SKKN Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp dạy học Đan Mạch

SKKN Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp dạy học Đan Mạch

Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ thơ bằng sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp (Huto Ro Tenh) đã nói: “Thế giới sẽ chỉ hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ”.

 Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi giáo dục cũng phải phát triển một cách toàn diện. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó, cùng với sự phát triển toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục. Do vậy, mĩ thuật là một trong những môn học giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học. Đây là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Giáo dục mĩ thuật giúp các em có thể hình thành và phát triển các năng lực để từ đó các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác

 Dạy và học mĩ thuật ở các trường Tiểu học trong những năm gần đây đã tạo ra một bước ngoặt lớn đó là việc đổi mới đưa phương pháp dạy học theo Đan Mạch thay thế chương trình mĩ thuật hiện hành. Phương pháp này nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, từ đó giúp các em hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi đó là: sáng tạo mĩ thuật, hiểu cảm nhận, trân trọng sản phẩm và giao tiếp. Để phát huy tối đa phương pháp này nên tổ chức thành các hoạt động nghệ thuật hai chiều, ba chiều, bốn chiều nhằm đem lại sự thích thú trong học tập cho học sinh, do vậy giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và linh hoạt sáng tạo trong từng nội dung hoạt động, trong từng nội dung chủ đề để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, đối với trường tôi là một trường thuộc vùng nông thôn, cha mẹ đi làm ăn xa hầu hết gửi con cho ông bà vì vậy việc dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng các em đến lớp thiếu đồ dùng, nhất là môn Mĩ thuật rất nhiều. Đó cũng là vấn đề đặt ra mà bản thân tôi trăn trở. Hơn nữa từ trước đến nay, các em chỉ được tiếp xúc với các chất liệu đơn giản như: màu sáp, màu dạ, xé dán., dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán không hứng thú với môn học, kết quả học tập không được cao. Để giải quyết những băn khoăn đó tôi đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng: “ Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp Đan Mạch”

 

docx 23 trang thuychi01 605410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp dạy học Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐƯA CHẤT LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN VÀO MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÚP HỌC SINH SÁNG TẠO VÀ HỌC TỐT HƠN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐAN MẠCH.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ thuật
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 MỤC LỤC 
 NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu:
1
1.1. Lý do chọ đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
3
 2. Nội dung.
4
2. 1. Cơ sở lý luận.
4
2.2.Thực trạng của vấn đề.
4
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Biện pháp 1: Sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.
6
2.3.2. Biện pháp 2: Áp dụng vào các chủ đề bài học.
12
2.4. Hiệu quả:
17
3. Kết luận, kiến nghị:
18
3.1. Kết luận .
18
3.2. Kiến nghị:
19
1. MỞ ĐẦU: 
1.1. Lý do chọ đề tài.
 Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ thơ bằng sức mạnh diệu kì của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp (Huto Ro Tenh) đã nói: “Thế giới sẽ chỉ hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ”.
 Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi giáo dục cũng phải phát triển một cách toàn diện. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó, cùng với sự phát triển toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục. Do vậy, mĩ thuật là một trong những môn học giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học. Đây là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Giáo dục mĩ thuật giúp các em có thể hình thành và phát triển các năng lực để từ đó các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác
 Dạy và học mĩ thuật ở các trường Tiểu học trong những năm gần đây đã tạo ra một bước ngoặt lớn đó là việc đổi mới đưa phương pháp dạy học theo Đan Mạch thay thế chương trình mĩ thuật hiện hành. Phương pháp này nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, từ đó giúp các em hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi đó là: sáng tạo mĩ thuật, hiểu cảm nhận, trân trọng sản phẩm và giao tiếp. Để phát huy tối đa phương pháp này nên tổ chức thành các hoạt động nghệ thuật hai chiều, ba chiều, bốn chiều nhằm đem lại sự thích thú trong học tập cho học sinh, do vậy giáo viên cần có kế hoạch cụ thể và linh hoạt sáng tạo trong từng nội dung hoạt động, trong từng nội dung chủ đề để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, đối với trường tôi là một trường thuộc vùng nông thôn, cha mẹ đi làm ăn xa hầu hết gửi con cho ông bà vì vậy việc dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng các em đến lớp thiếu đồ dùng, nhất là môn Mĩ thuật rất nhiều. Đó cũng là vấn đề đặt ra mà bản thân tôi trăn trở. Hơn nữa từ trước đến nay, các em chỉ được tiếp xúc với các chất liệu đơn giản như: màu sáp, màu dạ, xé dán..., dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán không hứng thú với môn học, kết quả học tập không được cao. Để giải quyết những băn khoăn đó tôi đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng: “ Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp Đan Mạch”
