SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn

SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn

Trong những thập niên gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang có những phát triển nhanh chóng về mọi mặt, kèm theo đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ về nguồn lao động, nhu cầu sử dụng lao động ngày càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó cũng yêu cầu ngày càng cao về năng suất, chất lượng nhất là nguồn lao động phải được qua đào tạo, phải có tay nghề, có trình độ, thậm chí phải có trình độ cao.

 Hiện nay với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta có lợi thế là có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu dân số trẻ vì vậy năng động, dễ và tiếp thu nhanh trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ. Nhưng đang còn bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng lao động thấp, năng suất lao động chưa cao, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn Nguyên nhân có nhiều như hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cơ sở dạy nghề còn thiếu , phân bố chưa hợp lí, dạy nghề chưa gắn với thực tiễn Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong các nhà trường, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề chưa thật sự tốt dẫn đến tình trạng học sinh ra trường không tìm được việc làm vì học trái ngành, không đúng với sở thích. Hay định hướng không tốt dẫn đến tâm lí học sinh và phụ huynh là cứ học hết Trung Học Phổ Thông là phải vào bằng được đại học dẫn đến tình trạng “Thừa Thầy, thiếu Thợ” như hiện nay, dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách, nhân lực.

 

doc 11 trang thuychi01 6840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDNN- GDTX TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN TRIỆU SƠN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục hướng nghiệp
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục
 Mục Trang
Phần mở đầu .... 1
1.1. Lí do chọn đề tài.....1
1.2. Mục đích nghiên cứu......1
1.3. Đối tượng nghiên cứu... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..2
2.2. Thực trạng.. 3
2.3. Giải pháp.4
 2.3.1. Giải pháp chung..4
2.3.2. Giải pháp cụ thể...4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..6
3. Kết luận và kiến nghị..7
3.1. Kết luận ...7
3.2. Kiến nghị .....7
Tài liệu tham khảo  9
1. Phần mở đầu .
	1.1.Lí do chọn đề tài.
	Trong những thập niên gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang có những phát triển nhanh chóng về mọi mặt, kèm theo đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ về nguồn lao động, nhu cầu sử dụng lao động ngày càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó cũng yêu cầu ngày càng cao về năng suất, chất lượng nhất là nguồn lao động phải được qua đào tạo, phải có tay nghề, có trình độ, thậm chí phải có trình độ cao. 
	Hiện nay với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta có lợi thế là có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu dân số trẻ vì vậy năng động, dễ và tiếp thu nhanh trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ. Nhưng đang còn bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng lao động thấp, năng suất lao động chưa cao, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn Nguyên nhân có nhiều như hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cơ sở dạy nghề còn thiếu , phân bố chưa hợp lí, dạy nghề chưa gắn với thực tiễn  Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong các nhà trường, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề chưa thật sự tốt dẫn đến tình trạng học sinh ra trường không tìm được việc làm vì học trái ngành, không đúng với sở thích. Hay định hướng không tốt dẫn đến tâm lí học sinh và phụ huynh là cứ học hết Trung Học Phổ Thông là phải vào bằng được đại học dẫn đến tình trạng “Thừa Thầy, thiếu Thợ” như hiện nay, dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách, nhân lực.
	 Xuất phát từ thực tế là những học sinh vào học tại Trung tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên là những học sinh chủ yếu học để đủ kiến thức tốt nghiệp Trung học phổ thông sau đó đi học nghề. Trung tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên Triệu Sơn trong 5 năm trở lại đây đã liên kết với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo song song hai loại hình đào tạo vừa học văn hóa vừa học nghề, khi tốt nghiệp các em vừa có bằng Trung học phổ thông vừa có bằng trung cấp nghề, có thể đi làm luôn vừa có thể liên thông lên cao đẳng hoặc đại học, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.
	Tuy nhiên nhiều em ra trường đi làm được ngay hoặc đi xuất khẩu lao động có việc làm, có thu nhập tốt, nhưng cũng có không ít em chưa tìm được việc làm hoặc học lại nghề khác do công tác định hướng nghề cho các em chưa thực sự tốt, vì các em chọn nghề theo phong trào, các nghề đang “hot” mà chưa căn cứ vào sở trường, năng lực, điều kiện gia đình của mình .
