SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy bài hô hấp tế bào giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao hứng thú học tập ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy bài hô hấp tế bào giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao hứng thú học tập ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 (Khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công hiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới từ quan điểm chỉ đạo của Đảng đến nội dung, phương pháp Nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc [9].

Thực tế hiện nay tại các Trung tâm GDTX trong cả nước nói chung và Trung tâm GDTX Thành phố Thanh Hoá nói riêng chủ yếu tiếp nhận vào học văn hóa đối tượng học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố hoặc là các em thuộc diện phân luồng sau THCS, là những em có năng lực học tập không tốt. Trong quá trình học tại trung tâm các em cũng chưa được gia đình đầu tư, quan tâm đúng mức cho việc học tập, nhiều em cũng chưa có sự cố gắng trong học tập, rèn luyện. Do đó sự cải thiện năng lực học tập, khả năng tư duy còn nhiều hạn chế. Vì vậy cuối khoá học các em Thi THPT quốc gia kết quả còn thấp.

 

doc 18 trang thuychi01 6620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy bài hô hấp tế bào giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao hứng thú học tập ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
BÀI HÔ HẤP TẾ BÀO GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG
KIẾN THỨC, NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
Ở TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện: Nguyễn Văn Nam
Chức vụ: Phó Giám đốc
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu .2
1.1. Lí do chọn đề tài.2
1.2. Mục đích nghiên cứu..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.3
1.4. Phương pháp nghiên cứu3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....6
2.3. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...11
3. Kết luận, kiến nghị ...14
3.1. Kết luận....14
3.2. Kiến nghị..15
Tài liệu tham khảo...16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 (Khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công hiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới từ quan điểm chỉ đạo của Đảng đến nội dung, phương phápNhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc [9].	
Thực tế hiện nay tại các Trung tâm GDTX trong cả nước nói chung và Trung tâm GDTX Thành phố Thanh Hoá nói riêng chủ yếu tiếp nhận vào học văn hóa đối tượng học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố hoặc là các em thuộc diện phân luồng sau THCS, là những em có năng lực học tập không tốt. Trong quá trình học tại trung tâm các em cũng chưa được gia đình đầu tư, quan tâm đúng mức cho việc học tập, nhiều em cũng chưa có sự cố gắng trong học tập, rèn luyện. Do đó sự cải thiện năng lực học tập, khả năng tư duy còn nhiều hạn chế. Vì vậy cuối khoá học các em Thi THPT quốc gia kết quả còn thấp. 
Với kỳ thi THPT Quốc gia như hiện nay, các em học văn hóa tại các Trung tâm GDTX cũng phải thi chung đề với các em ở các trường THPT. Nội dung đề thi khó, với nhiều câu đòi hỏi các em phải có khả năng tư duy để vận dụng và vận dụng cao để làm, trong khi năng lực học tập của các em không tốt thì các em sẽ rất khó đạt được điểm cao trong kỳ thi này. Đặc biệt với môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm mà đa số học sinh vẫn cho là khó học, khó hiểu và do xu hướng chọn ngành, chọn trường như hiện nay môn Sinh học càng ít được học sinh lựa chọn, quan tâm học tập hết sức. Trăn trở tìm cách khắc phục điều đó, để gây được hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao tính chủ động, khả năng tư duy và nâng cao kết quả học tập, đồng thời để hoàn tành tốt nhiệm vụ được giao bản thân tôi phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo những sáng kiến mới sử dụng trong quá trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo quy chế Thi THPT quốc gia từ năm học 2018 - 2019 nội dung kiến thức thi nằm ở cả 3 khối THPT. Vì vậy ngay từ bây giờ phải trang bị cho các em học sinh khối 10 một nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng tư duy tốt, giúp các em có nền tảng để học lớp 11, lớp 12 và Thi THPT quốc gia đạt kết quả cao. Trong chương trình sách giáo khoa sinh học 10 ban cơ bản hiện tại thì bài 16 “Hô hấp tế bào” có nội dung kiến thức nhiều và khó, sơ đồ phức tạp nhưng chỉ được phân bổ dạy trong 01 tiết. Vì vậy giáo viên khó có thể truyền đạt hết kiến thức của bài cho học sinh và các em cũng không thể nắm vững kiến thức của bài nếu giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống. 