 Song hành với phương pháp dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, bản thân tôi nhận định đây là một ý tưởng mới lạ và độc đáo và rất phù hợp với đặc thù của các huyện nông thôn bởi cỏ cây, hoa lá, lúa ngô, cát sỏi... là những nguyên vật liệu sẵn có và vô cùng dồi dào. Đó sẽ là tiền đề thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đứng trước tình hình thực tế của học sinh trường tôi, tôi thấy môn Mĩ thuật các em còn học tập một cách qua loa, máy móc, các em còn nhút nhát, rụt rè chưa thực sự tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp. Giáo viên dạy theo một mô tuýp quen thuộc dẫn đến bài thực hành của các em còn cứng nhắc, hầu hết còn mang tính sao chép chưa phát huy trí tưởng tượng sáng tạo. Phụ huynh chưa quan tâm tới con cái, đồ dùng học tập của các em thiếu nhiều. Vì vậy là một giáo viên tôi cần phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế theo từng vùng miền để giúp các em có thể tự tin trong học tập, trong giao tiếp, tự khám phá, tự tìm hiểu và có khả năng tự tin về chính bản thân mình. 
 Đổi mới phương pháp dạy học sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên là cách dạy học linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế văn hóa, cơ sở vật chất tại địa phương và mang lại tính hiệu quả cao. 
 Tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới này sẽ đem lại cho học sinh lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng từ thực tế và trong giao tiếp. Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng (tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá...).
 Hoạt động giáo dục mĩ thuật giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
 Vì vậy, qua khảo sát thực tế giảng dạy áp dụng vào một số các chủ đề, tôi thấy phương pháp dạy học này rất phù hợp với điều kiện thực tế học sinh ở những vùng nông thôn và miền núi, đặc biệt là học sinh trường tôi. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chủ thể: Biện pháp sử dụng chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo trong học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
- Khách thể: + Học sinh khôi 1,2,3,4,5.
 + Một số chủ đề của các khối 1,2,3,4,5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
* Sưu tầm tài liệu có liên quan: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu. Tài liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồng nghiệpĐặc biệt là sử dụng Internet: đây là một công cụ thuận tiện để tiếp cận nhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú. Nhưng khi tham khảo cần phải có kiến thức để sàng lọc những thông tin (vì không phải thông tin nào cũng là đúng) và kinh nghiệm thì mới tìm được nguồn thông tin phù hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
* Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học theo nhóm.
* Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta những tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác. Sử dụng phương pháp này giúp giáo viên và học sinh quan sát, so sánh, đối chiếu liên hệ với thực tế.
 * Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động tác động vào học sinh và quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.
 * Phương pháp luyện tập, thực hành: Giúp giáo viên và học sinh hình thành được những kĩ năng cần thiết.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, khơi dậy năng lực sáng tạo của học sinh, phát huy tính chủ động, linh hoạt giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và hoàn chỉnh. 
 Giải pháp này đã hệ thống các phương pháp có thể áp dụng trong các chủ đề tạo hình 2D, 3D... , những vật liệu có sẵn từ thiên nhiên, các phế liệu xung quanh dễ tìm kiếm để các em tạo thành sản phẩm mĩ thuật nhằm giúp cho học sinh có hứng thú học tập hăng say và tích cực hơn trong môn học Mĩ thuật. 
 Đối với tranh có chất liệu làm từ nguyên liệu thiên nhiên như lá hoa cỏ cây, cát sỏi, gạo, ngũ cốc...là sự thể hiện chân thực sống động nhất về hình ảnh cũng như cảm xúc cho người xem. Còn gì thú vị hơn khi chính người xem tranh được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên sống động của lá cây, được ngửi mùi hương hoa cỏ hay mùi thơm nồng của rơm nếp, vị thơm bùi của gạo rang...hay mặc sức tưởng tượng được sờ bàn tay lên viên đá nhẵn mịn của bức tranh đá với những viên sỏi được thiên nhiên mài giũa qua hàng trăm, hàng nghìn năm.
