SKKN Đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Sinh học 7 Trường THCS Quang Lộc

SKKN Đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Sinh học 7 Trường THCS Quang Lộc

 Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục bộ môn Sinh học nói riêng đã có nhiều đổi mới. Môn Sinh học ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường. Môn học này đã cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực. Phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Hoà chung vào sự nghiệp đổi mới của đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong yếu tố đó con người luôn chiếm vị trí hàng đầu. Do vậy cần trang bị kiến thức cho học sinh ở từng môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng là một việc làm rất thiết thực và cần thiết.

 Để góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng đó, môn Sinh học ở trường THCS phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với các phương tiện và hình thức học tập phù hợp, cụ thể trong từng tiết học giáo viên phải tổ chức cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung tri thức.

 Dựa trên cơ sở đó việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới đồng bộ nhiều vấn đề trong đó việc đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học là một trong những vấn đề quan trọng tạo nên sự thành công và đạt kết quả cao trong quá trình dạy học vì đồ dùng dạy học chính là phương tiện để thực hiện phương pháp dạy học.

 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm đặc biệt, tính đặc thù bộ môn được thể hiện rõ nét ở bộ môn động vật học (Chương trình Sinh học 7) - Một bộ môn có phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát, thực hành, thí nghiệm và phương pháp dạy học đặc trưng là phương pháp thuộc nhóm trực quan và thực hành.

 Trong chương trình Sinh học 7 phần lớn phương tiện trực quan vừa là nguồn thông tin và cũng là phương tiện để học sinh khai thác, tìm hiểu phát hiện kiến thức, phát triển kĩ năng cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra. Do đó việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặt ra trong dạy học Sinh học ở trường THCS.

 

doc 20 trang thuychi01 9263
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Sinh học 7 Trường THCS Quang Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
 Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục bộ môn Sinh học nói riêng đã có nhiều đổi mới. Môn Sinh học ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường. Môn học này đã cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực. Phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Hoà chung vào sự nghiệp đổi mới của đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong yếu tố đó con người luôn chiếm vị trí hàng đầu. Do vậy cần trang bị kiến thức cho học sinh ở từng môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng là một việc làm rất thiết thực và cần thiết.
 Để góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng đó, môn Sinh học ở trường THCS phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh với các phương tiện và hình thức học tập phù hợp, cụ thể trong từng tiết học giáo viên phải tổ chức cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung tri thức.
 Dựa trên cơ sở đó việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới đồng bộ nhiều vấn đề trong đó việc đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học là một trong những vấn đề quan trọng tạo nên sự thành công và đạt kết quả cao trong quá trình dạy học vì đồ dùng dạy học chính là phương tiện để thực hiện phương pháp dạy học. 
	Sinh học là môn khoa học thực nghiệm đặc biệt, tính đặc thù bộ môn được thể hiện rõ nét ở bộ môn động vật học (Chương trình Sinh học 7) - Một bộ môn có phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát, thực hành, thí nghiệm và phương pháp dạy học đặc trưng là phương pháp thuộc nhóm trực quan và thực hành.
	Trong chương trình Sinh học 7 phần lớn phương tiện trực quan vừa là nguồn thông tin và cũng là phương tiện để học sinh khai thác, tìm hiểu phát hiện kiến thức, phát triển kĩ năng cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra. Do đó việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặt ra trong dạy học Sinh học ở trường THCS.
	Việc dạy Sinh học trong các trường THCS hiện nay so với trước đây đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhất là gần đây trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nhiều giáo viên đã cố gắng cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học môn Sinh học còn nhiều điểm hạn chế như: trong các giờ Sinh học giáo viên còn ít sử dụng đồ dùng dạy học hoặc nếu có sử dụng thì còn rất hạn chế, nhiều khi việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học được tiến hành một cách hình thức chưa khai thác được tác dụng của đồ dùng dạy học trong dạy học môn Sinh học. Mặt khác chưa có tài liệu nghiên cứu riêng về việc đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng Sinh học 7 nói riêng mà mới chỉ là phương pháp chung cho cả môn Sinh học.
