. 8 2.3.3 Phiếu học tập cho giờ thực hành trong chương oxi- lưu huỳnh hóa học lớp 10. 9 2.3.4 Thiết kế các bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học lớp 10 10 2.3.4.1 BTH số 4: Tính chất của Oxi - Lưu huỳnh 10 2.3.4.2 BTH số 5: Tính chất hợp chất của lưu huỳnh 13 2.4 Thực nghiệm sư phạm 16 2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 16 2.4.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 16 2.4.3 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 16 2.4.4 Tiến hành thực nghiệm 16 2.4.5 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 18 2.4.6 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1 Kết luận `19 3.2 Kiến nghị 20 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BTH Bài thực hành DD Dung dịch DHHH Dạy học hoá học GV Giáo viên HH Hoá học HS Học sinh NXBGD Nhà xuất bản giáo dục PHT Phiếu học tập PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PTHH Phương trình hoá học PTTQ Phương tiện trực quan SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TNHH Thí nghiệm hóa học TN Thí nghiệm I . MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thí nghiệm thực hành hóa học là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo, kỹ thuật hóa học. Đây là dạng thí nghiệm mà học sinh tập triển khai nghiên cứu các quá trình hóa học như nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm... Đây là phương pháp học tập đặc thù của bộ môn hóa học, có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển học sinh. Do đó tôi chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10. 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1.2.1. Mục đích Để nâng cao hiệu quả dạy - học thực hành, giúp HS củng cố các kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm, tôi đã nghiên cứu sử dụng các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động học tập cho HS trong giờ thực hành chương oxi – lưu huỳnh - HH lớp 10. 1.2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài như: dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS, sử dụng TNHH trong dạy học HH ở trường phổ thông. - Nghiên cứu các PP tiến hành thí nghiệm HH. - Nghiên cứu các PP tiến hành hiệu quả bài thực hành chương oxi - lưu huỳnh HH lớp 10. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. 1.3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy hoc phần hóa học chương oxi - lưu huỳnh lớp 10. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng PPDH tích cực trong các bài thực hành chương oxi - lưu huỳnh lớp 10. 1.3.3. Giả thuyết khoa học Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành của HS cũng như chất lượng các bài thực hành sẽ được nâng cao khi GV sử dụng hợp lí PPDH để học sinh thực hành có sự phối hợp việc sử dụng hệ thống câu hỏi và BT đa dạng ở mức độ hiểu và vận dụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 1.5. Những đóng góp của đề tài - Thiết kế phiếu học tập (PHT) để HS sử dụng chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10. - Đề xuất PPDH có sử dụng PHT trong giờ học bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10. II . NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực trong môn Hóa học THPT. Trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành, HS có được hệ thống hóa kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển nhân cách của một công dân, phát triển các tiềm năng, các năng lực có sẵn và các năng lực chuyên biệt của môn HH như: a. Năng lực sử dụng ngôn ngữ HH. b. Năng lực thực hành HH. c. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn HH. d. Năng lực tính toán. e. Năng lực vận dụng kiến thức HH vào cuộc sống. Ở mục 2.1.1: Đoạn “Trên cơ sở .HH như” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo “ a. Năng lực sử dụng .vào cuộc sống” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3 Ở mục 2.1.2: tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3 [3] 2.1.2. Thí nghiệm hóa học trong DHHH ở nhà trường THPT. Trong trường phổ thông, TN giúp HS làm quen với tính chất, mối quan hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp HS làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng. TN còn giúp HS làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xẩy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống. Đối với bộ môn Hóa học, TNHH giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. TNHH giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục của quá trình dạy học. Người ta coi TNHH là cơ sở của việc học hóa học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Thông qua TNHH, HS nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. TNHH được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết. TNHH còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của HS, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động mới: thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Thí nghiệm hóa học biểu diễn là cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất và phản ứng hóa học. Nếu trong TNHH biểu diễn, GV là người thực hiện các thao tác, điều khiển các quá trình biến đổi của chất, HS chỉ theo dõi, quan sát những thay đổi thì trong TNHH của HS, tất cả các thao tác đó do chính bản thân HS thực hiện. Đó là sự khác nhau chủ yếu giữa hai loại TNHH. Ở mục 2.1.3: tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4 [3] 2.1.3. Yêu cầu đối với việc sử dụng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông. a. Bảo đảm an toàn thí nghiệm. An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết đối với mọi TNHH. Để đảm bảo an toàn TN, trước hết GV phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khoẻ và tính mạng của HS. Mặt khác, GV cần nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành TNHH. Chẳng hạn, trước khi đốt hiđro, metan, axetilen... đều phải thử độ tinh khiết của chúng. Khi làm việc với các chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm. Không dùng quá liều lượng hoá chất dễ cháy và dễ nổ đã ghi trong các tài liệu hướng dẫn. Các TNHH tạo thành chất độc bay hơi cần tiến hành trong tủ phòng độc hoặc có biện pháp ngăn, hút chất độc để đảm bảo an toàn. b. Bảo đảm kết quả thí nghiệm. Kết quả tốt đẹp của TNHH tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học và củng cố niềm tin của HS vào khoa học. Muốn đảm bảo kết quả TNHH, trước hết GV phải nắm vững kĩ thuật tiến hành TN, phải thử nghiệm nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ và hoá chất phải được chuẩn bị chu đáo, đồng bộ. Nếu chẳng may TNHH không thành công, GV cần bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm nguyên nhân và giải thích cho HS. c. Đảm bảo tính trực quan. Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của TNHH biểu diễn. Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị TN, GV cần lựa chọn các dụng cụ và sử dụng lượng hoá chất thích hợp. Các dụng cụ TN cần có kích thước đủ lớn để HS ngồi ở cuối lớp có thể quan sát được. Ngoài những yêu cầu trên, về mặt phương pháp, để nâng cao chất lượng các TN biểu diễn ta cần chú ý những nội dung sau đây: - Số lượng TNHH trong một bài nên lựa chọn vừa phải. Cần chọn những TNHH phục vụ trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian trên lớp. - Trong TNHH nên sử dụng các hoá chất HS đã quen biết. Nếu mục đích TNHH là nghiên cứu chất mới thì đương nhiên chất đó phải là mới đối với HS, nhưng khi sử dụng TNHH để rút ra những kết luận lí thuyết nào đó, thì cố gắng dùng các chất quen thuộc. - Chọn các dụng cụ TN thí nghiệm đơn giản nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, mĩ thuật. Chọn các phương án TNHH dễ thực hiện, tiết kiệm hoá chất, dễ thành công và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho HS.[4] 2.1.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông. Vai trò của các loại TNHH trong giờ học có thể khác nhau. Chúng có thể dùng để minh họa các kiến thức do GV trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà HS tiếp thu dước sự hướng dẫn của GV trong quá trình quan sát TNHH. Vì vậy, các TNHH có thể tiến hành bằng các PP chính: PP minh họa, kiểm chứng, PP nghiên cứu hoặc nêu và giải quyết vấn đề, PP thực hành... Tuỳ theo mục đích của quá trình học tập (để nghiên cứu tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện và kiểm tra kiến thức, rèn luyện kĩ nặng, kĩ xảo...) mà TNHH được chia thành các dạng khác nhau như:Ở mục 2.1.4: Đoạn “Vai trò của .khác nhau như” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo “ a. Sử dụng TNHH khi nghiên cứu bài mới.........đảm bảo các yêu cầu khoa học” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3 ; đoạn “Thông thường giờ thực.vào nơi đã qui định.” do tác giả tự viết ra a. Sử dụng TNHH khi nghiên cứu bài mới. Lí luận dạy học cho rằng PPDH này có khả năng phát triển một cách tốt nhất năng lực trí tuệ của HS, kích thích hứng thú của HS, vì nó rèn luyện cho HS nhận thức và phân tích những dấu hiệu hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình và thu hút mọi khả năng của HS vào nhận thức đối tượng. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng TNHH biểu diễn của GV còn có những mặt hạn chế, như khả năng nhận thức của HS có hạn (chỉ bằng thị giác và thính giác). Hiển nhiên là khi HS được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện lấy TN thì việc làm quen với các dụng cụ, hoá chất và quá trình TN sẽ đầy đủ hơn. Cũng như TN biểu diễn, TNHH của HS có thể tiến hành theo PP minh hoạ, kiểm chứng và PP nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề. b. Sử dụng TNHH trong bài ôn tập, luyên tập. Sử dụng TNHH trong giờ ôn - luyện tập không phải là lặp lại các TN đã biểu diễn mà là có thể dùng các TN mới, có những dấu hiệu chung của TN đã làm nhưng có những dấu hiệu của kiến thức mới nhằm chỉnh lý, bổ sung, củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái quát hóa, suy diễn thiếu chính xác ở HS. GV có thể dùng TNHH như một dạng bài tập nhận thức, tổ chức cho HS tiến hành TN, quan sát, mô tả đầy đủ hiện tượng và giải thích hoặc biểu diễn ở dạng TN vui. c. Sử dụng TNHH trong bài thực hành. Hình thức TN do HS tự làm lấy khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo được gọi là TN thực hành. Nhiệm vụ cơ bản của loại TN này là củng cố những kiến thức mà HS đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành TN. GV cần xác định nội dung và PP thực hiện giờ thực hành sao cho: phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất thiết bị dạy học có liên quan. Các TNHH được lựa chọn phải dễ thực hiện và phải rõ, trong đó quan tâm sử dụng các dụng cụ TN đơn giản, giá thành hạ, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu khoa học và sư phạm.[3] Thông thường giờ thực hành được thực hiện theo trình tự sau đây : - Đầu giờ GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS, giải thích ngắn gọn quá trình tiến hành TN, cách quan sát và ghi chép để viết tường trình sau TN. GV cần lưu ý hướng dẫn HS những kĩ thuật cơ bản trong phòng TNHH, đặc biệt quan tấm đến việc đảm bảo an toàn trong TNHH. - Khi HS tiến hành TN, GV theo dõi việc làm của các nhóm HS, uốn nắn những sai sót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay HS. - Cuối giờ thực hành, mỗi HS phải hoàn thành bản tường trình TN. Nội dung tường trình TN bao gồm những nội dung chính sau đây: + Tên TN. . + Mô tả cách tiến hành TN. + Mô tả những hiện tượng đã quan sát được. Nhận xét. + Giải thích và kết luận. Viết các PTHH có liên quan. + Sau cùng GV hướng dẫn HS rửa sạch các dụng cụ TN, sắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ vào nơi đã quy định. 2.2. Thực trạng Trong thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã được quan tâm ở tất cả các bộ môn, trong đó có môn hóa học, thí nghiệm thực hành hóa học đã được tăng cường nhiều hơn bởi qua thí nghiệm từ những hiện tượng quan sát được mà học sinh suy ra được tính chất của chất, hiểu được bản chất của hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác, mặt khác thông qua thí nghiệm hóa học, từ những hiện tượng quan sát được, học sinh tin tưởng vào khoa học, hứng thú hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên trong thực tế nhà trường chúng tôi có khuôn viên chật hẹp, chỉ đủ phòng học mà không có phòng thực hành thí nghiệm vì vậy các bài thực hành đều phải làm tại lớp nên chỉ rất ít HS được làm thí nghiệm. Phòng thiết bị thí nghiệm chung cho nhiều bộ môn nên hóa chất bảo quản không tốt. Nhà trường không có giáo viên thực hành mà chỉ có đồng chí cán bộ thư viện kiêm luôn nên công tác bảo quản và chuẩn bị hóa chất dụng cụ cho bài thực hành còn hạn chế rất nhiều. Mặt khác trong quá trình làm thí nghiệm, do giáo viên còn ngại làm, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình làm thí nghiệm, nhiều thí nghiệm học sinh làm không đúng quy trình, các thao tác thí nghiệm còn vụng về, có nhiều trường hợp học sinh làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất gây nguy hiểm, làm học sinh mất tự tin trong quá trình làm các thí nghiệm sau, hơn thế nữa việc thực hiện thí nghiệm không đúng quy trình còn có thể dẫn tới kết quả thí nghiệm sai so với sách giáo khoa, làm cho các em không tin tưởng vào khoa học. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10” làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay. 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài thực hành chương oxi - lưu huỳnh - hóa học lớp 10 2.3.1. Phân phối chương trình chương 6: Oxi - Lưu huỳnh – Hóa học lớp 10 - năm học 2016-2017 tại trường THPT Nguyễn Trãi. Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh (12 tiết) Bài Tên bài Tiết Ghi chú 29 Oxi - Ozon. Mục A I, II, III, V 49 Oxi - Ozon. Mục A IV, B 50 30 Lưu huỳnh 51 bỏ Mục II.2 31 BTH 4: Tính chất của Oxi, lưu huỳnh 52 bỏ TN 2 32 H2S; SO2; SO3. Mục A 53 H2S; SO2; SO3. Mục B, C 54 33 Axit sunfuric. Muối sunfat. Mục I.1, 2 55 Axit sunfuric. Muối sunfat. Mục I.3, 4. Mục II 56 34 Luyện tập: Oxi và Lưu huỳnh 57 34 Luyện tập: Oxi và Lưu huỳnh 58 35 BTH 5: Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh 59 bỏ TN 1, 3 Kiểm tra viết 60 Như vậy trong chương này có 2 bài thực hành. Trên cơ sở chuẩn kiến thức và nội dung kiến thức trong chương trình, tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng các phiếu học tập và giáo án giảng dạy bài thực hành 4 và bài thực hành 5 trong chương Oxi – Lưu huỳnh – Hóa học lớp 10 . 