SKKN Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Bắc Hà
Về lý luận: “ Đổi mới quản lý ký túc xã để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. Được quy định bởi quyết định số 49/2008/ QĐ - BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Nó là các hoạt động động giáo dục đặc thù của trường PTDT nội trú. Nó là mục tiêu của của nhà trường.
Dưới tác động của kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực, thì ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống các giá trị có sự thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường và xã hội như bản sắc văn hoá bị đe doạ, hội nhập kinh tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi truỵ, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm sói mòn giá trị đạo đức, thuần phong mỹ thuật dân tộc. Học sinh có biểu hiện sa sút về nhận thức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, hạn chế trong ý thức cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không tự kìm chế, dễ lôi cuốn vào những việc xấu. Đặc biệt với một trường phổ thông dân tộc nội trú thì công tác đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết góp phần thực hiện thành công nghị quyết đại hội Đảng các cấp; duy trì kết quả của phong trào thi đua “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” góp phần xây dựng phong trào “ Xây dựng nông thôn mới “ hiện nay .
MỤC LỤC I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 1. Tính cần thiết của việc đổi mới quản lý ký túc xã để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà. Đến năm học 2013 - 2014 là nhà trường đã hoàn thành 5 khoá học, Trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Bắc Hà thành lập theo quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lào Cai trên cơ sở nâng cấp của trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bắc Hà, quyết định thành lập trường đựợc công bố vào ngày 07 tháng 09 năm 2009 và quyết định công bố khánh thành trường vào ngày 12 tháng 9 năm 2009. Nhà trường được xây dựng nâng cấp bởi sợ tài trợ của công ty chính khoán Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh và chương trình 30A của chính phủ. Nhà trường ra đời thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bắc Hà nói riêng, tạo ra niểm phấn khởi rất lớn của các dân tộc tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bắc Hà nói riêng. Nhà trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp của trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Bắc Hà đã có bề dày 35 năm xây dựng và phát triển, có nhiều thành tích được đánh giá tốt trong các trường PTDT nội trú trong tỉnh có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất.Năm học 2013-2014 nhà trường có 14 lớp với 484 học sinh trong đó cấp trung học cớ ở có 6 lớp 277 học sinh , cấp trung học phổ thông có 207 học sinh. Xong nhà trường được thành lập đầu tiên với mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú có 2 cấp học THCS và THPT, cấp trung học cơ sở số học sinh là các con em các dân tộc của huyện Bắc Hà, số học sinh cấp Trung học phổ thông là con em của các dân tộc của 3 huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương là 3 huyện trong 62 huyện khó khăn nhất trong cả nước. Sau 5 năm học ( Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2013-2014) nhà trường có những thuận lợi và thách thức khó khăn nhà trường đang tiếp tục ổn định dần từng bước phát triển bền vững, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh các dân tộc của huyện Bắc Hà và 03 huyện thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai. Với nhà trường “ Phổ thông dân tộc nội trú ” 3 yếu tố với những nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn quện chặt tác động qua lại với nhau để đạt được mục tiêu là thu hút và đào tạo con em các dân tộc ở tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bắc Hà nói riêng trở thành cán bộ trong tương lai. Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng đòi hỏi phải có sự đổi mới cả hệ thống trong đó có từng khâu của nhà trường. Do đó tôi lựa chọn chuyên đề “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. 