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, với những trăn trở, mong muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy môn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm và mục đích cuối cùng là giúp các em học sinh nâng cao được kết quả học tập môn sinh học, có kết quả tốt hơn trong các kỳ thi. Qua quá trình giảng dạy tôi đúc rút kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài Hô hấp tế bào giúp học sinh nắm vững kiến thức, nâng cao hứng thú học tập ở Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa”.
Trong quá trình đúc rút kinh nghiệm chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, mong nhận được sự góp ý từ các quí thầy cô.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Biết được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 10 để rút ra phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức bài Hô hấp tế bào và phát triển tư duy.
- Hình thành cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy. 
- Đề xuất các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Về nội dung: Hô hấp tế bào.
- Về học sinh: Là học sinh Lớp 10A và 10B năm học 2017-2018 của Trung tâm. Hai lớp có số lượng học sinh, năng lực học tập tương đương nhau. 
+ Đối chứng ở Lớp 10A: Giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
+ Thực nghiệm ở Lớp 10B: Giảng dạy thông qua Bảng dữ liệu, sơ đồ tư duy và củng cố bằng trò chơi ô chữ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Về lí luận: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu
- Về thực nghiệm:
+ Giảng dạy trực tiếp ở 2 lớp 10A và 10B.
+ Cho làm bài kiểm tra đánh giá hiệu quả.
+ Phiếu thăm dò ý thức học tập của học sinh đối với bài học.
+ Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Khái niệm hô hấp tế bào.
 - Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP [1].
- Phương trình tổng quát quá trình phân giải glucôzơ:
C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt) [1].
- Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử và được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp (hình 16.1) [1].
* Đường phân:
- Đường phân xảy ra trong bào tương. Kết thúc quá trình đường phân, phân tử glucôzơ (6 cacbon) bị tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon). Quá trình đường phân có thể tóm tắt bằng sơ đồ hình 16.2 [1].
* Giai đoạn trung gian:
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti thể. Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị ôxi hóa thành 2 axêtyl-côenzimA giải phóng 2CO2 và 2 NADH. Axêtyl-côenzimA đi vào chu trình Crep [5].
* Chu trình Crep.
- Chu trình Crep xảy ra ở chất nền của ti thể. Các phân tử axêtyl-côenzimA sẽ bị phân giải hoàn toàn tới CO2. Sản phẩm của chu trình là CO2, ATP, NADH, FADH2 và được minh họa bằng sơ đồ hình 16.3.
* Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
- Giai đoạn này diễn ra ở màng trong của ti thể, các phân tử NADH và FADH2 được tạo ra trong những giai đoạn trước sẽ bị oxi hoá thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử [1].
- Sơ đồ tổng quát:
1 phân tử NADH --------------> 3 phân tử ATP.
1 phân tử FADH2 --------------> 2 phân tử ATP.
- Chuỗi chuyền êlectron hô hấp là giai đoạn giúp tế bào thu được nhiều ATP nhất.
* Thông qua một số điểm nêu trên cho thấy nội dung kiến thức của bài nhiều, nhiều cơ chế, sơ đồ phức tạp  Trong khi phân phối chương trình giảng dạy bài này là 01 tiết. Vì vậy đây là một bài khó dạy với hầu hết các giáo viên và khó học đối với học sinh, do đó cần có sự đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp học sinh có hứng thú học tập hơn, tiếp thu tốt và nắm vững kiến thức bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về nội dung kiến thức.
- Nội dung bài hô hấp tế bào có một số bất cập như sau:
+ Nội dung kiến thức nhiều và khó, sơ đồ phức tạp. 
+ Không phân tích rõ giai đoạn trung gian từ axit piruvic thành axêtyl-côenzimA.
+ Thời gian dạy bài này ít (01 tiết).
+ Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên mà không có sự tìm tòi, đổi mới thì học sinh rất khó có thể nắm vững kiến thức.
