SKKN Đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu hút học sinh tham gia các hoạt động đội tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Ninh Bình

SKKN Đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu hút học sinh tham gia các hoạt động đội tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Ninh Bình

Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, nó được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không chỉ đơn giản là giúp con người có được những phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, sự gắn bó giữa mỗi người. Đối với trẻ em cũng vậy, trò chơi dân gian không chỉ mang lại những giây phút vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình,quê hương, đất nước. Tổ chức các trò chơi dân gian là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Chính vì vậy Bộ GD&ĐT đã khuyến khích đưa các trò chơi dân gian vào trường học và trở thành một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tuy nhiên, việc đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường còn gặp nhiều khó khăn vì trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, nhất là các trò chơi bạo lực trên mạng. Một số em học sinh chơi các trò chơi điện tử hàng giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều giờ, có em bỏ học để chơi game... Trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và quên lãng, ở cả thành phố và các vùng nông thôn. Vì thế để các em tìm về cội nguồn và yêu thích các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.

doc 23 trang Hiền Tài 21/06/2024 3202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu hút học sinh tham gia các hoạt động đội tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình
Chúng tôi:
Tỷ lệ %


Ngày


Trình độ
đóng
TT
Họ và tên
tháng
Nơi công tác
Chức danh
chuyên
góp vào


năm sinh


môn
việc tạo ra






sáng kiến
1
Đinh Thị Dung
09/12/1984

GV-TPT Đội
ĐHSP MT
30



Trường TH



2
Vũ Thị Thúy Hà
31/3/1972
Phó HT
ĐHSP
20



Lý Tự Trọng



3
Nguyễn Thị Nhung
20/3/1965
Hiệu trưởng
ĐHSP
20



TPNB



4
Đinh Duy Hoàn
27/4/1988
GV-BT Đoàn
ĐHSP MT
20







5
Phạm Thị Dinh
15/3/1985

GV-Phó TPT
CĐSP ÂN
10








Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM THU HÚT HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG - TP. NINH BÌNH
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Áp dụng tại trường Tiểu học Lý Tự
Trọng – TP Ninh Bình.
II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Các tác giả sáng kiến
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Năm học 2015 - 2016
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, nó được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không chỉ đơn giản là giúp con người có được những phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, sự gắn bó giữa mỗi người. Đối với trẻ em cũng vậy, trò chơi dân gian không chỉ mang lại những giây phút vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình,
1
quê hương, đất nước. Tổ chức các trò chơi dân gian là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy Bộ GD&ĐT đã khuyến khích đưa các trò chơi dân gian vào trường học và trở thành một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tuy nhiên, việc đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường còn gặp nhiều khó khăn vì trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, nhất là các trò chơi bạo lực trên mạng. Một số em học sinh chơi các trò chơi điện tử hàng giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều giờ, có em bỏ học để chơi game... Trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và quên lãng, ở cả thành phố và các vùng nông thôn. Vì thế để các em tìm về cội nguồn và yêu thích các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Vậy làm thế nào để thu hút được đông đảo học sinh yêu thích và tham gia các trò chơi dân gian?
