SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông Hậu Lộc 2
Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương. Tuy nhiên, việc giảng dạy lịch sử địa phương lại ít được quan tâm, thậm chí do phân phối chương trình các tiết học lịch sử địa phương thông thường là ở cuối chương trình (dạy vào cuối năm học) nên tâm lý của học sinh không còn chú ý và một số giáo viên thì hay xem nhẹ những tiết học lịch sử địa phương, các bài soạn còn mang tính hình thức, hiệu quả của tiết dạy chưa cao. Hơn nữa, do ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, học sinh đổ xô vào học các môn học khác, nhằm thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà sao nhãng học sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy, chúng ta cần phải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ. Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, tài liệu về địa phương rất ít, thậm chí có nơi ngành giáo dục không biên soạn lịch sử địa phương để đội ngũ giáo viên giảng dạy cho học sinh, bản thân tôi đang dạy môn Lịch sử lại kiêm nhiệm Bí thư Đoàn trường phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, học sinh nhà trường. Xuất phát từ các lí do trên và tình hình thực tế nhà trường, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông Hậu Lộc 2” là vấn đề cấp thiết. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và phát triển, những đặc trưng văn hóa của địa phương. Từ đó góp phần hình thành tình yêu quê hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của học sinh. Việc vận dụng đề tài áp dụng vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh hứng thú, say mê học tập, nhận thức nhanh và củng cố khắc sâu kiến thức, nó còn bồi dưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông (THPT), đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2 và có thể áp dụng trong các trường THPT huyện Hậu Lộc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tập trung tìm hiểu về giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2, huyện Hậu Lộc. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xem xét đánh giá các sự kiện lịch sử huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp miêu tả, phương pháp lôgic, phương pháp phỏng vấn đối với nhân vật, nhân chứng, phương pháp khảo sát thực địa để tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích lịch sử huyện Hậu Lộc để phục vụ cho các tiết dạy lịch sử địa phương.. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu để bóc tách tìm ra cái chân thực của lịch sử, đảm bảo chính xác các nguồn tư liệu, nhất là tư liệu dân gian, tư liệu khảo sát thực địa. Trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, đối chiếu và thống kê. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: * Khái niệm: - Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Bắc, miền Nam, khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa... Thậm chí có quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. - Lịch sử địa phương: Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. * Mối quan hệ: - Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương: Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình. - Mối quan hệ giữa giảng dạy lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc: Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lí thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. Giảng dạy lịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2. - Các nội dung hoạt động sau đây đã được thường xuyên tổ chức thực hiện: + Thuyết trình các nội dung về lịch sử địa phương. + Cung cấp các tài liệu về lịch sử địa phương. - Các hoạt động sau đây (do điều kiện thực tế của từng trường, lớp) ít được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên: + Chăm sóc các di tích lịch sử. + Hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. + Thưởng thức, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với chủ đề liên quan lịch sử địa phương. + Trò chơi giải trí. - Các nội dung hoạt động sau đây được học sinh yêu thích, song ít được tổ chức thực hiện: + Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng + Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống + Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội liên quan địa phương + Thảo luận, trao đổi hoặc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương. + Đi viếng và chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà bia tưởng niệm, các tượng đài của anh hùng liệt sĩ, viếng thăm và chăm sóc, nuôi dưỡng các anh hùng, các nhân vật, nhân chứng lịch sử gắn liền với lịch sử cách mạng địa phương, các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. + Các hội thi khéo tay, đố vui, ứng xử liên quan lịch sử địa phương. + Thi sáng tác thơ văn, hát nhạc, mĩ thuật và sinh hoạt lịch sử của các câu lạc bộ. + Sưu tầm, tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá của địa phương. - Các nội dung hoạt động sau đây chưa được tổ chức thực hiện: + Hoạt động câu lạc bộ lịch sử địa phương. + Tổ chức cho các nhân chứng lịch sử kể lại cho học sinh về các vấn đề có liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phương. + Nói chuyện, sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương và tìm hiểu các anh hùng ở địa phương. + Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa nơi trường đóng. - Các nội dung hoạt động sau, có một phận giáo viên còn gặp khó khăn khi tổ chức thực hiện: + Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế ở địa phương + Trao đổi, thảo luận, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương. + Văn hóa, văn nghệ. + Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa nơi trường đóng. Như vậy, các nội dung giảng dạy lịch sử địa phương được nhà trường và giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện là những nội dung hoạt động dễ thực hiện, dễ tổ chức, ít tốn công sức thời gian, không cần có sự đầu tư công sức cũng như kinh phí thực hiện. Các nội dung khác có tính sáng tạo mất nhiều thời gian, tốn nhiều sức lực, trí tuệ và đòi hỏi có sự đầu tư kinh phí thì ít được hoặc chưa được nhà trường đặt đúng tầm và chưa được giáo viên quan tâm thực hiện. * Những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương: - Khó khăn chủ quan: Do giáo viên thiếu thời gian, do giáo viên thiếu kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động. Nhiều giáo viên nhận xét rằng giảng dạy lich sử địa phương là việc làm chưa “thuận tay” với các giáo viên THPT. Thực tế ở các trường THPT huyện Hậu Lộc nói chung và trường THPT Hậu Lộc 2 nói riêng giáo viên chỉ chú tâm đến dạy học lịch sử dân tộc, chưa quan tâm thoả đáng đến lịch sử địa phương. Mặt khác để giảng dạy lịch sử địa phương thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian từ khâu sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng, kế hoạch, thiết kế nội dung đến triển khai, tổ chức thực hiện. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự quan tâm, đầu tư nên giờ học nhàm chán, mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các tiết lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử địa phương. - Khó khăn khách quan: trường THPT Hậu Lộc 2 mặc dù đã có nhiều có gắng trong việc trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy học, tuy nhiên còn thiếu thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, thiếu tài liệu, sách hướng dẫn cũng làm hạn chế hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương. Muốn giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2 hiện nay, ngoài điều kiện nhân cách, tấm lòng và tài năng của nhà giáo, rất cần có những điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thu hút, lôi cuốn học sinh, đồng thời lại cần có cả môi trường hoạt động. Thực tế điều kiện của trường THPT Hậu Lộc 2 giáo viên kiêm nhiệm nhiều việc, nhà trường không có kinh phí dành cho chương trình lịch sử địa phương nên chỉ thực hiện theo hình thức cho học sinh nghe thuyết giảng Bên cạnh đó, tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các nhà trường còn nghèo nàn, thư viện nhà trường hầu như chưa có tài liệu, sách báo liên quan đến lịch sử địa phương. Việc giảng dạy lịch sử địa phương chỉ được dành thời lượng từ 1 đến 2 tiết/1năm học/1 lớp trong chương trình vì vậy nên dễ xem nhẹ, giao khoán cho giáo viên làm, ít kiểm tra. Mặt khác công tác bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn hoạt động này trong những năm qua chưa thật sự chú trọng bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức và thực hiện cho giáo viên. Vì thế, khi phải giảng dạy lịch sử địa phương không ít giáo viên ngại việc và chưa biết cách làm cho học sinh hứng thú với việc tìm hiểu. Tóm lại, thực tiễn hiện nay việc giảng dạy lịch sử địa phương trường THPT Hậu Lộc 2 đang diễn ra theo hướng “tự nhiên” đa dạng, phong phú; các tiết dạy chỉ diễn ra rất giản đơn, hình thức và nhiều hạn chế. Vì thế việc giáo dục học sinh trong trường qua việc lịch sử địa phương rất phức tạp và khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2. * Tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về lịch sử địa phương: - Đối với cán bộ giáo viên: Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục và giảng dạy vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với Hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trong của giảng dạy lịch sử địa phương, thấy được tầm quan trọng của công giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường, giúp học sinh có hiểu biết về kiến thức địa phương và rèn luyện tình cảm yêu quê hương đất nước. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng không nên xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để việc giảng dạy lịch sử địa phương có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất. - Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm: Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lịch sử có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giảng dạy lịch sử địa phương vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ chức tham quan, thi kể chuyện lịch sử địa phương...