2.2.2. Về năng lực học tập của học sinh.
Tôi tìm hiểu năng lực học tập của học sinh lớp 10A và 10B thông qua suốt quá trình dạy học và tìm hiểu ở đồng nghiệp dạy các môn khác, đồng thời cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra để đánh giá năng lực học và tìm hiểu hứng thú học tập của các em đối với môn sinh học, kết quả được thống kê ở bảng sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A
35
0
0
6
17.1
17
48.6
10
28.6
2
5.7
10B
34
0
0
5
14.7
14
41.2
12
35.3
3
8.8
Bảng 1: Kết quả thăm dò năng lực học tập của học sinh.
Biểu đồ 1: Kết quả thăm dò năng lực học tập của học sinh.
Qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy năng lực học tập của 2 lớp là khá đều nhau, cụ thể: Tỉ lệ khá đạt từ 14,7 - 17,1%, trung bình đạt tỉ lệ 41,2 - 48,6%... Cũng qua bài kiểm tra năng lực trên cho thấy năng lực học tập của cả 2 lớp là không tốt, lớp 10A có tỉ lệ yếu kém là 34,3% và lớp 10B tỉ lệ này là 41,1%.
Như vậy làm thế nào để nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh là điều hết sức quan trọng.
- Bảng thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học.
Lớp
Sĩ số
Thích học
Không thích học
SL
%
SL
%
10A
35
13
37.1
22
62.9
10B
34
11
32.4
23
67.6
Bảng 2: Kết quả thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học
Biểu đồ 2: Kết quả thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học
Kết quả việc thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học được thể hiện tại Bảng 2 và Biểu đồ 2 cho thấy tỉ lệ này ở 2 lớp là ngang nhau. Qua việc điều tra này cho thấy phần lớn các em không thích học môn Sinh học vì các em cảm thấy khó hiểu bài và cho đây là một môn học khó.
Một điều hết sức lo lắng là cả 2 lớp đều có rất nhiều các bạn thể hiện không thích học môn Sinh học. Lớp 10A có 22/35 bạn (62,9%) thể hiện không thích học môn Sinh học và con số này của lớp 10B là 23/34 bạn (67,6%)
Như vậy qua bài kiểm tra tìm hiểu năng lực học tập và thăm dò hứng thú học tập của học sinh cho thấy: 2 lớp có năng lực học tập tương đương nhau, chủ yếu ở mức độ trung bình (41,2 - 48,6%), tỷ lệ học sinh đạt loại yếu kém của cả 2 lớp là khá cao (34,3 - 41,1%) mà không có em nào có bài làm đạt loại giỏi, điều đó chứng tỏ năng lực học tập của đa số các em là không tốt. Tỷ lệ học sinh bày tỏ thích học môn Sinh học cũng không nhiều (32,4 - 37,1%).
Do đó cần phải tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới, các sáng kiến phù hợp với đối tượng học sinh để gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy từ đó nâng cao được kết quả học tập và chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết.
2.3. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thiết kế Bảng dữ liệu kiến thức các giai đoạn chính của quá trình Hô hấp tế bào (ở tế bào nhân thực).
TT
Đặc điểm
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
1
Vị trí xảy ra
Bào tương (TBC)
Chất nền của ti thể
Màng trong ti thể
2
Nguyên liệu
Glucôzơ, ATP, ADP, NAD+
Axêtyl-CoA, ADP, NAD+, FAD+
NADH, FADH2, O2
3
Sản phẩm
Axit piruvic, ATP, NADH
ATP, NADH, FADH2, CO2
ATP, H2O
4
Số lượng ATP thu được
02
02
34
2.3.2. Lập Sơ đồ tư duy quá trình Hô hấp tế bào.
1. Đường phân
Glucôzơ è Axit piruvic
Biến đổi
Axit piruvic è Axêtyl-CoA
2. Chu trình Crep
Axêtyl-CoA è CO2
3. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
1 NADH -------> 3 ATP
1 FADH2 -------> 2 ATP
2 ATP
6 NADH
2 FADH2
2 NADH
2 NADH
2 ATP
34 ATP
2.3.3. Củng cố bài học bằng trò chơi ô chữ.
* Câu hỏi:
- Hàng 1 - có 9 chữ cái: Giai đoạn đầu của quá trình hô hấp tế bào là?
- Hàng 2 - có 7 chữ cái: Đây là nguyên liệu của giai đoạn đường phân.
- Hàng 3 - có 5 chữ cái: Loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực và là nơi thực hiện hô hấp nội bào.