Đây cũng chính là lí do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: “Đổi mới hình thức tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu hút học sinh tiểu học tham gia các hoạt động Đội tại các trường tiểu học Thành phố Ninh Bình” được áp dụng trong công tác tổ chức các hoạt động Đội và đã thu được thành công ở trường tiểu học Lý Tự Trọng. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình:
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong những năm học trước, vấn đề hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian chưa được giáo viên TPT đội đầu tư về nội dung, hình thức tổ chức. Giáo viên TPT đội thường tổ chức một số trò chơi quen thuộc dễ chơi, dễ hướng dẫn như: mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồngbằng các hình thức sau:
1.1. Lồng ghép vào buổi sinh hoạt tập thể giữa giờ, sinh hoạt cuối tuần
Dạy học sinh đọc thuộc các bài đồng dao hoặc cách chơi
Cho một nhóm học sinh lên chơi mẫu
Học sinh toàn trường (trong lớp) chia nhóm để chơi.
1.2. Phối hợp với giáo viên dạy thể dục hướng dẫn học sinh một số trò chơi dân gian dễ thuộc có trong chương trình thể dục tiểu học để học sinh chơi trong giờ Thể dục.
Ưu điểm: Dễ làm, giáo viên TPT đội không mất nhiều thời gian đầu tư chuẩn bị.
2
* Nhược điểm:
Một là hình thức tổ chức chưa phong phú, một số trò chơi đơn giản thường lặp đi lặp lại nhiều lần làm học sinh cảm thấy nhàm chán.
Hai là nội dung các bài hát đồng dao thường gắn với sinh hoạt, lao động của người lao động Việt Nam từ xa xưa nên nhiều từ ngữ, hình ảnh không còn gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên các em khó hình dung, không hiểu được
nghĩa của các bài đồng dao.
Ba là thời gian tổ chức các trò chơi dân gian còn ít: Một giờ ra chơi của học sinh tiểu học là 20 phút, trong khi đó các em vừa tham gia các hoạt động múa hát tập thể, vừa học cách chơi các trò chơi dân gian, vừa duy trì các hoạt động khác của Liên độiNhư vậy các em không có đủ thời gian để nắm vững được cách chơi và ý nghĩa của trò chơi nên các em không hứng thú.
Bốn là số lượng trò chơi bị hạn chế: Các trò chơi có mức độ khó dễ khác nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi nên nhiều giáo viên ngại tìm hiểu và chưa hướng dẫn cho các em. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giáo viên làm tổng phụ trách Đội ngại tư duy vì thế số lượng trò chơi bị hạn chế.
Sau khi tìm hiểu những nhược điểm của những phương pháp cũ gặp phải, kết hợp với tiếp xúc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Chúng tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, trên mạng xã hội nhằm đưa ra những giải pháp tổ chức phù hợp nhất để thu hút đông đảo các em tham gia chơi các trò chơi dân gian. Cụ thể:
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Giải pháp 1: Cải biên lời các bài hát đồng dao trong các trò chơi
Hát thuộc lòng các bài đồng dao: Không gì dễ nhớ, dễ thuộc bằng hát nên vào các buổi phát thanh Măng non, đầu các buổi học chúng tôi thường cố gắng sưu tầm và giới thiệu tới các em những bài đồng dao được phổ nhạc thành bài hát mô tả các trò chơi dân gian để các em nghe và học thuộc.
Ví dụ: Bài Nu na nu nống; Nhong nhong nhong; dung dăng dung dẻ; con mèo mà trèo cây cau, khúc hát đồng dao
Từ những bài đồng dao quen thuộc được lưu truyền mà các em đã thuộc, giáo viên TPT đội phát huy sự sáng tạo của các em bằng cách cải biên lời để các hình ảnh gần gũi với học sinh để các em dễ nhớ hơn. Cũng có thể cải biên lời để phê bình những thói quen không tốt và nhẹ nhàng nhắc nhở các em tiến bộ.
3
Ví dụ: Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ

Lời cũ
Lời mới
Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Ai mà chăm chỉ
Thì ăn cơm vua
Thì học giỏi luôn
Ông thợ nào thua
Bạn nào lươn khươn
Thì về bú mẹ.
Thì cho đội sổ.
Hay trò chơi Nu na nu nống


Lời cũ
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Tùng tùng tùng tùng.