2. Tình hình nghiên cứu . 2.1. Về lý luận: “ Đổi mới quản lý ký túc xã để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. Được quy định bởi quyết định số 49/2008/ QĐ - BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Nó là các hoạt động động giáo dục đặc thù của trường PTDT nội trú. Nó là mục tiêu của của nhà trường. Dưới tác động của kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực, thì ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống các giá trị có sự thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường và xã hội như bản sắc văn hoá bị đe doạ, hội nhập kinh tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi truỵ, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm sói mòn giá trị đạo đức, thuần phong mỹ thuật dân tộc. Học sinh có biểu hiện sa sút về nhận thức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, hạn chế trong ý thức cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không tự kìm chế, dễ lôi cuốn vào những việc xấu. Đặc biệt với một trường phổ thông dân tộc nội trú thì công tác đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết góp phần thực hiện thành công nghị quyết đại hội Đảng các cấp; duy trì kết quả của phong trào thi đua “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” góp phần xây dựng phong trào “ Xây dựng nông thôn mới “ hiện nay . 2.2. Về mặt thực tế: Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. Nó phù hợp với câu châm ngôn của ông cha ta là “ Đêm nằm năm ở “ hay “An cư lạc nghiệp“. Các em học sinh được tuyển vào học các trường PTDT nội trú thì “Trường là nhà” của các em do vậy “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. Là một nhiệm vụ khó mà nhà trường phải thực hiện tốt. 2.3. Về tâm lý: Học sinh các trường PTDTNT có các nét tâm lý tốt đó là nhận thức tình cảm khá tốt, cảm xúc thái độ khá sâu sắc, yêu lao động, quý trọng thầy cô, tình bạn, trung thực dũng cảm, yêu quê hương gia đình ... Xong bên cạnh đó có nhiều nét tâm lý chưa tốt mà phải thay đổi đó là:Ý chí rèn luyện , óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỷ luật không cao. Việc học tập thiếu động cơ thúc đẩy. Về tư duy một bộ phận có thói quen lao động trí óc chưa bền, kém nhanh nhạy và linh hoạt. Các em suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận người khác nói. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội các em coi trọng tín nghĩ, thẳng thắn, yêu ghét khá rạch ròi , biểu hiện tình cảm thầm kín .Trong lối sống ưa phóng khoáng tự do, không thích gò bó. Về tác phong lề mề chậm chạp, thiếu ngăn nắp...Do đó khi về sống cuộc sống nội trú, các em phải có sự thay đổi , thích nghi với môi trường học tập, sinh hoạt chẳng hạn như : Các em phải làm quen với sự thay đổi về hình thức hoạt động: Các hoạt động đa dạng hơn, các hoạt động mang tính tập thể cao (Không phải gia đình); Thói quen về sinh hoạt theo kế hoạch thời gian biểu của nhà trường đòi hỏi phải có tính tự giác và kỷ luật cao; Sự hẫng hụt về mặt tình cảm gia đình: Xa gia đình, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ người thân; sự giao lưu mở rộng tầm nhìn, hiểu biết ; Sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ của thầy cô , cán bộ nhân viên và bạn bè. Do vậy làm tốt công tác “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “ là tạo ra tâm lý tốt nhất khi các em sống ở “Ngôi nhà thứ 2” 3. Mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm . Vận dụng đổi mới quản lý ký túc xã để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú nhằm thực hiện thành công nghị quyết số 29 - NQ/TƯ nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế . 4. Đối tượng và phạm vi áp dụng. Đối tượng áp dụng: Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Bắc Hà “. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong các đơn vị trường học và các đơn vị khác . II. PHẦN NỘI DUNG 1. Điều tra thống kê (Có biểu kèm theo: Thành phần dân tộc, giới -Phần phụ lục1). 