SKKN Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT Như Xuân II

SKKN Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT Như Xuân II

Biển đảo là phần lãnh thổ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta có diện tích biển rộng khoảng 1,5 triệu km2 và 2.773 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa là điều kiện tốt để đất nước phát triển mọi mặt về kinh tế cũng như củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam.

Hiện nay, xã hội đang phát triển với tốc độ như vũ bảo. Do tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng khan hiếm nên con người đang tiến xa ra biển nhằm để khai thác tiềm năng của nó. Điều đó gây nên những xung đột trong, tranh chấp về chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia.

Ở nước ta từ trước đến nay vấn đề chủ quyền biển đảo chưa được các em học sinh biết đến nhiều, cho nên nhận thức của các em về chủ quyền biển đảo còn hạn chế.

Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT Như Xuân II ”

 

doc 11 trang thuychi01 6540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT Như Xuân II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
HIỂU BIẾT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT NHƯ XUÂN II
Người thực hiện: Nguyễn Đăng Viễn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Xuân II
SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP - AN
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 	 Biển đảo là phần lãnh thổ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta có diện tích biển rộng khoảng 1,5 triệu km2 và 2.773 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa là điều kiện tốt để đất nước phát triển mọi mặt về kinh tế cũng như củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam.
Hiện nay, xã hội đang phát triển với tốc độ như vũ bảo. Do tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng khan hiếm nên con người đang tiến xa ra biển nhằm để khai thác tiềm năng của nó. Điều đó gây nên những xung đột trong, tranh chấp về chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia.
Ở nước ta từ trước đến nay vấn đề chủ quyền biển đảo chưa được các em học sinh biết đến nhiều, cho nên nhận thức của các em về chủ quyền biển đảo còn hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT Như Xuân II ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn nhận thức của học sinh về chủ quyền biển đảo. Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo cho học sinh góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân II khi học Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp hệ thống hóa, so sánh đối chiếu, phương pháp thu thập thông tin.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Sáng kiến đưa ra nhóm giải pháp thực tiễn, dễ áp dụng với nhiều đối tượng học sinh, nhiều môi trường giáo dục; không tốn kém, huy động được sự cộng tác của người học. Nhóm giải pháp cũng tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp chuyên môn của đồng nghiệpvà các tổ chức chính trị, quân sự trên địa bàn
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam đặc biệt là các em học sinh sau này là chủ nhân tương lai của đất nước. Biển, Đảo phần lãnh thổ ngàn đời mà cha ông ta bàn giao lại đang bị các thế lực phản động âm mưu thôn tính. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết về chủ quyền biển đảo cho học sinh để các em hiểu rõ hơn về biển, đảo. Từ đó, nâng cao nhận thức của các em trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Biển ngày càng trở nên quan trọng đối với loài người, càng quan trọng hơn đối với các nước ven biển. Nước Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và một vùng bỉên rộng hơn 1 triệu km2 vơi nhiều đảo, quần đảo gần bờ, xa bờ, đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa án ngữ trên biển Đông - đó là một đặc ân tạo hoá đã đem lại cho nước ta. Khai thác biển có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế, an ninh, quốc phòng  Trong lịch sử thế giới đã chứng minh rằng ai biết vươn ra biển, khai thác thế mạnh của biển sẽ trở nên giàu mạnh. Ngày nay những cường quốc trên thế giới đều là những quốc gia có biển.
	Nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của chương trình Giáo dục quốc phòng 11. Nhưng thực tế các giờ học tại trường Như Xuân II và các trường phổ thông nói chung thường nặng về lí thuyết, khô cứng, không gây hứng thú cho học sinh . 
 	 Biển, Đảo Việt Nam có từ ngàn xưa tới nay, cùng với lịch sử hình thành của dải đất hình chữ S. Nhưng trong điều kiện hiện nay, phần Biển và Đảo của chúng ta đang bị chia cắt chủ quyền Biển, Đảo Việt Nam (ở một số nơi) ra khỏi chủ quyền Việt Nam. Do vậy hiểu biết về Biển, Đảo và bảo vệ Biển, Đảo là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đặc biệt là các em học sinh sau nay là chủ nhân tương lai của đất nước. Qua đó làm cho các em nhận thức sâu sắc hơn về chủ quyền Biển, Đảo.
	Biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mối quan hệ đất liền với biển khơi ngày càng được khẳng định là một khối thống nhất không thể tách rời, không thể xem nhẹ phần nào và ngày càng được tận dụng, khai thác triệt để. Chính vì lẽ đó mà giáo dục nâng cao kiến thức về Biển, Đảo cho toàn dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc cung cấp những thông tin, những khái niệm, chủ quyền ... về Biển, Đảo của Tổ quốc sẽ giúp cho các em học sinh không những nâng cao kiến thức toàn diện của mình mà còn giúp các em nâng cao lòng tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay. Bởi kiến thức thì vô cùng phong phú, song vì bài viết có hạn nên tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp cơ bản nhất . 
	Kính mong quý thầy cô giáo đồng nghiệp đọc xem xét, đóng góp giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo cho học sinh THPT Như Xuân II
	Biển đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. đảm bảo quốc phòng an ninh đất nước. Những năm qua công tác giảng dạy về bài “ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” còn hạn chế vì một số giáo viên kiến thức còn sơ sài chưa chịu khó tìm hiểu thêm về kiến thức, nội dung, hình thức giảng dạy chưa hấp dẫn. Cho nên ý thức của họ về chủ quyền biển đảo còn hạn chế.
	Vì vậy công tác giảng dạy về biển đảo phải được tiến hành chủ động, tích cực. Nội dung giảng dạy phải đổi mới làm tăng sự chú ý của các em. Chú ý đẩy mạnh công tác giảng dạy về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển. Hình thức giảng dạy phải thiết thực, gần gũi với các em. Giải pháp đầu tiên là tuyên truyền. Cách tuyên truyền phải sinh động, tránh khô cứng, sáo mòn. Tuyên truyền gắn với định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền gắn với ý thức công dân
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh là tuyên truyền viên; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên phát động các cuộc thi về biển đảo như làm báo tường, thuyết trình về vùng biển quê em.lồng ghép trong các chương trình Khi tôi 18, Âm vang xứ Thanh
2.3.2. Mở các cuộc thi viết về tình yêu quê hương biển đảo cho học sinh
	Việc tổ chức các cuộc thi viết về biển đảo sẽ làm nâng cao hơn tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Để từ đó các em có ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.Giáo viên có thể tổ chức cuộc thi viết về biển đảo quê hương trong một lớp, toàn trường. Hình thức viết không bó buộc mà rộng mở: cảm tưởng, truyện, thơ, tiểu luận nghiên cứu.
2.3.3. Chiếu các tư liệu về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh
	Việc tổ chức chiếu các tư liệu nói về quá trình đấu tranh anh dũng của quân và dân trong quá trình chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ làm cho học sinh tự hào về đất nước. Từ đó, các em ý thức được rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam đặc biệt các em sau này là chủ nhân tương lai của đất nước.
	Bên cạnh tư liệu do giáo viên chuẩn bị, khuyến khích học sinh sưu tầm, tự trình chiếu tư liệu của cá nhân, của nhóm. Trong quá trình chiếu tư liệu, xen kẽ các ca khúc , bài thơ về biển đảo quê hương.
2.3.4. Giới thiệu hệ thống luật biển cho học sinh
Trang bị kiến thức luật pháp cho học sinh là một yêu cầu quan trọng để các em sắn sàng làm công dân, để có thể đấu tranh bảo vệ chủ quyên biển đảo, chống lại giọng điệu xuyên tạc, âm mưu thôn tính biển Đông . Mọi người dân trong đó có học sinh cần hiểu những nội dung cơ bản của luật biển.
	Giáo viên quốc phòng phối hợp với giáo viên GDCD, Đoàn thanh niên giới thiệu luật biển cho học sinh. Lựa chọn những chương mục gần gũi với lưa tuổi học sinh phổ thông. 
2.3.5 Mở các lớp học chính trị, ngoại khóa giới thiệu về biển đảo cho học sinh
	Việc tổ chức các buổi học ngoại khóa nói về biển đảo sẽ giúp cho học sinh nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Giáo viên có thể phối hợp với Huyện đội để tổ chức các lớp học chính trị, ngoại khóa giới thiệu về biển đảo. Trong buổi ngoại khóa, nội dung nên sân khấu hóa để tăng sự hấp dẫn. Buổi học chính trị nên liên hệ tình hình thời sự một cách khéo léo để học sinh thấy được vai trò, trách nhiệm của mình với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
Tham mưu với ban giám hiệu để kết nghĩa với đơn vị bộ đội hải quân.
Đoàn trường Như Xuân II tổ chức hội thi cắm hoa với chủ đề Biển đảo yêu thương (Tháng 10/2017)
2.3.6 Tổ chức in ấn các biểu tượng nói về chủ quyền biển đảo lên các vật phẩm quà lưu niệm
	Trong xã hội hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân rất lớn. Việc in ấn các biểu tượng về biển đảo lên các vật phẩm - đồ lưu niệm sẽ làm tăng sự chú ý cho học sinh về chủ quyền biển đảo. Điều đó giúp cho học sinh hiểu biết thêm về biển đảo.