	Với tất cả các lí do trên việc xây dựng quan niệm đầy đủ về đổi mới cách sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học, nhất là chỉ ra được các biện pháp cụ thể để giúp giáo viên thực hiện, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học có hiệu quả ở bộ môn Sinh học trong các trường THCS hiện nay đang là vấn đề cần thiết và rất được quan tâm. Chính vì những lí do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Sinh học 7 Trường THCS Quang Lộc” nhằm làm cho giờ học Sinh học trở nên sinh động hơn và chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy GV muốn truyền thụ kiến thức tới HS đạt hiệu quả cao nhất thì việc sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan là rất quan trọng, song sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả là một vấn đề mà tôi cũng như rất nhiều GV luôn trăn trở vì vậy tôi đã luôn suy nghĩ để tìm ra cách sử dụng phương tiện đồ dùng một cách tốt nhất và đúc rút thành SKKN này nhằm một phần nào đó giúp bản thân và đồng nghiệp có được cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học hiệu quả hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong các bài dạy Sinh học lớp 7 tại Trường THCS Quang Lộc đạt hiệu quả cao hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết như: Đọc và nghiên cứu sách hướng dẫn GV, sách thiết kế Sinh học lớp 7, tìm hiểu các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, tham khảo tài liệu BDTX , 
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin như: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học ở đồng nghiệp thông qua việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với nhau, tổng hợp rút kinh nghiệm, 
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu như: điều tra việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi chưa áp dụng và đã áp dụng đề tài so sánh, đối chiếu rút ra kết luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.đã chỉ rõ: “ Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.”
Nghị quyết 29 cũng đã chỉ ra mục tiêu cụ thể như: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng khuyến khích học tập suốt đời...” Một trong những nhiệm vụ và giải pháp mà nghị quyết cũng đã yêu cầu: “ Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.”
 Mặt khác đặc trưng của môn Sinh học nói chung, môn Sinh học 7 nói riêng là môn khoa học thực nghiệm, chương trình sách giáo khoa mới nói chung và sách giáo khoa Sinh học mới nói riêng đã giảm bớt những khối lượng kiến thức, những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường gợi ý để học sinh tự nghiên cứu, phát triển nội dung bài học và chú trọng nhiều hơn tới quá trình dẫn tới kiến thức; phần lớn phương tiện trực quan là “nguồn” cung cấp kiến thức mới. Do đó yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi giảng dạy bộ môn Sinh học là ngoài việc đòi hỏi giáo viên bộ môn phải nắm vững kiến thức và kỹ năng dạy học thành thạo, giáo viên phải nắm vững được kỹ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, nắm vững được phương pháp đặc trưng của bộ môn, biết cách hướng dẫn như thế nào để học sinh khai thác, phát hiện và chiếm lĩnh nội dung kiến thức chứa đựng trong phương tiện trực quan một cách chủ động. 
Ngoài mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, thì hiện nay khoa học càng phát triển ngoài tranh ảnh có trong nhà trường giáo viên còn có thể vào mạng lấy thêm nhiều tranh ảnh rất sinh động. Song sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học như thế nào thì một số giáo viên vẫn còn hạn chế, việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học còn chưa phù hợp, đồ dùng có thể cứ để liên tục cả bài, tranh ảnh có khi chỉ cần cho một phần nhỏ song lại cứ chiếu mãi, dẫn đến không tạo được hứng thú cho học sinh mà ngược lại còn làm học sinh bị phân tán khi quan sát vào các đồ dùng mà giáo viên đưa ra.	
 	Đối với học sinh Trường THCS Quang Lộc nói chung, học sinh khối 7 nói riêng đa số các em đều ngoan, chăm học, song học sinh trong xã đa số là con nhà nông điều kiện học tập còn hạn chế, xã hội hóa giáo dục còn chưa cao, nhiều bậc phụ huynh còn phân biệt môn chính - phụ trong quá trình học tập của các em để hướng tới sau này nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em.
Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, không có phòng thí nghiệm thực hành, phương tiện, đồ dùng dạy học còn thiếu. 
Để khắc phục được tình trạng trên thì việc gây hứng thú, yêu thích bộ môn đối với học sinh là một việc làm thiết thực. Từ đó sẽ nâng cao được kết quả học tập bộ môn. Một trong những giải pháp tạo cho học sinh yêu thích môn học đó là giáo viên phải biết sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học có hiệu quả từ đó giúp học sinh không chỉ nắm bắt kiến thức về mặt lí thuyết, mà các em còn được nhìn tận mắt các đặc điểm cấu tạo ngay trên mẫu vật thật, tranh ảnh, mô hình từ đó các em sẽ thấy hứng thú học tập hơn. Không những vậy Quang Lộc phần lớn là nghề nông nên động vật rất gần gũi với các em học sinh, sử dụng tốt phương tiện đồ dùng dạy học giúp học sinh hiểu sâu hơn về các con vật xung quanh mình từ đó mà các em có thêm lòng say mê hơn nữa và mong muốn được tìm hiểu về những động vật quanh mình.