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Đối với giáo viên giảng dạy cần nắm vững và quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ giáo dục của giảng dạy lịch sử địa phương; khắc phục tư tưởng ngại khó không tổ chức đa dạng các hoạt động tiếp cận lịch sử cho học sinh hoặc thực hiện một cách sơ sài. Đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm phải hiểu được tầm quan trọng lịch sử địa phương từ đó có hướng hỗ trợ giáo dục học sinh để việc tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương đạt hiệu quả cao nhất. - Đối với học sinh: Đối với học sinh trường THPT Hậu Lộc 2 hiện nay nhiều em rất ngại học môn lịch sử, nhất là các em chỉ chú tâm vào các môn học để thi THPT Quốc gia vừa để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và xét vào đại học. Ở mỗi trường chỉ có số ít học sinh lựa chọn bài thi Khoa học xã hội tham gia ôn tập nhưng cũng chủ yếu là lịch sử dân tộc, vì thế nhận thức của đa số học sinh về lịch sử dân tộc còn yếu. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là giúp các em hiểu được tầm quan trọng của lịch sử địa phương để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có ý thức hoạt động tốt. * Xây dựng kế hoạch hoạt động và chương trình thật cụ thể: - Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh: + Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THPT, kế hoạch giáo dục của nhà trường. + Căn cứ vào các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo. + Căn cứ vào kế hoạch hoạt động giáo dục của toàn trường, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong năm học. + Căn cứ nội dung chương trình lịch sử địa phương trong phân phối chương trình. + Căn cứ vào khả năng hiện có về các mặt của học sinh trong lớp. + Căn cứ vào khả năng phối kết hợp của các lực lượng giáo dục khác (Hội Cha mẹ học sinh, các cơ quan bảo trợ, các tổ chức xã hội...) trong năm học. - Các yêu cầu sư phạm của việc xây dựng kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh: + Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương + Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh. + Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục của việc giảng dạy lịch sử địa phương theo khối lớp. + Đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch của từng lớp với kế hoạch trong toàn trường với kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên - Lập kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp: việc xây dựng kế hoạch giảng dạy trong năm học cần lấy phân phối chương trình làm định hướng. - Lớp 10: + Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 1 tiết/năm. + Nội dung dạy: Khái quát về vùng đất và con người Thanh Hóa, trong đó tìm hiểu cụ thể Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tinh- từng là lỵ sở của trấn Thanh Hoa gần 400 năm trải qua 2 triều đại Lý- Trần. - Lớp 11: + Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 1 tiết/năm. + Nội dung dạy: - Truyền thống đoàn kết các dân tộc Thanh Hóa - Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa và các nhân vật, di tích lịch sử có liên quan. - Lớp 12: + Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 2 tiết/năm. + Nội dung dạy: Cách mạng ở Thanh Hóa (1924- 1945) và Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945- 1975). Tìm hiểu cụ thể về các nhân vật lịch sử ở huyện Hậu Lộc và các di tích lịch sử có liên quan. (Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hậu Lộc tại thôn Trần Phú xã Mỹ Lộc, nghĩa trang liệt sỹ huyện Hậu Lộc tại xã Mĩ Lộc) Giảng dạy lịch sử địa phương được tiến hành chủ yếu trong các tiết chính khóa trên lớp theo phân phối chương trình đã quy định. Trước đó, giáo viên cho học sinh về nhà tự tìm tư liệu (giáo viên giới thiệu sách tham khảo, trang web,... cho học sinh tìm kiếm thông tin). Sau đó, khi đến tiết học, học sinh sẽ trình bày nội dung đã sưu tầm, chọn lọc. Giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về nội dung lịch sử địa phương được học. Đặc biệt, giáo viên sẽ sử dụng tối đa phương pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường thuật các trận đánh, các sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng lịch sử và thông qua đó bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và hứng thú học tập lịch sử của học sinh. Trên cơ sở định hướng của các chủ đề tuỳ theo điều kiện của từng trường, từng địa phương và khả năng, sở thích của học sinh mà lựa chọn những nội dung hoạt động cho phù hợp. * Các yêu cầu trong việc xây dựng chương trình: - Nhiệm vụ giáo dục: Căn cứ vào các tính chất của các bài giảng và đặc điểm giáo dục của học sinh trong lớp (điểm mạnh và điểm hạn chế) để xác định nhiệm vụ giáo dục về các mặt ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, kĩ năng cần đạt được theo từng tiết học. - Dự kiến người thực hiện: Lực lượng chủ yếu thực hiện các hoạt động là học sinh của lớp nên cần lên phương án phân công cụ thể chi tiết. Ngoài ra giáo viên cần có kế hoạch mời, phối hợp các lực lượng tham gia cùng học sinh như: phụ huynh, các tổ chức giáo dục xã hội, các chứng nh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_lich_su_dia_phu.doc