 Đối với học sinh trường tôi khi áp dụng đưa chất liệu từ thiên nhiên vào chương trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch vào bài vẽ sẽ tạo ra tính mới mẻ, lòng say mê sáng tạo và tìm tòi cái mới sẽ tạo ra tính tích cực trong cách nghĩ và cách làm của học sinh như:
 + Về đường nét: Được sử dụng nhiều các hình kỉ hà nên có sự khác biệt so với các họa tiết là hoa lá, chim thú, mây nước như các em thường học.
 + Về màu sắc: Màu sắc thường đa dạng, phong phú, mạnh mẽ, có sự tương phản cao nhưng trọng tâm vẫn rõ ràng.
 + Về bố cục: Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào chương trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch vào bài vẽ thì bài vẽ có ít không gian trống ( không gian thở) so với bài vẽ thông thường.
 2. NỘI DUNG.
2. 1. Cơ sở lý luận.
 Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật theo xu hướng tích cực, hiện đại và cần áp dụng phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền là rất cần thiết. 
 Hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì việc tiết kiệm, giảm chi phí trong mọi lĩnh vực trong đó có học tập và giảng dạy lại càng có ý nghĩa hơn. Giải pháp đưa ra nhằm tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm trong cuộc sống thường nhật không chỉ tiết kiệm cho bản thân, cho nhà trường, phụ huynh mà còn chống lãng phí cho toàn xã hội. Ta thấy rằng, nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Nói đến vẽ tranh ta vẫn thường thấy các chất liệu phổ biến và quen thuộc như: màu sáp, màu bột, sơn dầu...nhưng ít thấy những chất liệu mới hay cụ thể hơn là nền mĩ thuật Việt Nam chưa khai thác chuyên sâu lĩnh vực này.
 2.2.Thực trạng của vấn đề.
 Phương pháp dạy học mĩ thuật theo Đan Mạch chính thức áp dụng vào giảng dạy mĩ thuật ở bậc Tiểu học ở một số tỉnh thành. Đây là một phần trong chương trình hợp tác về văn hóa giữa Việt Nam và Đan Mạch. Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này. Áp lực học tập không còn là vấn đề với các em. Tuy nhiên về phía giáo viên vẫn còn khá nhiều khó khăn, vướng mắc cần lời giải đáp để hoàn phương pháp này.
* Thuận lợi:
 - Luôn được sự quan tâm của ngành cấp trên, đặc biệt là của Ban Giám hiệu nhà trường, thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Ban Giám hiệu luôn cố gắng tạo điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường đã có phòng chức năng riêng. Điều này giúp cho giáo viên có thể sắp xếp trước vị trí cho các nhóm học sinh mà không mất thời gian như khi dạy ở tại lớp.
 - Nội dung dạy học mĩ thuật Tiểu học có một số bài không phù hợp vì mang yếu tố đặc thù vùng miền, do đó theo phương pháp mới thì giáo viên có thể xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, mà không quá phụ thuộc vào khuôn khổ của chương trình hiện hành. Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm đầy thú vị.
* Khó khăn.
 - Một số bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi vẽ. Khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và chưa biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
 - HS chưa có sự sáng tạo trong bài vẽ, các sản phẩm mĩ thuật còn đơn điệu 
( Đa phần là vẽ trên giấy A4 và tô màu sáp). Các em chưa mạnh dạn, chưa chủ động trong việc làm quen với kiến thức, kỹ năng của phương pháp dạy học mới.
 - Việc thiếu đồ dùng như: giấy, màu, đất nặn để các em thực hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
 - Điều kiện dạy và học Mĩ thuật của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn; trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên còn hạn chế, chưa được tập huấn chuyên sâu hoặc chưa hiểu đúng tinh thần của phương pháp mới nên còn gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề và thiết kế các hoạt động dạy học.
* Khảo sát chất lượng học sinh.
 - Qua khảo sát chất lượng học sinh học kỳ II năm học 2017 -2018 tôi thấy rằng các em còn khá lúng túng với phương pháp dạy học mới, kết quả cụ thể như sau:
 + Số học sinh hoàn thành tốt : 70/210 em (chiếm 33%) ; 
 + Số học sinh hoàn thành 140/210 ( chiếm 67%); không có học sinh không hoàn thành.