2. Những nhận định đánh giá. - Độ tuổi chênh lệch từ lớp 6 đến lớp 12 (từ 12 tuổi đến 18 tuổi tức là sinh từ năm 1996 đến 2002 ) nên tâm lý lứa tuổi lệch nhau nhiều. Đây là khó khăn cho việc áp dụng các đổi mới công tác quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc nội trú. Do đó phải lựa chọn các tâm lý lứa tuổi chung nhất. - Tỷ lệ học sinh nữ cao hơn so với học sinh nam đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và quản lý nền nếp. - Nhiều dân tộc với các điều kiện sống ,mức thu nhập, phong tục tập quán khác nhau.Trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ lớn gần 50% đây là khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng sống chung nhất cho học sinh. 3. Những đổi mới công tác quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Bắc Hà 3.1. Đổi mới công tác tổ chức bộ máy 3.1.1. Các căn cứ: Do mô hình nhà trường “Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sỏ và trung học phổ thông ” đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên nhân viên có nhiều thay đổi, từng vị trí việc làm trong nhà trường có nhưng yêu cầu cụ thể khác nhau trong các năm học nên nhà trường phải đổi mới công tác tổ chức bộ máy trong nhà trường. ( Có bảng phân công nhiệm vụ kèm theo). Năm học 2013 - 2014: Điểm mới: Thành lập tổ Giáo vụ - Ký túc xá: số lượng thay đổi ngoài số nhân viên là cố định còn có các giáo viên có số tiết chưa đủ định mức lao động tham gia, có sự quy đổi số tiết thiếu bằng với số giờ tham gia quản lý kiểm tra giám sát ở khu ký túc xá. 3.1.2. Các hoạt động. - Xây dựng nền nếp quy định ở ký túc xá thảo luận học tập và thực hiện. - Xây dựng quy định kiểm tra ký túc xá thảo luận học tập và thực hiện . - Tham gia kiểm tra, đánh giá cho điểm cụ thể từng phòng ở lớp học trong từng ngày cụ thể công khai thông báo đến từng học sinh, giáo viên qua hệ thống bảng tin nhà trường. 3.1.3. Kết quả: Tạo ra sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ.Tạo ra sự công bằng trong sử dụng đội ngũ, huy động được lực lượng tham gia quản lý ký túc xá. Cho nên nền nếp ký túc xá luôn được 3.2. Đổi mới công tác tăng cường trạng bị cơ sở vật chất khu ký túc xá. Với phương châm đủ về số lượng đảm bảo về hiệu quả sử dụng bền và đẹp Việc trang bị vật dụng ký túc xá cho học sinh luôn đảm bảo quy trình khép kín qua đề xuất của học sinh đựơc giáo viên chủ nhiệm lớp tập hợp đề xuất trang bị trong quá trình sử dụng được kiểm tra giám sát hàng ngày những vấn đề chưa phù hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung cho phù hợp như trang bị ba lô cho 100% học sinh mang đồ dùng cá nhân khi về nghỉ, mua tủ sắt , giường sắt, cây phơi quần áo, chăn có vỏ bằng nhung, chiếu ni lông cho học sinh. Qua nhiều năm trang bị các vật dụng đảm bảo tính sử dụng cao và hiệu qủa. 3.3. Đổi mới công tác tuyên truyền về “ Đổi mới quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh dân tộc trong trường Phổ thông dân tộc nội trú ”. Các căn cứ: Đối tượng để tuyên truyền là nhân viên tổ văn phòng, Giáo vụ - Ký túc xá và tổ quản trị đời sống nhà trường đây là nhưng đối đối tượng hằng ngày quản lý các em ở ký túc xá, nhận thức về trách nhiệm công việc còn hạn chế nên đã tập trung tuyên truyền để có nhận thức đúng đắn trong công tác phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bằng việc làm cụ thể để làm “gương” cho các em học sinh như giao tiếp ứng xử xưng hô “ Các con “ , tác phong, lối sống, cách tiết kiệm các chi phí phụ như nước, củi, ga.... cử chỉ thái độ cần thân thiện, tình cảm thân thương Kết quả: Các em thực sự coi các cô chú nhân viên là các “ người thân “ trong gia đình. Đây là vận dụng công tác “Dân vận khéo“ 3.4. Đổi mới tổ chức quản lý học sinh ở ký túc xá . Đó là có sự tham gia quản lý của chính học sinh với học sinh qua hoạt động của đội cờ đỏ, của đội trợ giúp ký túc xá theo dõi chéo giữa các lớp các phòng ở. Kết quả nhờ đó phát hiện ra những hiện tượng vi phạm cho học sinh từ đó chấn chỉnh được các nền nêp kỷ cương ký túc xá nâng cao chất lượng sống ở khu ký túc xá của học sinh. 3.5. Đổi mới công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan. Cơ quan phối hợp Nội dung phối hợp Mục tiêu phối hợp Ban chỉ huy quan sự huyện Hướng dẫn đầu năm; tham gia ban giám