SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng nghiện game online ở học sinh lớp chủ nhiệm
Game online, một loại hình được xem là phương tiện giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, nhưng không biết từ khi nào mà nó dần trở thành mối hiểm họa đối với xã hội. Nhất là đối với giới trẻ nó chiếm nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Một thực trạng đáng báo động hiện nay là nhiều bạn trẻ đang dần sống trong thế giới ảo của game online mà quên đi cuộc sống thực tại và mục tiêu của bản thân.
Các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm không phải là ngoại lệ, giữa học kì I lớp tôi đã bỏ học 1 em, lí do nghiện Game, theo khảo sát của tôi thì 80% các em biết dùng Game Online, hơn 50% dùng thường xuyên và hơn 35% nghiện Game Online. Các em thừa nhận: “Cứ rỗi là các em ra net, thậm chí là cả giờ học, các em Online cả ngày lẫn đêm, không vào chơi được Game thì thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên, các em thậm chí là chơi xuyên đêm ”. Đứng trước thực tế của lớp tôi không khỏi lo lắng, và tôi quyết định “cai nghiện” Game cho các em. Nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng Game gây ảnh hưởng đến việc học cũng như sức khỏe các em, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN: “Giải pháp hạn chế tình trạng nghiện Game Online ở học sinh lớp chủ nhiệm”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHIỆN GAME ONLINE Ở HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Lê Hữu Tuyên Chức vụ: Phó bí thư Đoàn trường Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hoàn SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2017 Mục lục Trang I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Thực trạng hiện nay 3 2.1.2 Những dấu hiệu cho thấy học sinh là một kẻ nghiện Game Online 3 2.1.3. Một số loại Game Online được học sinh THPT hay chơi 3 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nghiện Game 5 2.1.5. Những tác hại khi học sinh THPT nghiện Game Online 6 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.2.1. Thuận lợi 8 2.2.1 Khó khăn 9 2.3. Giải pháp 2.3.1. Khảo sát thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân 9 2.3.2. Nói chuyện thẳng thắn với bản thân học sinh 10 2.3.3. Kết hợp giữa GVCN – Phụ huynh học sinh 10 2.3.4. Kết hợp GVCN – Nhà trường – BCH Đoàn – GV bộ môn 11 2.3.5. Kết hợp GVCN – BGH - Cơ quan có thẩm quyền 16 2.4. Hiệu quả của SKKN 16 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 18 Danh mục các chữ viết tắt 19 Danh mục các đề tài SKKN đã đạt giải 20 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Game online, một loại hình được xem là phương tiện giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, nhưng không biết từ khi nào mà nó dần trở thành mối hiểm họa đối với xã hội. Nhất là đối với giới trẻ nó chiếm nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Một thực trạng đáng báo động hiện nay là nhiều bạn trẻ đang dần sống trong thế giới ảo của game online mà quên đi cuộc sống thực tại và mục tiêu của bản thân. Các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm không phải là ngoại lệ, giữa học kì I lớp tôi đã bỏ học 1 em, lí do nghiện Game, theo khảo sát của tôi thì 80% các em biết dùng Game Online, hơn 50% dùng thường xuyên và hơn 35% nghiện Game Online. Các em thừa nhận: “Cứ rỗi là các em ra net, thậm chí là cả giờ học, các em Online cả ngày lẫn đêm, không vào chơi được Game thì thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên, các em thậm chí là chơi xuyên đêm”. Đứng trước thực tế của lớp tôi không khỏi lo lắng, và tôi quyết định “cai nghiện” Game cho các em. Nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng Game gây ảnh hưởng đến việc học cũng như sức khỏe các em, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN: “Giải pháp hạn chế tình trạng nghiện Game Online ở học sinh lớp chủ nhiệm” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp tất cả học sinh trong trường hiểu rõ về những tác hại khi nghiện Game Online ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập như thế nào. - Đề xuất một số giải pháp để giúp học sinh cai nghiện Game Online. Tuyên truyền cho học sinh không nên lạm dụng Game Online. - Giúp học sinh có thái độ đúng đắn, cư xử đúng mực trong việc tham gia chơi Game Online. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh nghiện và chớm nghiện Game Online của lớp 10A9 – Trường THPT Lê Hoàn trong năm học 2016 – 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Kết hợp giáo dục thực tiễn ở trường THPT Lê Hoàn. - Nghiên cứu tài liệu, Internet, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Thực trạng hiện nay: - Theo báo cáo của Pearl Research - Công ty tư vấn, nghiên cứu về Internet và công nghệ của Mỹ, hiện Việt Nam có hơn 12 triệu người chơi game online. Nhiều người đến bệnh viện khám và điều trị chứng nghiện game online với những biểu hiện rối loạn cảm xúc hoặc hành vi. 70 - 80% trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 15 ham thích game online. Điều đáng nói là hiện tại, số người chơi, nghiện game không hề suy giảm. - Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet cao (khoảng 50%), tập trung chủ yếu vào người trẻ tuổi. NetCitzens Việt Nam cho biết, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29, thấp hơn mức trung bình của thế giới (36 tuổi). - Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ 70% - 80% trẻ em trong độ tuổi 10 - 15 tuổi ham thích game online. Trong đó 10% - 15% người chơi hội đủ các tiêu chí chẩn đoán là nghiện theo Tổ chức y tế (WHO). 2.1.2. Những dấu hiệu cho thấy học sinh là một kẻ nghiện Game Online 2.1.3. Một số loại Game Online được học sinh THPT hay chơi 2.1.3.1. Liên minh 2.1.3.2. Đột kích 2.1.3.3. FiFa 2.1.3.4. Đế chế 2.1.3.5. MU 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nghiện Game 2.1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp Nghiện game cũng giống như nghiện ma túy, nghiện sex đó là sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng. Do đó, khi chơi game đến mức độ phụ thuộc vào nó thì rất dễ dẫn đến nghiện. Thời lượng chơi game chỉ cần trên hai giờ/ngày thì nguy cơ nghiện rất cao. Ở trò chơi trực tuyến, người chơi tha hồ thể hiện khát khao chinh phục, khát khao chiến thắng, có thể trò chuyện, biểu đạt hành động của cá nhân một cách tương tác với người khác làm những người tham gia cảm thấy hứng thú. Game cho trẻ cảm giác làm chủ bản thân, được hành động tùy thích, được nói năng tùy thích, không phải xin phép ai. Cảm giác làm chủ này tuy ảo nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Bên cạnh đó, những phần thưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được tưởng thưởng những phần thưởng ảo làm họ cảm thấy say mê, giống như được tôn vinh. Nhiều ý tưởng, suy nghĩ ở hiện thực rất khó khăn thì người chơi có thể làm được trong trò chơi, vì thế nó tạo cho họ cảm xúc vui sướng, thoải mái, dễ chịu ngay tức thời... và càng ngày càng bị cuốn hút. Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên là yếu tố nguy cơ của việc nghiện game, vì lúc này tâm lý các em rất phức tạp, thích thể hiện mình, nhưng lại không phân biệt được đúng sai. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ, thầy cô không hiểu điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng sự áp đặt, khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc, dẫn đến những hành vi sai trái. 2.1.4.2. Nguyên nhân gián tiếp Thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến trẻ bị cô đơn, chán nản, nhiều tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Mặt khác, thiếu giáo dục từ gia đình làm bậc thang giá trị đạo đức không có, trẻ không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở. Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của trẻ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, lựa chọn các nội dung giải trí và kiểm soát chúng không được tư duy tốt. Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng. Trẻ rảnh rỗi sẽ có nhiều cơ hội để đến với trò chơi trực tuyến, vì đây là cách “giết thời gian” tốt nhất. Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game. Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game. 2.1.5. Những tác hại khi học sinh THPT nghiện Game Online Theo thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ), người ngồi máy tính thường xuyên trên 2 giờ có thể sẽ bị các căn bệnh như: cao huyết áp, mắt giảm thị lực, da bị khô, nhiều nếp nhăn và tàn nhan, giảm sức đề kháng... Chưa kể nếu bạn ngồi máy tính không đúng tư thế cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra cho cơ thể bạn như: mỏi lưng, mờ mắt, cong vẹo cột sống...Nếu ngồi bên máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ khiến tinh thần, sức đề kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị suy giảm tối thiểu là 10%. Người chơi game online thường xuyên tiếp xúc với máy tính, nhiều khi lên đến hơn 10h/ngày, thường không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều trường hợp người chơi do ngồi quá lâu trước máy tính đã dẫn tới tình trạng tử vong. 2.1.5.1. Tốn thời gian: Đây là điểm không ai phải bàn cãi! Với thời gian đó, ta có thể làm được rất nhiều việc, học tập, vui chơi với bạn gái, làm kiếm tiền hay đơn giản hơn là chơi thể thao. Vậy mà ta lại không thể làm được, chỉ vì ta đã tiêu tốn quá nhiều thời gian vào games. 2.1.5.2. Tốn tiền: Đây có lẽ cũng là một điểm mà ai cũng thấy. Chơi ở nhà thì tốn tiền điện, tiền hao mòn máy móc, nhưng thực ra ko đáng kể. Nếu bạn chơi ở quán net, 3000đ/1h thì bạn mới thấy tiền bạc ra đi nhanh như thế nào. Thông thường, một game muốn đạt đến đẳng cấp tạm gọi là pro trong games của mình chơi thì phải chơi ít ra là khoảng 5 - 6 tiếng/ngày, vào những ngày cuối tuần còn nhiều hơn. Tính ra, mỗi tháng bạn sẽ phải chi phí nhiều tiền bạc cho games 2.1.5.3. Học hành sa sút Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 học sinh nghiện game, thì chỉ có 1/10 đạt kết quả trung bình trong học tập, còn lại đều đạt kết quả dưới trung bình. Điều này cho thấy rằng game online ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập. Chúng ta ai cũng chỉ có 24h/ngày, một lẽ đương nhiên, khi bạn dành nhiều thời gian cho game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm. 2.1.5.4. Mất dần khả năng giao tiếp Tuy đa số game online có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng bạn không hề giao tiếp thực trong đó. Tất cả đều là những mối quan hệ ảo. Bạn cũng ít có thời gian giao tiếp với người thân trong nhà do hầu hết tâm trí và thời gian đều tập trung vào game online. Bạn sẽ không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do quen với những ký tự viết tắt, các ngôn ngữ giao tiếp trong game. Có thể sẽ tới lúc bạn không thể phát ngôn một câu nói hoàn chỉnh. Vì chỉ tập trung với các mối quan hệ ảo trong game, ít dành thời gian cho những người xung quanh nên những game thủ rất dễ rơi vào tình trạng bị cô lập do hạn chế các mối quan hệ ngoài đời thật. 2.1.5.5. Gia tăng tệ nạn xã hội Game online dễ gây nghiện, chúng khiến người chơi quên mất bản thân còn những công việc khác trong cuộc sống cần phải hoàn thành. Những người nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn quên ngủ, quên mục đích học hành, có nhiều trường hợp vì nghiện game, các bạn đã bỏ học, khiến gia đình lo lắng. Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh. 2.1.5.6. Game online như ma túy Được so sánh tương tự với việc nghiện ma túy, chứng nghiện game online được các nhà khoa học xem xét đưa vào một trong những loại bệnh lý tâm thần. Nguyên nhân là do chơi game online quá lâu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cả về sức khỏe lẫn tinh thần, gây rối loạn tâm sinh lý. 2.1.5.7. Rối loạn giấc ngủ và tổn thương não bộ Việc chơi game thường xuyên khiến bạn phải tiếp xúc trực tiếp với màn hình máy tính hoặc điện thoại với ánh sáng yếu, phản quang sắc xanh liên tục trong nhiều giờ. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể hạn chế tiết ra chất melatonin - một hoóc-môn quan trọng có tác dụng điều hòa chu kỳ sinh học của con người và tác động đến giấc ngủ của con người vào ban đêm. Thường xuyên chơi game và tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính sẽ khiến bạn không có giấc ngủ ổn định, ngủ không sâu, dễ bị gián đoạn giấc ngủ. Hơn thế nữa, việc thường xuyên chơi game sẽ làm giảm thời gian bạn giành cho việc ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi, mất sức. Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ, nếu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, cơ thể rất dễ bị suy nhược, không tập trung. Thường xuyên kéo dài tình trạng này sẽ khiến bạn bị suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương não bộ. 2.1.5.8. Ảnh hưởng đến cột sống và khả năng vận động Do việc chơi game thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ với một tư thế khiến cơ bắp dễ bị tổn thương. Việc ngồi quá lâu trước máy tính để chơi game sẽ khiến cơ thể không được vận động, làm giảm quá trình lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể. Không những thế, việc ngồi sai tư thế, ngồi nghiêng người trong thời gian dài liên tục có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Lâu dài, sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. 2.1.5.9. Vô sinh Ngồi lâu một chỗ với một tư thế duy nhất khiến các cơ quan sinh dục bị chèn ép, không thể giải nhiệt được. Điều này rất có hại với cơ quan sinh dục, nhất là với nam giới. Ngồi quá lâu sẽ khiến cơ quan sinh dục bị hủy hoại, giảm lượng tinh trùng và dẫn đến nguy cơ vô sinh cao hơn. 2.1.5.10. Trí nhớ suy giảm Chơi game liên tục kéo dài sẽ khiến cơ thể kém linh động và nhanh nhẹn. Điều này làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin và lưu giữ thông tin một cách hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là tình trạng hay quên, mất trí nhớ tạm thời. 2.1.5.11. Mất tập trung Dành thời gian chơi game quá nhiều sẽ khiến bạn ít tập trung cho những công việc bình thường khác. Với những người nghiện game thì sự tập trung của họ chỉ dành hết cho cuộc sống ảo trong game mà quên đi cuộc sống thường nhật. Điều này khiến họ không thể tập trung làm việc hay học tập. 2.1.5.12. Hành vi cuộc sống bị ảnh hưởng bởi Game Online Trong quá trình giao tiếp, học sinh THPT chơi Game thường hay sử dụng các ngôn ngữ trong Game vào đời thực chiếm 65%. Điều chênh lệch này đã khiến việc giao tiếp giữa HS và HS bị đảo lộn bởi những từ hết sức thô tục xuất phát từ Game Online mà ra. Điều này chứng tỏ rằng, Game có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống học sinh. Ngôn ngữ trong Game Ý nghĩa ngoài đời thực Team Đội Level Cấp độ Sọc Giết Solo Một mình Unti Đánh loạn xạ Pro Đẳng cấp Buff máu Tăng cường sức mạnh Cân hết Chấp hết Một số từ Game Online học sinh hay sử dụng 2.1.5.13. Rối loạn tâm lý Các game thủ sau thời gian mải mê sống ảo rất dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Một phần là do tác dụng giải trí quá đà của game dẫn đến tình trạng hưng phấn quá mức hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game. Một phần khác là do bị ảnh hưởng bởi game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.2.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi đến GVCN và giáo viên bộ môn - GVCN trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình có tâm huyết với học sinh, luôn dành nhiều thời gian để tiếp xúc, tìm hiểu học sinh - Đội ngũ giáo viên bộ môn nhiệt tình, trách nhiệm cao - Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ việc rèn luyện nề nếp, học tập của học sinh - Ban cán sự lớp gương mẫu, ham hoạt động 2.2.2. Khó khăn Năm học 2016 – 2017, lớp 10A9 – sĩ số 40 học sinh. Trong đó: Nam: 30 học sinh, chiếm 70.09%. Nữ: 10 học sinh, chiếm 29.01% - Hơn 70% học sinh ở xa trường như: Thọ Trường, Xuân Vinh, Xuân Tân. - Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu là TB, hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn nhưng vẫn ham chơi, nghiện điện tử và Facebook, hầu như không dành hời gian cho việc học. - Trường gần đường giao thông và xung quanh trường có rất nhiều quán Internet. - Gần 90% học sinh có điện thoại có sẵn Game trong máy. - Lớp có hơn 35% nghiện Game, 20% nghiện nặng, các em chơi Game bất kể ngày đêm thậm chí cả giờ học. - Số giờ các em sử dụng Game là 4 đến 5 tiếng một ngày thậm chí là 7 đến 8 tiếng, nặng hơn nữa là xuyên đêm. 2.3. Giải pháp Game Online dễ nghiện nhưng khó cai, muốn cai Game là điều không dễ nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta quyết tâm. Điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em và các em tự giáo dục mình, tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “Văn hóa trên mạng”. Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Muốn đạt được điều đó, cần phải có sự phối hợp giữa GVCN – phụ huynh học sinh – GV bộ môn – BGH – BCH Đoàn trường một cách nhịp nhàng, đều đặn, cương nhu đúng lúc, những giải pháp mà tôi áp dụng đó là: 2.3.1. Khảo sát thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân Tôi nghĩ muốn làm việc gì có hiệu quả thì phải tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của nó, nên tôi đã tìm hiểu các em “nghiện” Game ở lớp tôi qua nhiều kênh khác nhau như: - Tìm hiểu các em qua bạn thân của các em ở lớp - Nói chuyện tâm sự, chia sẻ với chính bản thân các em: gặp mặt, nhắn tin qua điện thoại. - Đến thăm, trò chuyện với phụ huynh các em - Trao đổi với các giáo viên bộ môn về các em Và tôi nắm rất rõ số các e đang có vấn đề với Game: - Gần 90% học sinh có điện thoại có sẵn Game trong máy. - Lớp có hơn 35% nghiện Game, 20% nghiện nặng, các em chơi Game bất kể ngày đêm thậm chí cả giờ học, sẵn sàng bỏ học để chơi Game. - Số giờ các em sử dụng Game là 4 đến 5 tiếng một ngày thậm chí là 7 đến 8 tiếng, nặng hơn nữa là xuyên đêm. Nguyên nhân để cho các em nghiện Game: chủ yếu đến 90% do bố mẹ không để tâm đến con cái, đi làm ăn xa, con cái ở với ông bà. 2.3.2. Nói chuyện thẳng thắn với bản thân học sinh Tôi chủ động nói chuyện tâm tình, cởi mở với từng e, chỉ rõ tác hại cho các em thấy và chỉ rõ việc mà các em phải quyết tâm làm: chờ các em. rõ điều này các em sẽ biết giới hạn giờ chơi của mình. học hỏi thêm về văn hóa, lịch sử, âm nhạc ngoại ngữ ..... soát bản thân tuân thủ theo kế hoạch này. - Luôn nhận thức game là một trò chơi để giải trí khi các em có thể nhận thức - Luôn xác định mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời của mình là gì? Học để làm gì? Khi các có mục tiêu các em không có thời gian mê mải trong game các em còn nhiều việc quan trọng hơn muốn làm vì một tương lại tốt đẹp phía trước đang - Lên kế hoạch chơi game thư giãn vào lúc nào trong ngày, ở đâu và tự kiểm - Chọn game phù hợp với lứa tuổi của mình để chơi, chọn bạn tốt để chơi trong game. Có rất nhiều game lành mạnh giành cho từng độ tuổi vừa giải trí vừa - Chia sẽ với bố, mẹ những điều hay các em học được thư giãn từ game. (Sự quá khắc khe của cha mẹ làm các em chán nãn và chơi game nhiều hơn). - Tự cân bằng các rắc rối trong cuộc sống của các em như: bạn bè hiểu lầm, bố, mẹ mắng học chưa tốt ....Khi các em có suy nghĩ tích cực và luôn cố gắng vươn lên thì các em là người lạc quan và game không có sức cuốn các em theo nó. Đơn giản vì các em là người có sức mạnh tâm lý vững vàng thì không gì - Cuối cùng các em cần có nhiều loại hình giải trí khác nhau song song với game như: nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao, đi dạo, giúp ba mẹ việc nhà ....Cách này giúp cuộc sống các luôn phong phú, tràn đầy niềm vui và cá em cảm thấy mình thực sự là người hữu ích và làm chủ cuộc sống của chính mình. 2.3.3. Kết hợp giữa GVCN – Phụ huynh học sinh Khi có thông tin chắc chắn về những học sinh nghiện Game ở lớp, tôi đã mời phụ huynh và trao đổi thẳng thắn cũng như nói rõ quan điểm của mình muốn giúp những học sinh này từ bỏ Game. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN – phụ huynh. Tôi cung cấp số điện thoại của mình đến trực tiếp phụ huynh qua cuộc họp. Ngoài ra tôi và phụ huynh thường xuyên trao đổi qua lại để nắm bắt tình hình giáo dục học sinh qua: điện thoại, Vnedu, gặp mặt,..Tôi đã tư vấn, và cùng với phụ huynh thống nhất một số việc phụ huynh cần làm khi các em ở nhà, những việc này cần làm một cách thường xuyên và đều đặn: - Giám sát việc học của các em ở nhà , quan tâm đến lịch học, tâm tư tình cảm của các em. - Phụ huynh nên giúp trẻ ổn định tâm lý và tạo bầu không khí tốt trong gia đình. Dần dần có thể hướng con mình đến các hoạt động bên ngoài như: thể thao, du lịch, trại hè, hoạt động từ thiện... “Nghiện” game mang yếu tố tâm lý nên trước khi bắt con em mình từ bỏ game, các bậc phụ huynh phải tạo được một không khí tốt trong gia đình và những hình thức giải trí lành mạnh cho các em. hơn chê). - Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng con, giúp con giải quyết
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_han_che_tinh_trang_nghien_game_online_o_hoc_s.doc