 - Từ thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật nói chung và tháo gỡ phần nào những khó khăn của học sinh khi học một số các chủ đề của môn Mĩ thuật nói riêng, tôi đã chọn đề tài “ Đưa chất liệu từ thiên nhiên vào một số chủ đề giúp học sinh sáng tạo và học tốt hơn theo phương pháp Đan Mạch”.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 Xung quanh chúng ta có những thứ tưởng chừng như bỏ đi, là vô tri vô giác nhưng khi ta biết cách tận dụng biết xử lý thì nó lại mang đến hiệu quả bất ngờ vừa mang đậm giá trị nghệ thuật vừa đảm bảo tính sáng tạo và dễ thực hiện. Sau đây là một số ý tưởng đưa vật liệu thiên nhiên vào chương trình dạy mĩ thuật hiện hành.
2.3.1: Biện pháp 1: Sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên:
* Biện pháp sáng tạo với lá cây.
 Đây là nguồn nguyên liệu vô cùng dồi dào phong phú và gần gũi với trẻ em vùng nông thôn. Có thể nói các em lớn lên từ cỏ cây nên tận dụng nguồn nguyên liệu gần gũi này phát huy được sự sáng tạo và hiệu quả hơn mong đợi.
 + Chuẩn bị: 
 - Giấy bìa, keo, kéo, sơn xịt hoặc màu bột, bút chì
 - Chọn các loại lá cây khô có kích thước đặc điểm và màu sắc khác nhau.
 - Lá cây khô dùng bàn là, là phẳng ( Các em học sinh có thể xếp lá vào quyển sách và dùng vật nặng để ép tạo độ phẳng)
 - Dùng sơn xịt hoặc màu bột để tạo màu cho lá. ( Có thể để nguyên màu lá tự nhiên)
 + Cách làm:
 - Cách 1: Dùng bút chì vẽ phác hình ảnh lên giấy bìa. Sau đó lựa chọn lá cây phù hợp với hình ảnh gắn lên từng mảng hình.
 - Cách 2: Tưởng tượng ra các hình ảnh rồi dùng kéo cắt tạo hình lá cây sao cho phù hợp với hình ảnh đó.
 - Gắn thêm cỏ, cây, hoa khô để cho tranh thêm phần sinh động.
 - Hoàn thiện tranh.
 - Xịt một lớp keo bảo quản để tranh được bền hơn.
 - Trang trí tạo khung cho tranh.
Lưu ý: Nên chọn lá cây khô để sản phẩm bền hơn và để bảo vệ môi trường. Các chi tiết trang trí cũng cần được làm sạch và khô để tăng tuổi thọ cho tranh.
+ Phạm vi áp dụng: Áp dụng trong các chủ đề của từng khối lớp ( nội dung của bức tranh thay đổi tùy theo từng nội dung chủ đề)
 - Một số sản phẩm sáng tạo từ lá cây:
 Sản phẩm của học sinh
* Biện pháp sáng tạo với các loại hạt:
 Nước ta vốn xuất thân từ nền nông nghiệp lúa nước nên các sản vật từ nông nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng như gạo, ngô, đậu tương... Tranh hạt không giống bất kỳ một loại tranh nào khác như được vẽ bằng màu, sơn mà tranh hạt là sự sắp xếp các loại hạt với nhiều màu sắc kích thước chủng loại khác nhau để tạo nên một bức tranh.
 + Chuẩn bị: 
 - Các loại hạt có nhiều màu sắc, kích thước: gạo, ngô, thóc, vừng, lạc, đậu
 - Keo gắn (nên chọn keo sữa hoặc hồ dán) giấy bìa, kéo, bút lông, màu
 - Có thể nhuộm màu cho hạt bằng phẩm màu hoặc lá cây làm xôi...
 - Gạo vừng đem rang ở nhiều sắc độ khác nhau.
 Gạo rang tạo nhiều sắc độ đậm nhạt
+ Cách làm: 
 - Phác hình lên giấy bìa.
 - Dùng bút lông bôi một lớp keo dày lên từng mảng hình.
 - Gắn hạt lên lớp keo và đợi khô.
 - Có thể dùng bút màu vẽ thêm hình hoặc lên hạt nếu muốn.
 - Có thể gắn thêm cỏ cây, sỏi đá cho tranh thêm sinh động.
 - Hoàn thiện tranh.
 - Xịt một lớp keo bảo vệ.
 - Tạo khung cho tranh.
+ Phạm vi áp dụng: 
Áp dụng trong một số chủ đề của các khối lớp (nội dung tranh thay đổi theo nội dung chủ đề).
 Một số sản phẩm từ hạt.
 Sản phẩm của GV và HS
* Biện pháp sáng tạo từ đá cuội.