Lời mới
Nu na nu nống
Trống đánh tùng tùng
Nào các bạn ơi
Cùng ra chơi nhé
Nhóm thì bịt mắt
Nhóm lại nhảy dây
Nhóm tớ thì quây
Chơi mèo đuổi chuột
Ai chạy không nhanh
Bắt mèo hóa chuột.
(Phụ lục 1)
Vè cũng là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam được trẻ em rất yêu thích và tụ tập thành nhóm để chơi. Nội dung các bài vè có thể là khen, chê các câu chuyện mang tính lịch sử, thời đại nhằm để nhắc nhở mọi người dựa trên các lời ca vần. Vì vậy khuyến khích các em đặt lời mới theo vần của các bài vè sẽ góp phần giáo dục, nhắc nhở các em rèn thói quen tốt, tránh xa các trò chơi bạo lực.
(Phụ lục 2)
2.2. Giải pháp 2: Kết hợp tổ chức trò chơi dân gian trong các môn học và hoạt động giáo dục
2.2.1. Các môn học: Giáo viên tổng phụ trách đội cần phải lập kế hoạch cụ thể và lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp để lồng ghép đưa vào sao cho phù hợp với nội dung bài học. (Đối với hình thức này chúng tôi cùng nhau trao đổi yêu cầu giáo viên cùng hợp tác lồng ghép vào nội dung bài học).
4
Môn Thể dục: là môn học ngoài trời, diện tích sân chơi rộng, học sinh được vận động rèn luyện sức khỏe. Vì vậy giáo viên dạy Thể dục có thể dễ dàng đưa một số trò chơi mang tính chất vận động để lồng ghép vào các tiết dạy.
Ví dụ: Kéo co, đá cầu, nhảy bao bố, cướp cờ, lò cò, mèo đuổi chuột...
(Hình ảnh minh họa - Phụ lục 3)
Môn Thủ công: Là môn học rèn luyện sự khéo léo. Vì vậy ở những bài gấp hình đơn giản, giáo viên có thể kết hợp lồng ghép tổ chức các trò chơi nâng cao hơn nhằm phát huy sự sáng tạo, khéo tay của học sinh.
Ví dụ: Làm chong chóng bằng giấy màu, làm trâu bằng lá bàng, tập làm diều...
HS làm hình con trâu từ những chiếc lá (Hình ảnh minh họa – Phụ lục 4)
Môn Mĩ thuật: Hiện nay môn Mĩ thuật đang được đổi mới hoàn toàn, các em được tự do tưởng tượng sáng tạo trong cách tạo hình theo chủ đề. Vì vậy ở một số bài có chủ đề về Lễ hội, sinh hoạt...giáo viên Mĩ thuật có thể lồng ghép hướng các em về chủ đề trò chơi dân gian.
Ví dụ: Ở khối lớp 4, 5 có chủ đề Cuộc sống quanh em
Giáo viên phát huy sự sáng tạo của các em bằng cách sử dụng các phế liệu như vỏ lon, giấy... để làm thành các con rối hay các hình người từ đất nặn để tạo ra nhóm nhân vật đang chơi các trò chơi
dân gian, từ đó giáo viên yêu cầu các nhóm mô tả lại cách chơi để các bạn khác cùng nghe.
khối lớp 1,2,3 đòi hỏi mức độ đơn giản hơn, giáo viên yêu cầu học sinh xé dán, sắp xếp các hình ảnh theo đề tài các trò chơi dân gian...
Hình ảnh nhóm nhân vật chơi trò Mèo đuổi chuột
(Hình ảnh minh họa – Phụ lục 5)
5
Môn Âm nhạc: Ở các tiết ôn tập các bài hát, giáo viên Âm nhạc lồng ghép tổ chức củng cố kiến thức cho các em kết hợp hướng dẫn học sinh tìm và đặt lời mới cho các bài đồng dao.
Môn Toán: tưởng chừng như khô khan nhưng dưới sự sáng tạo của người giáo viên, sẽ làm cho các em thấy trò chơi dân gian còn giúp các em học toán tốt hơn. Các trò chơi dân gian sẽ góp phần giúp các em lớp 1 ôn lại bài tập đếm một cách dễ hiểu, dễ thuộc thông qua phần củng cố, dặn dò.
Ví dụ: Ở tiết luyện tập đọc viết các số trong phạm vi 100 của lớp 1
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách chơi trò chơi Trốn tìm
Cách chơi: Sau khi 1 nhóm học sinh tham gia chơi oẳn tù tì để xác định người bị phạt. Người bị phạt sẽ phải nhắm mắt, quay mặt vào tường đếm 5, 10, 15, 20, 25, 30...cho đến 100. Trong khi đó các bạn còn lại sẽ đi tìm chỗ trốn.
