SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh trường trung học cơ sở Nga Trường - Huyện Nga Sơn

SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh trường trung học cơ sở Nga Trường - Huyện Nga Sơn

Xã hội càng phát triển, yêu cầu đổi mới dạy học cũng không ngừng tăng lên. Trong đó, ngoài mục tiêu truyền thụ kiến thức, trường lớp còn đóng vai trò bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em có thêm vốn sống, bản lĩnh, tự tin khi bước vào đời. Đáp ứng yêu cầu đó, nhiều cách dạy học mới đã ra đời, tuy vậy tôi thấy chúng ta chưa chú tâm đến cách bố trí lớp học mà theo tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải đi liền với đổi mới không gian lớp học. Mặt khác môn Công nghệ là một trong những môn học quan trọng trong hệ thống kiến thức của học sinh Trung học cơ sở và là môn học đặc thù mang tính thực tế cao, trong mỗi tiết học thường xuyên phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học vì thế đổi mới không gian lớp học thật sự cần thiết để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh.

Bản thân tôi những năm học gần đây tôi đã từng bước nghiên cứu và sử dụng cách bố trí không gian lớp học mới vào dạy học môn công nghệ nói chung và môn công nghệ khối 8 nói riêng kết quả thu được cũng rất khả quan, học sinh đã chủ động tiếp thu kiến thức hơn vì vậy tôi mạnh dạn xin được trình bày kinh nghiệm“Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh trường Trung học cơ sở Nga Trường - Huyện Nga Sơn". Để từ đó tôi muốn đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình và các hoạt động ngoại khóa của bộ môn Công nghệ.

 

doc 22 trang thuychi01 27326
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh trường trung học cơ sở Nga Trường - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KHÔNG GIAN LỚP HỌC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 8 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
NGA TRƯỜNG - HUYỆN NGA SƠN 
Người thực hiện: Phạm Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Trường
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công Nghệ
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang 
I
MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG
1
Cơ sở lý luận của SKKN
3
2
Thực trạng vấn đề 
3
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
3.1
Đổi mới không gian trong lớp học
7
3.2
Lớp học một không gian mở
12
4
Hiệu quả của SKKN
17
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1
Kết luận
18
2
Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
Danh muc các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN cấp huyện, tỉnh đánh giá
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, yêu cầu đổi mới dạy học cũng không ngừng tăng lên. Trong đó, ngoài mục tiêu truyền thụ kiến thức, trường lớp còn đóng vai trò bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em có thêm vốn sống, bản lĩnh, tự tin khi bước vào đời. Đáp ứng yêu cầu đó, nhiều cách dạy học mới đã ra đời, tuy vậy tôi thấy chúng ta chưa chú tâm đến cách bố trí lớp học mà theo tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải đi liền với đổi mới không gian lớp học. Mặt khác môn Công nghệ là một trong những môn học quan trọng trong hệ thống kiến thức của học sinh Trung học cơ sở và là môn học đặc thù mang tính thực tế cao, trong mỗi tiết học thường xuyên phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học vì thế đổi mới không gian lớp học thật sự cần thiết để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh.
Bản thân tôi những năm học gần đây tôi đã từng bước nghiên cứu và sử dụng cách bố trí không gian lớp học mới vào dạy học môn công nghệ nói chung và môn công nghệ khối 8 nói riêng kết quả thu được cũng rất khả quan, học sinh đã chủ động tiếp thu kiến thức hơn vì vậy tôi mạnh dạn xin được trình bày kinh nghiệm“Đổi mới không gian lớp học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trong môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn cho học sinh trường Trung học cơ sở Nga Trường - Huyện Nga Sơn". Để từ đó tôi muốn đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình và các hoạt động ngoại khóa của bộ môn Công nghệ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hơn nữa nhận thức của người thầy trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ diễn ra trong việc đổi mới phương pháp soạn giảng mà đổi mới “toàn diện và đồng bộ” từ chương trình, từ phương pháp của giáo viên, từ cách học, cách tư duy của trò (như từ trước đến nay chúng ta đang làm) đến thay đổi không gian lớp học như đề tài đã đề cập. Tức là, thay đổi từ vị trí, không gian học tập phù hợp với nội dung, chủ đề học tập, tư thế ngồi của thầy và trò, từ cách tiếp cận sách giáo khoa, làm việc với phương tiện dạy học, đến thái độ tình cảm và chuyển biến nhận thức của học sinh từ tiết học đến đời sống. Bởi thiết nghĩ cuộc sống mới là đích đến của mọi sự học... 
