SKKN Giải các bài toán khó trong đề thi đại học bằng cách tự chọn lượng chất

SKKN Giải các bài toán khó trong đề thi đại học bằng cách tự chọn lượng chất

Trong thời đại khoa học thông tin ngày nay đòi hỏi con người phải có một trình độ khoa học nhất định. Vì vậy mục tiêu của giáo dục đào tạo là bồi dưỡng con người trở thành lao động có tư duy sáng tạo và xử lí thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học. Để đạt được điều đó hơn bao giờ hết chúng ta cần phải chú ý nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường phổ thông.

Môn Hoá Học ở trường phổ thông có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước đầu hình thành cho học sinh những khái niệm về hoá học và sự biến đổi về tính chất của các chất. Giúp cho học sinh hiểu được hoá học có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, từ đó có cái nhìn và thái độ đúng đắn đối với môn học.

Với xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay đối với nhiều bộ môn nói chung và bộ môn hoá học nói riêng là tăng cường việc kiểm tra trắc nghiệm trong việc đánh giá kết quả học sinh. Vì vậy việc định dạng bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập hoá học là hết sức cần thiết.

 

doc 25 trang thuychi01 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải các bài toán khó trong đề thi đại học bằng cách tự chọn lượng chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
*************
 Đề tài: GIẢI CÁC BÀI TOÁN KHÓ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC BẰNG CÁCH TỰ CHỌN LƯỢNG CHẤT 
	Người thực hiện	: Nguyễn Quế Sơn
	Chức vụ	: Giáo viên
	Tổ	: Hoá - Sinh
	Năm học	: 2015-2016
 Tháng 05 năm 2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại khoa học thông tin ngày nay đòi hỏi con người phải có một trình độ khoa học nhất định. Vì vậy mục tiêu của giáo dục đào tạo là bồi dưỡng con người trở thành lao động có tư duy sáng tạo và xử lí thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học. Để đạt được điều đó hơn bao giờ hết chúng ta cần phải chú ý nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường phổ thông.
Môn Hoá Học ở trường phổ thông có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước đầu hình thành cho học sinh những khái niệm về hoá học và sự biến đổi về tính chất của các chất. Giúp cho học sinh hiểu được hoá học có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, từ đó có cái nhìn và thái độ đúng đắn đối với môn học.
Với xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay đối với nhiều bộ môn nói chung và bộ môn hoá học nói riêng là tăng cường việc kiểm tra trắc nghiệm trong việc đánh giá kết quả học sinh. Vì vậy việc định dạng bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập hoá học là hết sức cần thiết.
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, việc tìm ra lời giải nhanh cho các bài tập tính toán trong đề thi là điều hết sức quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến kết quả thi Đai học, Cao đẳng của các em.
Tuy nhiên, việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học lại không hề đơn giản chút nào ! Nếu không nắm được “bí quyết” thì trong thời gian 90 phút, các em khó có thể hoàn thành bài thi của mình một cách tốt nhất. Trước thực tế đó qua kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc kết, rút ra kinh nghiệm và viết nên đề tài “Giải các bài toán khó trong Đề thi Đại Học bằng cách tự chọn lượng chất”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Theo nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VII, 1993) đã chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động, tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó mà góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII, 1997) tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
Các quan điểm trên đây đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tiễn chứng minh cách tốt nhất để có thể hiểu và vận dụng kiến thức đã học là giải bài tập. Nhưng vấn đề đặt ra là bài tập nhiều làm sao giải hết được. Thực tế cho thấy, thường các em học sinh chỉ làm được các bài tập quen thuộc và lúng túng khi gặp các bài tập mới mặc dù không khó do các em không nhìn ra được dạng toán, chưa biết vận dụng các phương pháp để giải toán. Với thực trạng đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập cũng như trong các kì thi.
Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải các bài toán khó trong Đề thi Đại Học bằng cách tự chọn lượng chất”.
 làm sang kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh 11, 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
IV.1. Nội dung phương pháp tự chọn lượng chất:
Bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát: x mol, m gam, V lít, hoặc cho ở dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích, được gọi là bài tập hóa học tổng quát. Dạng bài tập này có tính khái quát rất cao, nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển tư duy của học sinh. Tuy nhiên, do lượng chất cho ở dạng tổng quát nên việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều so với bài tập có số liệu cụ thể.
Vậy làm cách nào để giải nhanh dạng bài tập này? Như ta đã biết, một bài tập đúng ở dạng tổng quát thì cũng đúng trong những trường hợp cụ thể. Và việc giải bài tập có số liệu cụ thể bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc giải một bài tập tổng quát. Từ những cơ sở đó ta suy ra : Để giải nhanh bài tập ở dạng tổng quát thì phương pháp hữu hiệu nhất là chuyển nó về bài tập có số liệu cụ thể bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp, có lợi cho việc tính toán.
Phương pháp giải bài tập hóa học bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập có số liệu cụ thể gọi là phương pháp tự chọn lượng chất.
IV.2. Cách chọn lượng chất và các ví dụ minh họa
* Phương pháp giải
- Bước 1: Nhận dạng nhanh phương pháp giải bài tập: Khi gặp bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát : x mol, m gam, V lít, hoặc cho tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích, thì ta nên sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất.
- Bước 2: Căn cứ vào giả thiết để phân tích, đánh giá lượng chất tự chọn là số mol hay khối lượng thì có lợi về mặt tính toán hơn.
-Bước 3: Thay lượng chất đã chọn để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập cụ thể.
- Bước 4: Vận dụng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích,để tính toán với bài tập cụ thể, từ đó suy ra đáp số của bài toán.
* Cách chọn lượng chất
Cách 1: CHỌN 1 MOL CHẤT HOẶC HỖN HỢP CHẤT PHẢN ỨNG
Ví dụ 1: Hoà tan một muối cacbonat kim loại M hóa trị n bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% ta thu được dung dịch muối sunfat 14,18%. M là kim loại gì?
	A. Cu.	PB. Fe.	C. Al.	D. Zn.
Hướng dẫn giải
Chọn 1 mol muối M2(CO3)n.
 M2(CO3)n + nH2SO4 ¾® M2(SO4)n + nCO2­ + nH2O
Cứ (2M + 60n) gam ¾® 98n gam ® (2M + 96n) gam
Þ	
Þ	
	 = 2M + 60n + 1000.n - 44.n = (2M + 1016.n) gam.
Þ	M = 28.n ® 	n = 2 ; M = 56 là phù hợp vậy M là Fe. (Đáp án B)
Ví dụ 2: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị nào sau đây?
	A. 20%.	B. 16%.	PC. 15%. 	D.13%.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol CH3COOH:
	CH3COOH + NaOH ¾® CH3COONa + H2O
	 60 gam ® 40 gam ® 82 gam
	 gam.
Þ	x = 15%. (Đáp án C).
Ví dụ 3: (Câu 1 - Mã đề 231 - Khối A - TSCĐ 2007)
Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
	PA. Cu. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Mg.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol M(OH)2 tham gia phản ứng
	M(OH)2 + H2SO4 ¾® MSO4 + 2H2O
 Cứ (M + 34) gam ® 98 gam ® (M + 96) gam
Þ	
Þ	
Þ	M = 64 ® M là Cu. (Đáp án A)
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm N2 và có H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là
	A. 10%.	B. 15%.	C. 20%.	PD. 25%.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol hỗn hợp X, ta có:
	mx = = 7,2 gam.
Đặt , ta có:
	28a + 2(1 - a) = 7,2
Þ	a = 0,2
Þ	 và ® H2 dư.
	 N2 + 3H2 2NH3
Ban đầu:	 0,2 0,8
Phản ứng: 	 x 3x 2x
Sau phản ứng: (0,2 - x) (0,8 - 3x) 2x
	nY = (1 - 2x) mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mX = mY
Þ	
Þ	 ® x = 0,05.