	Vì vậy với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lí, là môn thuộc khối khoa học xã hội vừa gần gũi với cuộc sống, vừa có nhiều bài học liên quan đến lao động và việc làm tôi mạnh dạn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên huyện Triệu Sơn.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với tên gọi của đề tài nêu trên, mục đích của tác giả là có những tìm tòi, nghiên cứu bước đầu, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân, định hướng tốt cho học sinh những khóa học sau này. Vì chọn nghề đối với các em học sinh trong thời kì hiện nay là vô cùng quan trọng, và là một kênh thông tin nhỏ để các đồng nghiệp có thể tham khảo, góp ý.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đây là vấn đề mới, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, chủ yếu do kinh nghiệm thực tế của bản thân và tham khảo một số tài liệu của bộ Giáo Dục, bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, qua một số báo chí chuyên ngành, nên phạm vi nghiên cứu chỉ ở phạm vi hẹp là đơn vị: Trung tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp – Giáo Dục Thường Xuyên huyện Triệu Sơn, nơi bản thân đang công tác. Mà cụ thể là lớp chủ nhiệm: 12 C3 khóa học 2016 -2019. Với tổng số là 43 học sinh, trong đó học sinh nữ 17 học sinh, nam là 26 học sinh, để trong suốt khóa học, việc các em chọn nghành nghề để học như thế nào? Có đảm bảo sở thích, năng lực, và điều kiện cụ thể của từng em hay không .
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Như đã trình bày như trên đây là đề tài mới, bản thân chưa được tiếp xúc với vấn đề tương tự, nên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu là: Thu thập thông tin, khảo sát thực tế, thống kê và sử lí số liệu.
	2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1 - Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Trong mục tiêu cụ thể của nghị quyết số 29-NQ/Tw về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Đối với giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kĩ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kĩ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
	- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tham mưu Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025”nêu rõ:
	a. Đến năm 2020:
	- Khoảng 55% trường trung học cơ sở, 60% trường trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với hai cấp học trên.
	- Khoảng 55% trường trung học cơ sở, 60% trường trung học phổ thông có giáo vên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với hai cấp học trên.
	- Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%.
	- Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%.
	Trong mục 2.1 trích từ Nghị quyết số 29-NQ/Tw về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo)
	b. Đến năm 2025:
	- Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của địa phương, đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
	- Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo vên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
	- Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.
	- Phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.
	Xác định tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước, ngày 28 tháng 12 năm 2018, lần đầu tiên, Ban cán sự Đảng Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội đã ban hành nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030.
	Trong đó phấn đấu tăng quy mô tuyển sinh Giáo Dục Nghề Nghiệp: Đến năm 2021 đào tạo đạt 2,6 triệu lao động mỗi năm. Đến năm 2025 đào tạo đạt 4,6 triệu lao động mỗi năm . Đến năm 2030 đạt 6,3 triệu lao động mỗi năm trong đó ít nhất tương ứng 80- 85- 90% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
	Trước yêu cầu cấp thiết về nâng cao tay nghề, chất lượng nguồn lao động nước ta, ngoài sự quan tâm của Đảng, nhà nước về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, các Trường, các Trung tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp về vấn đề này .
	2.2. Thực trạng.
	+ Thuận lợi.
	- Trung tâm GDNN – GDTX Triệu Sơn, thuộc Trung tâm cấp huyện trực thuộc chuyên môn của sở Lao động thương binh – xã hội, sở GD ĐT Thanh Hóa, nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn Triệu Sơn nên rất thuận lợi cho các em học sinh đi lại kể cả bằng xe buýt.
	- Trung tâm được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ủy ban nhân dân huyện, sở giáo dục và đào tạo, sở lao động thương binh và xã hội, kể cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và mọi công tác chuyên môn.
- Là một trong những Trung tâm có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động, chuyên môn vững, là Trung tâm nhiều năm liền dẫn đầu toàn tỉnh về cả số lượng học sinh và chất lượng giáo dục.