Chính vì những lí do trên mà “Đổi mới cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Sinh học 7 Trường THCS Quang Lộc” là rất quan trọng và cấp thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Quá trình dạy học trong thời gian gần đây đã được giáo viên chú trọng tích cực cải tiến phương tiện dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, tăng khả năng tư duy cho học sinh qua đó nâng cao chất lượng dạy và học, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế gặp phải như sau:
- Một số tiết dạy Sinh học giáo viên vẫn còn ít sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học, hoặc nếu có sử dụng thì phần lớn là do giáo viên biểu diễn, hoạt động của học sinh mới chỉ là trả lời những câu hỏi thụ động của giáo viên, bản thân học sinh chưa thực sự chủ động tham gia tìm tòi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề đặt ra trong giờ học.
- Vẫn có những giáo viên còn rất hạn chế khi sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học do thói quen dạy theo lối áp đặt, do chưa xác định rõ được vai trò của phương tiện, đồ dùng dạy học trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh và do chưa có sự chuẩn bị chu đáo các bước tiến hành sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học cho một tiết trên lớp. Do đó nhiều khi việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học được tiến hành một cách hình thức. Trong khi đó chương trình Sinh học 7 được biên soạn theo hướng chọn lọc những kiến thức cơ bản, gọn nhẹ, thiết thực, giảm bớt kênh chữ, kiến thức chứa đựng trong các phương tiện trực quan.
- Do chưa sử dụng tốt đồ dùng dạy học nên dẫn đến việc học sinh dựa vào đồ dùng trực quan để phát hiện ra kiến thức còn rất hạn chế.
- Phương tiện, đồ dùng dạy học ở các trường THCS còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới. Ở nhiều trường THCS hiện nay phương tiện, thiết bị dạy học còn hạn chế, chưa có phòng thực hành bộ môn,...cho nên việc dạy học Sinh học còn gặp nhiều khó khăn.
-Thống kê chất lượng môn Sinh học khối lớp 7 trường THCS Quang Lộc -Hậu Lộc - Thanh Hoá ở đầu năm học 2013 - 2014 khi chưa áp dụng đề tài, tôi đã khảo sát thu được kết quả như sau:
Khối lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
48
1
2.1
8
16.6
30
62.5
7
14.6
2
4.2
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để việc dạy học đạt kết quả cao trước hết người giáo viên phải:
 	- Nắm được mục đích yêu cầu của việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định được những đơn vị kiến thức, kỹ năng cần hình thành cho học sinh thông qua các phương tiện, đồ dùng dạy học. Từ đó, giáo viên phải đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị đến khâu thiết kế các hoạt động dạy - học và đổi mới cách tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức qua các phương tiện, đồ dùng dạy học để đạt được mục tiêu bài học. 
- Sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học cần dược thực hiện trong các cách sau:
+ Đồ dùng nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề.
+ Đồ dùng để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Đồ dùng để chứng minh cho vấn đề đã khẳng định.
+ Đồ dùng thực hành.
Khi sử dụng đồ dùng để dạy học có những mức độ khác nhau nhưng cần chú ý vận dụng cho phù hợp.
+ Mức độ 1(rất tích cực): Nhóm học sinh thực hiện mổ, quan sát mẫu vật, nhận biết cấu tạo, vị trí của từng cơ quan, hệ cơ quan
+ Mức độ 2(tích cực): Nhóm học sinh tự quan sát các đồ dùng trực quan để tự rút ra vấn đề cần nghiên cứu. 
+ Mức độ 3(tương đối tích cực): Nhóm học sinh sau khi đã được học về các cơ quan, hệ cơ quan thực hiện mổ, quan sát mẫu vật, nhận biết cấu tạo, vị trí của từng cơ quan, hệ cơ quan đã học.
+ Mức độ 4(ít tích cực): Nhóm học sinh quan sát các đồ dùng trực quan để nắm được đặc điểm cấu tạo, vị trí của cơ quan đã học.
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên và học sinh có thể thực hiện các hoạt động sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồ dùng trực quan như tranh vẽ, mẫu vật, mô hình.
- Đối với bài thực hành giáo viên yêu cầu học sinh mổ mẫu vật
Học sinh quan sát đồ dùng trực quan như tranh vẽ, mẫu vật, mô hình.