Hiệu suất phản ứng tính theo N2 là . (Đáp án D)
Ví dụ 5: Hỗn hợp A gồm một Anken và hiđro có tỉ khối so với H2 bằng 6,4. Cho A đi qua niken nung nóng được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 8 (giả thiết hiệu suất phản ứng xảy ra là 100%). Công thức phân tử của anken là
	A. C2H4.	B. C3H6. 	PC. C4H8.	D. C5H10.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol hỗn hợp A gồm (a mol CnH2n và (1-a) mol H2)
Ta có: 	14.n.a + 2(1 - a) = 12,8 (1)
Hỗn hợp B có (với n ³ 2) ® trong hỗn hợp B có H2 dư
	CnH2n + H2 CnH2n+2
Ban đầu:	 a mol (1-a) mol
Phản ứng: 	 a ® a ¾¾¾® a mol
Sau phản ứng hỗn hợp B gồm (1 - 2a) mol H2 dư và a mol CnH2n+2. ® tổng nB = 1 - 2a.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mA = mB
Þ	 ® ® a = 0,2 mol.
Thay a = 0,2 vào (1) ta có 14´0,2´n + 2´(1 - 0,2) = 12,8
Þ 	n = 4 ® anken là C4H8. (Đáp án C)
Ví dụ 6: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa là
	PA. 25%.	B. 35%.	C. 45%.	D. 55%.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol C2H5OH. Đặt a mol C2H5OH bị oxi hóa. Vậy a là hiệu suất của phản ứng oxi hóa rượu.
	C2H5OH + CuO CH3CHO + H2O + Cu¯
Ban đầu:	 1 mol
Oxi hóa:	 a mol ¾¾¾¾¾¾¾® a mol ® a mol
Sau phản ứng: (1 - a) mol C2H5OH dư a mol ® a mol
Þ	a = 0,25 hay hiệu suất là 25%. (Đáp án A)
Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có . Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. có giá trị là
	A. 15,12.	B. 18,23.	PC. 14,76.	D. 13,48.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol hỗn hợp X ® mX = 12,4 gam gồm a mol N2 và (1 - a) mol H2.
	28a + 2(1 - a) = 12,4 ® a = 0,4 mol ® 
	N2 + 3H2 2NH3 (với hiệu suất 40%)
Ban đầu:	0,4 0,6
Phản ứng: 	0,08 ¬ 0,6´0,4 ¾¾¾® 0,16 mol
Sau phản ứng:	0,32 0,36 0,16 mol
Tổng:	 nY = 0,32 + 0,36 + 0,16 = 0,84 mol;
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY.
Þ	. (Đáp án C)
Ví dụ 8: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí O2, O3 có gam. Hiệu suất phản ứng là
	A. 7,09%.	PB. 9,09%.	C. 11,09%. 	D.13,09%.
Hướng dẫn giải 
3O2 2O3
Chọn 1 mol hỗn hợp O2, O3 ta có:
	 ® .
	 ® 
Þ	
Þ	mol
Hiệu suất phản ứng là: 	. (Đáp án B)
Ví dụ 9: Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là
	A. Al.	B. Ba.	C. Zn.	PD. Mg.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol kim loại ứng với R (gam) tham gia phản ứng.
	2R + nH2SO4 ¾® R2(SO4)n + nH2
 Cứ R (gam) ® 
Þ	 ® R = 12n thỏa mãn với n = 2.
Vậy: R = 24 (Mg). (Đáp án D)
Cách 2: CHỌN ĐÚNG TỈ LỆ LƯỢNG CHẤT TRONG ĐẦU BÀI ĐÃ CHO
Ví dụ 10: (Câu 48 - Mã đề 182 - khối A - TSĐH 2007)
Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
	A. C3H8. 	B. C3H6. 	PC. C4H8. 	D. C3H4.
Hướng dẫn giải
Đốt hỗn hợp gồm hiđrocacbon X gồm CxHy (1 mol) và O2 (10 mol ).