Khi đếm đến 100, người bị phạt sẽ bắt đầu đi tìm. Nếu tìm thấy người nào phải gọi tên người đó lên rồi chạy nhanh đến chỗ úp mặt lúc nãy và kêu “Tùng” trước thì người bị tìm được sẽ phải thế chỗ cho người bị phạt. Nếu người đang trốn chạy đến và đập tay vào chỗ đó và kêu “tùng” trước khi người bị phạt về đến nơi thì coi như người bị thất bại và phải tiếp tục úp mặt bắt đầu vòng chơi khác.
Một số trò chơi dân gian chính là những bài dạy trẻ làm toán cộng hay toán trừ. Vì vậy ở tiết luyện tập cộng trừ trong phạm vi 10 giáo viên đều có thể lồng ghép đưa trò chơi dân gian vào phần củng cố hoặc kiểm tra.
Ví dụ: Trò chơi chuyền thẻ, các em nhóm các que thẻ theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10, bắt đầu từ bài 1: “Cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến”. Sau đó là nhóm đôi: “Đôi tôi, đôi chị, đôi lên ba”; “Ba lá đa, ba lá đề”; “Năm chăn tằm, năm lên sáu”; “Sáu quả cau, bốn lên bảy ”; “Bảy quả cà, ba lên tám ”; “ Tám quả trám, hai lên chín ” Hay trò chơi gồng gềnh với “một xơi”, “ đôi gềnh”, “ba gềnh”... giúp các em lớp 1 có thể đếm thành thạo trong phạm vi 10.
Môn Tiếng Việt: Ở tiết luyện từ và câu, một số trò chơi dân gian không chỉ luyện cách phát âm chuẩn vừa kích thích sự phát triển ngôn ngữ của các em thông qua các trò chơi mà còn tạo được không khí vui vẻ, hài hước trong lớp học.
Ví dụ: Trò chơi Đối đáp
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị bảng, phấn hoặc bút và giấy khổ to. Ghi những từ ngữ có cùng chữ cái đầu và phải có nghĩa như “Con cò con cãi con cò cái, con cò cái cãi con cò con, cò cãi cò, cái cãi cái”.
6
Quản trò chia lớp thành 2 hoặc 3 đội, các đội phải tìm từ có cùng chữ cái đầu
để ghép như: cười, cào, cõng, cắn, cù,...
Đội 1 sẽ đọc: Con cò con cười con cò cái, con cò cái cười con cò con, cò cười
cò, cái cười cái”.
Đội 2 sẽ đọc: “Con cò con cào con cò cái, con cò cái cào con cò con, cò cào cò,
cái cào cái”........................
Hay trò chơi Đặt tên cho bạn
Quản trò cũng chia nhóm chơi, các thành viên đều biết tên các thành viên của nhóm khác và phải nghĩ ra những từ có cùng chữ cái đầu với tên bạn để ghép với tên sao cho có nghĩa.
Ví dụ: Quản trò nói: “Tôi thương, tôi thương”
Tập thể sẽ hỏi: “Thương ai, thương ai	“
Lúc này quản trò trả lời: “Long lém lỉnh”
Lúc này Long sẽ nói: “Tôi thương, tôi thương”
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Long nói: “Nhung nhanh nhảu”
Nhung nói:.........
Cứ như vậy những nhóm nào có bạn được đặt tên sẽ phải nhanh chóng nghĩ ra những từ có cùng chữ cái tên của bạn ở nhóm khác để đọc nhanh. Nếu nhóm nào ngập ngừng hoặc chậm nhịp, nói tên không có nghĩa hoặc trùng với tên đã đặt trước sẽ bị thua và chịu phạt.
2.2.2. Lồng ghép qua các hoạt động chủ điểm của Liên đội:
Sinh hoạt tập thể đầu tuần: Trong các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần của nhà trường không chỉ nhận xét tình hình của tuần trước đề ra phương hướng của tuần tới mà Tổng phụ trách cần phải lồng ghép chơi trò chơi dân gian cho không khí thêm vui vẻ.
Ví dụ: Mỗi tuần lớp trực ban phải chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và chơi một trò chơi dân gian trên sân khấu, hoặc hát hay viết bài cải biên lời bài đồng dao mang nội dung giáo dục.
Những bài cải biên hay sẽ được tuyên dương hoặc tặng quà trước toàn trường...
Kỷ niệm những ngày lễ lớn: Đan xen vào các chương trình là tổ chức cho các em hái hoa dân chủ hoặc bốc thăm câu hỏi về chủ đề nhân các này lễ lớn của đất nước, nếu trả lời đúng thì tuyên dương tặng quà, nếu sai thì phạt học sinh đó bằng trò chơi dân gian nhảy lò cò một vòng nhỏ, cả trường ở dưới hát bài: “Nhảy lò cò” hoặc “1 con vịt”. Tạo cho toàn trường một bầu không khí sôi nổi, trẻ trung và bổ ích.