- Hàng 4 - có 7 chữ cái: Tên một bộ phận của ti thể, là nơi xảy ra hoạt động của chu trình Crep.
- Hàng 5 - có 11 chữ cái: Sản phẩm quan trọng tạo ra từ giai đoạn đường phân.
- Hàng 6 - có 12 chữ cái: Đây là giai đoạn chính thứ hai của quá trình hô hấp tế bào, xảy ra ở chất nền của ti thể.
- Hàng 7 - có 9 chữ cái: Nơi xảy ra giai đoạn đường phân.
- Hàng 8 - có 2 chữ cái: Quá trình hô hấp tế bào có bao nhiêu giai đoạn chính?
- Hàng 9 - có 9 chữ cái: Tên một bộ phận của ti thể, là vị trí xảy ra giai đoạn chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
- Hàng 10 - có 8 chữ cái: Một sản phẩm được tạo ra từ phân giải lipit.
1
Đ
Ư
Ờ
N
G
P
H
Â
N
2
G
L
U
C
Ô
Z
Ơ
3
T
I
T
H
Ể
4
C
H
Ấ
T
N
Ề
N
5
A
X
I
T
P
I
R
U
V
I
C
6
C
H
U
T
R
Ì
N
H
C
R
E
P
7
T
Ế
B
À
O
C
H
Ấ
T
8
B
A
9
M
À
N
G
T
R
O
N
G
10
G
L
Y
X
Ê
R
O
L
2.3.4. Tổ chức các hoạt động dạy học theo sáng kiến.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1. Khái niệm hô hấp tế bào.
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát H16.1 và trả lời các câu hỏi:
- Hô hấp tế bào là gì?
- Phương trình tổng quát?
- Quá trình hô hấp tế bào được chia thành những giai đoạn nào?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi nội dung.
I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO
 - Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
- Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.
- Phương trình tổng quát phân giải Glucôzơ:
C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + NL
- Quá trình hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
2. Hoạt động 2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
- TT1: GV chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, Sơ đồ tư duy quá trình Hô hấp tế bào và hoàn thành Bảng dữ liệu:
TT
Đặc điểm
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
1
Vị trí xảy ra
2
Nguyên liệu
3
Sản phẩm
4
Số lượng ATP thu được
- TT2: HS thảo luận nhóm, hoàn thiện và báo cáo kết quả.
- TT3: GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- TT4: GV tóm tắt quá trình hô hấp tế bào thông qua Sơ đồ tư duy.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO
1. Đường phân
2. Chu trình Crep
3. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
(Nội dung theo Bảng dữ liệu kiến thức các giai đoạn chính của quá trình Hô hấp tế bào nêu ở mục 2.3.1)
3. Hoạt động 3. Củng cố bài học bằng trò chơi ô chữ nêu ở mục 2.3.3.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đánh giá mức độ hiểu bài, tiếp thu kiến thức của học sinh.
Sau khi dạy xong bài, tôi cho học sinh cả 2 lớp cùng làm 1 bài kiểm tra 15 phút bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, cũng như hiệu quả của phương pháp dạy.
* Đề kiểm tra 15 phút (Gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan)
Câu 1. Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. Thuỷ phân. 	B. Oxi hoá khử .
C. Tổng hợp. 	D. Phân giải
Câu 2. Nguyên liệu của giai đoạn đường phân là 
A. Glucôzơ. 	B. Fructôzơ. 
C. Saccarôzơ. 	D. Galactozơ.
Câu 3. Quá trình đường phân xảy ra ở 
A. Ti thể. 	B. Lớp màng kép của ti thể. 
C. Bào tương. 	D. Cơ chất của ti thể.
Câu 4. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:
A. 1 ATP; 2 NADH. 	B. 2 ATP; 2 NADH.
C. 3 ATP; 2 NADH. 	D. 2 ATP; 1 NADH.
Câu 5. Trong quá trình hô hấp tế bào, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình Crep là
A. Glucozơ. 	B. Axit piruvic.
C. Axetyl CoA. 	D. NADH, FADH.
Câu 6. Kết thúc quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra được
A. 2 ATP. 	B. 4 ATP.
C. 34 ATP. 	D. 38 ATP.
Câu 7. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở
A. Màng trong của ti thể. 	B. Màng ngoài của ti thể.
C. Màng lưới nội chất trơn. 	D. Màng lưới nội chất hạt.
Câu 8. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo ra nhiều ATP nhất.