	CxHy + O2 ¾® xCO2 + H2O
	1 mol ® mol ¾® x mol mol
Þ Hỗn hợp khí Z gồm x mol CO2 và mol O2 dư.
	® 
Vậy:	 ® 8x = 40 - y.
Þ	x = 4, y = 8 ® thoả mãn đáp án C.
Ví dụ 11: A là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, B là không khí. Trộn A với B ở cùng nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích (1:15) được hỗn hợp khí D. Cho D vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là toC và p atm. Sau khi đốt cháy A trong bình chỉ có N2, CO2 và hơi nước với đưa bình về toC.
 	Áp suất trong bình sau khi đốt là p1 có giá trị là
	PA. 	B. p1 = p.
	C. 	D. 
Hướng dẫn giải
Đốt A:	CxHy + ¾® xCO2 + 
Vì phản ứng chỉ có N2, H2O, CO2 ® các hiđrocacbon bị cháy hết và O2 vừa đủ.
Chọn ® nB = 15 mol ® mol.
Þ	
Þ	 ® x = ; y = 
Vì nhiệt độ và thể tích không đổi nên áp suất tỉ lệ với số mol khí, ta có:
	 ® (Đáp án A)
Cách 3: CHỌN GIÁ TRỊ CHO THÔNG SỐ
Ví dụ 12: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X hai hiđrocacbon A, B thu được gam CO2 và . Nếu thêm vào hỗn hợp X một nửa lượng A có trong hỗn hợp X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được và . Biết A, B không làm mất mầu nước Br2.
a) Công thức phân tử của A là
	A. C2H2.	B. C2H6. 	C. C6H12.	PD. C6H14.
b) Công thức phân tử của B là
	A. C2H2.	PB. C6H6. 	C. C4H4.	D. C8H8.
c) Phần trăm số mol của A, B trong hỗn hợp X là.
	A. 60%; 40%.	B. 25%; 75%.
	PC. 50%; 50%.	D. 30%; 70%.
Hướng dẫn giải
a) Chọn a = 41 gam. 
Đốt X ® và .
Đốt ® và .
Đốt thu được (3,75 - 3) = 0,75 mol CO2 và (3,375 - 2,5) = 0,875 mol H2O.
Đốt cháy A thu được và .
vì ® A thuộc loại ankan, do đó:
Þ	 ® n = 6 ® A là C6H14. (Đáp án D)
b) Đốt B thu được (3 - 1,5) = 1,5 mol CO2 và (2,5 - 1,75) = 0,75 mol H2O
Như vậy ® công thức tổng quát của B là (CH)n vì X không làm mất mầu nước Brom nên B thuộc aren ® B là C6H6. (Đáp án B)
c) Vì A, B có cùng số nguyên tử C (6C) mà lượng CO2 do A, B tạo ra bằng nhau (1,5 mol) ® nA = nB.
Þ	%nA = %nB = 50%. (Đáp án C)
Ví dụ 13: Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol (1:1) với m gam một hiđrocacbon D rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được và gam H2O.
a) D thuộc loại hiđrocacbon nào
	A. CnH2n+2.	B. CmH2m-2. 	PC. CnH2n.	D. CnHn.
b) Giá trị m là 
	A. 2,75 gam.	B. 3,75 gam.	C. 5 gam.	PD. 3,5 gam.
Hướng dẫn giải
a) Chọn a = 82 gam
Đốt X và m gam D (CxHy) ta có:	
	C6H14 + O2 ¾® 6CO2 + 7H2O
	C6H6 + O2 ¾® 6CO2 + 3H2O
Đốt D:	
Đặt ta có:
	86b + 78b = 82 
Þ	b = 0,5 mol.