7
Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức chơi trò chơi dân gian cho thiếu niên nhi đồng thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa là vô cùng cần thiết đặc biệt là vào các dịp như: cắm trại, trung thu, thăm quan dã ngoại...
Lưu ý: Khi tổ chức chơi giáo viên Tổng phụ trách đội phải có cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước để thực hiện các động tác của trò chơi. Dùng tay, chân, nét mặt, miệng ... để thể hiện. Đặc biệt có những cử chỉ thân thiện với người chơi, hòa nhập cùng các em. Giáo viên Tổng phụ trách cũng có thể cùng tham gia chơi với các em học sinh để tạo không khí hòa đồng vui vẻ, hào hứng, sôi nổi. Đặc biệt trong phần phạt của trò chơi, Tổng phụ trách cùng chịu phạt như học sinh để tạo bầu không khí vui vẻ. Việc tham gia chơi cùng thiếu nhi sẽ tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiết hòa đồng giữa Tổng phụ trách và thiếu nhi, giúp các em tự tin hơn khi tham gia chơi.
(Hình ảnh minh họa – Phụ lục 6)
- Các hoạt động khác:
Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng: Để đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, phụ trách Sao tự tổ chức và điều hành các trò chơi cho Chi đội mình hoặc lớp Nhi đồng mà không cần đến Tổng phụ trách thì cần trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian. Từ đó các em áp dụng một cách linh hoạt khi tổ chức trò chơi.
Khi trang bị kiến thức tổ chức trò chơi cho các em, thì phải tập trung tất cả các em trong đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội và phụ trách Sao. Sau đó tổ chức một trò chơi thí điểm ở một Chi đội cụ thể, vừa triển khai trò chơi, vừa giải thích từng bước tổ chức cho các em hiểu. Sau khi kết thúc một trò chơi, phải rút ra bài học kinh nghiệm và tổ chức lại trò chơi từ hai đến ba lần. Việc các em được trực tiếp quan sát cách làm của Tổng phụ trách và được truyền tải những bài học kinh nghiệm sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về cách tổ chức trò chơi như thế nào, trình tự ra sao và cái cần đạt là gì?
Khi các em được trang bị các kỹ năng đó, thì tiến hành phân công nhiệm vụ cho các em trong Ban chỉ huy Chi đội, phụ trách Sao. Đối với các em trong ban chỉ huy Liên đội, cần phân công các em phụ trách tổ chức trò chơi cho các lớp nhi đồng lớp 1, 2 và hoán đổi vị trí phụ trách cho nhau. Còn các em Chi đội trưởng lớp 3, 4, 5 thì yêu cầu các em triển khai và tự tổ chức tại Chi đội mình với hình thức tự quản là chính.
Trong khi chơi, các em được phân công ở vị trí nào thì về vị trí đó tập hợp và tổ chức trò chơi, Tổng phụ trách là người bao quát và hướng dẫn bổ sung cho các em
8
trong quá trình chơi. Điều đó không chỉ góp phần trang bị kỹ năng cho cán bộ Liên đội, Chi đội mà còn giúp cho việc tổ chức trò chơi hiệu quả hơn.
Để các em trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, phụ trách Sao tổ chức một trò chơi dân gian một cách hiệu quả thì Tổng phụ trách cần yêu cầu các em tiến hành các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Phân công đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy Liên đội phụ trách, cán bộ lớp có năng lực phụ trách các nội dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của Chi đội, lớp nhi đồng, từng đối tượng.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hoạt động, dự kiến thời gian, thời điểm thích hợp.