2.3.2. Các bước chuẩn bị cho giờ dạy thực hành: Một trong những điều kiện giúp thực hiện thành công các TN thực hành là HS đã chuẩn bị trước về mục đích của TN, HS cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xẩy ra trong TN, rút ra những kết luận đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cần ôn lại những nội dung cần thiết trong SGK hoặc đọc trước các tài liệu hướng dẫn TN. Điều đó cũng có nghĩa là: Kết quả của giờ thực hành của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị của giáo viên. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học.[3] Ở mục 2.3.2: Đoạn “Một trong những .hướng dẫn TN” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo “ Kết quả của. cho giờ học.” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3 Ở mục 2.3.2.1: Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2 2.3.2.1. Hoạt động chuẩn bị cho bài thực hành. Hoạt động chuẩn bị cho BTH bao gồm: - Xác định rõ mục tiêu của bài thực hành TN. - Tiến hành trước tất cả các TN có trong BTH: GV căn cứ vào nội dung bài TN thực hành, tiến hành trước các TN để xác định những hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp với các điều kiện thực tế về thiết bị, hóa chất trong PTN của nhà trường. Khi tiến hành các TN cần chú ý đến các yếu tố đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, sự thành công của TN và cả các nguyên nhân dẫn đến không thành công. - Chuẩn bị nội dung hướng dẫn tiến hành các TN trong BTH và thể hiện trên PHT. Nội dung hướng dẫn cần ngắn gọn, rõ các thao tác bước tiến hành TN, lắp ráp dụng cụ, thứ tự lấy hóa chất hoặc các hình vẽ mô tả dụng cụ, sơ đồ nhận biết các chất có trong BTH. - Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động giờ thực hành và chuẩn bị dụng cụ hóa chất cần dùng. GV cần dự kiến phân chia nhóm thực hành trên cơ sở số lượng HS trong lớp và thực tế thiết bị của nhà trường, chuẩn bị hóa chất dụng cụ cho các nhóm đồng thời dự kiến cả các hoạt động học tập của HS trong giờ thực hành và thứ tự các hoạt động đó. [2] Yêu cầu HS chuẩn bị BTH vào PHT mà GV đã giao ở tiết học trước. 2.3.2.2. Thiết kế kế hoạch BTH Khi thiết kế kế hoạch BTH cần chú ý đến các hoạt động cơ bản trong giờ thực hành TN như: - GV nêu mục đích giờ thực hành, phân chia nhóm và các dụng cụ hóa chất cần cho BTH. - GV kiểm tra HS về việc ôn tập các kiến thức có liên quan và trình bày cách tiến hành TN, dự đoán hiện tượng TN, GV chỉnh lý, bổ sung những chú ý trong từng TN thông qua kết quả chuẩn bị PHT của HS - Tổ chức cho các nhóm tiến hành TN, quan sát, mô tả hiện tượng, ghi chép, giải thích hiện tượng. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận, nhận xét được rút ra từ các thí nghiệm. - Tổ chức cho các HS hoàn thành báo cáo TN và dọn dẹp vệ sinh phòng học. 2.3.3. Phiếu học tập cho giờ thực hành trong chương Oxi – Lưu huỳnh hóa học lớp 10. (Có trang riêng ở phần phụ lục) 2.3.4. Thiết kế bài thực hành chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học lớp 10 2.3.4.1. (Tiết 52 - PPCT). BTH số 4: Tính chất của Oxi - Lưu huỳnh I. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: HS biết được mục đích, các bước tiến hành thí nghiệm, kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm: + Tính oxi hóa của oxi. + Tính oxi hóa của lưu huỳnh. + Tính khử của lưu huỳnh. [1] 2. Kỹ năng: + Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. + Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. + Viết tường trình TN. Ở mục 2.3.4.1: Phần kiến thức, kĩ năng tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1 [1] II. TRỌNG TÂM: + Rèn luyện các thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác. + Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh được : • Oxi và lưu huỳnh là những đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh. • Ngoài tính oxi hóa, lưu huỳnh còn có tính khử. + Viết tường trình thí nghiệm. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: Chuẩn bị PHT của BTH số 4 ( để giao cho HS trong phần bài tập về nhà của tiết trước ) dụng cụ, hóa chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo từng nhóm. a) Dụng cụ - Ống nghiệm trung tính, lọ thủy tinh miệng rộng 100ml đựng oxi. - Kẹp đốt hóa chất, muỗng đốt hóa chất, đèn cồn, cặp ống nghiệm. - Giá thí nghiệm, Giá để ống nghiệm. b) Hóa chất - Đoạn dây thép, Bột lưu huỳnh, Than gỗ (những mẩu nhỏ), Bột sắt. - Oxi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_cac_bai_thuc_hanh_c.doc