khảo chấm nội dung về tác phong, nội vụ ăn ở dịp 22/12 Rèn luyện tác phong, Cách gấp chăn màn theo nền nếp quân đội Trung tâm y tế huyện Bắc Hà Thành lập câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên 100% số học sinh biết vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh tật. 100% các bữa ăn đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm Công an huyện Bắc Hà Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội Ký túc xá luôn an toàn và trật tự. 3.6. Đổi mới tổ chức hoạt động lao động cải thiện đời sống cho học sinh. Các hoạt động lao động Những điểm mới Vệ sinh 100% học sinh tham gia bao gồm vệ sinh cá nhân, phòng ở lớp học , vệ sinh môi trường có sự phân công công khai có sơ đồ cụ thể cho từng lớp rất dễ cho công tác kiêm tra giám sát. Trồng rau Kết hợp với công tác dạy nghề lớp 11 trong nhà trường đạt được mục tiêu học đi đôi vớí hành. Nuôi lợn Thiết kế khoa học hợp lý với các ngăn khác nhau chia làm 4 ngăn với 4 đàn lợn khối lượng khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thịt lợn sạch cho học sinh. Lao động tình nguyện xã hội Giúp đỡ các xã làm đường, vệ sinh môi trường. - Quyên góp giúp đỡ các trường học khó khăn trên địa bàn ( Trường THCS xã Nậm đét ) - Về kết quả: Xây dựng cải thiện và nâng cao đời sống. Cân bằng tâm lý cho học sinh biết yêu lao động, hiểu giá trị công sức thành quả lao động kỹ năng lao động, biết trận trọng sản phẩm làm ra, biết hạch toán và tự phục vụ. Về tình cảm tạo ra tinh thần đoàn kết, thương yêu, gần gũi gắn bó nhau, chia sẻ khó khăn. Học sinh yêu trường lớp hơn. 3.7. Đổi mới quản lý bữa ăn sáng cho học sinh. Học sinh được tham gia xây dựng thực đơn, kiểm soát số lượng chất lượng bữa ăn sáng cho học sinh. Kết quả: Vị thế và vai trò của học sinh đựoc nâng lên. Học sinh và Phụ huynh học sinh phấn khởi tin tưởng vào nhà trường. 3.8. Đổi mới quản lý nâng cao đời sống tinh thần cho học Đầu năm 2014 nhà đa năng nhà trường đã khánh thành và đưa vào sử dụng đây là điều kiện thuận lợi nhất cho nhà trường tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao. Cho nên nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh xem các chương trình truyền hình trực tiếp như các chuyên đề về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MInh năm 2014”, Học tập nghị quyết số 29 - NQ/TƯ nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế . Từng thuật trực tiếp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ... Kết quả: Học sinh củng cố mở rộng nhận thức về xã hội, năng động hơn Như vậy đời sống tinh thần của học sinh đã đựơc nâng lên rõ rệt Có thể nói với những đổi mới trong công tác quản lý ký túc xá mà đã áp dụng trong năm học 2013 - 2014. Nền nếp kỷ cương nhà trường được giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường được nâng lên đáng kể xứng đáng là địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh các dân tộc khi con em được học tập nuôi dưỡng tại trường 4. Kết quả. 4.1. Về kỷ cương nền nếp của nhà trường: Được duy trì ổn định toàn diện từ dạy, học, ăn , ở, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh. 4.2. Về kết quả giáo dục toàn diện của học sinh: Có chuyển biến tích cực cao hơn so với năm học trước. Kết quả cụ thể: - Học lực: Giỏi có 24 HS chiếm 5%; Khá có 308 HS chiếm 63,8%; TB có 147 HS chiếm 30,4%; Yếu có 02 HS chiếm 0,4%. - Hạnh kiểm: Tốt có 397 HS chiếm 82,8%; Khá có 80 HS chiếm 16,6%; TB có 05 HS chiếm 1,0 %; Yếu có 1 HS chiếm 0,2 %. - Về giải học sinh giỏi: Mở rộng và tham gia các giải thi học sinh giỏi chuyên đề: Giải Toán trên mạng, Thi tiếng Anh trên mạng, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học, thi kiên thức liên môn. Số học sinh đạt giải cấp trường: 66; số học sinh đạt giải cấp huyện: 18; số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 03 giải. - Về phòng ở tiên tiến có 20% số phòng ở ký túc xá học sinh đạt phòng ở tiên tiến. - Về sức khoẻ: 100% học sinh đủ sức khoẻ để học tập tại nhà trường. 4.3. Về văn hóa trường học: Nhà trường luôn đạt nhà trường văn hóa, năm 2010 -2011 nhà trường được nhận bằng khen của bộ văn hóa thông tin thể thao và du lịch . 