Ví dụ: Chuẩn bị bao bố, cờ, đồng hồ...cho trò chơi nhảy bao bố...
Bước 2: Tổ chức trò chơi:
Khi làm tốt công tác chuẩn bị thì các em trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội tiến hành tổ chức trò chơi. Trong quá trình chơi, Ban chỉ huy đội phải chủ động trong mọi tình huống và chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương các em chơi tốt cũng như nhắc nhở những cá nhân và tập thể thực hiện chưa tốt.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá kết quả:
Kết thúc mỗi trò chơi, Ban chỉ huy đội tổng kết và đánh giá phần chơi của các khối lớp. Việc tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng những tập thể và cá nhân tham gia chơi xuất sắc. Tổng kết đánh giá kết quả cần phải khách quan, công bằng để rút kinh nghiệm cho những trò chơi tiếp theo, tạo được khí thế vui vẻ cho thiếu nhi.
(Hình ảnh minh họa – Phụ lục 7)
Kết hợp với thư viện Xanh của nhà trường: Lập riêng một tủ sách trò chơi dân gian trong thư viện Xanh của nhà trường để đưa những cuốn sách, những tờ rơi hướng dẫn về các trò chơi dân gian để các em thiếu nhi có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn với các trò chơi mới, lạ.
(Hình ảnh minh họa – Phụ lục 8)
2.3. Giải pháp 3: Tổ chức Hội thi Trò chơi dân gian
Tinh thần thi đua sẽ góp phần tích cực thu hút tất cả các em tham gia các trò chơi dân gian. Chính vì thế trong năm học vừa qua, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho Hội thi trò chơi dân gian nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, cụ thể:
9
Sau khi lên kế hoạch để trình lãnh đạo phê duyệt. Tổ chức triển khai tới giáo viên phụ trách các chi đội và nhi đồng trước toàn thể hội đồng. Tổng phụ trách, phó tổng phụ trách Đội tham mưu với BGH nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên phân công cụ thể công việc cho từng cá nhân để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho hội thi như: cờ, còi, dây kéo co, đồng hồ bấm giờ, rổ đựng bóng, bơm bóng, dây buộc chân, dây về đích, biên bản ghi kết quả, thành lập BGK, phần thưởng... Và thời gian hội thi diễn ra trong 3 buổi chiều, mỗi buổi dành riêng cho 1 đến 2 khối.
Khối 1,2: Vì lứa tuổi còn nhỏ nên chúng tôi lựa chọn trò chơi “Chuyền bóng đôi”. Mỗi lớp chọn ra 1 đội gồm 10 em để kết thành 5 đôi. Lần lượt chuyền bóng bằng lưng về đích trong thời gian nhanh nhất. Lấy kết quả cao nhất của 4 lớp để thi vòng Bán kết và Chung kết.
Khối 3,4 thi Kéo co. Mỗi lớp chọn 1 đội gồm 15 em. Đây là trò chơi rèn luyện sức khỏe, sự đoàn kết, sự kịch tính và vui khỏe của trò chơi này. Trước khi thi các lớp tiến hành bốc thăm theo vòng bảng của từng khối, và thi đấu đến vòng Chung kết.
Khối lớp 5 chúng tôi lựa chọn trò chơi mang tính đoàn kết thống nhất cao đó là trò chơi “Bước chân đoàn kết”. Mỗi lớp chọn ra 5 em nhanh nhẹn, khéo léo dàn thành hàng ngang và buộc chân vào nhau cùng đi hoặc chạy về đích trong thời gian nhanh nhất. Mỗi lượt thi gồm 2 đội và chạy 3 lượt, tính thời gian của lượt chạy nhanh nhất làm kết quả chung cuộc để lựa chọn vào vòng bán kết, chung kết.
Riêng vòng thi Chung kết chúng tôi tập trung toàn trường vào một buổi chiều để tham gia cổ vũ sau đó tham dự giao lưu văn nghệ, ôn lại truyền thống lịch sử với Hội cựu chiến binh phường lồng ghép trao phần thưởng cho các lớp đạt giải. Tạo không khí thi đua vui vẻ, tinh thần đoàn kết trong các em góp phần khẳng định vị trí của trò chơi dân gian trong các hoạt động của Liên đội.
(Hình ảnh minh họa – Phụ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_thu_hu.doc