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy, học môn Công nghệ 8 trong đổi mới không gian lớp học của Trường THCS Nga Trường, Huyện Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thấy được sự chủ động của học sinh trong việc học tập và chủ động trong việc hòa nhập làm việc với nhóm mới, lớn hơn là sự thay đổi kỹ năng sống của học sinh trong trường lớp và đời sống ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng, đề tài được nghiên cứu và vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm. 
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm (Lớp 8A) và lớp đối chứng (Lớp 8B).
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm. 
Đây là đề tài của bản thân đã nghiên cứu từ năm 2017 đến nay được viết thành sáng kiến kinh nghiệm, được thực hiện, triển khai đến toàn bộ giáo viên nhà trường và lớp thực nghiệm ở Trường trung học cơ sở Nga Trường trong môn Công Nghệ... Qua công tác giảng dạy ứng dụng bản thân tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt nhìn từ phía học sinh. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Học sinh cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức. Ngoài nguồn kiến thức là sách giáo khoa các em cần mở rộng tìm hiểu trên các kênh tài liệu khác nhau như tham khảo trên Internet, đời sống hàng ngày...
 Giáo viên đóng vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, trọng tài, hỗ trợ học sinh tự học chứ không đơn thuần là người " truyền đạo" cho học sinh. Đồng thời giáo viên cần xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài giảng để đưa ra được phương pháp hay, cách tiếp cận vấn đề theo hướng mở lấy học sinh làm trung tâm. Là một giáo viên có mười lăm năm thâm niên giảng dạy học sinh trung học cơ sở, đã từng thử nghiệm phương pháp dạy học cùng với việc thay đổi không gian lớp học, tôi nhận thấy việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp thầy và trò chuyển đổi cách học từ phương pháp cũ sang phương pháp mới tích cực, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực với nhau để tạo hiệu quả cao trong từng tiết học là rất cần thiết.
Phòng giáo dục, nhà trường và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh thanh kiểm tra, triển khai chuyên đề, thao giảng học hỏi kinh nghiệm qua đó thúc đẩy giáo viên không ngừng học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cách bố trí lớp học hiện nay
Hiện nay, chúng ta thường thấy lớp học được bố trí với một phần là bục giảng và một phần là không gian lớp học. Phần là bục giảng thường được bố trí ở trên là nơi để bàn ghế giáo viên, bảng đen, phần còn lại của lớp học được bố trí khoảng 10 bộ bàn ghế cho học sinh theo 2 dãy (với bộ bàn ghế 4 chỗ ngồi) và 3 dãy (với bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi).
Cách bố trí lớp học hiện nay
2.2. Tổ chức dạy học theo lớp học hiện nay
Cốt lõi của việc dạy và học chính là quan hệ giữa thầy và trò. Người thầy tổ chức tốt được mối quan hệ giữa thầy và trò thì tiết học sẽ thành công. Chúng ta đã tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và trên thực tế đa số giáo viên đã áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học. Tuy nhiên phương pháp có mới nhưng cách thức vẫn là cũ. Nói như vậy là bởi lẽ giáo viên đã đổi mới phương pháp, cụ thể trong giáo án nhưng khi tổ chức thực hiện lại thực hiện với một không gian lớp học cũ nên có thể nói phương pháp thay đổi nhưng cách thức không thay đổi. Cụ thể hơn trong kiểu dạy học truyền thống giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất, phần lớn thời gian trên lớp dành cho giáo viên thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức thông qua nghe và ghi lại lời giáo viên, học sinh chỉ làm việc một mình trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên khi được kiểm tra Còn phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, ngoài bài giảng của giáo viên, học sinh được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác. Học sinh ngoài tự nghiên cứu còn trao đổi thảo luận với các bạn trong lớp, trong tổ, trao đổi ngoài giờ, học sinh đề xuất ý kiến, thắc mắc, trao đổi với giáo viên... 
Hoạt động thảo luận, trao đổi diễn ra trong một không gian lớp học cũ
Nhưng điều đáng nói là việc học sinh tự nghiên cứu, thảo luận, trao đổi lại diễn ra trong một không gian lớp học cũ nên không thể phát huy được hết tính tích cực chủ động của người học như mong muốn, đó là chưa kể việc có thêm động tác thay đổi chỗ ngồi để thảo luận nhóm. Trong bài giảng nếu có nhiều hoạt động thảo luận nhóm thì lớp học sẽ lộn xộn và mất nhiều thời gian. 
Sự bất cập trong đổi mới phương pháp ở lớp học hiện nay.