4.4. Về công tác tham gia phối hợp: Nhà trường luôn nhận được sự thân thiện đánh giá cao về nền nếp, nếp sống văn hóa trong nhà trường . 4.5. Về nếp sống văn hóa các dân tộc trong nhà trường: Đã được nâng lên rõ rệt học sinh yên tâm phấn khởi, tự hào về bản sắc văn hóa các dân tộc trong nhà trường, manh dạn ,tự tin, lịch sự trong giao tiếp thể hiện rõ rệt nếp sống văn hóa nhà trường III. PHẦN KẾT LUẬN. 1. Kết luận: Về xây dựng và nâng cao đời sống cho học sinh nội trú trong nhà trường Phổ thông dân tộc nội trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng nói riêng và trong các nhà trường nói chung. Với những đổi mới trong công átc quản lý ký túc xá của nhà trường đã thực hiện nó đem lại hiệu quả rõ rệt góp phần thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua mà toàn nghành giáo dục đang thực hiện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng sống cho học sinh phù hợp với lý luận, thực tiễn và ổn định tâm lý cho học sinh để phù hợp với những giáo dục đặc thù trong trường PTDT nội trú và PTDTBT. 2. Một số bài học rút ra. - Luôn làm công tác bồi dưõng xây dựng đội ngũ một cách toàn diện - Việc phối hợp các lực lượng trong trường học phải chặt chẽ và đồng bộ, chuẩn bị lực lượng, xây dựng quy chế phối hợp, thường xuyên kiêm tra giám sát việc thực hiện. - Công tác quản lý chỉ đạo phải cụ thể kịp thời ráo riết và thường xuyên đổi mới mới đạt được kết quả. 3. Một số đề nghị kiến nghị. Đối với nhà nước: Cần được đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xây dựng và nâng cao đời sống cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú; tiếp tục có học bổng cho 100% số học sinh phổ thông dân tộc nội trú THCS học tiếp THPT và đi học đại học cao đẳng để không lãng phí về kinh phí đào tạo. Có cơ chế để sử dụng số học sinh các trường dân tộc nội trú tốt nghiệp đại học cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp có việc làm. Đối với sở Giáo Dục và đào Tạo Lào Cai: Về tuyển sinh được tuyển 100% số học sinh theo cơ cấu điểm tuyển. Trên đây là một số vấn đề về đổi mới công tác quản lý ký túc xá để nâng cao chất lượng ăn ở học tập cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bắc Hà. Trong khuôn khổ nghiên cứu và năng lực còn hạn chế nên rất mong được đóng góp ý kiến của các bạn bề đồng nghiệp ./. XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS&THPT HUYỆN BẮC HÀ Bắc Hà, tháng 05 năm 2014 Người viết Hà Thị Thái TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo V/v ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học 2. Quyết định số 49/2008 / QĐ- BGD&ĐT ngày 23tháng 8 năm 2008 của bộ truởng bộ giáo dục và đào tạo về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú . 3. Thông tư số 06/2009/TT-BGD&ĐT ngày 31/3/2009 thông tư bổ sung điều 10 và điều 13 của quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008 / QĐ- BGD&ĐT ngày 23 tháng 8 năm 2008 của bộ truởng bộ giáo dục và đào tạo. 4. Thông tư liên tịch số 109 / 2009 /TTLT/BTC-BGDDT ngày 29/5/2009 thông tư liên tịch hướng dẫn 1 số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học . 5. Quyết định số 619/ QĐ-UBND ngày 19/3/2009 quyết định ban hành quy định về tuyển sinh vào các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai . 6. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo Dục và Đào Tạo năm học 2013- 2014 . 7. Các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Bắc Hà năm học 2013-2014. 8. Tư vấn tâm lý học đuờng tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, BT. 9. Tài liệu giáo dục đặc thù trong các trường PTDTNT, PTDTBT. PHỤ LỤC 1. Thống kê thành phần dân tộc và giới năm học 2013-2014 TT Dân tộc Khối lớp Tổng số 6A 6B 7A 7B 8A 8B 9A 9B THCS 10A 10B 11A 11B 12A 12B THPT 1 Mông TS 13 15 20 19 15 14 18 14 128 24 18 17 19 17 17 112 240 Nữ 8 6 11 11 9 9 8 7 69 11 11 8 8 7 8 53 122 2 Tày TS 4 6 1 3 4 5 8 4 35 5 3 2 2 1 13 48 Nữ 3 3 3 2 3 6 1 21 5 2 2 2 11 32 3 Nùng TS 5 2 2 2 6 5 7 29 6 3 8 4 7 8
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_quan_ly_ky_tuc_xa_de_nang_cao.doc
- Báo cáo hiệu quả sáng kiến. Hà Thái.docx