A. Đường phân. 	B. Biến đổi từ axit piruvic thành axêtyl-CoA.
C. Chu trình Crep. 	D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 9. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào 
A. Hàm lượng oxy trong tế bào. 	B. Tỉ lệ giữa CO2/O2. 
C. Nồng độ cơ chất. 	D. Nhu cầu năng lượng của tế bào.
Câu 10. Quá trình hô hấp tế bào có ý nghĩa sinh học là
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 
C. Chuyển hoá gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.
D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.
* Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
C
B
C
D
A
D
D
B
* Kết quả bài kiểm tra:
Sau khi cho học sinh 2 lớp cùng làm 1 bài kiểm tra với thời gian qui định. Tôi tiến hành chấm bài và thống kê điểm, kết quả thu được ở Bảng 3 và so sánh tại Biểu đồ 3.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A
35
0
0.0
5
14.3
15
42.9
12
34.3
3
8.6
10B
34
2
5.9
9
26.5
16
47.1
7
20.6
0
0.0
Bảng 3: Kết quả điểm kiểm tra 15 phút bài hô hấp tế bào.
Biểu đồ 3: Kết quả điểm kiểm tra 15 phút bài hô hấp tế bào.
Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra cho thấy ở lớp 10B (thực nghiệm) tôi sử dụng bảng dữ liệu kiến thức, sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy và sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố bài học đã cho kết quả điểm tốt hơn lớp 10A (đối chứng) dạy theo phương pháp thông thường, cụ thể: ở lớp 10A không có em nào đạt loại giỏi, trong khi lớp 10B cũng với đề kiểm tra như vậy lại có 2 em đạt loại giỏi bằng 5,9%; loại khá lớp 10A là 14,3% còn lớp 10B là 26,5%; loại yếu, kém lớp 10A có tới 42,9% còn lớp 10B chỉ có 20,6% số em ở loại này. Đặc biệt ở lớp 10A còn có 3 em đạt loại kém trong khi lớp 10B thì không có loại này. Qua bảng số liệu cho thấy kết quả học tập của cả hai lớp ở bài này chủ yếu ở mức độ trung bình (42,9 - 47,1%) do đó cần phải tìm phương pháp dạy mới nhằm giúp học sinh nâng cao kết quả học tập là hết sức cần thiết. 
2.4.2. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Ngay sau khi kết thúc tiết học tôi cho học sinh điền phiếu thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với tiết học. Kết quả thu được ở Bảng 4 và so sánh tại Biểu đồ 4.
Lớp
Sĩ số
Thích tiết học
Không thích tiết học
SL
%
SL
%
10A
35
11
31.4
24
68.6
10B
34
21
61.8
13
38.2
Bảng 4: Kết quả thăm dò hứng thú của học sinh đối với tiết học.
Biểu đồ 4: Kết quả thăm dò hứng thú của học sinh đối với tiết học.
Qua bảng 4 và biểu đồ 4 cho thấy học sinh lớp 10B thích thú với tiết học cao hơn hẳn lớp 10A, cụ thể: lớp 10B có 21/34 (=61,8%) còn lớp 10A chỉ có 11/35 (=31,4%) học sinh thích tiết học. Điều đó nó cũng tương ứng với kết quả bài kiểm tra của bài học, lớp 10B có kết quả cao hơn nhiều so với lớp 10A. Điều này có thể lí giải là do ở lớp 10B tôi đã sử dụng bảng dữ liệu và sơ đồ tư duy để giảng dạy nên các em dễ hiểu được nội dung của bài, nắm vững kiến thức hơn và bằng việc sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố bài học nên các em thích thú với tiết học hơn. Còn ở lớp 10A với cách dạy truyền thống, bám sát bố cục trong SGK mà không sử dụng các sáng kiến nên các em khó hiểu bài, không nắm được kiến thức nên không hứng thú đối với tiết học.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài Hô hấp tế bào giúp học sinh nắ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_giang_day_bai_ho_hap_te_bao_giup_ho.doc