Với lớp học hiện nay việc giáo viên tổ chức lớp học góp phần đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều bất cập. Cách bố trí lớp học xưa nay chỉ làm nổi bật quan hệ giữa thầy và trò chứ chưa làm rõ mối quan hệ giữa trò với trò. Bởi lẽ khi người thầy giảng bài hay khi người học trả lời câu hỏi thì không gian lớp học như bị thu hẹp lại. Đó là sự trao đổi, sự đối diện (tôi muốn nhấn mạnh đến từ đối diện) giữa thầy và trò – người được trả lời với toàn bộ ý nghĩa của nó, còn toàn bộ lớp học chỉ tham gia vào việc “nghe” chứ chưa được tham gia đầy đủ việc “nhìn”. Ví dụ một học sinh ở bàn đầu được trả lời câu hỏi thì hành động đó chỉ diễn ra giữa thầy và trò còn học sinh trong lớp chỉ được “nghe” còn hoạt động “nhìn” chỉ diễn ra ở sau lưng do đó rất khó để tham gia vào việc học một cách đầy đủ, nhất là đối với những học sinh ngồi bàn cuối. Một số tiết học do không gian chật hẹp trong lớp học không đủ để thực hiện với những đồ dùng thiết bị thực tế, sưu tầm ảnh hưởng đến kết quả bài học.
Đặc biệt với cách bố trí lớp học và tổ chức lớp học như hiện nay đã cho chúng ta thấy học sinh rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm. Chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng học sinh ngại nói, ngại trình bày, biết nhưng mà không nói hoặc có nói thì run, mất tinh thần, khả năng diễn đạt kém.
0 
Quan hệ giữa thầy và trò - người được trả lời 
Dự án Mô hình lớp học mới Vnen được thử nghiệm từ năm 2011 - 2012
Từ năm học 2011 - 2012 Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE – VNEN) đã được triển khai thử nghiệm trên diện rộng, tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) tập trung đổi mới hoạt động giáo dục và hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học. Sau khi triển khai, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao.
 Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, Mô hình trường học mới Vnen cũng bộc lộ những tồn tại mà theo tôi nghĩ tồn tại lớn nhất đó là học sinh theo mô hình lớp học bố trí chỉ được làm việc với nhóm duy nhất điều này chả phải là đi ngược lại với mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học hay sao? Và như vậy theo tôi lớp học không được mở rộng ra mà lại thu hẹp lại theo từng nhóm nhỏ. Mặt khác ở lứa tuổi học sinh tiểu học học sinh luôn có tính hiếu động vì vậy chúng ta có thể đảm bảo cách bố trí lớp học như thế này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của các em - mầm non mà cả nước nhà đang mong chờ phát triển toàn diện!
 Mô hình lớp học mới Vnen và những bất cập khi triển khai
2.3. Kết quả khảo sát chất lượng điều tra tâm lý
Môn Công nghệ 8 là môn thể hiện cao nhất tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, là cầu nối giữa các bộ môn khoa học như vật lí, sinh học, hoá học và các bộ môn khác với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, cũng như đối với công việc lao động sản xuất của mỗi gia đình và của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Công nghệ chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung, phương pháp và không gian dạy học môn công nghệ là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên những thay đổi của giáo viên đặc biệt là cách dạy theo phương pháp cũ vẫn chưa thu hút được học sinh chú tâm và yêu thích môn học này vì thế đa số các em chưa quan tâm tìm hiểu và vận dụng kiến thức bộ môn để phục vụ đời sống. Do đó đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã điều tra tâm lí và chất lượng học tập của học sinh như sau: 
Kết quả của việc điều tra tâm lí 
Lớp
Sĩ số
Em có thích học môn công nghệ không?
Em đã vận dụng kiến thức đó vào thực tế và nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống hay chưa?
Có
Không
Có
Không
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
21
7
33.3
14
66.7
2
9.5
19
90.5
8B
21
8
38.1
13
61.9
3
14.3
18
85.7
Tổng
42
15
35.7
27
64.3
5
11.9
37
88.1
- Khi tham gia các hoạt động học tập theo nhóm em thấy?
A. Gây ồn lớp vì mất thời gian di chuyển.
B. Khi nhóm bạn trả lời các nhóm khác chỉ được nghe và không thấy được khi bạn phân tích trên đồ dùng học tập.
C. Cả A và B đều đúng.
- Em có muốn không gian lớp học được thay đổi không ?