	Học sinh cũng có thể tự làm các sản phẩm handmade lấy hình ảnh biển đảo quê hương làm cảm hứng, đề tài. Giáo viên bộ môn tư vấn cho Đoàn thanh niên tổ chức hội chợ thanh niên với nội dung này, tư vấn cho ban giám hiệu in hình quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên áo, mũ đồng phục.
2.3.7. Tích hợp nội dung bảo vệ chủ quyền biển đảo với các bộ môn có liên quan như Địa lý, lịch sử, Ngữ văn, giáo dục công dân
Các địa chỉ tích hợp
- Địa lý lớp 12, bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Địa lý lớp 12, bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- GDCD lớp 10, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Ngữ văn lớp 12, bài Tuyên Ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Ngữ văn 12, bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)
-Ngữ văn lớp 10, bài Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi)
2.3.7.Tích hợp nội dung bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
	Trong quá trình tổ chức giờ dạy, giáo viên gắn nội dung bài học với định hướng nghề nghiệp. Đây là vấn đề rất thiết thực. Biển đảo không chỉ là một bộ phận cuả lãnh thổ mà còn là tương lai, là sự nghiệp, miếng cơm manh áo của người lao động Việt Nam. Từ những quyền lợi, mong muốn chính đáng, hợp pháp, được pháp luật quốc tế công nhận, mỗi học sinh – người lao động tương lai sẽ nâng cao nhận thức, yêu quý, trân trọng từng tấc đất quê hương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
	Sau khi áp dụng các giải pháp trên, nhận thức của học sinh Như Xuân II đã có thay đổi rõ rệt. Biểu hiện qua các bài kiểm tra môn GDQP, môn GDCD, môn Lịch sử, Địa lý, văn học, các hoạt động ngoại khóa, lựa chọn nghề nghiệp và việc làm.
	Tinh thần, thái độ học tập của học sinh đã có nhiều chuyển biến, học sinh chủ động hợp tác ( chuẩn bị được tài liệu), có sự tự tin khi thuyết trình ý tưởng, đề tài của cá nhân, của nhóm.
	Vai trò của môn giáo dục quốc phòng trong nhà trường đã được nâng lên, không còn mờ nhạt như trước đây.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Vùng biển nước ta bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãng hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta trên biển Đông cùng các đẩo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam.
 Bảo vệ, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các vùng biển của nước ta chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước ta trên biển: Thực chất là bảo vệ các lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển gắn bó với nhau mật thiết. Các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ... được xem như biểu hiện cụ thể của quyền làm chủ trên biển của nước ta.
 Trên các vùng biển của nước ta hiện nay và cả thời gian có chứa đựng những nhân tố gây mất ổn định, trực tiếp uy hiếp đến quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như công cuộc phát triển kinh tế biển của nhân dân ta, chính vì thế muốn khai thác tiềm năng, lợi ích của biển trước hết phải làm chủ được biển, tăng cường quốc phòng an ninh trên biển để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững hoà bình ổn định trên các vùng biển của Tổ quốc.
 Để bảo vệ, giữ vững được chủ quyền biển, đảo và quản lý tốt các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Nhà nước ta trên biển cùng như hiểu được các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, mọi công dân Việt Nam cần phải nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về biển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
32. Kiến nghị 
	Những giải pháp trên là kết quả từ thực tiễn dạy học của tôi tại trường THPT Như Xuân II trong nhiều năm. Những giải pháp đó nếu đưa vào thực nghiệm sẽ có hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên do thông tin cập nhập chưa đầy đủ, đề tài còn nhiều thiếu sót. Vậy kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc tiếp tục nghiên cứu bổ sung những chổ thiếu sót mà đề tài chưa làm được.
	Rất mong được sự ủng hộ từ nhà trường, quý thầy cô cùng bạn đọc. Hy vọng những kết quả đạt được từ đề tài sẽ được áp dụng vào công tác nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ quyền biển đảo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Như Xuân, ngày 20 tháng 05 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY
Nguyễn Đăng Viễn
Tài liệu tham khảo
 1. Bảo vệ chủ quyền biển đảo và hải đảo Tổ quốc. NXB Quân đội nhân dân 2002.
 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc I, NXB Chính trị quốc gia 2001.
 3. Những điều cần biết về luật biển – Tiến sĩ : Nguyễn Hồng Thao, NXB Công an nhân dân 1997.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_biet_chu_quyen_bien_dao_viet_na.doc