Học sinh thực hành mổ mẫu vật.
2. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép lại các kiến thức rút ra qua quan sát được.
 Học sinh thảo luận rút ra kiến thức quan sát được.
3. Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả đã quan sát rút ra được. 
Học sinh báo cáo kết quả đã quan sát rút ra được.
Chú ý:
- Tuỳ theo nội dung kiến thức mà giáo viên có thể cho học sinh quan sát. thảo luận theo nhóm, nhóm nhỏ, hoặc từng cá nhân học sinh quan sát để rút ra kiến thức.
- Đối với các bài thực hành ngoài các hoạt động trên giáo viên cần yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động khác như: viết tường trình, thu dọn phòng thực hành,...
 * Các biện pháp thực hiện:
 - Căn cứ vào nội dung bài học, phương pháp dạy học trong từng bài, để áp dụng tốt việc đổi mới cách sử dụng chúng ta cần nắm vững các biện pháp sau:
a. Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học:
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải lập kế hoạch chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học nhất là với bộ môn động vật học (Sinh học 7), giáo viên phải xác định được đặc điểm tình hình các con vật có ở địa phương để có kế hoạch sử dụng hợp lý. Đối với từng tiết học giáo viên cần xác định rõ các phương tiện cần cho hoạt động dạy và các đồ dùng, mẫu vật cần cho hoạt động học tập của học sinh.
Cụ thể cần chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học như sau :
 * Ở tiết 37 : “Ếch đồng” 
- Chuẩn bị của giáo viên:
	 + Tranh vẽ : Cấu tạo ngoài của ếch đồng.
 Các động tác di chuyển trên cạn khi nhảy.
 Ếch di chuyển trong nước.
 Sự phát triển có biến thái ở ếch.
 (Hoặc giáo viên có thể thay các tranh vẽ bằng cách sử dụng máy chiếu đa năng chiếu các hình ảnh tương tự như tranh vẽ trên).
+ Mẫu vật : Ếch đồng sống.
 + Mô hình : Ếch đồng.
	 + Bảng phụ (hoặc chiếu slide có kẻ bảng trang 114 nếu sử dụng máy chiếu đa năng), phiếu học tập.
- Chuẩn bị của học sinh:
	 + Mẫu vật : Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 con ếch đồng.
	 + Mỗi học sinh kẻ bảng trang 114 vào vở bài tập.
 * Giáo viên có thể thay các tranh vẽ bằng cách sử dụng máy chiếu đa năng chiếu các hình ảnh tương tự như tranh vẽ trên.
* Ở tiết 46 : “Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu” 
- Chuẩn bị của giáo viên:
	 + Tranh vẽ : Bộ xương chim bồ câu.
 Cấu tạo trong của chim bồ câu.
 Tranh phóng to một số nội quan của chim bồ câu.
 Sơ đồ hệ tuần hoàn của chim, của thằn lằn.
 Cấu tạo trong của thằn lằn.
 Phần khác về hệ tiêu háo của chim so với thằn lằn.
 Sơ đồ hệ hô hấp và sự trao đổi khí ở phổi của chim. 
 Sơ đồ phổi và vị trí các túi khí ở chim bồ câu.
 Hệ bài tiết cuả chim.
 (Hoặc giáo viên có thể thay các tranh vẽ bằng cách sử dụng máy chiếu đa năng chiếu các hình ảnh tương tự như tranh vẽ trên).
+ Mẫu vật : Mẫu ngâm bộ xương chim bồ câu
 Mẫu mổ chim bồ câu có đầy đủ các hệ cơ quan.
 + Mô hình : Bộ xương chim bồ câu.
 Cấu tạo trong của chim bồ câu.
	 + Bảng phụ (hoặc chiếu slide nếu sử dụng máy chiếu đa năng) có kẻ bảng: Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan; bảng so sánh các hệ cơ quan ở chim so với các ĐVCXS đã học, phiếu học tập.
- Chuẩn bị của học sinh: Mỗi học sinh kẻ bảng Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan vào vở bài tập.
 * Giáo viên có thể thay các tranh vẽ bằng cách sử dụng máy chiếu đa năng chiếu các hình ảnh tương tự như tranh vẽ trên.
 	b. Xác định phương tiện, đồ dùng được sử dụng vào phần nào trong bài và nhằm đạt được mục tiêu gì.
Trong mỗi giờ học có thể sẽ sử dụng nhiều phương tiện đồ dùng khác nhau, do đó giáo viên phải xác định rõ từng phương tiện đồ dùng sẽ được sử dụng trong phần nào của bài học và hình thành được ở học sinh những kiến thức kỹ năng gì.