 Nghệ thuật là khung trời vô biên của sự sáng tạo, nhiều khi nhờ có ý tưởng độc đáo mà những vật bình thường như sỏi đá cũng thành một sản phẩm nghệ thuật. Trải qua nhiều năm được mài mòn bởi nước chảy, những mảnh đá vụn sần sùi dần trở thành viên đá cuội tròn trịa, nhẵn nhụiNhờ những đặc điểm này, chúng đã trở thành nguyên liệu hữu ích cho các em thỏa sức sáng tạo mà đặc biệt vô cùng dễ kiếm nhất là với các bạn vùng nông thôn.
 + Chuẩn bị:
 - Chọn những viên đá cuội có nhiều kích thước, màu sắc khác nhau.
 - Rửa sạch và lau khô đá.
 - Sơn màu, bút lông
 - Keo gắn (nếu muốn tạo hình con vật)
 + Cách làm:
 - Phủ sơn lên bề mặt đá cho khô.
 - Dùng bút lông hoặc cọ vẽ màu và trang trí các họa tiết, màu sắc theo ý thích.
 - Dùng keo gắn kết các viên đá lại với nhau để tạo hình thù mong muốn.
 - Hoặc gắn đá lên mặt phẳng làm tranh 
 - Kết hợp đá với các vật liệu khác để trang trí.
 Ảnh sưu tầm
Biện pháp sáng tạo từ vải vụn.
 + Chuẩn bị: 
 - Vải vụn nhiều màu.
 - Giấy bìa.
 - Kéo, keo, bàn là, bút chì.
 + Cách làm:
 - Vẽ phác hình ảnh lên tấm bìa. Sau đó bôi một lớp keo vào từng mảng hình. Lựa chọn vải phù hợp cắt tạo hình theo mảng hình đã vẽ. Hoặc gấp nếp vải tùy theo ý đồ định trang trí.
 - Gắn từng miếng vải đến khi nào hoàn thiện bức tranh.
 - Dùng bàn là, là phẳng mặt vải.
 - Có thể gắn thêm các vật liệu khác (cúc, hột, cườm...) cho tranh sinh động hơn. - Hoàn thiện khung cho tranh
Lưu ý: Chọn vải phong phú về chất liệu: thô, mịn, xù, bóng...Và có thể dùng chỉ khâu từng mảng hình, kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo cao hơn.
 + Một số sản phẩm tranh từ vải vụn.
 Sản phẩm sáng tạo và ứng dụng từ vải của GV và HS
2.3.2: Biện pháp 2: Áp dụng vào các chủ đề bài học.
 - Lớp 1 : Chủ đề 4: Những con cá đáng yêu; Chủ đề 6: Ông mặt trời vui tính; Chủ đề 7: Những con vật ngộ nghĩnh; Chủ đề 9: Thiên nhiên tươi đẹp; Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở.
 - Lớp 2: Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước; Chủ đề 6: Khu vườn kỳ diệu; Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên; Chủ đề 12: Môi trường quanh em.
 - Lớp 3: Chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét; Chủ đề 6: Bốn mùa; Chủ đề: Tìm hiểu tranh theo chủ đề “ Vẻ đẹp cuộc sống”; Chủ đề 12: Trang phục của em.
 - Lớp 4: Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật; Chủ đề 6: Ngày tết lễ hội mùa xuân; Chủ đề 9: Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ đồ vật; 
 - Lớp 5: Chủ đề 4: Sáng tạo với những chiếc lá; Chủ đề 9: Trang phục yêu thích; Chủ đề 12: Thử nghiệm và sáng tác chất liệu. 
 * Áp dụng vào tiết dạy mẫu: 
 Lớp 5: Chủ đề 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ
 ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.
 - Kĩ năng: HS biết sử dụng lá cây để tạo hình các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả...
 - Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng:
 * Giáo viên:
 - Sách học MT lớp 5, sản phẩm sáng tạo từ lá cây của HS.
 - Một số loại lá cây, hình minh họa cách tạo sản phẩm từ lá cây.
 - Máy chiếu, đĩa nhạc
 * Học sinh: 
 - Sách học MT lớp 5.
 - Lá cây, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, băng dính, keo dán, kéo...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình từ vật tìm được.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Khởi động.
- KT đồ dùng học tập.
- Giới thiệu bài.
- Cho HS nghe nhạc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu, biết được hình dáng, cấu tạo, màu sắc...của lá cây.
+ HS tìm hiểu, biết được có thể kết hợp lá cây với các chất liệu khác 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_dua_chat_lieu_tu_thien_nhien_vao_mot_so_chu_de_giup_hoc.docx