	Trong mục 2.1 mục a;b: trích từ (Trích: Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025”
	- Hiện Trung tâm đã và đang liên kết với Trường Đại học Hòa Bình, Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, Trung cấp nghề Bỉm Sơn, Cao đẳng Công Thương Thanh Hóa với hàng trăm học sinh đã tốt nghiệp và đang theo học .
	+ Khó khăn .
	- Đa số các em đều là con em nông thôn, hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ hay đi làm ăn xa nên việc chăm lo cho con em có phần hạn chế .
	- Tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp, nên ý thức học tập của các em chưa cao.
	- Mặc dù các em đăng kí học nghề nhưng còn không ít em chưa xác định đúng nghề học phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình nên khi học xong vẫn khó khăn trong xin đi làm hay liên thông lên cấp học cao hơn.
	2.3. Giải pháp.
 	2.3.1 Giải pháp chung.
	Công tác hướng nghiệp và dạy nghề ở Trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn được giao cho bộ phận dạy nghề, kết hợp với các Thầy, Cô ở các trường liên kết đảm nhiệm theo từng nghề đào tạo.
	- Căn cứ vào khung đào tạo mà các trường đã có theo kế hoạch, từ đào tạo, thực hành, kiến tập, thực tập, thực tế tại các cơ sở liên kết, các doanh nghiệp, mà các trường thực hiện nghiêm túc các trương trình đào tạo, đảm bảo đầu ra chất lượng tốt .
	- Từ đầu khóa học, Trung tâm đã kết hợp với các trường liên kết đào tạo,giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, tổ chức hội thảo, tư vấn, phối hợp với các doanh nghiệp để định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong trung tâm, nhằm giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ, hiểu đúng, và chọn cho các em ngành nghề phù hợp nhất.
	- Bên cạnh từ những buổi tư vấn, hội thảo; đó là rất trò quan trọng nhưng vai trò quan trọng không nhỏ là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các bộ môn khoa học xã hội, vì đó là những bộ môn tiếp xúc với các em trực tiếp, gần gũi với tình hình xã hội, trong đó cụ thể là giáo vên môn Địa lí .
	2.3.2 Giải pháp cụ thể.
	- Sau khi các em bước vào lớp 10, ổn định lớp học văn hóa xong, nhà trường bắt đầu cho các em đăng kí học nghề, với sự phối hợp tư vấn của các trường liên kết đào tạo.
	- Bên cạnh sự phối hợp của các bộ phận liên quan, là giáo dạy môn khoa học xã hội và là giáo viên chủ nhiệm, người hàng ngày gần gũi, gắn bó với các em, lắng nghe các em tâm sự và được các em chia sẻ. Tôi thấy ngoài sự động viên, khuyến khích các em có gắng học tốt những bộ môn văn hóa, vì đó là nền tảng để các em có kiến thức cơ bản, để có thể học được những ngành nghề mà các em sẽ lựa chọn sau này .
	- Khi đã ổn định lớp, nhà trường sẽ dành thời gian từ 1- 2 buổi ngoài giờ lên lớp, để làm những công việc chuyên môn đầu năm theo quy định, và bắt đầu hướng nghiệp cho các em lựa chọn nghề.
	- Đối với công tác này tôi dành khoảng thời gian 3 tiết để định hướng nghề nghiệp như sau:
	+ Bước 1: Mở đầu:
	- Chúng ta đã dành nhiều thời gian cho công tác ổn định lớp, như học nội quy, bầu ban cán sự lớp, chia tổ  hôm nay, Thầy sẽ thảo luận với các em về vấn đề lựa chọn học nghề, vấn đề này các em đã được nghe tư vấn rồi và bố mẹ các em cũng vậy. Nhưng Thầy muốn các em xác định lại một lần nữa vì : 
	 Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn cho mình một nghề vô cùng quan trọng và cần thiết . Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. 	Vì vậy làm sao trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được nghề phù hợp? Tôi có thích và yêu nghề đó không? nghề đó có tương lai hay không?... đó là câu hỏi mà chính các em mới trả lời được .
	- Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ có trắc nghiệm nhỏ để các em tự nhận ra lí do mà mình chọn nghề là thế nào?
	+ Bước 2. Trắc nghiệm.
	Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm và yêu cầu học sinh điền vào theo mẫu:
Tiêu chí
Chọn
Không chọn
- Chọn nghề theo áp đặt của người lớn, người khác.
- Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè
- Chọn nghề may rủi
- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học
- Chọn nghề theo phong trào
- Chọn nghề theo sự nổi tiếng, dễ kiếm việc, kiếm tiền 
- Chọn nghề nghề nhanh, mà thời gian học ngắn
- Chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích và điều kiện gia đình
	+ Bước 3. Tổng hợp.
	Giáo viên thu phiếu và tổng hợp:
Tiêu chí
Chọn
Không chọn
Số lượng
%
- Chọn nghề theo áp đặt của người lớn, người khác
+
09
21,1
- Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè
+
05
11,6
- Chọn nghề may rủi
+
0,0
- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học
+
03
6,9
- Chọn nghề theo phong trào
+
04
9,3
- Chọn nghề theo sự nổi tiếng, dễ kiếm việc, kiếm tiền
+
09
20,9
- Chọn nghề nhanh mà thời gian học ngắn
+
10
23,2
- Chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích và điều kiện gia đình
+
03
7,0
- Qua trắc nghiệm trên chúng ta thấy, các em vẫn còn rất mơ hồ về việc học nghề và xác định việc làm trong tương lai. Vì đa số các em chọn nghề theo: Áp lực của người lớn, theo bạn bè, theo thời gian. Điều này rất dễ hiểu bởi vì các em mới học xong THCS, hiểu biết, kinh nghiệm, thông tin về nghề nghiệp các em chưa có .
	- Như vậy khi các em mới bước vào THPT thì chúng ta ngoài việc tập trung học văn hóa cho thật tốt thì phải xác định chọn cho mình một nghề như thế nào cho đúng . Nhất là khi chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 rất nhiều cơ hội và thách thức cho lực lượng lao động trẻ, các em nhớ là: Chọn nghề cho tương lai của mình chứ không phải chọn khối thi . 
	- Được hướng nghiệp là quan trọng, nhưng chính bản thân mỗi người phải tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân .
	+ Bước 4: Định hướng .
	- Qua phân tích như trên chúng ta thấy , để chọn cho mình một nghề cũng không phải quá khó, nhưng không phải dễ để có công việc phù hợp với khả năng, năng lực, kì vọng của bản thân và gia đình  Nên trước khi quyết định chọn nghề, gắn bó với nghề và phát triển nghề thì nhất thiết phải tham khảo hai bước sau:
	a. Tìm hiểu nhiều nhất có thể có về những nghành nghề trong xã hội .
	- Khi chọn nghề nên tìm hiểu : 
	a- Tên Nghề và những chuyên môn cần gặp trong nghề.
	b- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động nghề.
	c- Nội dung và tính chất của nghề .
	d- Những chỉ định trong y khoa của từng nghề cụ thể .
	e- Những điều kiện đảm bảo trong lao động .
	g- Những nơi có thể học nghề
	h- Học nghề xong làm việc ở đâu 
	 * Theo từng mục GV vừa nêu các tiêu chí vừa phân tích thêm, lấy ví dụ minh họa .
	b. Tìm hiểu chính bản thân mình để hướng đến việc tìm việc phù hợp 
	- Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi về chính bản thân mình như : sức khỏe, tâm lí, nhân cách, năng lực, sở trường  để hướng đến những nghề cho phù hợp .
	2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Từ những định hướng ban đầu ngay khi các em vào lớp 10, cùng với sự tư vấn, đào tạo của các trường liên kết và bản thân động viên, khích lệ, bồi dưỡng của bản thân cho các em qua các bài học môn địa lí như :
	+ Đặc điểm về dân cư ,lao động một số nước trên thế giới
	+ Đặc điểm các ngành kinh tế
	+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
	+ Lao động và việc làm 
	+ Địa lí các vùng kinh tế 
	+ Địa lí địa phương thanh hóa .