	Ở tiết 37 : “Ếch đồng” các phương tiện, đồ dùng được sử dụng trong bài như sau:
	Phần II : Cấu tạo ngoài và di chuyển.
Cấu tạo ngoài :
 	- Sử dụng mẫu vật: Ếch đồng sống.
 Tranh vẽ cấu tạo ngoài của ếch đồng (hoặc chiếu hình cấu tạo ngoài của ếch đồng nếu sử dụng máy chiếu đa năng).
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật kết hợp với việc quan sát tranh vẽ để tự rút ra được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch. Đối với phần đặc điểm của da ếch giáo viên hướng dẫn cho học sinh sờ vào da của ếch để rút ra kết luận về đặc điểm da của ếch. 
 => Học sinh rút ra được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch như : đầu, thân,các chi, vị tri các giác quan, đặc điểm của da. Đồng thời rèn được kỹ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin ở học sinh.
2) Di chuyển:
- Sử dụng tranh vẽ: Các động tác di chuyển trên cạn khi nhảy.
 Ếch di chuyển trong nước.
- Sử dụng mẫu vật: Ếch đồng.
- Sử dụng bảng phụ (hoặc chiếu slide): Nội dung bảng trang 114 SGK.
 + Đối với cách di chuyển trên cạn:
Giáo viên cần cho vào hôp nhựa hoặc thuỷ tinh trong có nắp đậy và có lỗ thông khí cho ếch nhảy và yêu cầu học sinh kết hợp quan sát tranh với mẫu vật để rút ra cách di chuyển của ếch trên cạn.
+ Đối với cách di chuyển dưới nước:
Giáo viên cần cho vào hôp nhựa hoặc thuỷ tinh trong có nước, có nắp đậy và có lỗ thông khí cho ếch bơi nhảy và yêu cầu học sinh kết hợp quan sát tranh với mẫu vật để rút ra cách di chuyển của ếch trong nước.
Khi dạy phần di chuyển giáo viên có thể sử dụng đoạn vi deo về sự di chuyển của ếch trên cạn và dưới nước thay cho sử dụng mẫu vật thật (nếu không có mẫu ếch sống).
Học sinh rút ra cách di chuyển của ếch trong nước,trên cạn, đồng thời
rèn kỹ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin ở học sinh.
 Sau khi học quan sát tranh vẽ, mẫu vật trên giáo viên sử dụng bảng phụ (hoặc chiếu slide): Nội dung bảng trang 114 SGK yêu cầu học sinh hoàn thành bảng.
 	Phần III: Sinh sản và phát triển:
- Sử dụng tranh vẽ: Sự phát triển có biến thái ở ếch.
 =>Học sinh rút ra được đặc điểm sinh sản của ếch, rèn kỹ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin khi quan sát.
Ở tiết 46 : “Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu” các phương tiện, đồ dùng được sử dụng trong bài như sau:
	Phần III : Nội dung.
1) Quan sát bộ xương chim bồ câu :
 	- Sử dụng mẫu ngâm Bộ xương chim bồ câu; mô hình Bộ xương chim bồ câu.
 Tranh vẽ : Bộ xương chim bồ câu (hoặc chiếu hình Bộ xương chim bồ câu nếu sử dụng máy chiếu đa năng).
=>Học sinh quan sát để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay của chim bồ câu, đồng thời rèn cho học sinh được kỹ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin.
Quan sát các nội quan trên mẫu mổ.
- Sử dụng tranh: Cấu tạo trong của chim bồ câu.
- Mô hình: Cấu tạo trong của chim bồ câu.	
- Mẫu mổ: Chim bồ câu.
=>Học sinh rút ra được các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo từng hệ cơ quan ở chim bồ câu đồng thời rèn kỹ năng quan sát, thu thập xử lí thông tin, kỹ năng thực hành trên mẫu mổ.
Phần IV: Thu hoạch.
- Để hoàn thành Bảng cấu tạo một số hệ cơ quan.
Sử dụng tranh, mô hình: Cấu tạo trong của chim bồ câu.
- Để hoàn thành Bảng so sánh cấu tạo các hệ cơ quan của chim bồ câu với các động vật có xương sống đã học giáo viên sử dụng tranh Cấu tạo trong của chim bồ câu; Tranh phóng to một số n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_cach_su_dung_phuong_tien_do_dung_day_hoc_sinh_h.doc