Lớp
Học sinh
Số học sinh chọn C
Số học sinh muốn không gian lớp học được thay đổi
SL
%
SL
%
 8A
21
15/21
71.4
20/21
95.2
 8B
21
14/21
66.7
18/21
85.7
Tổng
42
29/42
69.4
38/21
90.5
Từ việc không thu hút được học sinh dẫn đến kết quả học tập thấp. Thể hiện qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 – 2019 với đề kiểm tra với bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng mức độ thấp, vận dụng mức độ cao thì kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Gi ỏi
Kh á
TB
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 8A
21
2
9.5
5
23.8
10
47.6
4
19.4
 8B
21
2
9.5
6
28.6
9
42.9
4
19.4
Tổng
42
4
9.5
11
26.2
19
45.2
8
19.4
Từ kết quả điều tra tâm lí và khảo sát chất lượng đầu năm thì số lượng học sinh yêu thích môn học và học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn quá thấp điều đó chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn công nghệ cũng như mong muốn của nhà trường và phụ huynh, bên cạnh đó đa số học sinh mong muốn được thay đổi không gian lớp học. Vì vậy tôi quyết định tiếp tục đi sâu nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy hơn nữa tinh thần tự học, chủ động học tập để tiếp thu được kiến thức và vận dụng được những kiến thức đó vào đời sống của học sinh nên tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp thay đổi không gian lớp học trong môn Công nghệ khối lớp 8 bằng các giải pháp thiết thực nhất cho từng kiểu bài để thực hiện như sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Đổi mới không gian trong lớp học	
3.1.1. Cách bố trí lớp học và tác dụng của nó
Để thay đổi không gian lớp học tôi đã tiến hành khảo sát lại diện tích lớp học. Với lớp học hiện nay thì cách bố trí lớp học là chúng ta sẽ xếp lớp học theo chiều ngang của lớp. Với thực trạng như trên tôi xin đưa ra cách áp dụng để nâng cao hoạt động của người học như sau:
Bàn ghế lớp học sẽ được xếp theo hình chữ U hoặc chữ C theo chiều ngang lớp học. Nhưng cách tốt nhất là xếp theo hình chữ C bởi lẽ việc học sinh ngồi học theo hình chữ C thì đáy của chữ C sẽ dài hơn, học sinh ngồi được nhiều hơn, trực diện với bảng hơn để thuận tiện khi làm việc với máy chiếu và đảm bảo sự phát triển của cột sống. Xếp lớp học theo hình chữ U cũng được nhưng hạn chế xếp hai cạnh của chữ U cao lên sẽ ảnh hưởng đến học sinh vì tư thế ngồi luôn thay đổi.
Bàn ghế lớp học sẽ được xếp theo hình chữ U hoặc chữ C.
 Theo điều tra hiện nay số học sinh các lớp giảm mạnh chỉ trên dưới 30 học sinh thì càng thuận tiện cho việc bố trí thay đổi không gian lớp học. Lớp học theo sự bố trí như trên, tự nhiên được chia thành 4 đơn vị tổ, học sinh sẽ ngồi theo đơn vị tổ. Điều này sẽ giúp cho giáo viên dễ quán xuyến lớp, không phải chia tổ trong những lần thảo luận nhóm tiết kiệm được thời gian và tránh gây ồn.
Ngoài ra trong quá trình giảng bài học sinh sau hoạt động tự nghiên cứu thì người học sẽ trả lời câu hỏi với cách bố trí lớp học như trên thì cả lớp sẽ được coi là một tổ.
Mặt khác, khi bố trí cách ngồi như trên học sinh được nhìn thấy mặt nhau trong quá trình trả lời, thảo luận, trao đổi... do đó sự tập trung cao hơn và hoạt động dạy học được mở rộng ra tất cả học sinh trong lớp vì không gian lớp học đã được mở rộng..
 Việc thảo luận, trao đổi diễn ra trong một không gian lớp học mới
Về đơn vị tổ theo tôi với các bố trí lớp học như trên thì không có tổ cố định và cũng không có tổ trưởng và thư ký cố định. Hôm nay học sinh có thể ở tổ này nhưng hôm sau có thể ở tổ khác, nhóm trưởng và thư ký sẽ được thay nhau thứ tự trong lớp. Tổ chức được điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính tự giác, sự chủ động, tích cực của học sinh cũng như lồng ghép việc giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh trong từng tiết dạy đặc biệt là kỹ năng làm việc với nhóm mới đây là điều đang rất cần trong thời đại hội nhập hiện nay...
