SKKN Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản

Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.
“Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy…
Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
“Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” I. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng do đó việc phát huy năng lực người học có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng sẽ tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Vì vậy, dạy học phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là đòi hỏi cấp bách. Khái niệm năng lực người học cũng ngày càng được mở rộng. Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh có thể tiến hành trên cơ sở đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời kết hợp các pháp dạy học hiện đại, áp dụng nhiều kĩ thuật tổ chức hoạt động học tích cực vào dạy học như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, bàn tay nặn bột,... sẽ làm học sinh phát triển tốt các năng lực của bản thân, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trong những năm gần đây, khái niệm dạy học phát triển năng lực được đề cập đến rất nhiều trong nền giáo dục của các quốc gia. Có nhiều nước phát triển đã đi tiên phong trong quá trình áp dụng dạy học phát triển năng lực vào hệ thống giáo dục của họ. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn dạy học ở nước ta nói chung và ở đơn vị công tác của tác giả còn nhiều hạn chế. Chương trình Địa lí 12 - Ban cơ bản giúp học sinh có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất phục vụ chương trình thi THPT Quốc gia. Do vậy, trong quá trình học đòi hỏi học sinh không chỉ phát triển năng lực chuyên môn mà còn phát triển các năng lực và phẩm chất khác. Chủ đề thiên nhiên phân hóa đa dạng là nội dung quan trọng trong chương trình Địa lí 12, bên cạnh việc yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức, chủ đề này cũng đòi hỏi học sinh phải rèn luyện các kĩ năng như tính toán, phân tích bảng số liệu, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam,.... Qua học tập, tìm hiểu chủ đề giúp học sinh tôn trọng các quy luật tự nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên, thêm yêu quê hương đất nước. 1 “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích - Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp. - Tìm ra các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT A. - Kiểm chứng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT A. - Giúp học sinh có cách thức tiếp thu khối lượng tri thức khổng lồ và gia tăng nhanh của nhân loại đồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Giúp phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định các phương pháp tối ưu trong dạy học phát triển năng lực người học. - Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp. - Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực người học. - Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT A. - Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu được. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 trường THPT A - Lớp thực nghiệm: 12A1 - Lớp đối chứng: 12A4 3.2. Khách thể nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản 3 “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Tổng quan về dạy học phát triển năng lực học sinh 1.1.Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Năng lực Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy người học làm trung tâm). Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần năm rõ: Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu bài học được cụ thể 5 “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 1.3. Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học. Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh. Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối với một số học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập. 2. Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh 2. 1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 7 “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. 2.1.3. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. 2.1.4. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực người học 2.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 2.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nham_chu_trong_phat_trien_n.doc
BIA HOSOCAP TINH_MAU 1.3.doc
BIA NGOAI_NGUYET.doc
BIA TRONG_NGUYET.doc
DONDENGHICONGNHANSANGKIEN.doc
GIAYCHUNGNHANSANGKIENCAPCOSO.doc
SKKN1920_MUCLUC.doc