Đốt 82 gam hỗn hợp X thu được:
Þ Đốt cháy m gam D thu được:
Do ® D thuộc CnH2n. (Đáp án C)
b) 	mD = mC + mH = 0,25´(12 + 2) = 3,5 gam. (Đáp án D)
Ví dụ 14: X là hợp kim gồm (Fe, C, Fe3C), trong đó hàm lượng tổng cộng của Fe là 96%, hàm lượng C đơn chất là 3,1%, hàm lượng Fe3C là a%. Giá trị a là
	A. 10,5.	PB. 13,5.	C. 14,5.	D. 16.
Hướng dẫn giải
Xét 100 gam hỗn hợp X ta có mC = 3,1 gam, và số gam Fe tổng cộng là 96 gam.
Þ	
Þ	a = 13,5. (Đáp án B)
Ví dụ 15: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng gam CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được chất rắn Y chứa 45,65 % CaO. Tính hiệu suất phân hủy CaCO3. 
	A. 50%.	PB. 75%.	C. 80%.	D. 70%.
Hướng dẫn giải 
Chọn mX = 100 gam ® và khối lượng tạp chất bằng 20 gam.
	CaCO3 CaO + CO2	(hiệu suất = h)
Phương trình:	100 gam ¾¾® 56 gam 44 gam
Phản ứng:	80 gam ¾¾® 
Khối lượng chất rắn còn lại sau khi nung là
	.
Þ	
h = 0,75 ® hiệu suất phản ứng bằng 75%. (Đáp án B)
 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua thực nghiệm của nhiều năm giảng dạy bộ môn hoá học 12 đặc biệt là khi tham gia ôn thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia phân tôi nhận thấy rằng: Khi truyền đạt nội dung của phương pháp này đến với học sinh thì tỷ lệ học sinh tiếp thu bài và giải được bài tập hóa học tổng quát (câu hỏi điểm 8, 9, 10) cao hơn so với lúc trước khi chưa truyền đạt phương pháp. Học sinh có hứng thú với các dạng bài tập này đặc biệt đối với học sinh khá, giỏi.
VI. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số kỹ năng và phương pháp giải một số dạng toán cơ bản về tự chọn lượng chất. Quá trình tìm tòi nghiên cứu tôi đã giải quết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết phục vụ giải bài tập hóa học.
- Từ đó rút ra các bước thông thường để giải một bài toán bằng phương pháp tự chọn lượng chất.
- Sắp xếp một cách có hệ thống các dạng bài tập.
Do thời gian giảng dạy chưa nhiều, tư liệu còn thiếu thốn cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.
 Xác nhận của Hiệu Trưởng (Tôi xin cam đoan SKKN này là của mình)
 Ngày 25/05/2016
 Người viết
 Nguyễn Quế Sơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Minh Tuấn - 22 Phương pháp & kỹ thuật hiện đại giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa Học - NXB đại học quốc gia.
2 – Lương Văn Tâm- Vũ khắc Ngọc – Tổng kết các dạng câu hỏi và bài tập Hóa Học THPT- Nhà xuất bản đại học quốc gia.
3 – Phạm Ngọc Bằng (Tổng Chủ biên) – 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa Học - NXB đại học sư phạm.
4 – Đỗ Xuân Hưng – phương pháp và kỹ thuật giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Hóa Học- NXB Giáo dục.
5- Nguyễn Xuân Trường – Phương pháp giải nhanh bài toán Hóa Học- NXB Hà Nội
6 - Nguyễn Hữu Đĩnh ( Chủ biên)- Phương pháp các dạng bài toán Hóa Học - NXB Giáo dục.
7- Đặng Thị Oanh(Chủ biên) - Ôn luyện thi Môn Hóa Học THPT theo chủ đề- Nhà xuất bản Giáo dục.
8- Cao Cự Giác (Chủ biên) – Một số kỹ thuật giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Hóa Học- NXB Hà Nội.
 VIII. MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Đặt vấn đề
1
2
Cơ sở lí luận
2
3
Cơ sở thực tiễn
3
4
Nội dung nghiên cứu
4
5
Kết quả nghiên cứu
20
6
Kết luận
20
7
Tài liệu tham khảo
22
8
Mục lục
23

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_cac_bai_toan_kho_trong_de_thi_dai_hoc_bang_cach_tu.doc