Tác giả tiến hành thực nghiệm mô hình lớp học mới
Thứ hai, bàn ghế giáo viên có thể sẽ không đặt ở vị trí cũ mà sẽ chuyển xuống giữa 2/3 lớp học điều này sẽ giúp giáo viên gần học sinh hơn. Ngoài ra khi người học tham gia vào tiết học nhiều hơn thì người thầy sẽ không còn được “ngồi” trên ghế nữa mà buộc người dạy phải hoạt động cao hơn sát sao học sinh hơn, tức người thầy ở thế “động” nhiều hơn, vai trò là trọng tài là người hướng dẫn thể hiện rõ hơn.
Thứ ba, trên bàn giáo viên ngoài máy chiếu đa năng là phương tiện để giáo viên đổi mới phương pháp tôi muốn nhấn mạnh đến việc dùng máy chiếu hắt. Bởi lẽ nếu như máy chiếu đa năng là phương tiện để giáo viên đổi mới phương pháp thì máy chiếu hắt là phương tiện để người học bày tỏ quan điểm, kết quả học tập của mình trước thầy giáo, trước lớp qua đó mà giáo dục thêm kỹ năng sống cho học sinh. Màn chiếu được bố trí cố định trên tường bằng cách bảng đen được chia thành 3 ô, một phần để ghi nội dung bài giảng, một phần dùng để làm bảng phụ và một phần để đèn chiếu. Tuy vậy điều này có thể linh hoạt trong tiết học nhưng phần để đèn chiếu nên là cố định.
Thực tế đặt ra là ở các trường không có đầy đủ các phương tiện dạy học thì mô hình lớp học có thực hiện được không? Câu trả lời là có! Bởi lẽ máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt chỉ là các phương tiện hỗ trợ cho công tác dạy và học nếu thiếu các phương tiện này giáo viênsẽ sử dụng bảng phụ, giấy A3, Ao để thiết kế. 
Một vấn đề nữa tôi mạnh dạn đưa ra cách thay đổi theo mô hình lớp học trên đó là vị trí chỗ ngồi của giáo viên dự giờ. Xưa nay người dự giờ thường ngồi ở bàn cuối điều này là chỉ phù hợp với đối tượng để quan sát, để đánh giá nhận xét chính là người dạy. Hiện nay người đi dự giờ không chỉ quan sát người dạy mà quan trọng hơn là quan sát hiệu quả của phương pháp đó qua cách học, cách làm việc của người học. Do đó vị trí ngồi của người dự giờ theo tôi tốt nhất là ở vị trí của bàn giáo viên hiện nay (tức là quay lại quan sát lớp học).
3.1.2. Thay đổi trong cách tổ chức thảo luận kết quả hoạt động nhóm
Như đã nói mục đích của sáng kiến là tập trung vào học sinh, làm sao cho học sinh chủ động làm việc, chủ động lĩnh hội kiến thức nên khi không gian lớp học đã thay đổi thì phương pháp của giáo viên cũng thay đổi.
 Ví dụ khi dạy mục I - Cấu tạo của máy biến áp một pha (Bài 46 Tiết 42 lớp 8), ở cả 2 lớp, lớp học đối chứng (lớp 8B) và lớp thực nghiệm(lớp 8A) đều được tiến hành như sau.
Tiết 42. Bài 46: Máy biến áp một pha
I. Mục tiêu bài học.
Sau khi hoàn thành bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
 Hiểu được cấu tạo của máy biến áp một pha
2. Kĩ năng
 Phân tích được cấu tạo của máy biến áp một pha
3. Thái độ.
 Ý thức học tập nghiêm túc, thực hiện an toàn trong lao động
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
Máy tính, máy chiếu, Mô hình máy biến áp 1 pha đã tháo rời và còn tốt
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Một quạt điện có số liệu kĩ thuật: 110V – 57W sử dụng được với nguồn điện nào? A. U= 220V; B. U= 110V; C. U= 380V
Mạng điện nhà em có điện áp 220V, muốn dùng quạt điện trên thì em phải dùng thiết bị điện nào?
2. Giới thiệu bài mới
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân.
 GV cho HS quan sát Hình 46.1 và 46.2 (SGK - tr158) trên màn chiếu .
GV nêu câu hỏi: máy biến áp một pha gồm những bộ phận chính nào?
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi. 
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
Hoạt động 2: Nhóm, cá nhân.
GV: Phát cho mỗi nhóm 1 máy biến áp hiểu cấu tạo của máy biến áp trực tiếp trên mẫu vật.
Hỏi: Em hãy nêu cấu tạo, vật liệu chức năng các bộ phận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_khong_gian_lop_hoc_gop_phan_thuc_day_doi_moi_ph.doc