	Tính đến ngày 23 tháng 5 năm 2019 có 41 em đã đăng kí, hoàn thành học nghề với trình độ Trung cấp (đạt 95,3%) trong đó 2 em vì lí do sức khỏe, không theo học nghề, cụ thể: 
Nghề
Số lượng
Thực trạng
Hàn
07
03 em đã có nơi nhận vào làm việc, 04 em tiếp tục học thêm và học ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao.
Điện lạnh
04
03 em siêu thị Điện máy xanh nhận vào làm mà không cần phải đào tạo lại, 01 em học lên thông lên cao đẳng.
Công nghệ ô tô
06
Tháng 8/2019 thi tốt nghiệp ( Đơn vị liên kết đào tạo cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp, hoặc học liên thông)
 May
11
Các doanh nghiệp may ở địa phương đã nhận vào làm luôn và không cần qua đào tạo, thử việc.
Nấu ăn
06
Tháng 9/2019 mới thi tốt nghiệp ( Đơn vị liên kết đào tạo cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp).
Quản lí nhà hàng, khách sạn
06
Tháng 7/2019 mới thi tốt nghiệp( Đơn vị liên kết đào tạo cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp).
Bán hàng siêu thị
03
Mediamart đã nhận vào làm, khi thi xong tốt nghiệp THPT mà không cần đào tạo.
	Như vậy lần đầu tiên, với một lớp chủ nhiệm, mà bản thân áp dụng những định hướng nghề nghiệp ban đầu, bồi dưỡng , động viên các em qua các bài học và thực tế mà đã đạt được những hiệu quả tích cực từ việc chọn nghề, thích nghề đã chọn của học sinh.Trước tiên khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều lựa chọn cho tương lai của mình như có thể tiếp tục học lên cao, đi xuất khẩu lao động, đi làm luôn mà đỡ tốn thời gian và tiền bạc.
	3. Kết luận, kiến nghị.
	3.1. Kết luận.
	Trên đây là kết quả ban đầu từ việc định hướng nghề nghiệp của GVCN lớp và các Thầy cô phụ trách nghề của lớp 12 C3 khóa 2016- 2019 tại Trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn . Tuy mới là bước đầu nhưng là tín hiệu rất đáng mừng vì đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai .
 	 Tuy nhiên đây là vấn đề bản thân cũng mới quan tâm, mới áp dụng trong một lớp học, khóa học cụ thể mà chưa mạnh dạn áp dụng rộng rãi hơn,hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều đồng nghiệp quan tâm tới đề tài này để cùng nghiên cứu, thảo luận, để công tác hướng nghiệp, dạy nghề ngày càng phát triển hơn theo đúng định hướng mà Thủ tướng chính phủ giao, bộ Giáo Dục và Đào tạo đang thực hiện.
 	3.2. Khi tiếp cận đề tài này bản thân thấy cần có một số kiến nghị như sau:
	- Trong công tác dạy nghề việc phân luồng học sinh sau THCS là rất quan trọng, góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội học tập suốt đời cho người học. Trên thực tế công tác này ở địa phương là chưa tốt, vì vậy kiến nghị với cấp trên nên chỉ đạo sát sao hơn nữa để tạo nguồn đào tạo nghề đủ về số lượng và chất lượng như bộ Giáo Dục và Đào tạo đặt chỉ tiêu.
 	- Bổ sung, hiện đại hóa cơ sở vật chất của các Trung tâm dạy nghề để nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu trong thời kì hiện nay.
	- Cần phải có những lớp bồi dưỡng, tài liệu sát với thực tế cho các giáo viên kiêm nhiệm việc hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
	Trong khuôn khổ đề tài và năng lực có hạn, nên cần nhiều thời gian, nhất là sự góp ý của cấp trên và các đồng nghiệp cùng quan tâm, để đề tài được hoàn thiện hơn.
	Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi hoàn toàn chủ động tìm tòi nghiên cứu, không sao chép từ bất kì sáng kiến kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_hoc_sinh_trung_tam_giao_duc.doc